1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 19/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Top 15 nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất theo Global Firepower - 2014
    [​IMG]
    michael1123 thích bài này.
  2. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    NATO tăng cường hoạt động quân sự gần biên giới Belarus
    (TTXVN) lúc : 14/03/14 13:50

    [​IMG]Máy bay AWACS cất cánh tại căn cứ không quân Pháp ở Avord. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Ngày 13/3, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) Nikolai Bordyuzha cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tăng cường một phi đội không quân tại khu vực gần biên giới Belarus và tiến hành các hoạt động do thám.
    Người đứng đầu CSTO nêu rõ tổ chức này không thể thờ ơ trước động thái triển khai máy bay của NATO sát biên giới các quốc gia thành viên CSTO.
    Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đề nghị Nga triển khai thêm 15 máy bay chiến đấu tới Belarus trước việc NATO gia tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực giáp biên giới nước này.
    Phát biểu ngày 12/3 tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia Belarus, ông Lukashenko nhấn mạnh trong những ngày qua, hơn 10 máy bay của NATO đã được triển khai gần biên giới Belarus, và điều này làm căng thẳng tình hình khu vực. Do đó, Belarus phải đề nghị Nga, một nước thành viên CSTO, triển khai máy bay tới.
    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/3 đã điều 6 máy bay chiến đấu SU-27 cùng 3 máy bay vận tải và các nhân viên kỹ thuật thuộc Quân khu miền Tây đến căn cứ không quân Bobruisk, miền Đông Belarus để phối hợp với phía Belarus tiến hành các hoạt động trinh sát trên không cũng như bảo vệ không phận của Nga lẫn Belarus theo Hiệp định phối hợp trong hoạt động phòng không bảo vệ biên giới chung của Nhà nước liên minh Nga-Belarus.
    Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Belarus, các máy bay chiến đấu Nga tới Belarus tham gia hoạt động kiểm tra khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của Hệ thống phòng không khu vực thống nhất của Nhà nước liên minh Nga-Belarus.
    Bộ Quốc phòng Belarus đồng thời khẳng định phía Belarus sẽ có hành động đáp trả tương ứng nếu hoạt động gia tăng triển khai lực lượng của NATO tới sát biên giới nước này tiếp diễn.
    Cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan xác nhận 6 máy bay tiêm kích F-16 của Lực lượng Không quân Mỹ đã tới căn cứ không quân Lack (Ba Lan). Phi đội F-16 được điều đến căn cứ không quân chiến thuật số 32 tại Ba Lan nhằm tăng cường cho lực lượng không quân Mỹ đồn trú tại khu vực này.
    Đến cuối tuần này, sẽ có tổng tộng 12 máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ cùng với 300 binh sỹ tham gia cuộc tập trận của Mỹ và NATO tại Ba Lan.
    http://www.vietnamplus.vn/nato-tang-cuong-hoat-dong-quan-su-gan-bien-gioi-belarus/248724.vnp
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Mỹ lo lắng cho số phận cựu Tổng thống Gruzia Saakashvili
    (Vietnam+) lúc : 24/03/14 06:48

    [​IMG] Cựu Tổng thống Grudia Mikheil Saakashvili. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Theo Tân Hoa xã, ngày 23/3, Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc giới chức Gruzia triệu cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili để thẩm vấn trong một loạt các cuộc điều tra hình sự.
    Tuyên bố của nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nêu rõ: "Không ai được đứng trên luật pháp, song việc tiến hành một loạt cuộc điều tra đồng thời liên quan đến một cựu tổng thống làm gia tăng quan ngại chính đáng về trả đũa chính trị, đặc biệt là khi các cơ quan pháp lý và tòa án vẫn còn yếu."
    Hôm 22/3, các công tố viên Gruzia thông báo họ đã triệu ông Saakashvili để thấm vấn về một số vụ án hình sự, bao gồm khả năng điều tra cái chết của Thủ tướng Zurab Zhvania vào năm 2005.
    Sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2 vào tháng 11/2013, ông Saakashvili, một đồng minh của Mỹ đã nhanh chóng rời khỏi đất nước.
    Đương kim Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili đã dọa sẽ đưa ông Saakashvili vào danh sách truy nã nếu ông này không có mặt theo lệnh triệu tập.
    http://www.vietnamplus.vn/my-lo-lang-cho-so-phan-cuu-tong-thong-gruzia-saakashvili/250419.vnp
  4. Magicsword

    Magicsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    INDIA - GERMANY :
    Một trận không chiến giả tưởng trên bầu trời Hi Mã Lạp Sơn :
    so sánh lý thuyết khả năng cận chiến của Sukhoi 30Eurofighter EF-2000 T


    Mặc dầu bài viết sau đây xuất hiện đã lâu trên một nguyệt san chuyên nghiệp về hàng không ở Cộng Hòa Liên Bang Đức (FLIEGER REVUE, Nr. 02-2011), nhưng nội dung vẩn còn tính thời sự nóng bỏng cho đến ngày hôm nay. Đặc biệt, tác giả bài viết cũng như nhân vật chính trong câu chuyện kể là những người mà ta có thể hoàn toàn tin tưởng về khả năng chuyên nghiệp cũng như tính xác thực, khách quan của nó. Đó là thiếu tá Norbert Thomas (tác giả bài viết) và trung tá Frank Simon thuộc Phi Đoàn 73 Tiềm Kích Không Chiến « Steinhoff »nổi tiếng của Không Lực Đức.
    Tôi dịch lại bài viết ở đây để các bạn yêu thích kỷ thuật không quân hiện đại thế giới cùng thưởng thức.
    __________________
    Chiến đấu cơ tiềm kích Suchoi Su-27 và phiên bản cải tiếng hai chổ ngồi, Suchoi Su-30, kể từ khi chính thức xuất hiện trước công luận thế giới tại các Hội Chợ Triển Lảm Hàng Không Quốc Tế nổi tiếng, vốn đã trở thành một biểu tượng độc đáo đối với giới hâm mộ kỷ thuật hàng không quân sự thế giới bởi vì những kiểu bay nhào lộn táo bạo cũng như khả năng xoay trở bất ngờ có một không hai của nó trên không trung chưa từng thấy trước đó bao giờ.
    Chính vì thế khi nhận lời mời chính thức sang thăm thân hữu Không Lực Ấn Độ, trung tá Frank Simon, một phi công Eurofighter giàu kinh nghiệm thuộc Phi Đoàn 73 Tiềm Kích Không Chiến « Steinhoff » nổi tiếng của Không Lực Cộng Hòa Liên Bang Đức, muốn nhân cơ hội này tự đích thân làm quen cũng như có thể trực tiếp đánh giá khả năng phi hành thật sự đã đi vào huyền thoại của loại chiến đấu cơ tiềm kích Sukhoi Su-30 MKI Flanker C nổi tiếng này để có thể so sánh với khả năng của tiềm kích cơ số một hiện thời trong biên chế tác chiến của Không Lực Đức, Eurofighter EF-2000 T « Typhoon ».

    [​IMG]
    Trung tá phi công Eurofighter, Frank Simon, đứng chụp hình trước chiến đấu cơ Su-30-MKI Flanker C của Không Lực Ấn Độ.

    [​IMG]
    Một hình chụp hiếm có trên bầu trời Ấn Độ (từ trên xuống dưới) :
    Tornado F-3, Eurofighter EF-2000 T và Suchoi Flanker C Su-30 MKI.

    Trung tá Frank Simon quả là một lựa chọn đúng đắn của Không Lực Đức cho nhiệm vụ này.
    Anh vốn từng là một cựu phi công lảo luyện với vô số giờ bay trên chiến đấu cơ tiềm kích Mig-29 Fulcrum thuộc Phi Đoàn Không Chiến số 3 «Wladimir Komarow » của cựu Không Lực Cộng Hòa Nhân Dân Đức (Luftstreitkräfte der Nationalen Volksarmee NVA).
    Sau khi thống nhất hai nước Đức, Quân Đội Nhân Dân Đức (NVA) ngừng tồn tại và anh là một trong những phi công ưu tú của NVA được chọn ở lại để phục vụ trong Không Lực Cộng Hòa Liên Bang Đức, nay là Không Lực chung cho một nước Đức thống nhất.
    Đơn vị mới của anh là Biên Đội 1 thuộc Phi Đoàn 73 Tiềm Kích Không Chiến nổi tiếng « Steinhoff » JG-73 S. Biên đội 1 là một Biên Đội đặc biệt bao gồm 24 tiềm kích cơ Mig-29 Fulcrum còn sót lại của cựu Không Lực Cộng Hòa Nhân Dân Đức, nay được biên chế lại vào trong Phi Đoàn 73 đa năng khét tiếng của Không Lực Cộng Hòa Liên Bang Đức. Được gọi là đa năng, bởi vì Phi Đoàn 73 này đặc biệt bao gồm :

    · Biên Đội 1 có nhiệm vụ truy cản trên không, được trang bị chiến đấu cơ Fulcrum Mig-29 của Nga;
    · Biên Đội 2 có nhiệm vụ tác chiến không-địa, được trang bị chiến đấu cơ Phantom F-4F của Mỷ.
    Từ năm 2004, anh được chuyển loại sang bay chiến đấu cơ tiềm kích tối tân nhất của Không Lực Đức, Eurofighter EF-2000 T « Typhoon » và mau chóng trở thành một trong những phi công có nhiều kinh nghiệm bay nhất trên loại chiến đấu cơ hiện đại thuộc thế hệ thứ4+ này.
    (Ghi chú của người dịch :
    Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013, Phi Đoàn 73 Tiềm Kích Không Chiến « Steinhoff »được chính thức đổi tên thành Phi Đoàn 73 Không Quân Chiến Thuật - TaktLwG 73 S = Taktisches Luftwaffen-geschwader).
    [​IMG]
    Mig-29 Fulcrum thuộc Biên Đội 1, Phi Đoàn 73 Tiềm Kích Không Chiến « Steinhoff » thuộc Không Lực Đức tại Hội Chợ Triển Lảm Hàng Không RIAT 2001.

    [​IMG]
    Một đội hình gồm hai chiến đấu cơ F-15 C Eagle thuộc Không Lực Hoa Kỳ (do thiếu tá Greg Thomas thuộc Biệt Đội Trắc Nghiệm số 28, đồn trú ở Căn Cứ Không Quân Nellis, Tiểu Bang Nevada, cầm lái) và Mig-29 Fulcrum thuộc Không Lực Đức (do trung tá phi đoàn trưởng Phi Đoàn 73, Tom Hahn, đích thân cầm lái), bay trên Vịnh Mễ Tây Cơ trong một phi vụ thao diễn hổn hợp (14.05.2003).

    [​IMG]
    Tiềm kích thế hệ thứ 4+ Eurofighter EF-2000 T « Typhoon » thuộc Phi Đoàn 73 « Steinhoff » đồn trú ở Căn Cứ Không Quân Laage, Rostock, tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern.
    Chiến đấu cơ Suchoi Su-30 MKI là phiên bản xuất khẩu hai chổ ngồi dành cho Không Lực Ấn Độ. Đây là phiên bản được cải tiến từ mẫu tiềm kích nguyên thủy của Liên Xô Suchoi Su-27 Flanker. Phiên bản MKI được trang bị những khí cụ điện tử phi hành hiện đại nhất đến từ nhiều quốc gia khác nhau : Nga, Do Thái, Pháp. Tất cả phần lớn đều được sản xuất tại chổ theo hợp đồng qua sự hợp tác mật thiết với ngành kỷ nghệ hàng không của Ấn Độ.
    Hệ thống thoát khí phản lực cơ động kết hợp với hệ thống phần mềm điện tử thiết trí trên chiến đấu cơ tiềm kích này cho phép nó thực hiện được những bài bản nhào lộn cực kỳ khó khăn ngay cả trong lảnh vực thuần khí động học, nơi mà việc đảm bảo một chế độ bay ổn định trong tình trạng không cân đối về sức nâng (post stall) là cực kỳ khó khăn đối với những phiên bản chiến đấu cơ thông thường thuộc thế hệ trước.
    « Chính vì những đặc tính phi hành độc đáo như vậy nên tôi xem đây là một cơ hội đặc biệt để có thể tự mình đánh giá lấy những khả năng của chiếc máy bay tiềm kích này. Nói chung, tôi rất vui mừng được chính thức tham dự vào chuyến đi thăm thân hữu này theo lời mời của Không Quân nước bạn.Một chuyến đi mà tôi tin chắc là sẽ hứa hẹn nhiều điều vô cùng kỳ thú. », trung tá Frank Simon đã phát biểu như vậy khi được hỏi về cảm tưởng của anh như thế nào khi được thông báo là anh được tuyển chọn cho chuyến đi thăm này.
    Tháp tùng anh trong chuyến viếng thăm thân hữu Không Quân Ấn Độ lần này là trung tá Frank Neurath thuộc Toán Hổ Trợ Kỷ Thuật cho phiên bản tiềm kích Eurofighter của Trung Tâm Thử Nghiệm Kỷ Thuật Quốc Phòng – Phân Bang Trắc Nghiệm Máy Bay Quân Sự thuộc Quân Đội Cộng Hòa Liên Bang Đức WTD 61 (Wehrtechnische Dienststelle für Luftfahrzeuge).
    Thao diễn Rắn Hổ Mang (Cobras) trên bầu trời Hy Mả Lạp Sơn (Himalaya)
    Khi mặc đồ bay để chuẩn bị một phi xuất diễn tập với phi công bạn ở căn cứ X của Không Quân Ấn Độ, trung tá Simon đã sẳn sàng có một cảm giác vô cùng quen thuộc :
    « phi công Suchoi Flanker của Không Quân Ấn Độ cũng mặc loại quần áp suất – Anti-G-Hose - giống như loại quần chúng tôi mặc trước kia khi còn bay Mig-29…».
    Trong phi xuất diễn tập này, Simon sẽ ngồi ghế sau (backseater) trên chiếc tiềm kích huấn luyện cơ hai chổ ngồi Su-30 MKI Flanker C của Không Quân Ấn Độ. Để các phi công ngoại quốc có được một ý niệm khái quát về loại chiến đấu cơ hiện đại thuộc thế hệ thứ 4 này của Nga, cũng như chương trình bay huấn luyện của Không Lực Ấn, anh được viên phi công Ấn Độ hướng dẩn cụ thể những điều cần biết trước khi cất cánh : chẳng hạn xử dụng ghế phóng thoát hiểm như thế nào khi gặp tình huống nguy hiểm phải bỏ máy bay; giới thiệu sơ bộ về chiến đấu cơ tiềm kích Flanker; về phòng lái của nó cũng như đi vào chi tiết cụ thể chương trình bay cùng với những thao tác bài bản nhào lộn trên không cho phi xuất diễn tập này.

    [​IMG]
    Tiềm kích Suchoi Su-30 MKI của Không Quân Ấn Độ.
    « Trên không phận của khu vực diễn tập với bối cảnh là cảnh sắc hùng vỉ của dảy Hy Mả Lạp Sơn bên dưới, viên phi công Ấn Độ bắt đầu bay biểu diển những bài bản ngoạn mục để chỉ cho tôi thấy chiếc chiến đấu cơ Su-30 có khả năng thực hiện được những thao tác khó khăn với vòng quay cực gắt và hẹp. Sau đó, từ ghế sau, tôi củng được phép cầm lái để lập lại những bài bản đó vốn không xa lạ gì mấy đối với tôi. Chúng tôi bay thực tập những thao tác nhào lộn nổi tiếng quen thuộc đối với giới phi công tiềm kích chuyên nghiệp như Immelmann, Looping,…với hệ thống tống lực bình thường; rồi lập lại những bài bản này nhưng đồng thời kích động hệ thống điều khiển tống lực chuyển hướng (Schubvektorsteuerung) để so sánh.
    Và rồi sau cùng chúng tôi bay động tác nhào lộn nổi tiếng Rắn Hổ Mang (Kobra-Manöver)….».


    Kobra-Manöver là một thao tác đặc biệt gắn liền với phiên bản tiềm kích Sukhoi Flanker từng làm kinh ngạc giới hâm mộ kỷ thuật hàng không quân sự phương Tây khi xuất hiện lần đầu tiên ở Hội Chợ Triển Lảm Hàng Không Quốc Tế Le Bourget, Paris, vào năm 1989.

    [​IMG]
    4 giai đoạn khi bay Kobra-Manöver trông giống như chuyển động sửa soạn tấn công của một con Rắn Hổ Mang. Thao tác nhào lộn nổi tiếng này đôi khi còn được gọi bán chính thức là thao tác Pugachev´s cobra để vinh danh viên phi công Liên Xô, Wiktor Pugachev, người lái chiếc Suchoi Flanker Su-27 bay biểu diễn thao tác này ở Le Bourget vào năm 1989.

    Mặc dầu trung tá Frank Simon, bay ở ghế sau, và viên phi công Ấn Độ của anh vẩn còn bay ở cao độ còn nằm dưới đỉnh Hy Mã Lạp Sơn (8848 m) nhưng không khí cũng bắt đầu tương đối loảng đối với động cơ phản lực Saturn/Ljulka AL-31 FP của chiếc tiềm kích hai chổ ngồi Su-30 MKI này. Vì thế, viên phi công Ấn muốn quay mủi máy bay nghiêng xuống phía dưới thay vì hướng lên trên khi bay thao tác Rắn Hổ Mang nguyên bản, bởi vì anh ta sợ luồng không khí loảng ở độ cao này sẽ không cung cấp đủ dưỡng khí cho buồng đốt và có nhiều khả năng dẫn đến hiện tượng mất sức đẩy dođộng cơ tắt lửa (Flammabriss) gây ra.

    [​IMG]
    Một chiến đấu cơ tiềm kích hai chổ ngồi Su-30 MKI của Không Quân Ấn Độ chuẩn bị cất cánh.

    [​IMG]
    So sánh kích thước giữa Sukhoi Flanker C Su-30 MKI của Không Quân Ấn Độ và Eurofighter EF-2000 của Không Lực Hoàng Gia Anh.
    « Sau cùng, chúng tôi còn tập làm thế nào bay tiềm kích Flanker để qua mặt một đối thủ tấn công từ phía sau bằng cách xử dụng hệ thống tống lực chuyển hướng – Schubvektorsteuerung – để đột ngột kéo mủi phi cơ thật gắt lên trên để cho máy bay địch vượt qua, rồi lại hạ thấp chiếc tiềm kích trở lại vào vị trí 6 giờ để tấn công địch thủ từ phía sau như một con Rắn Hổ Mang vồ mồi. Qua thao tác đưa chiếc chiến đấu cơ Flanker vào một vị thế bay cực gắt như vậy, chiếc Sukhoi Su-30 chính ra sẽ lâm vào tình trạng bất ổn định do sự giảm sút tốc độ nhưng nhờ sự kích động hệ thống tống lực chuyển hướng nên lại có khả năng ổn định chế độ bay một cách hoàn hảo.
    Bây giờ thì kẻ địch sẽ bị bất ngờ hoàn toàn : chỉ trong thoáng chốc, kẻ săn đuổi lại trở thành kẻ bị săn đuổi : viên phi công Flanker lúc này chỉ cần xử dụng kính nhắm trên mủ bay để đưa máy bay đối phương vào hồng tâm của điểm bắn, khóa mục tiêu, rồi khai hỏa một phi đạn tầm nhiệt Không-đối-Không để loại đối phương ra khỏi bầu trời….. Lý thuyết thì như vậy đấy. Còn Thực Hành thì như thế nào ?..... »

    Eurofighter sẽ dể dàng bắn hạ đối phương….
    « Tôi yêu cầu viên phi công Ấn lập lại thao tác Rắn Hổ Mang một lần nữa và lần này thử đưa mủi chiếc tiềm kích bay lên cao trên đường chân trời để đuổi theo một kẻ địch giả tưởng trong tình huống là viên phi công đối phương có khả năng nhận ra ý định chiến thuật của chúng tôi và muốn đưa máy bay của hắn tăng tốc lên cao hơn để chận đánh phủ đầu chúng tôi.
    Thế nhưng, viên phi công Ấn trên chiếc Sukhoi của tôi lại không thể thực hiện được thao tác này : mặc dầu đã kích động hệ thống tống lực chuyển hướng nhưng mủi chiếc Flanker hình như quá nặng để có thể tăng góc bay α đến khoảng 120 dương độ (α= 0 → + 120°).
    Lúc này chiếc Flanker của chúng tôi giảm tốc đến gần như treo đứng giữa không gian bao la ! Đây chính là lúc nguy hiểm nhất, là chổ nhược hay là gót chân Achilles của thao tác Rắn Hổ Mang này. Trong khoảng khắc đó, chiếc tiềm kích của chúng tôi sẽ là một miếng mồi béo bở cho một chiến đấu cơ địch có kích thước nhỏ hơn lại xoay sở cực nhanh - chẳng hạn như phiên bản tiềm kích Eurofighter EF-2000 - đang đeo bám ở hướng bắn 6 giờ vô cùng thuận lợi.
    Chúng tôi lập lại thao tác Cobra này một lần nữa vào cuối phi trình diễn tập hôm nay cũng với cùng một kết quả như trước…..»
    Thật sự ra, đối với giới phi công nhà nghề trong lảnh vực không chiến thì kết quả này không có gì đáng kinh ngạc :
    Nếu như viên phi công Suchoi có thể thực hiện được thao tác Rắn Hổ Mang đúng bài bản và viên phi công trên chiếc máy bay đối phuơng lại nhận ra thao tác này quá trể để có thể phản ứng kịp thời, thì chiếc tiềm kích Flanker Su-30 MKI chắc chắn sẽ là kẻ chiến thắng trong trận không chiến ở tầm quan sát thấy được này - Within Visual Range (WVR) Dogfight.
    [​IMG]

    Tiềm kích đa năng Eurofighter EF-2000 mang số hiệu 30+23 thuộc Phi Đoàn 74 Không Quân Chiến Thuật đồn trú ở căn cứ không quân Neuburg. Tại đây luôn luôn có 2 chiến đấu cơ Eurofighter thuộc một toán báo động đặc biệt để sẳn sàng xuất kích bảo vệ vùng trời phía Nam nước Đức.

    [​IMG]
    Một đội hình gồm 4 chiếc tiềm kích Eurofighter EF-2000 thuộc Phi Đoàn 74 Tiềm Kích Không Chiến « Mölders » (nay chính thức đã được đổi tên lại là Phi Đoàn 74 Không Quân Chiến Thuật) đang vào vòng chuẩn bị hạ cánh xuống phi đạo thuộc căn cứ không quân Neuburg vào ngày 25 tháng 7 năm 2006, mở đầu cho kỷ nguyên Eurofighter EF-2000 trong Không Lực Cộng Hòa Liên Bang Đức.

    Tuy nhiên, một phi công lảo luyện và giàu kinh nghiệm có thể tiên đoán trước được một thao tác nhào lộn như vậy. Bởi vì khi chiếc tiềm kích Flanker bắt đầu đi vào thao tác Rắn Hổ Mang, nó để lại những dấu ấn đặc biệt có thể được cảm nhận đúng lúc bởi một phi công tác chiến nhà nghề. Và trong tình huống đó, anh ta có đủ thời gian để thực hiện biện pháp phản công thích hợp.
    Bị khóa mục tiêu trong khoảng khắc nguy hiểm nhất (giai đoạn2) trong tiến trình 4 giai đoạn của thao tác Cobra, chiếc tiềm kích Sukhoi Flanker do trọng lượng cực lớn gần như treo lơ lửng trên không và trở thành một mục tiêu dễ dàng bắn hạ. Chỉ riêng khối lượng nhiên liệu mang theo trên chiếc tiềm kích này đã lên đến trên 9 tấn - gần bằng trọng lượng trống (leermasse) của chiếc tiềm kích đa năng có kích thước nhỏ hơn Eurofighter rồi ! Rỏ ràng, Sukhoi Su-30 Flanker C là một chiến đấu cơ tiềm kích hạng nặng, một anh khổng lồ Goliath mặc dầu được trang bị động cơ phản lực cực mạnh, có khả năng bay những thao tác bất thường, nhưng vẫn không khắc phục được giới hạn của định luật vật lý thông thường : Weight finally decides Maneuver and Flexibility.
    Tuy rằng nhận xét này không có gì là mới; thao tác Rắn Hổ Mang đã được trình diễn nhiều lần trước công luận tại những Hội Chợ Triển Lảm Hàng Không nổi tiếng trên khắp thế giới, nó để lại cho người xem rất nhiều ấn tượng mạnh mẻ, nhưng lại được giới phi công quân sự nhà nghề, giàu kinh nghiệm bay bổng không đánh giá quá cao khả năng độc đáo của nó.
    Bởi vì một đánh giá đúng mức chỉ có thể thực hiện được khi thao tác phức tạp này được thực hiện trong một môi trường tác chiến thực sự, nơi mà nó đòi hỏi chiếc chiến đấu cơ phải hội đủ tính năng kỷ thuật hiện đại, được trang bị một động cơ phản lực có sức gia tốc cực mạnh, và sau cùng được điều khiển bởi một phi công đầy kinh nghiệm bay bổng cũng như hiểu biết thấu đáo các kỷ thuật không chiến.
    Nó không phải dễ trong một khoảng khắc quyết định, chỉ chừng một vài giây đồng hồ, để thực hiện được một tổng hợp hoàn hảo các yếu tố kể trên.
    Một đối thủ mạnh
    Hiển nhiên, tất cả các hệ thống vũ khí dù hiện đại đến đâu đi nữa đều có mặt mạnh củng như mặt yếu của nó. Tiềm kích Sukhoi Flanker Su-30 MKI cũng không ra ngoài thông lệ đó.
    Trong bài tập không chiến kể trên, nếu đối thủ giả tưởng của chiếc tiềm kích hạng nặng Sukhoi Flanker là chiến đấu cơ Eurofighter với tỉ lệ sức đẩy so với khối lượng (Schub-Masse-Verhältnis) vượt trội hơn và thêm vào đó lại được bay bởi một phi công nhà nghề giàu kinh nghiệm thì chắc chắn chiếc tiềm kích hiện đại nhất hiện nay trong Không Lực Cộng Hòa Liên Bang Đức sẽ được tuyên bố thắng điểm trong trận so tài trên không phận của dảy Hy Mã Lạp Sơn hùng vỉ này.
    Tuy vậy, sự so sánh ở đây chỉ có tính giá trị tương đối. Bởi vì, đoạn không chiến giả tưởng nói trên chỉ trình bày được một phần nhỏ trong toàn bộ bức tranh không chiến trong thực tế.
    Chủ thuyết không chiến hiện đại ngày nay đặt nặng trọng điểm vào việc giải quyết thắng bại ngay trong giai đoạn tác chiến ngoài tầm trong thấy được (BVR - Beyond Visual Range - Fighting). Điều đó có nghĩa là : Ai có khả năng thấy được đối phương trước, tất sẽ có nhiều hy vọng bắn hạ được đối phương ra khỏi bầu trời….
    Và dĩ nhiên, bay hay không bay thao tác Rắn Hổ Mang, thì chiếc tiềm kích Sukhoi Su-30 MKI Flanker C vẫn là một đối thủ trên không vô cùng lợi hại, không bao giờ được đánh giá thấp - đặc biệt là khi nó được bay bởi những phi công tiềm kích giàu kinh nghiệm bay bổng cũng như kinh nghiệm không chiến. Chính vì vậy, không có gì đáng kinh ngạc khi Không Lực Hoa Kỳ quyết định mua 2 chiếc tiềm kích Flanker thuộc phiên bản đầu tiên Su-27 vào tháng Năm 2009 để nghiên cứu mọi tính năng kỷ thuật phi hành cũng như khả năng tác chiến điện tử của nó hầu tìm biện pháp khắc phục để chuẩn bị cho một chiến trường tương lai với một đối phương mà Không Lực của nó có thể được trang bị những chiến đấu cơ hiện đại.
    Đối với Không Lực Cộng Hòa Liên Bang Đức thì chương trình trao đổi kinh nghiệm lẩn nhau như vậy hoàn toàn hữu ích và có lợi cho cả đôi bên. Riêng đối với trung tá Frank Simon thuộc Phi Đoàn 73 Không Quân Chiến Thuật thì chuyến đi này mang lại cho anh nhiều bài học cũng như kinh nghiệm vô cùng quí giá để giúp anh cải thiện tốt hơn chương trình huấn luyện bay tác chiến cho đơn vị tiềm kích đa năng Eurofighter EF-2000 trong tương lai.
  5. Magicsword

    Magicsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    --------------------------------------

    Vừa mới được phép xuất viện về nhà sau một thời gian nằm bệnh viện, hôm nay vào mạng đọc post của một ông chuyên gia bàn phím phê bình về một bài viết đã được đăng chính thứctrên Website của Không Lực Liên Bang Đức (www.luftwaffe.de), đã được nguyệt san chuyên môn về hàng không Flug Revue / Flieger Revue đăng lại, về nhận định chuyên môn của một ông trung tá (nay đã là đại tá) phi công tiềm kích thực thụ trong Không Lực Liên Bang Đức (Bundesluftwaffe), một người đã từng bay những chiếc tiềm kích hiện đại nhất cho đến nay – Mig 29 Fulcrum, Eurofighter EF-2000 và ngay cả tiềm kích nổi tiếng của Nga được phổ biến rộng rải nhất hiện nay trên thị trường châu Á, Sukhoi Su-30 Flanker – tôi thấy thật là buồn cười. Quả đúng là một chuyện hài hước tưởng đùa mà lại hóa ra có thật !

    Ông đại tá Frank Simon, nay là Senior IP (Instructor Pilot) thuộc Phân Bang Đặc Nhiệm Huấn Luyện Không Chiến cho phi công Đức lái tiềm kích Eurofighter EF-2000, nếu có hiểu tiếng Việt chắc chắn sẽ không bao giờ mất thời giờ trả lời một bài viết trẻ nít, thiếu chất lượng của một tay chuyên gia bàn phím có cái đầu nóng và một bộ óc nhỏ như anh bạn 5genfighter trên Forum này.

    Bình thường ra, tôi không muốn mất thời giờ trả lời những post thiếu chất lượng lẫn lể độ tối thiểu của người viết khi tham gia tranh luận trên mạng ảo như thế này. Nhưng vì tôi là người dịch bài viết nói trên ra tiếng Việt, vì vậy, tôi đặc biệt ngoại lệ trả lời từng điểm một cái post ngắn ngủi, hoàn toàn disqualifiziert, của anh bạn bàn phím này như sau :

    1.

    Hai loại tiềm kích được nhắc đến trong bài viết nói trên là :

    · Sukhoi Su-30 MKI Flanker C
    · EF-2000 Eurofighter / Typhoon.

    Đây là hai loại chiến đấu cơ tiềm kích hiện đại thuộc thế hệ thứ 4, đã và đang đưọc chính thức đưa vào biên chế tác chiến qui mô trong Không Lực Anh, Đức (Eurofighter / Typhoon) hoặc trong Không Lực các nước mà hệ thống võ khí lệ thuộc nặng vào Nga Sô (như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… : Sukhoi Su-30,…).

    Và trong các thao tác diễn tập với tiềm kích Su-30 MKI trên bầu trời Hy Mã Lạp Sơn, đặc biệt được nhắc đến là thao tác Rắn Hổ Mang (Kobra-Manöver) nổi tiếng mà năm nào cũng gây ấn tượng cho khán giả tại các cuộc Triển Lảm Hàng Không Quốc Tế.

    Vậy những điểm được tô đậm nói trên không thuộc vào loại thời sự nóng bỏng để cùng chia xẻ với các bạn cùng yêu thích kỷ thuật hàng không quân sự trên diễn đàn thì cái nào, theo anh bạn, mới được gọi là thời sự nóng bỏng đây, hả anh bạn đầu nóngóc nhỏ ?

    2.

    Bài viết nói trên bàn về kinh nghiệm bản thân của ông đại tá Không Lực Đức Frank Simon trong chương trình trao đổi với phi công bạn thuộc Không Quân Ấn Độ và những nhận xét đánh giá của ông khi bay thực tập với phi công bạn trên tiềm kích Sukhoi Flanker C Su-30 MKI.

    Trọng điểm của bài viết là sự phân tích lợi hại của ông về thao tác Kobra nổi tiếng của lớp chiến đấu cơ tiềm kích từ thế hệ thứ 4 / 4+ trở lên trong chiến thuật không chiến thời hiện đại :

    · F/A-18, Rafale, Eurofighter, F-22 (thuộc Không Lực các nước Phương Tây),
    · Su-27, -30, -33, -35, PAK-FA (thuộc Không Lực Liên Bang Nga).

    Tùy theo trang bị phần mềm điện tử thích hợp kết hợp với hệ thống tống lực chuyển hướng với ống thoát khí 2 hoặc 3 chiều (Schubvektorsteuerung / thrust vectoring / bên trang Quân Sử : www.vnmilitaryhistory.net , người ta dịch là « hệ thống điều khiển luồng phụt động cơ ») các tiềm kích cơ nêu trên, đặc biệt là các chiến đấu cơ Phương Tây – không kể F-22 Raptor, khôngnhiều thì ít đều có khả năng thực hiện thao tác Rắn Hổ Mang này đến một mức độ giới hạn nào đó.

    Điểm chính của bài viết là sự phân tích lợi hại của ông đối với thao tác Rắn Hổ Mang trong không chiến ở tầm quan sát thấy được (Within Visual Range – WVR -Fighting) chứ chẳng phải là sự so sánh hơn thua giữa hai loại tiềm kích !

    Bởi vì một sự so sánh như vậy là hoàn toàn thiếu thực tế và hoàn toàn không thể thực hiện được. Chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết hoặc thuộc loại bảo hoàng hơn vua mới khư khư bám chặt cái định đề : « Máy bay X là tuyệt đối bất khả bại ! »
    (X = F-22, PAK-FA, Rafale, Sukhoi hay là Eurofighter,…)

    Thành công hay thất bại trong một trận không chiến tầm gần (Dogfight) trên căn bản 1-đấu-1 tùy thuộc vào nhiều yếu tố :

    1. kỷ thuật phi chiến của chiếc tiềm kích trong WVR-Fighting (Schubvektorsteuerung / Schub-Masse-Verhältnis / Radar / ….),

    2. trang bị phi đạn không-đối-không có khả năng tác chiến cao ngoài tầm nhìn (high off-bore sight) cũng như khả năng tấn công từ mọi phía (all-aspect),

    3. kinh nghiệm bay tác chiến của phi công tiềm kích và

    4. sự hiểu biết cũng như áp dụng chiến thuật không chiến một cách thông minh.

    Anhbạn đầu nóng chắc sửng cồ lên vì trong suy nghĩ giả tưởng của ông đại tá Frank Simon, một Eurofighter driver nhà nghề, đang ngồi trên ghế sau của chiếc tiềm kích Flanker C Su-30 MKI, lại giả định là Su-30 MKI – có lẻ là cục cưng của anh bạn - có khả năng bị bắn hạ trong tình huống nói trên nếu đối thủ bám đuôi được lái bởi một phi công giàu kinh nghiệm sẽ không dễ dàng bị mắc bẩy (overshot situation), và từ một vị trí thuận lợi (hướng 6 giờ) anh ta hoàn toàn có khả năng khóa mục tiêu chiếc Sukhoi đang ở vào một vị trí bất thuận lợi nhất (góc bay α = 90-120° trong quá trình thao tác Kobra).

    Không cần phải là phi công tiềm kích từng bay tập không chiến, ai từng xem Video về thao diễn Kobra-Manöver ở các Hội Chợ Triển Lảm Hàng Không Quốc Tế (Paris Airshow, ILA, Tatoo,…) đều có thể hiểu được cái gót chân Achilles của thao tác nổi tiếng này, mà ông đại tá Simon phân tích trong bài viết nói trên.

    Một năm sau, tháng 6 năm 2012, các phi công học trò của ông đã áp dụng sự phân tích kinh nghiệm của ông một cách thành công trên thực địa khi bắn hạ được tiềm kích thế hệ thứ 5 hiện đại nhất trên thế giới cho đến nay, F-22 Raptor (Quái Điểu), trong cuộc Thao Diễn Không Chiến cực kỳ nổi tiếng Red Flag (Hồng Kỳ)-Alaska 2012.

    Trong cuộc Thao Diễn Đa Quốc Red Flag-Alaska 2012 này, các phi công Eurofighter thuộc Phi Đoàn 74 Tiềm Kích Không Chiến « Mölders » đã có thể bắn hạ tối thiểu là 4 chiếc F-22 Raptor trong những bài tập cận chiến (close air combat) tầm gần trong vòng quan sát thấy được (WVR-Fighting Modus).

    [​IMG]
    Dấu hiệu 1 chiếc F-22 Raptor bị bắn hạ bởi chiếc tiềm kích Eurofighter mang số hiệu 30+29 thuộc Phi Đoàn 74 Tiềm kích nổi tiếng của Không Lực Đức trong Red Flag-Alaska 2012.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Trên chiếc tiềm kích Eurofighter mang số hiệu 30+30 cũng thuộc Phi Đoàn 74 Tiềm Kích « Mölders » này, người ta có thể nhận dấu hiệu của 3 chiếc F-22 Raptor bị bắn hạ trong bài tập cận chiến (dogfight) trong tầm quan sát thấy được (WVR-Fighting Modus) !


    Kết quả trên thực địa cho thấy, phân tích của đại tá Frank Simon từ kinh nghiệm bản thân trên tiềm kích Sukhoi Su-30 MKI vào năm 2011 ở Ấn Độ là hoàn toàn có cơ sở.

    Trong cận chiến ở tầm quan sát thấy được (WVR-Fighting Modus) một chiến đấu cơ tiềm kích hiện đại (thế hệ 4+ hay ngay cả thế hệ thứ 5) mặc dầu với động cơ mạnh hơn, được trang bị hệ thống tống lực chuyển hướng với ống thoát khí 2 hay 3 chiều, vẫn không luôn luôn là kẻ chiến thắng !

    Có lẽ phân tích chuyên môn sau đây của một phi công thử nghiệm với trên 6000 giờ bay (!) trên tiềm kích Eurofighter đáng để cho chúng ta suy nghĩ thực tế hơn.
    Tôi viết lại nguyên văn bằng tiếng Anh ở đây để tránh tình trạng Tam Sao Thất Bổn khi diễn dịch :

    « The effectiveness of an air superiority fighter relies on the successfull combination of a range of design elements including thrust-to-weight ratio, wind loading, avionics and weapons integration.
    Furthermore, appropriate tactics and valuable aircrew training must be developed to exploit the full potential oft he weapon system.


    Typically, when time comes to decide how to achieve the required « nose pointing capability» for high thrust-to-weight ratio airplanes, 3 solutions are on the table :
    1. extremely high short term sustained Angle of Attack values (characteristic of twin tailed
    airplanes);
    2. High Off-Bore-Sight Weapons (such as Sidewinder AIM-9X,….), supported by Helmet Cueing;
    3. Thrust-Vectoring.


    Thrust-vectoring is one oft he design elements that can contribute to create a certain advantage during close air combat by generating impressive pitch and yaw rates, but only in a limited portion of the flight envelope at velocities well below « corner speed ».
    However, Thrust Vector operation requires the pilot to « create the opportunity » for ist usage, spending valuable time in manoeuvring the aircraft to achieve a suitable con***ion andmanaging the activation oft he Thrust Vector Control.


    If you are defensive and your aircraft has Thrust Vectoring, you can possibly outturn your enemy.
    But that most likely won´t prove to be a great idea, because an energy fighter with high thrust-to-weight ratio like the Typhoon will conveniently « use the vertical » to retain energy and aggressively reposition for a missile or gun shot.
    Also the subsequent acceleration will be extremely time and fuell consuming, giving your opponent the opportunity to tail chase you for ever, exploiting all ist short range weapon array.
    »

    Trong Red Flag Alaska 2012, tiềm kích thế hệ thứ 4, Eurofighter EF-2000 thuộc Phi Đoàn 74 Tiềm Kích « Mölders », đã có cơ hội thử sức với tiềm kích thế hệ thứ 5 nỗi tiếng của Không Lực Hoa Kỳ, F-22 Raptor (Quái Điểu), trong những bài tập cận chiến căn bản trên không trong tầm nhìn thấy được (visual-range Basic Fighters Maneuvers – BFM) trong chương trình tiền phi « Distant Frontier » để làm nóng (warm-up program) trước khi cuộc thao diễn Red Flag Alaska chính thức khởi sự.

    Được trang bị phiên bản phần mềm mới nhất cho hệ thống Radar Captor cũng như phiên bản nâng cấp mới nhất cho hệ thống phần mềm cần thiết cho các biện pháp chống trả (countermeasures) trong tác chiến điện tử cùng với những biện pháp cải thiện nâng cấp khác bí mật đến nổi không được phép tiết lộ (classified modifications), tiềm kích Eurofighter - mặc dầu không có khả năng tống lực chuyển hướng ( thrust vectoring) để thực hiện hoàn hảo thao tác Cobra như tiềm kích Sukhoi 30 Flanker hay tiềm kích thuộc thế hệ thứ 5 như F-22 Raptor hay PAK-FA T-50 – đã có thể bắn hạ được một vài chiếc Quái Điểu F-22 trong những pha đọ súng tầm gần (dogfighting) mà những hình chụp ở trên đã cho thấy.

    Theo các phi công Đức thuộc Phi Đoàn 74 « Mölders » bay Eurofighter tham dự Red Flag Alaska năm đó, thì mặc dầu các phi công F-22 Quái Điểu đã tận dụng khả năng thrust vectoring ưu thế của họ để bay thao tác Cobra à la Raptor, nhưng nếu phi công Eurofighter có khả năng phán đoán đúng lúc thời điểm khởi động của thao tác chuyển hướng này, thì việc bắn hạ Quái Điểu F-22 không phải là chuyện khó thực hiện !

    Tuynhiên, bắn hạ được một vài chiếc Raptor trong thực tập không chiến dưới qui luật tác chiến chặt chẻ của DACT (Dissimilar Air Combat Training) rồi đánh giá thấp tiềm kích thế hệ thứ 5 F-22 thì chỉ có những kẻ điên rồ, kém hiểu biết mới có suy nghĩ như vậy. Bởi vì, số lượng Eurofighter bị bắn rớt bởi F-22 trong Distant Frontier / Red Flag Alaska 2012 cũng không phải là ít. Mặc dầu cận chiến trên không vốn không phải là ưu thế tuyệt đối của tiềm kích thế hệ thứ 5 này (điểm mạnh chủ yếu của F-22 Raptor nằm ở lảnh vực stealthy engagement in Beyond Visual Range (BVR)-Fighting = bí mật tiếp cận khó khám phá để tác chiến ngoài vòng quansát thấy được).

    ---------------------------------------------------------------

    Đến đây, tôi nghĩ đã đưa ra đủ chứng liệu chứng minh trọng điểm của bài viết liên quan nói trên bàn về cái gì. Nếu anh bạn 5genfighter vẫn còn thấy chưa đủ thì tôi đề nghị là nếu anh bạn khá về ngoại ngữ có thể vào những diễn đàn chuyên môn có tiếng sau đây để tranh luận hay học hỏi hầu mở mang thêm tầm nhìn hạn hẹp của mình :

    · www.worldsaffairboard.com (tiếng Anh)
    · http://defenceforumindia.com (tiếng Anh)
    · www.bharat-rakshak.com/IAF/Links/66-Forums.html (tiếng Anh)
    · http://defence.pk/forums/ (tiếng Anh)
    · http://www.sinodefenceforum.com (tiếng Anh)
    · www.luftwaffe.de (tiếng Đức)

    Tôi chỉ khuyên anh bạn một điều : có vào đó thì xử dụng lời ăn tiếng nói cho lể độ - có tôn trọng người ta thì người ta mới tôn trọng lại ! Nếu không, tôi sợ anh bạn không thọ nỗi 2 giây đồng hồ đâu ! Admins của những Diễn Đàn nghiêm chỉnh đều thuộc loại ông DongADoan nghiêm khắc nổi tiếng trên trang Quân Sử www.vnmilitaryhistory.net cả đấy !

    Người Đức thường nói : « Der Ton macht die Musik ! »
    Ton
    của anh bạn trong cái post ngắn ngủi nói trên thì chẳng có tí gì là Musik cả !

    Tôi viết ít, mong anh bạn hiểu nhiều mà sửa đổi.

    Nếu không, chẳng ai thèm trả lời loại ngôn ngữ như vậy nữa đâu. Riêng tôi sẽ áp dụng câu ngôn ngữ tiếng Anh bá đạo thời hiện đại đối với anh bạn trong trường hợp đó như thế này :
    « Sugar you you go, Sugar me me go ! »
    Ngôn ngữ tiếng Anh bá đạo nhưng dễ hiểu thế này chắc thiên tư vĩ đại của anh bạn sẽ hiểu ngay thôi !

    Source :

    · www.flightglobal.com/news/articles/in-focus-german-eurofighters-impress-during-red-flag-debut-373312/
    · www.defenseindustrydaily.com/f22-rapror-procurement-events-updated-02908/
    · www.theaviotionist.com/2012/07/23/f-22-raptor-kill-markings/
    · http://defenseissues.wordpress.com/2012/10/20cleaning-up-red-flag-alaska-f-22-vs-typhoon-debate/
    · www.luftwaffe.de
    · www.dvice.com/archives/2012/08/f_22_raptors_pr.php
    hk111333 thích bài này.
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Dàn tàu chiến tối tân tại triển lãm Sea-Air-Space 2014
    Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ |
    [​IMG]

    (Soha.vn) - Từ ngày 7-9 tháng 4 vừa qua, tại trung tâm hội nghị quốc tế Gaylord đã diễn ra triển lãm Sea-Air-Space do Hải quân Mỹ tổ chức.
    Triển lãm Sea-Air-Space được Hải quân Mỹ tổ chức thường niên và đây là triển lãm về công nghệ hàng hải, tàu chiến, thiết bị hải quân lớp nhất của Mỹ. Triển lãm Sea-Air-Space là nơi để các công ty quốc phòng của Mỹ và một số nước trưng bày những công nghệ hải quân mới nhất của mình.

    [​IMG]
    Tại triển lãm năm nay, công ty đóng tàu Ingalls đã giới thiệu mẫu khinh hạm dựa trên khung thân tàu tuần tra lớp Legend của lực lượng tuần duyên Mỹ.

    [​IMG]
    Được thiết kế dựa theo khung thân cơ sở của tàu lớp Legend, mẫu khinh hạm mới được trang bị 1 pháo cỡ nòng 76mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng, thiết bị định vị thuỷ âm và ngư lôi.

    [​IMG]
    Mẫu tàu khinh hạm mới này được công ty Ingalls giới thiệu cả ở thị trường xuất khẩu và trong nước (giới thiệu cho chương trình tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ của Hải quân Mỹ.)

    [​IMG]
    Theo đó, các tàu BMD này sẽ là loại tàu chủ lực thực hiện nhiệm vụ đánh chặn và tạo thành lá chắn phòng thủ tên lửa trên biển thay thế nhiệm vụ của các tàu chiến lớp Arleigh Burke (đưa các tàu lớp Arleigh Burke chỉ còn thực hiện các nhiệm vụ thông thường). Tàu BMD sẽ được trang bị 4 radar mạng pha cỡ lớn, 288 bệ phóng thẳng đứng Mk 41 hoặc 144 bệ phóng Mk 57.

    [​IMG]
    Tập đoàn Kongsberg (Na Uy) giới thiệu tại triển lãm Sea-Air-Space năm nay 2 mô hình nâng cấp tàu chiến cận bờ của Hải quân Mỹ với tên lửa chống hạm Naval Strike Missile của tập đoàn này (trong ảnh là mô hình tàu chiến LCS lớp Freedom).

    [​IMG]
    Theo đó ở tàu chiến LCS lớp Freedom sẽ được trang bị tổng cộng 12 tên lửa Naval Strike Missile, còn ở tàu chiến LCS lớp Independence sẽ được trang bị 6 tên lửa bố trí sau tháp pháo (trong ảnh là mô hình tàu chiến LCS lớp Independence).


    [​IMG]
    Đây sẽ là mẫu tàu chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt cho các lực lượng đặc nhiệm thuộc hải quân Mỹ (như Navy Seals). Sàn đáp trực thăng của tàu có thể cho phép 4 máy bay MH-53 hoặc 2 máy bay MV-22.

    [​IMG]
    Mô hình tàu khu trục Arleigh Burke Flight III thế hệ mới nhất được trang bị các radar AMDR mạnh gấp 30 lần các radar SPY-1 đang được trang bị trên các tàu khu trục Arleigh Burke hiện tại.

    [​IMG]
    Mô hình UAS UCLASS của tập đoàn Lockheed Martin.

    [​IMG]
    Mô hình máy bay F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ mang theo 12 tên lửa Brimstone của tập đoàn MBDA.

    [​IMG]
    Boeing giới thiệu mẫu xe Phantom Badger trang bị kèm máy bay V-22.
    http://soha.vn/quan-su/anh-dan-tau-...-lam-sea-air-space-2014-20140410105340809.htm
  7. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
    Bài viết đó không phải là bài viết cường điệu, nó thể hiện quan điểm rằng EF có khả năng leo cao rất tốt do có trọng lượng nhẹ, ngược lại MKI sau khi bị thất tốc khi làm động tác rắn hổ mang sẽ khó mà leo cao nhanh được. Do vậy ông ta nghĩ rằng nếu EF đoán trước được động tác rắn hổ mang, nó sẽ bay lên cao rồi lộn vòng lại tiếp tục bám đuôi MKI trong khi MKI đang thất tốc.
    Như vậy đây chỉ là phỏng đoán của tay phi công trong trường hợp rắn hổ mang, còn rất nhiều trường hợp chiến đấu khác trong dogfight, và nó cũng chưa được kiểm chứng bằng thực tế (thực tế là EF chiến đấu thử với F22 có vài thành công nhưng cũng đã thất bại rất nhiều)

    Nhưng người dịch thì cố tình lươn lẹo bởi vì họ bị ám thị và nhồi não. Họ dịch làm cho họ( và người đọc) nghĩ rằng EF ăn F22 lúc dogfight và thua F22 lúc đánh nhau từ xa. Cũng làm cho người ta nghĩ lệch ra rằng MKI chiến đấu kém EF (tay phi công không hề khẳng định, cũng không hề có ý như vậy). Ở đây anh ta chỉ nói về trường hợp Rắn hổ mang có thể bị khắc chế NẾU EF có tay lái nhiều kinh nghiệm hơn và được huấn luyện thành thục hơn. Chứ các trường hợp Dogfight khác còn vô số thì khồn thấy nói tới.

    Hồi xưa có ông Đại tá Anh hùng với hàng ngàn giờ bay ở Mỹ đánh Mig bằng trí tưởng bở, truyền bá cho bao thế hệ phi công Mỹ cách đánh MIG. Lúc Mỹ dogfight yếu thê, ông ta sang Việt Nam hòng khích lệ tinh thần chiến sĩ, ai dè bị vả rụng ngay phát đầu tiên bởi một phi công chỉ có mấy trăm giờ bay của VN.

    MKI cũng đã từng tham gia RedFlag, nên để được thông não, người dịch nên tìm mà đọc nó gây sock cho không quân thế giới như thế nào.
    meo-u thích bài này.
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Quân đội Trung Quốc gọi nhập ngũ những người mắc bệnh tâm thần phân liệt


    [​IMG]

    Армия Китая призывает шизофреников

    Quân đội Trung Quốc đòi hỏi phải được bổ sung, bởi thế họ sẽ gọi nhập ngũ hầu như tất cả mọi người, ITAR-TASS đưa tin. Lần đầu tiên trong lịch sử của lực lượng vũ trang của Thiên triều người ta "tha thứ" cho lính mới là người mắc bệnh như tâm thần phân liệt, rối loạn thính giác và trầm cảm.

    [​IMG]

    Nhìn chung, những yêu cầu đối với người bị gọi nhập ngũ không còn khắt khe: bây giờ Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ gọi nhập ngũ nam giới có chiều cao 160 cm (trước đây - không thấp hơn 162 cm) và nữ giới có chiều cao 158 cm (trước đây - khôngthấp hơn 160 cm). Về cân nặng và thị giác cũng sẽ không quá soi mói. Trước đây thanh niênvới "dấu hiệu hóa trang" - hình xăm trên cơ thể sẽ không được phép phục vụ trong Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa. Bây giờ hội đồng y khoa hứa sẽ không săm soi những người có hình xăm trên những phần hở của cơ thể mà chúng không vượt quá đường kính 2 cm. Trong khi đó, chỉ huy của quân đội vẫn cho rằng hình xăm trên cơ thể của binh lính làm xấu hình ảnh của quân đội "mạnh nhất và có kỷ luật" trên thế giới.

    Tại thời điểm này, trong Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa có hơn hai triệu binh lính và sĩ quan. Ngày 1 tháng Tám, Quân đội Trung Quốc kỷ niệm 87 năm ngày thành lập.

    Theo: rosbalt.ru
  9. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Cái bài về cobra này không nhớ nhầm đã bàn nát ở topic so sánh không lực Nga-Hoa Kỳ rồi mà.
    Động tác Cobra đầu tiên là để thể hiện khả năng của khung sừon và động cơ của Su, việc dùng nó trong thực tế thế nào thì phải nằm trong tình huống cụ thể.
    Cái bài viết đấy có thể nói về cú đá song phi cũng được: ông nào chả bảo, nếu tôi đoán được ý định thì nó vừa nhảy lên tôi hụp xuống với tay lên búng cho phát vào...thì tèo như con mèo nhúng nước ngay.
    Nhưng mà khổ cái những tay đá được song phi chân khỏe đạp nhanh, nó cũng phải nhận định ông là gà sắp chết nó mới song phi cho tèo hẳn mà đỡ phải bước nhiều.
    Cobra cũng thế thôi, thấy ông hở bụng mất tốc nó mới hếch mũi lên xịt cho phát chứ đang bám đuổi tưng bừng xoắn vặn liên hồi mà cobra thì có mà cô ra đê.
    home124, hk111333, meo-u3 người khác thích bài này.
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180

Chia sẻ trang này