1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haigokeo

    haigokeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2008
    Bài viết:
    1.488
    Đã được thích:
    1
    Đúng là đang chơi nhau đây. Lão Đào vừa lên tiếng về trái phiếu Mỹ đó. Có vẻ tinh tướng lắm.
    http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/03/835928/
    Trung Quốc lo ngại về sự an toàn của trái phiếu Mỹ
    22:17'' 13/03/2009 (GMT+7)
    Trong cuộc họp báo diễn ra hôm nay (13/3), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bày tỏ quan ngại về sự an toàn của các trái phiếu kho bạc Mỹ cũng như các khoản nợ khác của Mỹ, đồng thời yêu cầu Washington đảm bảo giá trị các tài sản này.
    Đây là tin kinh tế. Nhưng diễn ra vào thời điểm này. Nên có thể xem đây là 1 đòn khác của Khựa.
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Tin hay đó chớ.
    Thừa hưởng những truyền thống binh pháp cổ điển, ngày nay, chiến tranh hiện đại là sự tổng hoà của các cuộc chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại giao, chiến tranh truyền thông, xâm lược văn hoá,v.v.....
    Quan hệ Trung - Mỹ, nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh quốc phòng trong khu vực Biển Đông, nên post ở box này cũng được mà.
    Mình chờ xem phản ứng phía Hoa kỳ về đòn đánh này của phía Trung quốc ra làm sao. Hoa kỳ mấy chục năm qua nổi tiếng là 1 quốc gia "mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Nếu thua keo này, coi như Hoa kỳ đã bước đầu nhường ngôi cho Trung quốc.
    P/S: Bạn @haigokeo post bài bị lặp rồi. PM nhờ Mod xoá bài sau đi thôi.
  3. hethong1

    hethong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    110
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Vàng 1: Tớ đưa ra 1 giảp pháp khác đơn giản hơn cho Cầy Hoa.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C4%83n_c%E1%BB%A9_H%E1%BA%A3i_qu%C3%A2n_Hoa_K%E1%BB%B3_V%E1%BB%8Bnh_Subic
    Vàng 2 : Cái căn cứ Tam Á đó có thể tiếp nhận 20 tàu ngầm và
    6 HKMH khi nó đc hoàn thành. Trong đó, đáng kể nhất là tàu
    ngầm tấn công chiến lược lớp Hạ của BC, nó mang 12 tên lửa
    JL2 tầm bắn đến 8000km, cậu lấy cái giề đặt ở Cam Ranh để
    đấu lại nó, Ohio mang Trident 2? Quên đi.
    Vàng 3: Trên thực tế, chỉ có vệ tinh quân sự của Tàu mới đủ
    sức "giám sát chặt" 2 quần đảo này thôi. Còn hải quân á, chưa
    đủ tuổi.
    Vàng 4: Mỹ thì tớ kô biết, nhưng chắc chắn kô có lợi cho Cạp
    cạp.
  5. neptune_vietnam

    neptune_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc tới Biển Đông
    Con tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất và có tốc độ nhanh nhất của Trung Quốc sẽ được điều tới Biển Đông, gần như cùng lúc Washington cử chiến hạm tới đây.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra ngư nghiệp của Trung Quốc được điều tới Biển Đông. Ảnh: China Daily.
    Wu Zhang, quan chức cao cấp ngành ngư nghiệp Trung Quốc, cho biết thông tin này hôm kia. "Chúng tôi sẽ mở rộng hạm đội tàu tuần tra ngư nghiệp trong vòng 3 tới 5 năm tới".
    Vốn là một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc chuyển đổi, tàu số 311 này có trọng tải là 4.450 tấn và tốc độ tối đa là 20 hải lý (37km) mỗi giờ.
    Trung Quốc cũng đang đóng một tàu tuần tra mới, có trọng tải 2.500 tấn, dự kiến hoàn tất vào năm 2010. Khi hoàn thành, nó sẽ là tàu tuần tra đầu tiên của Trung Quốc ở Biển Đông có thể chở trực thăng.
    Yang Jian, quan chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mô tả nhiệm vụ của tàu 311 lần này là "khó khăn".
    Con tàu tuần tra ngư nghiệp của Trung Quốc được điều tới Biển Đông sau khi Mỹ cử khu trục hạm USS Chung-hoon tới hộ tống tàu thăm dò USNS Impeccable. Trước đó, Mỹ cáo buộc 5 tàu Trung Quốc bao vây USNS Impeccable, vốn không được trang bị vũ khí, khiến tàu Mỹ phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để tránh đụng độ hôm 8/3.
    Washington cáo buộc Bắc Kinh khiêu khích và yêu cầu họ tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố không làm sai và tố cáo tàu Mỹ vi phạm luật quốc tế và luật Trung Quốc. Căng thẳng này diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau.
    Quan hệ Bắc Kinh - Washington từng lâm vào khủng hoảng hồi tháng 4/2001, sau khi máy bay trinh sát của Mỹ va vào phi cơ chiến đấu của Trung Quốc. Vụ đụng độ khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. 24 thành viên phi hành đoàn trên phi cơ này bị giữ 11 ngày.
    Hải Ninh (theo China Daily)
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Có biết phân biệt giữa hoạt động quân sự với hoạt động nhằm mục đích chính trị không thế?
  7. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Biê?n Đông nhi?n tư? phía Trung Quốc
    [​IMG]
    Khu trục hạm Thanh Đa?o cu?a Trung Quốc trong một chuyến thăm Úc tháng 5/1998
    Vụ va chạm ngoa?i biê?n gâ?n đa?o Ha?i Nam hôm Tám tháng Ba vư?a qua đaf tiếp tục la? đê? ta?i quốc tế quan tâm, đặc biệt la? sau khi Tô?ng thống Barack Obama ra lệnh cho chiến hạm Myf va?o khu vực na?y đê? trợ giúp các hoạt động thăm do? cu?a Hoa Ky?.
    Câu ho?i đặt ra la? Trung Quốc sef ha?nh xư? ra sao va? vụ gây hấn với ta?u The Impeccable vư?a qua la? một đột biến trong chính sách biê?n cu?a Bắc Kinh hay chi? la? một chiến thuật thăm do?.
    Nha? phân tích vê? Trung Quốc cu?a BBC World Service, ông Shirong Chen (Trâ?n Thơ?i Vinh) tra? lơ?i pho?ng vấn BBC Việt Ngưf ră?ng câ?n nhi?n biê?n Nam Trung Hoa trong toa?n ca?nh quan hệ cu?a Bắc Kinh và các nước láng giê?ng:
    Shirong Chen (SC): Trước hết Trung Quốc đang tập trung vào vùng biển phía đông mà nước này có tranh chấp các nước trong đó có cả Nam Hàn và Nhật Bản, thứ hai, nước này cũng chú ý đến vùng biển Nam Trung Hoa ở phía Đông Nam. Những gì Trung Quốc nhận là của mình nằm sâu vào vùng kinh tế của các nước láng giềng vì vậy dù thế nào các nước cũng có những tranh chấp. Nhìn chung, người Trung Quốc cho rằng các hoạt động quân sự của Mỹ đã diễn ra nhiều thập kỷ nay. Còn nhớ cách đây tám năm, vào ngày Một tháng Tư, một máy bay do thám của Mỹ đã đâm phải một chiến đấu cơ của Trung Quốc và buộc phải hạ cánh. Vậy vụ va chạm lần này không phải là điều mới mẻ. Điều đáng nói là khả năng quân sự của Trung Quốc rõ ràng đã lớn mạnh cùng khả năng kinh tế và giờ nước này có quyền nghĩ đến đòi chủ quyền. Hơn thế nữa, bên trong Trung Quốc có nhiều người tin rằng: "chúng ta đứng thứ ba thế giới về kinh tế mà không đòi được chủ quyền cho chính mình". Vậy đây là điều mà Trung Quốc sẽ muốn giải quyết.
    BBC: Thế còn chiến lược của Trung Quốc thì sao? Liệu vụ việc ngày Tám tháng Ba năm nay có thể hiện chiến lược mới của nước này trong việc đưa tàu hải quân ra cản trở tàu do thám của Mỹ?
    ??
    Đây không pha?i lâ?n đâ?u tiên Trung Quốc có va chạm vê? ha?i quân với nước ngoa?i
    Shirong Chen, phân tích gia cu?a BBC
    SC: Tôi không nghĩ đây là lần đầu. Đây có thể là vụ đầu tiên được đưa tin trong năm nay nhưng hẳn nó sẽ còn diễn ra nữa. Theo các nguồn tin, một tàu đánh cá đã tiến quá gần tới tàu do thám của Mỹ đến mức phía Mỹ phải ra cảnh báo. Nhưng vào lúc này Trung Quốc làm được gì? Họ sẽ không thể mang tàu ra tấn công vì khu vực đó còn đang tranh chấp và Mỹ có thể nói rằng đây là vùng biển quốc tế cho dù Trung Quốc tự nhận đó là vùng biển của mình. Trung Quốc không muốn công khai có xung đột với Mỹ, vì vậy bất kỳ vụ việc có tính quân sự nào diễn ra trong khu vực này sẽ bất lợi cho nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
    BBC: Quay sang những gì Trung Quốc và Việt Nam tự nhận là của mình trên vùng biển này. Như ông biết các bên liên quan phải trình lên Liên Hiệp Quốc trước ngày 13 tháng Năm, chúng tôi biết rằng Philippines đã trình, Việt Nam có khi đang suy nghĩ, thế còn với Trung Quốc điều này có ý nghĩa gì không?
    SC: Về một mặt nào đó, đây là điều có thể làm Trung Quốc lo lắng. Nước này biết rằng Philippines kiểm soát vùng biển qua một số hòn đảo, tàu đánh cá và ngư dân Trung Quốc đã từng bị Philippines giam giữ trong thời gian dài. Trung Quốc biết rằng Việt Nam kiểm soát hầu hết các hòn đảo thuộc vùng biển Nam Trung Hoa, và mặc dù Trung Quốc đã giải quyết những tranh chấp về biên giới với Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới cách đây 30 năm, biển Nam Trung Hoa vẫn có nhiều vấn đề. Mặt khác, Trung Quốc đang thực hiện "chính sách người láng giềng thân thiện" nên sẽ không muốn tham gia vào bất kỳ tranh chấp trực tiếp nào với các nước láng giềng trong đó có Nga ở phía Bắc, Ấn Độ ở phía Tây, Việt Nam ở phía Nam và Nhật Bản ở phía Đông.
    BBC: Vậy điều này thể hiện chính sách hữu hảo của Trung Quốc?
    SC: Đúng vậy. Trung Quốc không thể cho phép mình có bất kỳ tranh chấp quân sự nào vào lúc này.
    BBC: Nhưng Trung Quốc cũng có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc hoặc bất kỳ nỗ lực nào thông qua diễn đàn Liên Hiệp Quốc để bàn về tranh chấp với Philippines, Việt Nam hay Malaysia?
    Ha?ng không mâfu hạm USS Stennis cu?a Hoa Ky? hoạt động ơ? Thái Bi?nh Dương
    SC: Chúng ta đang nói về một chủ đề rất lý thú. Kể cả nếu Trung Quốc có cơ sở trong việc đòi chủ quyền vùng biển Đông, khu vực này quá gần với vùng kinh tế của các nước láng giềng đến mức các nước này đều có quyền kiểm soát. Hải quân Trung Quốc không đủ mạnh để đặt tàu hoặc trạm kiểm soát tại đây. Tuy nhiên, để đối phó, họ đã trang bị máy nhắn tin tầm xa cho tàu đánh cá để có thể được thông báo ngay khi có điều gì xảy ra với những con tàu này, chẳng hạn như khi tàu hải quân của Philippines hoặc Việt Nam tiến tới gần.
    BBC: Như vậy đây chẳng qua là việc dùng tàu đánh cá cải trang vào các mục đích quân sự hoặc bán quân sự? Một số nguồn tin cho rằng vụ việc tuần trước liên quan đến tàu đánh cá chứ không phải tàu quân sự Trung Quốc. Nhưng có lẽ các ngư dân cũng biết được vai trò của mình?
    SC: Họ biết họ đang làm gì và có lẽ họ được hậu thuẫn từ đảo Hải Nam. Chúng ta có thể nghĩ rằng có sự phối hợp giữa hai con tàu nhưng tôi không tin vào điều này, bởi họ biết rằng đây là vùng biển tranh chấp và tàu đánh cá Trung Quốc đã được cảnh báo phải tránh xa khu vực tranh chấp. Một điều đáng nói nữa là nếu Trung Quốc không đủ sức đòi chủ quyền thì có người cho rằng: "chúng ta muốn thực hiện chính sách hữu hảo, ta không tự bảo vệ được vùng biển của mình, ta đã có quá nhiều tranh chấp với các nước láng giềng, vậy thì tại sao ta không thay đổi sách lược nhỉ?". Trên thực tế đây là sách lược mà bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã chọn. Theo tôi nếu các nước láng giềng cũng đồng thuận thì đây sẽ là giải pháp trong tương lai. Trung Quốc đã thỏa thuận với Nhật Bản trong việc chia sẻ việc phát triển khu vực cũng như những nguồn khí đốt trong khu vực biển phía đông của Trung Quốc. Tôi được biết Trung Quốc cũng đã có đề xuất tương tự với chính phủ Việt Nam về một số hòn đảo thuộc khu vực biển Nam Trung Hoa mặc dù nước này cũng lớn tiếng cảnh báo các công ty nước ngoài muốn cùng Việt Nam khai thác dầu khí trong khu vực.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090313_china_shirongchen.shtml
  8. hut102

    hut102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    [blue]...Ngày 19/1/74, xảy ra cuộc hải chiến giữa tàu chiến quân đội SG được tăng cường ra để bảo vệ đảo với hạm đội TQ đã phục sẵn. Ngày 20/1/74, hải quân TQ đổ bộ lên xâm chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh. Quần đảo HS, một phần lãnh thổ thiêng liêng của VN đã bị TQ xâm chiếm. Ngày 17/2/79,TQ huy động 60 vạn quân,xe tăng,và pháo, tấn công vào 6 tỉnh biên giới nước VN. Ngày 14/3/88, TQ đã sử dụng một biên đội tàu chiến đấu gồm 6 chiếc, trong đó có 3 tàu hộ vệ số 502, 506 và 531 vô cớ bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của VN ở TS làm gần 20 cán bộ, chiến sĩ hải quân quân đội nhân dân VN hi sinh, 74 người mất tích... [red]?o ?Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi. [red]Chặt hết trúc Nam Sơn chưa ghi đủ tội ác?? [red]Nguyễn Trãi


    [/quote]
    cái này sáng nay người ta mới tiến hành tổ chức lễ kỷ niêm rồi ( sáng nay em đọc báo tuổi trẻ thqáy có đang bài ) có lẽ đây là 1 bước đi khi mỹ trung hục hặc hay sao nhỉ ? làn đầu tiên nó được tổ chức thì phải.
  9. theherald71

    theherald71 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo The Military Balance 2007 xuất bản đầu năm 2007 thì quân số thường trực của QDNDVN đã giảm từ 484000 xuống 455000. Trong đó có liệt kê đâỳ đủ trang bị chi tiết của quân ta, nhưng lại không có S300, không hiểu sao. Bác nào chỉ cho em cách up từ file pdf lên đây cái để xem cho vui.
  10. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Bao giờ thì mình làm được như thằng Khựa ?
    "Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ
    16/03/2009 14:01 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Trong đàm phán lãnh hải với Trung Quốc, nếu coi việc nghiên cứu và đưa ra các bằng chứng để xác lập chủ quyền là một mặt trận, thì đã và đang có một cuộc chiến không cân sức giữa giới nghiên cứu của hai nước, với phần thua thiệt thuộc về các học giả Việt Nam.
    Sự thua thiệt thể hiện rõ trên các mặt: số lượng học giả, số lượng và diện phổ biến của công trình nghiên cứu, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, sự tham gia của tư nhân?
    Để cất lên tiếng nói khẳng định chủ quyền
    Ngày nay, tất cả các học giả về quan hệ quốc tế đều khẳng định rằng: Thời hiện đại, để chiến thắng trong những cuộc đấu tranh phức tạp như tranh chấp chủ quyền, điều kiện cốt yếu là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không đơn thuần là ưu thế về quân sự.
    Việc quốc tế hóa vấn đề lãnh thổ, lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa (HS-TS), do đó, là điều Việt Nam không thể không làm. Việc này mở đầu bằng quá trình đưa các quan điểm của phía Việt Nam ra trường quốc tế.
    Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thức về lãnh hải và luật biển (Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo). Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa, tính cả người đã mất, thì ?ovét? trong cả nước được gần một chục người.
    Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và HS-TS từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất, có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v?
    Có ba kênh chính để đưa quan điểm của Việt Nam ra quốc tế.
    Thứ nhất là thông qua các tuyên bố ngoại giao, như chúng ta vẫn thường thấy phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao trả lời báo giới: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
    Thứ hai là thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, các diễn đàn thế giới. Sự xuất hiện những bài viết khoa học, công trình nghiên cứu của phía Việt Nam trên các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới về lịch sử, địa lý, hàng hải, công pháp quốc tế? sẽ cực kỳ có sức nặng trong việc tranh biện.
    Thứ ba là thông qua các nỗ lực ngoại giao và truyền thông như ra sách trắng, tổ chức hội thảo quốc tế, giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài, v.v?
    Trung Quốc "chiếm sóng"
    Trên kênh thứ hai, có thể thấy phía Việt Nam đang yếu thế so với Trung Quốc. Dù không nhiều, nhưng đã có những bài viết khoa học của học giả Trung Quốc về vấn đề lãnh hải đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới và khu vực như: Marine Policy, Marine Custom Management, Marine and Coastal Law Journal (các tạp chí về hàng hải và luật biển), American Journal for International Law (tạp chí nghiên cứu luật pháp, của Mỹ), Southeast Asia Studies (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, của Singapore).
    Đây là các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới, nghĩa là uy tín của chúng được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Một bài viết được đăng trên những tạp chí loại này mang lại danh tiếng cho sự nghiệp cá nhân của nhà khoa học.
    Quan trọng hơn nữa, nó gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Trong ngắn hạn và trung hạn, nó là tiếng nói có sức nặng với giới khoa học quốc tế. Trong dài hạn, nó là nguồn tài liệu tham khảo có tác động đáng sợ.
    Về phía các học giả Việt Nam ở trong nước, cũng đã có những bài viết khoa học liên quan tới vấn đề lãnh hải và HS-TS. Tuy nhiên, các bài này chỉ được đăng tải bằng tiếng Việt trên các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam (Tạp chí Hán Nôm, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Nghiên cứu Phát triển - tạp chí của Thừa Thiên - Huế) . Số lượng bản in hạn chế - 1.000 bản, phát hành trên diện rất hẹp.
    Việt Nam? yếu thế
    Trung Quốc cũng đã có khoảng 60 cuốn sách về HS-TS, bằng tiếng Trung và tiếng Anh, như Trung Quốc dữ Trung Quốc Nam Hải vấn đề (Trung Quốc và vấn đề biển Nam Trung Quốc, Phó Côn Thành - Thủy Bỉnh Hòa, 2007), Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo (Lưu Nam Uy, 1996), Nam Hải chư đảo địa lý - lịch sử - chủ quyền (Lữ Nhất Nhiên chủ biên, 1992)...
    Chưa kể, còn hàng chục công trình của các nhà nghiên cứu gốc Trung Quốc ở Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Anh, Mỹ.
    Việt Nam có vài đầu sách, như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo HS-TS (Lưu Văn Lợi, NXB Công an Nhân dân, 1995), Chiến lược Biển Việt Nam (Nguyễn Hồng Thao chủ biên, NXB Sự thật, 11/2008)? Nhưng số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay, các sách đều bằng tiếng Việt, phát hành rất ít.
    Với kênh thứ ba - thông qua việc tổ chức hội thảo quốc tế, đưa các học giả đi giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài v.v. - thì sự tham gia của giới khoa học Việt Nam càng yếu ớt hơn.
    Cộng đồng các nhà khoa học người Việt tại nước ngoài đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng giúp Việt Nam tranh biện trong vấn đề lãnh hải. Chẳng hạn, TS Từ Đặng Minh Thu (ĐH Luật Sorbonne), luật gia Đào Văn Thụy từng đọc bài tham luận tại Hội thảo hè "Vấn đề tranh chấp Biển Đông" (New York, 1998), phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc với nhiều lý lẽ khoa học xác đáng.
    Trung Quốc coi gần như toàn bộ Biển Đông là thuộc lãnh thổ của mình.
    Vì đâu giới nghiên cứu Việt Nam yếu thế?
    TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) nhận xét: "So tương quan lực lượng với Trung Quốc trong chuyện nghiên cứu về lãnh hải, thì các công trình của học giả Việt Nam vừa ít ỏi, manh mún về số lượng, lại vừa không được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội".
    Ai cũng biết rằng điều kiện cần để có bài viết khoa học là một quá trình nghiên cứu tập trung cao và kéo dài. Nghiên cứu về vấn đề lãnh hải và HS-TS lại càng khó khăn hơn, nó đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, kinh phí.
    Người nghiên cứu phải có khả năng tiếp cận với các tài liệu cổ bằng nhiều thứ tiếng khó (Hán, Nôm, Pháp, Anh, thậm chí tiếng Latin), phải bỏ chi phí mua tài liệu, đi thực địa, trao đổi tìm kiếm thông tin, v.v... Đổi lại, mỗi bài viết trên các tạp chí của Việt Nam được nhận vài trăm nghìn đồng nhuận bút.
    Còn việc đưa bài viết ra tạp chí quốc tế thì gần như không tưởng, bởi thật khó để các nhà khoa học dồn sự nghiệp cho cả một công trình nghiên cứu để rồi không biết? đi về đâu, có được đăng tải hay không. Thiếu kinh phí, khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu "nhạy cảm" là những vật cản lớn. Chỉ riêng việc dịch bài viết sang một thứ tiếng quốc tế, như tiếng Anh hay tiếng Trung, cũng đã là vấn đề.
    Bìa lót của cuốn sách nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp, của tác giả Chi-kin Lo (Hong Kong), xuất bản tại London năm 1989. (Ảnh: Mai Thi)
    Một nhà nghiên cứu độc lập, ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: "Ở Trung Quốc, việc tuyên truyền về HS-TS và lãnh hải được phân chia thành ba cấp. Cấp thấp nhất là cấp phổ thông, cho quần chúng. Cấp hai và cấp ba là cho các độc giả có trình độ cao hơn và các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Như ở Việt Nam thì chẳng cấp nào phát triển cả".
    Không có văn bản quy định chính thức, nhưng tài liệu liên quan tới lãnh hải, biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên được coi là "nhạy cảm", "mật", và một cá nhân khó mà có đủ tư cách để "xin" được nghiên cứu về HS-TS hay chủ quyền đất nước.
    Ông Quân, với tư cách nhà nghiên cứu độc lập, gặp khó khăn tương đối trong việc tiếp cận các tài liệu khoa học phục vụ cho công việc. Dĩ nhiên là chẳng bao giờ ông được mời tham dự những hội thảo chuyên đề về lĩnh vực mình nghiên cứu - thường chỉ dành cho những nhà khoa học đã có biên chế chính thức ở một cơ quan nhà nước nào đó.
    Với một cá nhân là như vậy. Với các viện nghiên cứu trực thuộc Nhà nước, tình hình cũng không khả quan hơn. TS Nguyễn Xuân Diện nhận xét: "Về nguyên tắc, phải là cấp trên đặt hàng, cấp dưới đề đạt lên. Nếu Nhà nước không đặt hàng, các cơ quan chuyên môn có khả năng làm cũng e dè không muốn đề xuất. Các cá nhân nghiên cứu độc lập thì không thể có điều kiện thuận lợi về sưu tập tư liệu, điền dã thực địa, công bố kết quả của đề tài".
    Không tiếp cận được với các công trình nghiên cứu chuyên sâu đã đành, người dân còn không được giới truyền thông cung cấp thông tin và kiến thức về chủ quyền đất nước. Trong khi, trên thực tế, "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" - như khẳng định của Bộ Ngoại giao.
    Chúng ta có thể làm gì?
    Về bản chất, nghiên cứu khoa học là các nỗ lực cá nhân, tuy nhiên, với những vấn đề thuộc diện "công ích" như tranh chấp chủ quyền, thì Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
    Nhà nước phải đặt hàng giới nghiên cứu, tạo thành một chiến lược lâu dài và bài bản, đồng thời để cho giới truyền thông diễn giải và phổ biến những công trình nghiên cứu chuyên sâu tới quần chúng sao cho tất cả mọi người đều có ý thức về chủ quyền đất nước.
    Một số học giả người Việt Nam ở nước ngoài gợi ý rằng, cách tốt nhất là Nhà nước "xã hội hóa" công việc nghiên cứu khoa học, bằng cách tạo điều kiện để xã hội dân sự (tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, quỹ...) tài trợ cho các dự án khoa học, tạo điều kiện, thậm chí "luật hóa", để người nghiên cứu được tiếp xúc với thông tin khi cần.
    Một điểm cần lưu ý là hoạt động nghiên cứu phải mang tính liên ngành, toàn diện, trên mọi lĩnh vực: văn bản học, khảo cổ, địa chất lịch sử, thổ nhưỡng, công pháp quốc tế...Theo quy luật số lớn, số lượng nghiên cứu càng nhiều thì khả năng có những công trình chất lượng càng cao.
    Sau hết, không thể thiếu nỗ lực công bố các công trình nghiên cứu đó ra diễn đàn quốc tế, nỗ lực diễn giải và phổ cập chúng tới người dân trong nước, cũng như, thông qua chính sách "ngoại giao nhân dân", tới được dư luận quốc tế và cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài.
    Đoan Trang
    http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6361/index.aspx
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này