1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Thằng khựa bây giờ máu thật, chắc nó cú vụ Vịt có một số đàm phán với Cầy nên ra cà khịa cái chơi xem Phản ứng tiếp theo của Cầy như thế nào. Hơn nữa cũng có thể chuyển một thông điệp với các đối thủ khác (tiềm năng) là cầy tao cũng chẳng ngán, chúng mày đừng có cậy cầy mà... dọa tao
    Thân mến!
  2. bachdang07

    bachdang07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    hi vọng có va chạm lớn, để cả thế giới biết và đề phòng dã tâm của tầu khựa. Bên mình thì qua đó có thể xem xét quyết tâm của Mẽo và khựa thế nào để có những chiến lược phù hợp với tình hình.
  3. Thangvn

    Thangvn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    5
    Xem ra khựa đưa tàu ra để dằn mặt Vịt. Cũng thú vị đấy, Mỹ cũng đưa tàu đến để xem thái độ của Khựa ntn. sau khi đưa tàu đến Mỹ thấy chẵng làm ăn gì được với thằng khựa lại còn đang nợ nó cả 800 tỉ đô la. thôi thì tao đến xem mày thế nào chứ tao cũng chẳng thú bảo hộ cái thằng vịt, nhở mang hoạ vào thân tao
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Hội nghị Hàng hải các nước Asean
    Ngày 10/03, tại khạch sạn Tân Hoàng Cung (Huế), Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Hội nghị về hàng hải các nước ASEAN.
    Hội nghị lần này tiếp tục thảo luận các vấn đề hợp tác và triển khai thực hiện các biện pháp của lộ trình hội nhập và nâng cao tính cạnh tranh của vận tải biển trong ASEAN, đồng thời hoàn thiện nội dung thỏa thuận về hợp tác điều tra tai nạn hàng hải, thị trường vận tải chung ASEAN để trình ký tại Hội nghị các Bộ trưởng GTVT vào cuối năm 2009 tại Hà Nội.
    Đại biểu các nước đã trao đổi với Trung Quốc liên quan đến các vấn đề cơ chế tham vấn hàng hải, cơ chế hợp tác cảng biển và kế hoạch chiến lược hợp tác GTVT giữa khối ASEAN và Trung Quốc; trao đổi với Nhật Bản những vấn đề liên quan đến việc tiếp tục triển khai các dự án thuộc Chương trình hợp tác GTVT 2008- 2009 và chương trình hợp tác đào tạo thuyền viên ASEAN... cũng tại hội nghị này, các đại biểu đã trao đổi với Tổ chức hàng hải Quốc tế- IMO về triển khai 03 Dự án đề xuất của các nước thành viên ASEAN liên quan đến hệ thống giám định tàu biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, ứng cứu sự cố tràn dầu và đào tạo giảng viên.
    Hội nghị cũng nghe báo cáo và tiến hành trao đổi thông tin với các hiệp hội ngành nghề ASEAN về các vấn đề liên quan đến an toàn an ninh hàng hải, khai thác vận tải biển, khai thác và nâng cấp, phát triển hệ thống cảng biển trong khối ASEAN.
    http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/tin-tuc-su-kien/Hoi_nghi_Hang_hai_cac_nuoc_Asean/
    Được chimcanhcut1212 sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 11/03/2009
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tuy đã có bài đăng nhưng em xin bổ sung Bản tin vế chuyến thăm Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ được đăng trên báo Tiền Phong có phần tố vàng hay hay mời các bác xem nhé
    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thăm Việt Nam:
    Ưu tiên hợp tác cứu trợ thảm họa
    TP- Đô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang trong chuyến thăm Hà Nội nói rằng Hải quân Mỹ có năng lực để giúp đỡ Quân đội Nhân dân Việt Nam xây dựng các kỹ năng, năng lực cần thiết để phòng chống thảm họa thiên tai.

    Đô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại cuộc họp báo ở Hà Nội Ảnh: Đ. P
    Trong một cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội, Đô đốc Robert F. Willard nói đây là lần đầu tiên ông đến thăm Việt Nam. Trước đây từng có một lần ông dự định sang thăm Việt Nam nhưng do thời tiết xấu nên chuyến thăm phải hủy.
    Robert Willard cho biết, Hạm đội Thái Bình Dương do ông chỉ huy gồm 180 tàu, 1.500 máy bay, và 125.000 quân hoạt động trên một vùng biển rộng lớn từ bờ Tây nước Mỹ đến Ấn Độ Dương. Các đơn vị của Hạm đội Thái Bình Dương đang đóng quân tại Nhật Bản, Hawaii, Singapore.
    Hàng ngày Hạm đội có từ 50 đến 60 tàu hoạt động trong khu vực nói trên. Đô đốc Robert Willard nói trong chuyến thăm này ông còn có nhiệm vụ bày tỏ cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự hợp tác rất tốt của phía Việt Nam trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam và việc cho phép tàu quân sự Mỹ cập cảng Việt Nam thời gian qua.
    ....
    Với câu hỏi, ngoài hợp tác trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo thảm họa thiên tai, hải quân Việt Nam-Hoa Kỳ còn hợp tác trong những lĩnh vực nào, Đô đốc Robert Willard nói hai bên đang thảo luận mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh hàng hải.
    Hai bên hợp tác chống buôn bán ma túy trên biển, chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, và chống khủng bố và hải tặc. Tuy nhiên, hợp tác giữa hai lực lượng hải quân Việt Nam-Hoa Kỳ trong phòng chống thiên tai và cứu trợ nhân đạo thảm họa thiên tai là cấp bách hiện nay.
    ....
    Trước câu hỏi đề nghị nhận xét về sự phát triển của Hải quân Việt Nam, Đô đốc Robert Willard nói ông rất tôn trọng hải quân Việt Nam. Quản lý một bờ biển dài đang là một thách thức lớn đối với Hải quân Việt Nam. Vừa qua Hải quân Việt Nam có đóng thêm tàu, mua tàu mới để gia tăng năng lực của mình.
    Với câu hỏi đề nghị bình luận về cán cân lực lượng giữa các cường quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đóng tàu sân bay và tăng ngân sách quốc phòng, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ký hiệp định hợp tác quân sự với Úc, Đô đốc Robert Willard nói rằng sự hợp tác quân sự giữa các nước đồng quan điểm là điều tốt.
    Các nước đều có quyền tăng cường chi phí cho quân sự của họ và điều đó sẽ là tích cực nếu sự tăng cường quân sự đó đóng góp vào hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
    Đô đốc Robert Willard nói rằng, theo kinh nghiệm của cá nhân ông, việc xây dựng lực lượng hải quân với tàu sân bay là việc làm rất khó, cần nhiều thời gian và những năng lực khác.
    Hiện nay Hải quân Việt Nam chủ yếu tập trung vào bảo vệ hải phận trên biển của mình và các sông lạch, ven biển. Nếu hai bên hợp tác trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ giúp tăng cường năng lực của Hải quân Việt Nam. Phía Mỹ rất mong điều đó, Đô đốc Robert Willard cho biết
    Đ.P
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=154769&ChannelID=5
    --------
    Phần tô vàng này như lời đánh tiếng trước của HQ Mỹ trong việc giúp HQVN trong tương lai quốc hội Mỹ và các nước khác cũng như ngỏ lời với HQVN
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 11/03/2009
  6. neptune_vietnam

    neptune_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Tàu Mỹ trong vụ ?ochạm trán? với Trung Quốc đang ?osăn? tàu ngầm
    (Dân trí) - Giới chức quân sự Mỹ ngày 10/3 thừa nhận, tàu hải quân bị 5 tàu Trung Quốc chặn vào cuối tuần trước đang tìm kiếm những mối đe dọa trên biển, cụ thể là tàu ngầm, mà ở đây được ngầm hiểu là tàu ngầm Trung Quốc.
    Phía Mỹ vẫn khẳng định rằng tàu USNS Impeccable, không mang vũ khí, hoạt động theo đúng luật ở vùng biển quốc tế khi nó bị bủa vây và quấy nhiễu bởi tàu của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh đã phản đối gay gắt trước cáo buộc của Mỹ về vụ việc hôm chủ nhật vừa qua. Không nước nào ?odịu giọng? mặc dù họ đang chuẩn bị cho cuộc gặp đầu tiên với nhiều mong đợi giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào tháng tới.

    Mặc dù Mỹ không nói rõ về sứ mệnh của tàu Impeccable khi nó bị tàu Trung Quốc chặn, nhưng hai quan chức quân sự cho biết, tàu được thiết kế và được trang bị để làm nhiệm vụ ?osăn? tàu ngầm. Đây là một phần trong hoạt động do thám được tính toán kỹ lưỡng của Mỹ trong vùng biển Đông vẫn còn nhiều tranh chấp.

    Các quan chức trên không tiết lộ danh tính do khả năng chính xác của tàu Impeccable là vấn đề nhạy cảm. Các quan chức Mỹ khác cũng cho biết quân đội Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tuần tra trên vùng biển này, bất chấp phản đối của Trung Quốc.

    Một quan chức tình báo Mỹ hôm qua, 10/3, cho rằng cuộc đối đầu trên là vụ việc nghiêm trọng nhất giữa hai nước Mỹ - Trung kể từ năm 2001, khi căng thẳng tăng cao vì vụ va chạm máy bay do thám Mỹ và máy bay chiến đấu Trung Quốc.

    Được biết, tàu do thám trên kéo theo thiết bị định vị dưới nước xôna, có thể rà soát và nghe các mối đe dọa từ bên ngoài, trong đó có mìn và ngư lôi. Và khi xảy ra vụ đối đầu, hệ thống định vị dưới nước này đang hoạt động. Phía Mỹ cũng cáo buộc tàu Trung Quốc đã cố gắng phá hủy thiết bị trên bằng gậy có móc câu.

    Vì sao có đụng độ?

    Tàu hải quân do một đội thủy thủ dân sự vận hành nhưng dưới sự giám sát của Hải quân Mỹ. Nó không phải là một tàu chiến, mà chính xác là một tàu do thám. Hoạt động của nó là một phần trong cuộc chơi ?omèo đuổi chuột? ngầm, hay cuộc truy tìm tàu ngầm nước ngoài ở các vùng biển mở của Mỹ.

    Trong trường hợp này, việc ?osăn? tàu ngầm xảy ra trên vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, nhưng trong hải phận mà Bắc Kinh coi là vùng kinh tế đặc quyền 200 dặm của mình. Theo quy định quốc tế, thì Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận này trong việc sử dụng các nguồn tự nhiên. Nhưng điều này lại xung đột với một trong những nguyên tắc chính của Mỹ về hàng hải ?" quyền được tiếp cận không giới hạn trong các vùng biển quốc tế miễn là các tàu không xâm phạm tới lợi ích kinh tế của nước họ đi qua.

    ?oQuan điểm của chúng tôi là chúng tôi đang hoạt động trên vùng biển quốc tế?, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Wood hôm qua lên tiếng.

    Trong khi Mỹ đề nghị đàm phán về vấn đề này, nhưng có vẻ như không bên nào sẵn sàng thỏa hiệp.
    Guan Jianqiang, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học chính trị và luật đông Trung Quốc tại Thượng Hải cho biết, Trung Quốc ghi nhận ít nhất 200 lần tàu Mỹ đã vào vùng kinh tế đặc quyền của nước này thu thập thông tin tình báo, nhưng Trung Quốc thường chọn cách tránh đối đầu.

    Còn Shen Dingli, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan, Thượng Hải, cho biết Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền đối với vùng biển thuộc lợi ích kinh tế của họ. ?oPhía Trung Quốc mặc định rằng luật quốc tế chỉ cho phép các tàu quân đội đi qua vùng đặc quyền kinh tế của họ chứ không cho phép thực hiện các hoạt động mang mục đích quân sự?, ông nói.

    Một chuyên gia về quân sự Trung Quốc và mối quan hệ Trung ?" Mỹ cho rằng hai nước cần có sách quy định rõ ràng hơn về vùng biển tranh chấp và dự đoán cả hai nước chắc chắn sẽ đảm bảo không để rạn nứt ngoại giao do vụ việc gây ra đi quá xa.

    Giới phân tích nhấn mạnh vụ việc xảy ra đúng vào thời điểm Trung Quốc sắp tuyên bố sẽ mở rộng khả năng của lực lượng hải quân. Tuần này, Trung Quốc cũng đã công bố kế hoạch tăng gần 15% cho chi tiêu quốc phòng vào năm nay.

    Một quan chức hải quân hàng đầu của Trung Quốc tuần trước còn tiết lộ nước này sẽ sớm có tàu sân bay. Thông tin làm nảy sinh những đồn đoán quanh một tuyên bố chính thức về một dự án quan trọng nhưng đã bị hoãn lại. Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho hay chính quyền Obama đang xem xét liệu có nêu ra vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, người sẽ tới Washington vào ngày hôm nay để họp bàn với các nhà ngoại giao Mỹ, hay không.

    Phan Anh
    Theo AP, AFP
  7. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    hôm nay vào BBC đọc bài thấy nó đăng cái ảnh này đọc phần chú thích lộn cả tiết không thể chấp nhận được với bọn BC
    [​IMG]
    ̣Đươ?ng đo? la? vu?ng Trung Quốc tuyên bố chu? quyê?n; Đươ?ng xanh la? các khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ vê? luật biê?n; Các đa?o xám la? nơi có tranh chấp
    các mem chỉ cho cách pót ảnh mà vẫn không được thì dốt qua
    Được dodien1305 sửa chữa / chuyển vào 18:30 ngày 12/03/2009
    Được dodien1305 sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 12/03/2009
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495

    Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ

    18:59'' 12/03/2009 (GMT+7)
    - Chiều 12/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nước này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng, lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: BNG
    "Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam", ông Lê Dũng nói.
    Người phát ngôn nhấn mạnh: "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".
    Người phát ngôn Lê Dũng khẳng định: Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc.
    Xuân Linh
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/835672/
  9. CodeMonkey

    CodeMonkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    Đâu phải của BBC bác nhìn góc cuối bên phải bức ảnh ghi nguồn của CIA với UNCLOG :) vả lại đừơng màu đỏ nó có nói rõ là China''s claimed nghĩa là bọn khựa tự nhận là của tụi nó
  10. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cho lên đây không mấy thèng cha lờ đờ tham sống sợ chết nó xoá mất:
    Đụng độ Mỹ - Trung và ý nghĩa với tranh chấp biển ĐNA
    13/03/2009 14:02 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Góc nhìn riêng của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê của Liên Hợp Quốc về đụng độ Mỹ - Trung trên biển ngày 10/3 và ý nghĩa của nó với tranh chấp ở khu vực.
    Biển Đông Nam Á, tại sao?
    Trước hết, tôi xin giải thích tại sao lại nên gọi là tranh chấp chủ quyền biển Đông Nam Á.
    Hiện nay, ngôn ngữ quốc tế gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là ?obiển Nam Trung Hoa? (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa là biển này thuộc Trung Quốc.
    Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn. Philippines cũng có thể tự lấy mình làm chuẩn và đặt tên biển này là biển Tây. Cũng thế, Malaysia có thể gọi là Biển Bắc.
    Tinh thần gìn giữ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước "Biển của ta, đảo của ta!" được thể hiện trong triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm truyền thống Bộ đội biên phòng Việt Nam, tại TP.HCM.
    Cách tốt nhất là lấy tên của khu vực Đông Nam Á để đặt tên cho khu biển này, bởi vì nó nói lên tính quốc tế của vấn đề tranh chấp, đụng chạm đến trung tâm lợi ích về an ninh và kinh tế của các nước trong vùng Đông Nam Á, và đến chiến lược bành trướng của thế lực quân sự lớn nằm ngoài vùng muốn chiếm đoạt thật sự hoặc tạo ra đe dọa quân sự nhằm o ép các nước trong vùng chia phần lợi ích kinh tế cho họ và chấp nhận vòng ảnh hưởng của họ.
    Yêu sách của Trung Quốc
    Trung Quốc tuyên bố nhiều lần là chủ quyền của họ là trên toàn biển Đông Nam Á được xác định như một lưỡi bò, kéo dài từ Hải Nam đến tận Mã Lai (coi bản đồ). Với việc xác định như thế, toàn biển Đông Nam Á là lãnh hải Trung Quốc, không còn phân biệt đâu là lãnh hải kể từ đường cơ sở xác định từ đất liền, đâu là vùng đặc quyền kinh tế và tất nhiên là không còn hải phận quốc tế nằm ngoài hai khu vực trên trên biển Đông Nam Á.
    Nếu như thế, Việt Nam, Philippines và các nước khác mỗi lần đi qua biển Đông Nam Á trên nguyên tắc đều phải đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
    Việc xác định chủ quyền trên toàn biển Đông Nam Á của Trung Quốc đi ngược lại hoàn toàn Luật biển Liên Hợp Quốc và những hành động của họ đã và đang trở thành mối đe dọa thường xuyên cho an ninh của các nước trong vùng và của tất cả các nước phải đi lại qua vùng Đông Nam Á.
    Tại sao việc xác định chủ quyền như thế là sai? Bởi vì Luật biển chỉ cho phép lãnh hải mà quốc gia có hoàn toàn chủ quyền nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở, và vùng được phép khai thác kinh tế (gọi là vùng đặc quyền kinh tế) rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
    Trên thực tế ở biển Đông Nam Á, nếu giả dụ có một địa điểm nào đó được công nhận là đảo thuộc Trung Quốc và như thế nó có lãnh hải, có vùng đặc quyền kinh tế ở chung quanh, nhưng điều này cũng chỉ cho phép Trung Quốc có chủ quyền vài chỗ trên biển Đông Nam Á, chứ không thể trên toàn biển Đông Nam Á.
    Hơn thế, coi những đá ở Hoàng Sa và Trường Sa là đảo là điều còn phải bàn cãi trên cơ sở Luật biển của Liên Hợp Quốc. Đảo theo định nghĩa của Điều 121 của Luật Biển ?o?là vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và nằm cao hơn nước khi thuỷ triểu lên.? Tức là nó không phải là ?ođá? vì theo Điều 122 ?oĐá (rocks), nơi không có khả năng kéo dài được việc cư trú (sinh sống) của con người và đời sống kinh tế riêng của nó, không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa?.?
    Biển Đông dậy sóng. Ảnh: Khanhly.net.
    Như thế có thể nói là trên Hoàng Sa và Trường Sa, khó có thể chứng minh một nơi nào đó là đảo, vì cho đến khi có tranh chấp mới đây, không nơi nào có khả năng kéo dài được việc cư trú tự nhiên của con người, nếu không dựa vào tiếp tế và các công trình xây dựng nhân tạo được dựng lên. Luật biển Điều 60 nói rõ: ?oCác đảo nhân tạo, các thiết bị công trình không được hưởng qui chế của đảo.?
    Trung Quốc đã đi quá điều ước quốc tế mà họ ký. Thật ra, họ đã dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng vùng biển, mà trong lịch sử rất dài không có dân Trung Quốc sinh sống thường xuyên và cũng không có mặt của nhà nước Trung Quốc thủ đắc địa điểm trên biển Đông Nam Á.
    Những địa điểm trên Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đang nắm là kết quả của việc đem quân chiếm đóng từ tay chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước đây (chiếm Hoàng Sa năm 1974) và chính phủ CHXHCN Việt Nam (chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988), và gần đây nhất là từ tay Philippines (chiếm Mischief Reef vào tháng 2 năm 1995).
    Bản đồ Trung Quốc vẽ. Nguồn: Bản đồ du khách và giao thông của Hải Nam năm 1999, phỏng theo Stein Tonnesson, ?oChina and the South China Sea: A Peace Proposal.? Security Dialogue, Vol. 31, No. 3 September 2000.
    ̣Đươ?ng đo? la? vu?ng Trung Quốc tuyên bố chu? quyê?n; Đươ?ng xanh la? các khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ vê? luật biê?n; Các đa?o xám la? nơi có tranh chấp.
    Bản đồ từ BBC.
    Yêu sách của Mỹ
    Là một thế lực toàn cầu, Mỹ đã luôn luôn chủ trương là quyền thông thương tự do trên biển Đông Nam Á là thuộc lợi ích của Mỹ. Chính vì thế, Quốc hội Mỹ ra nghị quyết vào tháng 3 năm 1995 nhấn mạnh: ?oQuyền đi lại tự do trên biển Nam Trung Hoa nằm trong lợi ích chiến lược của Mỹ.? Ngày 10 tháng 5 năm 1995, Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu mạnh hơn: ?oMỹ sẽ rất quan tâm đến bất cứ một đòi hỏi liên quan đến biển hay ngăn cản hoạt động hàng hải ở biển Nam Trung Hoa, không phù hợp với Luật Biển.
    ?Vào 16 tháng 6 năm 1995, Joseph Nye, Phụ tá Bộ Trưởng Quốc phòng về An ninh Quốc tế nói với báo giới ở Tokyo là ?onếu hành động quân sự xảy ra ở quần đảo Trường Sa và ngăn cản tự do đi lại trên biển cả thì chúng tôi sẵn sàng hộ tống và bảo đảm rằng thông thương tiếp tục.?
    Những tuyên bố này nhằm cảnh cáo Trung Quốc khi họ mang quân chiếm MisChief Reef từ Philippines vào tháng 2 năm 1995. Nhưng chúng cũng phản ánh thái độ dứt khoát của Mỹ về quyền tự do đi lại trên hải phận quốc tế.
    Trước đó, vào 1 tháng 4 năm 2001, Mỹ cho máy bay thuộc Cục An ninh Quốc gia (National Security Agency) bay qua vùng biển thuộc biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc cho máy bay bay theo và đụng vào máy bay Mỹ. Máy bay Trung Quốc rớt, còn máy bay Mỹ bị hư hại phải hạ cánh xuống Đảo Hải Nam, gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai nước.
    Mỹ đã cho rằng tàu chiến của Trung Quốc ?olượn quanh và diễu hành một cách khiêu khích và nguy hiểm sát ngay khu vực chiến hạm Mỹ USNS Impeccable". (Ảnh do Hải quân Mỹ công bố)
    Mỹ đã xin lỗi về sự kiện đụng máy bay Trung Quốc rơi, nhưng từ chối xin lỗi về cái mà Trung Quốc kết án là Mỹ xâm phạm vào chủ quyền Trung Quốc. Mỹ cho rằng bay ngoài vùng cách lãnh hải Trung Quốc 60 km (32 hải lý) là thuộc quyền tự do thông thương trên bầu trời nằm trên vùng đặc quyền kinh tế; việc này hoàn toàn hợp pháp theo Công ước về Luật biển.
    Lần này, ngày 10 tháng 3, nhân Obama mới nhận chức, và nhân việc Mỹ cho tầu có tên USNS Impeccable thám thính hoạt động tầu ngầm của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á cách đa?o Ha?i Nam 75 dặm, ngoài vùng lãnh hải và thuộc khu đặc quyền kinh tế, Trung Quốc cho 5 tầu chiến gây hấn. Mỹ cũng đã cực lực phản đối Trung Quốc, và coi đây là quyền tự do lưu thông theo Luật biển.
    Luật biển Liên Hợp Quốc
    Hành động và tuyên bố của Mỹ về biển Đông Nam Á hoàn toàn phù hợp với việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trong hải phận quốc tế, phù hợp với Luật biển Liên Hợp Quốc.
    Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc hải phận mà quốc gia có quyền khai thác kinh tế có chủ quyền quốc gia.
    Chủ quyền (sovereignty) chỉ được xác định trong vùng lãnh hải (territorial sea) ?" theo Điều 2. Tuy nhiên, ngay cả trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyển của nước sở hữu, Điều 17, 18 và 19 cũng vẫn cho phép tầu bè và máy bay nước ngoài có quyền ?ođi lại không gây hại? (innocent passage), là đi hoặc bay ngang qua, liên tục, nhanh chóng, không được đậu lại trừ trường hợp lâm nạn trong vùng lãnh hải (12 hải lý) của nước khác mà không cần xin phép, miễn là không ảnh hưởng đến an ninh và môi trường nước sở hữu lãnh hải.
    Quyền tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tất nhiên (tức là vùng mà nước có quyền có chủ quyền đối với việc khai thác lợi ích kinh tế từ vùng) không được bàn tới. Khi không có điều khoản nào trao quyền hạn chế đi lại cho nước có quyền khai thác kinh tế, như điều khoản cấm "việc đi lại không gây hại" áp dụng đối với lãnh hải, thì điều này có nghĩa là quyền tự do đi lại ở đây giống như trên biển khơi.
    Tính chất tranh chấp ở biển Đông Nam Á
    Những tranh chấp hiện nay ở biển Đông Nam Á đã nói lên được những điểm sau:
    - Tranh chấp mang tính quốc tế, đa phương hoàn toàn không mang tính song phương giữa Trung Quốc với từng nước Đông Nam Á, hay với Mỹ và do đó chỉ có thể giải quyết trên cơ sở đa phương phù hợp với luật pháp quốc tế.
    - Việc giải quyết hòn đá nào là đảo, và nếu là đảo thì thuộc chủ quyền nước nào trong nhiều nước tranh chấp phải vừa dựa trên việc diễn giải Luật Biển, vừa dựa trên chứng cớ lịch sử, thủ đắc mang tính lịch sử, vượt khỏi sự thủ đắc bằng bạo lực. Đây cũng không thể là vấn đề song phương.
    - Quốc hội Philippines đã tuyên bố vùng chủ quyền trên biển Đông Nam Á sau khi tố cáo chính quyền bị Trung Quốc o ép và mua chuộc. Họ cũng tuyên bố sẵn sàng thương thảo đa phương.
    - Cho đến nay việc chiếm đóng bằng bạo lực chỉ có một quốc gia đã bằng mọi cách thực hiệc, đó là Trung Quốc, chứ không phải từ một nước nào khác. Và hành động chiếm đóng xảy ra trong vùng biển Đông Nam Á do đó có ảnh hưởng thiết than đối với các nước Đông Nam Á. Điều này đòi hỏi các nước Đông Nam Á đoàn kết lại, tiến tới cùng quan điểm, trong việc thương thảo với Trung Quốc. Còn Trung Quốc cho đến nay vẫn tuyên bố sẽ chỉ thương thảo song phương với từng nước Đông Nam Á.
    Ảnh: Blog Hồ Trung Nghĩa.
    - Quyền tự do đi lại và bay trên hải phận quốc tế theo Luật biển Liên Hợp Quốc cần được bảo vệ. Quan điểm bảo vệ này là khước từ chấp nhận việc Trung Quốc có chủ quyền trên toàn bộ biển Đông Nam Á. Bảo vệ quyền thông thương cũng là bảo vệ an ninh cho toàn khu vực.
    Mỹ và Việt: tìm cái ?ođồng? vì sự ổn định của Đông Nam Á
    Nếu tôi không lầm, hiện nay lợi ích của Mỹ và Việt ngày càng gần nhau trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông Nam Á: ít nhất ở ba điểm: (1) tự do lưu thông trên hải phận quốc tế, (2) chống lại các hành động bạo lực nhằm xác định chủ quyền ở biển Đông Nam Á và (3) cổ vũ cho việc dùng thương thảo hòa bình, đa phương để giải quyết tranh chấp.
    Đồng quan điểm này trước đây không có. Ít nhất cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1989, Mỹ và Trung Quốc đã cấu kết với nhau trong Thỏa thuận Thượng Hải vào năm 1972 vừa để giải quyết chiến tranh Việt Nam vừa để chống Liên Xô, hoàn toàn bất lợi cho chủ quyền của Việt Nam. Chính vì thế Mỹ đã im tiếng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa năm 1974 và chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988.
    Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ và chỉ khi Trung Quốc tiến chiếm Mischief Reef trong tay Philippines vào năm 1995 thì Mỹ mới ngã ngửa về chủ nghĩa bành trướng ở biển Đông Nam Á của Trung Quốc và từ đó mới xác định ba quan điểm nêu ở trên, dù rằng Mỹ tuyên bố không có quan điểm về đúng sai trong tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ở biển Đông Nam Á.
    Chính quyền Việt Nam vẫn có thể nghi ngờ Mỹ có ý đồ diễn biến hòa bình; ngược lại Mỹ cho rằng họ chỉ lên tiếng bảo vệ nhân quyền vì đây là trách nhiệm của họ, phù hợp với Tuyên bố về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây là điểm bất đồng ta có thể hiểu được, và lúc nào đó có thể tiến tới thỏa thuận về phương cách xử lý mà hai bên có thể đồng ý.
    Tuy nhiên, vì lợi ích lâu dài mãi mãi của đất nước, Việt Nam nên cùng với các nước Đông Nam Á và Mỹ, phát huy ba quan điểm liên quan đến tự do lưu thông ở biển Đông Nam Á, chống lại việc dùng bạo lực xác định chủ quyền, và cổ vũ dùng thương thảo hòa bình đa phương để giải quyết tranh chấp. Không những thế, cần thành lập cơ chế hợp tác giữa ASEAN và Mỹ để phát huy, cổ vũ cho chiến lược trên.
    *
    Ts. Vũ Quang Việt (nguyên chuyên gia cao cấp thống kê Liên Hợp Quốc)
    Ghi chú: Bạn đọc có thể đọc những ghi chú về nguồn thông tin trong bài viết của cùng tác giả trên Đi tìm một giải pháp hoà bình hợp công lý cho Biển Đông Nam Á, Thời Đại Mới số 11 năm 2007.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này