1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qvietdn

    qvietdn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    385
    Tin từ đài tiếng nói VN chiều ngày 16/03: Tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ đã phái 2 trực thăng giải cứu 1 tàu buôn Việt Nam thoát khỏi hải tặc Somaly.
  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    @ Bác CuongCalo:
    - Mình thấy là Trung Quốc có sơ hở khó giải thích vì "Phần Hoàng sa" hiện nay Trung Quốc có được là nhờ trận hải chiến năm 1974 - Đánh chiếm trong tay VNCH. Nếu vào năm 1974 - Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đang giữ Hoàng sa thì Trung Quốc cũng phải đánh y như vậy mới chiếm được Bác à!
    - Đúng là cũng nên (có cơ quan) xem lại nội dung các hiệp ước bất bình đẳng của Nhà Thanh bên Tàu ký với Nhật và các nước phương tây - Nội dung các hiệp ước của Việt nam từ thời Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) ký với Nhà Thanh (nếu có), Nhà Nguyễn ký với Pháp - Cho đến các hội nghị 1945 - 1954 - 1973 về chiến tranh Việt Nam cho đến nay.
    HiHi! Không biết Trung Quốc đã ký những gì trong đó và có được điều nầy hay không: "Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc không phải của Việt nam đâu nha!" - Nếu có thì nguy thật sự rồi - Việt nam là nước nhỏ mà cả gan đi xâm lược nước lớn ... lại còn là từ thời phong kiến!?.
    TRÂN TRỌNG!
  3. khoihung

    khoihung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt mấy nội dung về VN của báo cáo đầu năm 2009.
    - VN đã nhận thêm 1 chiếc Tarantul V thứ 2 trong năm 2008.
    - Nga đang upgrade Pechora của VN lên chuẩn Pechora-2A
    - VN đã mua thêm hàng trăm con Igla-S (SA-24)trong năm 2008.
    (Hình như Igla-S này là phiên bản cải tiến của Igla cũ mà VN mua dây chuyền sản xuất )
    - license sản xuất 12418 missile corvettes ở Vn vẫn đang tiến triển.
    -Vn sẽ nhận Gepard 3.9 từ Zelenodolsk Yard
    - Vietnam received its second Project 12418 (Tarantul V class) missile corvette equipped with the Uran-E (SS-N-25) anti-ship missile system.
    - Venezuela and Vietnam each purchased the Igla-S (SA-24) man-portable SAM systems,
    - . The licensed construction of the Project 12418 missile corvettes in Vietnam will continue
    - Vietnam should receive its first Project 11661 Gepard-3.9 light frigate from the Zelenodolsk Yard
    - Vietnam
    Project 12418 (Tarantul V class) missile corvettes
    12
    2003
    2007?"2011
    83.3*
    1*
    2
    Contract value $1 billion. Ten of twelve ships will be produced under license in

    http://mdb.cast.ru/mdb/1-2009/item3/article1/
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Căng thẳng biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam
    Căng thẳng biển Đông
    Trong những ngày gần đây việc tranh chấp tại vùng biển Ðông và những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại trở nên một đề tài nóng. Tàu không vũ trang Impeccable của Mỹ chạm trán với hải quân Trung Quốc và nay Mỹ phải điều động hạm đội đến vùng biển; Tổng thống Philippinnes vừa ban hành luật lãnh hải tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Scarborough và Trung Quốc tổ chức các chuyến du lịch trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm toàn bộ quần đảo từ năm 1974 từ Việt Nam.
    Hiện nay, trong ngôn ngữ gặp trên một số báo chí văn thư hay có thói quen gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là ?obiển Nam Trung Hoa? (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa công pháp quốc tế là biển này thuộc Trung Quốc.
    Vì vậy, Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn và biển này là cửa ngõ chính của Việt Nam nhìn ra biển lớn.
    Biển Đông không những là nơi có nhiều nguồn tài nguyên về mỏ năng lượng (như dầu mỏ) mà còn cung cấp nguồn hải sản cho các nước quanh vùng.
    Hơn thế nữa, biển Ðông còn là hành lang của các hải thuyền quốc tế qua lại tấp nập từ vùng biển Ấn Độ Dương lên Ðông Bắc châu Á.
    Cho đến gần đây, theo luật và theo thông lệ quốc tế, các nước quanh vùng biển này được coi như có chủ quyền lãnh hải như vẽ trong bản đồ (lằn xanh) và khu hải phận quốc tế tàu bè vẫn được tự do qua lại. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc công bố bản đồ chủ quyền là vùng lãnh hải hầu như độc quyền chiếm hết đảo và biển của vùng này (xem bản đồ, lằn đỏ) .
    Lập trường các bên
    Liên quan đến vùng biển Ðông, lập trường các quốc gia liên quan thuộc 2 nhóm chính như sau :
    1. Sự việc hạn đăng ký chủ quyền hải phận quốc gia với Liên Hiệp Quốc có thời hạn là ngày 13/5/2009 nên các quốc gia đã phải lên tiếng về chủ quyền lãnh hải của mình. Việc Philippines nhảy vào tranh chấp mạnh và Tổng thống nước này ban hành luật lãnh hải là một hành động công bố chủ quyền biển của mình.
    Mới đây Malaysia cũng đã lên tiếng. Phần lãnh hải họ chủ trương hầu hết ở những nơi gần lãnh hải hiện nay của họ mà Trung Quốc coi là của mình (xem bản đồ biển Trung Quốc vẽ "cái lưỡi bò" chiếm hết các đảo và vùng biển không kể gì đến các nước khác).
    Việt Nam và các nước Ðông Nam Á khác hầu như chỉ tranh MỘT PHẦN BIỂN và ÐẢO. Riêng Trung Quốc với lợi thế của nước lớn (với sức mạnh của một siêu cường khu vực về kinh tế và quân sự) đã chủ trương chiếm TẤT CẢ VÙNG BIỂN và ÐẢO của khu vực này.
    Trong các nước, Trung Quốc là nước siêu cường có ưu thế quân sự, kinh tế mạnh nhất, có thể chèn ép bất kỳ nước Ðông Nam Á nào trong cuộc tranh giành tay đôi với Trung Quốc.
    2. Mỹ, Nhật và các quốc gia khác chủ trương đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi hải phận quốc tế ở biển Đông. Các quốc gia này không chủ trương đòi chiếm hữu đảo và chủ quyền lãnh hải, chủ quyền khai thác kinh tế, tài nguyên tại khu vực; mà chỉ đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi lãnh hải quốc tế. Họ muốn duy trì đường hải hành này để tránh cho tàu bè phải đi vòng ra biển Thái Bình Dương xa hơn, ngoài bờ Ðông của Philippines.
    Việc Mỹ mang chiến hạm đến để bảo vệ tàu Impeccable được giải thích là Mỹ muốn duy trì con đường biển quốc tế này. Xung đột với hải quân Trung Quốc xảy ra vì toàn bộ vùng biển này bị Trung Quốc chủ trương chiếm hữu (mặc dù chủ trương của riêng Trung Quốc không được quốc tế thừa nhận).
    Theo thông lệ quốc tế về đường biển, vùng biển này cần có khu hải phận quốc tế, có khu vực đặc quyền kinh tế của các nước có bờ biển và mọi người được tự do đi lại. Việc Mỹ chủ trương giữ quyền đi lại tự do trong khu vực lãnh hải quốc tế này là rất quan trọng đối với các nước Ðông Nam Á, vì nó giới hạn sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc. Do đó các nước Đông Nam Á có bờ biển tại vùng biển này cần ủng hộ chủ trương giới hạn sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc.
    Khi Trung Quốc đã hoàn tất việc độc chiếm toàn bộ vùng biển Đông qua đường ranh giới của tấm bản đồ "lưỡi bò", thọc sâu xuống phía Nam và chiếm lĩnh toàn bộ khu vực biển, lúc đó họ sẽ bắt các nước đi qua, kể cả Việt Nam, phải xin phép Trung Quốc bằng sức ép kinh tế và quân sự.
    Sự va chạm giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra năm 2001 và nay lại xảy ra là một thời cơ cho các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn Trung Quốc có cơ hội nói lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc mình.
    Lựa chọn cho Việt Nam
    Đứng trước tình thế mới hiện nay, để bảo vệ quyền lợi của mình, theo thiển ý của người viết, Việt Nam nên có suy nghĩ để hành động như sau:
    Qua những phản ứng của các quốc gia khu vực biển Ðông và quốc tế đối với chủ trương của Trung Quốc cho ta thấy:
    1. Việc tranh chấp này chứng tỏ rằng các nước không chấp nhận toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.
    2. Vấn đề tranh chấp đang trở thành tranh chấp quốc tế.
    3. Vấn đề tranh chấp biển Ðông phải là sự thảo luận và phân chia theo luật pháp quốc tế và được quốc tế bảo vệ .
    4 .Tranh chấp vùng biển Ðông càng nhiều quốc gia càng làm cho cuộc tranh chấp trở thành một vấn đề quốc tế , đa phương, không là sự tranh chấp tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc (hoặc nước khác với Trung Quốc), trong khi Trung Quốc giữ ưu thế về nhiều mặt.
    Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. ?oĐường lưỡi bò? của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.
    Sự tranh chấp hiện nay có thể có hai quan điểm đối với Việt Nam:
    1. Nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc và một số ít các nước khác công nhận sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc?
    2. Nên ủng hộ tập quán quốc tế là các nước trên thế giới có quyền hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển?
    Thoạt nhìn, có thể có người nghĩ rằng quan điểm thứ nhất có lợi cho Việt Nam. Vì hiện nay Việt Nam không có nhiều khả năng hay nhu cầu để hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là bên ngoài biển Đông.
    Ngược lại, nhiều nước trên thế giới có khả năng hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với cách nhìn này thì có vẻ quan điểm số 1 như của Trung Quốc sẽ cản trở những nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và như vậy tốt cho quyền lợi của Việt Nam trong sự bảo vệ của Trung Quốc.
    Tuy nhiên, quan điểm thứ nhất này không phải là tối ưu vì những lý do sau:
    Ngày nay, không có nước nào nước bên ngoài biển Đông đe doạ sự vẹn toàn lãnh thổ hay nền độc lập của Việt Nam. Ngay cả những nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông cũng không có yêu sách trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền Việt Nam, Côn Đảo, Phú Quý và các đảo ven bờ.
    Vì vậy, nếu những nước này có hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế này mà không gây thiệt hại cho kinh tế và tài nguyên, như UNCLOS đòi hỏi, thì điều đó không gây thiệt hại cho Việt Nam.
    Vì vậy, việc ủng hộ duy trì tập quán quốc tế không có hại cho Việt Nam.
    Và nếu Việt Nam ủng hộ quan điểm là các nước khác không có quyền hoạt động quân sự, khảo sát, đo đạc, do thám trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì trên thực tế điều đó cũng không đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.
    Lý do là ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ không công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà sẽ cho rằng phần lớn vùng biển đó là của Trung Quốc, và họ vẫn sẽ có hoạt động quân sự trong phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Như vậy, sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc sẽ không có nhiều ích lợi cho Việt Nam hiện nay và lâu dài mà chỉ có ích cho Trung Quốc nhiều hơn.
    Nguy hiểm hơn cho Việt Nam, nếu Trung Quốc thành công trong việc biến vùng đặc quyền kinh tế của họ thành vùng đặc quyền quân sự thì điều này sẽ tăng khả năng cho họ đòi hỏi là vùng biển bên trong ranh giới lưỡi bò cũng là vùng đặc quyền quân sự của họ, và tăng khả năng họ thành công trong đòi hỏi đó.
    Như vậy, ủng hộ quan điểm 1 của Trung Quốc sẽ rất có hại cho Việt Nam.
    Vì những lý do trên :
    - Việt Nam tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng biển Ðông .
    - Việt Nam cần mau chóng hoàn thành bản đồ lãnh hải vùng biển đông để đăng ký với LHQ trước ngày 13/5/2009, Việt Nam cương quyết khẳng định lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc mình trước công pháp quốc tế và LHQ, bảo vệ cửa ngõ ra khơi của con tàu Việt Nam đang tiến ra biển lớn.
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495

    Mời Các bác xem bài này trên BBC và góp ý thêm xem nước mình nên làm gì để xây dựng nội lực vững mạnh nhé

    Xây nội lực để chống thách thức
    Cuộc đối đầu trên Nam Hải giữa tàu chiến Trung Quốc và tàu Mỹ cho thấy siêu cường duy nhất trên thế giới và siêu cường đang nổi lên tìm mọi cách thiết lập sự thống lĩnh trên biển.
    Địa điểm xảy ra tranh chấp la? khoảng 120 cây số phía Nam đảo Hải Nam, không xa bờ biển Việt Nam. Vậy chiến lược tồn tại của Việt Nam trong cuộc tranh chấp của hai nước lớn ra sao?
    Đài BBC đã nói chuyện với tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người có nhiều năm nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    TS Nguyễn Nhã : Bất cứ một giai đoạn nào phải đối đầu với thế lực nước ngoài, nước mình phải thật hùng cường. Nội lực của mình phải hùng cường. Tôi nghĩ trong thời gian qua, sau chiến tranh lạnh rồi chiến tranh nóng, mỗi người Việt Nam, kể cả lãnh đạo, đều là nạn nhân của thời cuộc. Chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình là khi đaf là nạn nhân của thời cuộc thì mọi điều trong quá khứ mình phải bỏ qua. Những nước thù nghịch với nhau trong chiến tranh lạnh, hay là trước nữa như người Mỹ với người Nhật, họ đã trở thành đồng minh của nhau, thi? người Việt Nam cũng có thể la?m như vậy.
    BBC: Có cách nào để làm được chuyện đó, thưa ông?
    TS Nguyễn Nhã : Theo tôi những người có trách nhiệm, những người có nhiệt tâm đối với đất nước phải đi trước để giải quyết những vướng mắc mà chiến tranh lạnh và chiến tranh nóng vừa rồi để lại. Đó là chiến lược để mình đoàn kết xây dựng nội lực, là trách nhiệm của rất nhiều phía chứ không của riêng ai.
    BBC: Làm sao để quốc gia hùng cường?
    TS Nguyễn Nhã : Khi giải quyết các vấn đề đó rồi, vướng mắc thuộc về tâm lý, kể cả hận thù của mỗi người sẽ được giải tỏa. Khi ấy mỗi người phải có một kế hoạch nhỏ, góp sức để đất nước hùng cường. Giống như người Nhật sau chiến tranh, theo tôi một trong nhưfng điê?u hay của họ là đặt phát triển của đất nước lên hàng đầu, gạt sang một bên mọi việc cá nhân. Và tôi nghĩ cuối cùng người Việt Nam mình cũng có thể làm như thế.
    BBC: Qua vụ đối đầu gần đây tại biển Đông giữa tàu Trung Quốc và tàu Hoa Kỳ, liệu chúng ta có cần lo ngại không khi bờ biển Việt Nam quá dài nhưng khả năng phòng thủ hay bảo vệ của chúng ta quá yếu?
    TS Nguyễn Nhã: Nước nhỏ thì có cách của nước nhỏ. Nước lớn có cách của nước lớn. Sự kiện vừa rồi là điều ta không nên lo, mà có khi lại là điều ta lấy làm mừng. Tại vì vấn đề hải phận quốc tế này không thể để cho bất cứ một nước nào hoành hành được. Khi mà các thế lực họ đụng chạm đến nhau, đó là điều mình không muốn nhưng nghĩ theo cách khác, đối với nước nhỏ, thì như thế là một điều cũng tốt. Vấn đề tranh chấp trở thành đa phương có dính đến nước lớn từ phương xa để người ta không cậy cái nước lớn ở ngay sát mình, thì tôi thấy cái hướng đó là cái hướng rất thuận lợi cho Việt Nam. Và dĩ nhiên nếu như người Việt Nam nhận thức được điều này, tôi cho rằng đó là hướng tốt cho mình.
    BBC: Cuộc chạm trán trên biển đã đặt ra một số câu hỏi, và có thể những người thực dụng cho rằng tại sao Việt Nam không dựa vào một lá chắn phòng thủ của một quốc gia hàng đầu về quân sự nào đó, để nhận được sự bảo vệ trong tương lai? Theo ông ý nghĩ như vậy có nên bàn ra trong lúc này không và liệu nó có giá trị gì ở Việt Nam?
    TS Nguyễn Nhã : Ý kiến thì cứ việc ý kiến thôi nhưng theo tôi bất cứ thời đại nào nhà nước cufng có trách nhiệm, và làm tròn trách nhiệm này. Tôi thấy từ trước đến nay ông cha mình rất là khôn ngoan trong ngoại giao đối với nước bên cạnh của mình. Đối với nước lớn, ông cha của mình đối xử theo kiểu "thần phục giả vờ mà độc lập thật sự", từ xưa đến nay đều làm như thế.
    Đó là ngày xưa. Còn bây giờ hoàn cảnh đaf khác. Ngoại giao hiện nay khác. Sự việc xảy ra cufng khác. Tôi cho rằng dựa vào sức mạnh của riêng một nước nào đó có cái hay nhưng cũng có cái dở. Theo tôi nhà lãnh đạo cũng nên cân nhắc để làm cho đúng lúc, đúng thời điểm va? có lợi nhất.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090313_vietchina_sea_conflict.shtml
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 17/03/2009
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Có lẽ con Gẻpát đầu tiên sẽ nhắm hướng vịnh Aden
  7. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Lơ tơ mơ bọn hải tặc nó thịt mất con Gẻ đòi tiền chuộc thì cả nước cứ gọi là luyện Uất ức thần chưởng
  8. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam theo dõi sát tàu Trung Quốc ở Biển Đông

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Đông.
    Mỹ-Trung "đụng độ" trên Biển Đông
    Ngày 17/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng một lần nữa nhắc lại lập trường "rõ ràng" của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Ra với Trường Sa. Ảnh: VNN
    "Việt Nam quan tâm và sẽ theo dõi sát hoạt động của tàu Ngư Chính 311 ở Biển Đông. Mọi hoạt động khai thác hải sản và tài nguyên biển ở Biển Đông cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của các nước liên quan theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", ông Lê Dũng nhấn mạnh.
    Trung Quốc đã phái chiếc tàu Ngư Chính 311 - tàu tuần tra ngư trường hiện đại nhất - tới Biển Đông sau vụ đối đầu trên biển với tàu Mỹ và sau khi Philippines ra một tuyên bố mới về khu vực tranh chấp.
    Tàu Ngư Chính 311 nặng 4.450 tấn, dài 135m, rộng 15,5m, là chiếc tàu lớn nhất trong hạm đội tàu tuần tra ngư trường, có thể đạt tốc độ tối đa 37km/h.
    Hôm 15/3, tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin, chiếc tàu tuần tra trên sẽ làm nhiệm vụ tại nơi được gọi là vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Trung Quốc tại lãnh hải tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    "Tàu tuần tra sẽ bảo vệ chủ quyền cũng như quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc ở Biển Nam Hoa (Biển Đông - ND). Chúng tôi sẽ mở rộng đội tàu tuần tra trong 3 - 5 năm nữa", Wu Zhuang, Cục trưởng Cục các vấn đề đánh cá và cảng cá ở Biển Đông cho hay.
    Hôm 8/3, một vụ đụng độ trên biển đã xảy ra giữa tàu thăm dò của hải quân Mỹ và một số tàu của Trung Quốc. Lầu Năm Góc cáo buộc 5 tàu của Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò USNS Impeccable của Mỹ tại lãnh hải quốc tế trên Biển Đông.
    Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố, tàu Impeccable đã vi phạm luật biển của Trung Quốc và quốc tế.
    Căng thẳng tiếp tục tăng và Mỹ đã phái tàu khu trục tới Biển Đông để bảo vệ tàu thăm dò hải quân
  9. ngr040

    ngr040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    "Không thể giữ chủ quyền chỉ bằng cảm tính"
    06:51'' 18/03/2009 (GMT+7)
    - Lần đầu tiên, một cuộc hội thảo mở bàn về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đã được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/3. Hơn 70 nhà nghiên cứu của Việt Nam, cả trong nước và nước ngoài, nghiên cứu của nhà nước và nghiên cứu độc lập tham dự hội thảo.
    Đây là cuộc gặp đầu tiên trong khuôn khổ một loạt các hoạt động nhằm đẩy mạnh việc thu thập, nghiên cứu tài liệu về Biển Đông, giúp tìm căn cứ pháp lý và luận cứ khoa học, giúp ích cho Việt Nam trong quá trình xử lý vấn đề biên giới trên biển.
    Những người tổ chức hội thảo kì vọng trong thời gian tới, hội thảo sẽ được mở ở tầm quốc tế và sẽ có cả những cuộc thảo luận tay đôi giữa giới học giả Việt Nam và Trung Quốc về những vấn đề liên quan.
    Nhìn Biển Đông trong chiến lược chung của Trung Quốc
    Các chuyên gia cho rằng phải nhìn vấn đề Biển Đông không chỉ là câu chuyện tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo mà phải trong chiến lược chung của cường quốc đang lên Trung Quốc.
    Vấn đề Biển Đông bao gồm ba khía cạnh: Vấn đề Hoàng Sa, vấn đề Trường Sa và đường biên giới chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố.
    Đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra được các học giả đánh giá là thiếu cơ sở pháp lý và thể hiện rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này.
    TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Chiến lược, Bộ Công an cho rằng, dầu và khí đốt chỉ là mục tiêu trước mắt nhưng lâu dài là vấn đề địa chiến lược, địa chính trị của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    "Hoàng Sa và Trường Sa như hai đồn biên phòng trên biển. Ai chiếm giữ được Hoàng Sa và Trường Sa, người đó sẽ khống chế được Biển Đông, khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, tức là nắm giữ được yết hầu kinh tế của các quốc gia Đông Bắc Á, từ đó đẩy Mỹ ra khỏi khu vực?"
    Tuy nhiên, nhiều người nhận định, dùng vũ lực để độc chiếm sẽ không phải là lựa chọn của Trung Quốc, ít nhất vào thời điểm này, khi thời và thế chưa đạt. Những tuyên bố cấp cao song phương Việt - Trung đều khẳng định giải quyết bằng phương pháp hòa bình các tranh chấp và tìm giải pháp hợp tác cùng phát triển. Hơn nữa, những ràng buộc pháp lý quốc tế trong điều kiện hiện nay sẽ buộc Trung Quốc phải cân nhắc cẩn trọng.
    "Việc sử dụng vũ lực sẽ được Trung Quốc cân nhắc giống như Mỹ đã từng suy đi xét lại việc bấm nút cho nổ ngòi hạt nhân vậy", một chuyên gia về Trung Quốc nói.
    Giải quyết vấn đề Biển Đông, vì thế, đứng trước hai lựa chọn: Xử lý bằng pháp lý hoặc bằng đàm phán.
    Chuẩn bị hồ sơ pháp lý
    Theo nhiều học giả, đã đến lúc Việt Nam phải tính các phương án, kịch bản khác nhau và đưa ra lộ trình đàm phán thực chất với Trung Quốc và các bên liên quan (trong trường hợp Trường Sa) về hai quần đảo này.
    "Chuẩn bị luận cứ pháp lý là yêu cầu đầu tiên và phải là chính", TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật biển và hàng hải quốc tế, ĐHQG Hà Nội nói. Các luận cứ lịch sử, luận cứ địa lý cũng rất quan trọng nhưng chỉ là luận cứ tham khảo.
    ?oChủ quyền là thiêng liêng và không thể nhân nhượng, thế nhưng không thể giữ chủ quyền chỉ bằng cảm tính. Chúng ta phải đấu tranh bằng cơ sở pháp lý, bằng những bằng chứng không thể chối cãi?, một chuyên gia của Viện KHXH Việt Nam nói.
    Chuẩn bị tốt hồ sơ pháp lý, Việt Nam sẽ có điều kiện thắng trên cả mặt luật pháp và công luận.
    Các nhà nghiên cứu đặt vấn đề, Việt Nam cũng cần cân nhắc việc có đạo luật về đường cơ sở. Làm như vậy, chúng ta sẽ tạo ra khung pháp lý rõ ràng, từ đó, bất kì vi phạm nào chúng ta đều có thể xử lý dễ dàng. Mới đây. Philippines cũng đưa ra đạo luật về đường cơ sở mới.
    Với Trung Quốc, Việt Nam cần tận dụng quan hệ tích cực giữa hai nước, đẩy vấn đề đang còn tồn đọng giữa hai bên. "Trong quan hệ quốc tế phải minh bạch. Có những vấn đề phải đặt lên bàn đối tác mới giải quyết được, càng tù mù càng khó", ông Nguyễn Xuân Thắng nói.
    Việc xử lý tranh chấp trên biển phải gắn với xây dựng và thực thi một chiến lược biển nghiêm túc và đầy đủ, không phải chỉ là chiến lược kinh tế biển, vốn có trên văn bản là chính như hiện nay.
    Giải quyết phân tán nguồn lực
    Muốn vậy, các học giả nhấn mạnh, Việt Nam phải chuẩn bị kĩ lưỡng, xây dựng lực lượng đàng hoàng, để nói được, trao đổi được với đối tác. Đại diện Quỹ nghiên cứu Biển Đông gợi ý Việt Nam có thể cấp học bổng từ ngân sách nhà nước cho các nghiên cứu viên đi đào tạo ở nước ngoài về luật biển quốc tế.
    Điều đáng tiếc là, ngay cả với lực lượng hiện tại vốn mỏng và được đánh giá là ?okhông cân sức? so với Trung Quốc, "hình như Việt Nam cũng chưa sử dụng, chưa biết sử dụng, khai thác kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, chưa biết tập hợp đội ngũ. Nhiều nhà nghiên cứu làm về biển Đông có ấn tượng hình như mình làm gì sai?", một học giả nêu.
    Không chỉ mỏng, nguồn lực làm về Biển Đông còn bị phân tán. Nhiều tài liệu quý hiếm đã biến mất cùng với sự ra đi của người giữ chúng. Việc tiếp cận để tra cứu, khai thác tư liệu gặp nhiều trở ngại. Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã phải đối mặt với chuyện ?obiết có tư liệu quý mà không lấy được?.
    Giới nghiên cứu thừa nhận hiện nay, nghiên cứu về Biển Đông vừa yếu vừa thiếu. Thế nhưng, "hình như một lực lượng rất lớn và có giá trị là các học giả Việt Nam ở nước ngoài lại đang bị bỏ quên?, bà Trần Thị Ái Liên nêu.
    Việt Nam và Trung Quốc có thể ?otạm gác tranh cãi cùng khai thác? trên biển Đông, có lí nào người Việt Nam trong nước và người Việt Nam ngoài nước lại không thể ?otạm gác tranh cãi? để cùng đấu tranh cho chủ quyền và cương giới lãnh thổ?
    Sức mạnh dân tộc bao gồm tăng cường nội lực và đoàn kết nội bộ, cùng với sức mạnh thời đại chính là cơ sở pháp lý vững chắc, tính chính nghĩa của Việt Nam chính là điều kiện để Việt Nam có thể giành thắng lợi trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ này.
    * Phương Loan
    Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/836677/
  10. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
    I- Tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    Như chúng ta đã biết, từ sau 1975, đặc biệt sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, cục diện thế giới đã có những biến đổi cực kỳ sâu sắc, phong phú, phức tạp, mau lẹ và khó lường. Đối tác, đối tượng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta cũng có những đặc điểm mới, biến động mới, khác trước. Cùng với quá trình đổi mới đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện, tình hình trong nước cũng xuất hiện nhiều đặc điểm mới với cả thời cơ lớn và những thách thức gay gắt, nguy cơ mới.
    Nhận thức kịp thời và sâu sắc những vấn đề trên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa IX) về ?oChiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới? đã khẳng định một hệ thống quan điểm mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc với 6 nội dung không tách rời nhau: ?oMột là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa?.
    Quan niệm trên là một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, không chỉ là sự tổng kết thực tiễn quá khứ mà còn là dự báo chính xác những vấn đề của tương lai trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
    Trước đây, tư duy về bảo vệ Tổ quốc của chúng ta thường chú trọng đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay gắn mục tiêu trên với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình mới, nhằm bảo đảm vững chắc an ninh sinh tồn và an ninh phát triển của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta khẳng định, không chỉ bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, mà còn là bảo vệ nhân dân, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng; chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và bọn ********* bên trong cấu kết với nhau; ?odiễn biến hòa bình? của chủ nghĩa đế quốc, chống ?otự diễn biến? trong nội bộ ta.
    Trước đây, trong điều kiện phải chiến đấu chống xâm lược, giải phóng Tổ quốc, tư duy chiến lược của chúng ta về bảo vệ Tổ quốc thiên về dùng vũ trang chống lại sự tấn công từ bên ngoài là chủ yếu. Ngày nay, trong điều kiện rất mới của quốc tế và trong nước, một mặt phải chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang cần thiết để giữ vững hòa bình, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch trong mọi tình huống; mặt khác, tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nhấn mạnh sức mạnh và các biện pháp phi vũ trang để giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà không phải tiến hành chiến tranh, ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh, phát triển đất nước về mọi mặt theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Về đối tượng, đối tác, tư duy bảo vệ Tổ quốc, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của chúng ta đã có sự phát triển, đổi mới. Chúng ta nhận thức về đối tượng và đối tác linh hoạt, uyển chuyển và biện chứng hơn; chúng ta cũng ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại, sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại với kinh tế - tức là chúng ta nhận thức toàn diện, sâu sắc, biện chứng hơn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Đó là một thành quả mới về lý luận bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta.
    Về quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, có những nội dung đặc biệt quan trọng sau:
    Thứ nhất, khẳng định lợi ích quốc gia - dân tộc, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
    Thứ hai, xác định nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Kế thừa truyền thống giữ nước của cha ông là ?okhoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước?, sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, phát triển kinh tế là trung tâm, là một trong những nhân tố quan trọng bảo vệ Tổ quốc bảo đảm an ninh, kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đặt vấn đề an ninh trong mối quan hệ tổng thể và toàn diện, không tách rời an ninh, quốc phòng với các lĩnh vực khác.
    Thứ ba, kiên trì chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước.
    Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: ?oSức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chính là sức mạnh tổng hợp. Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định?.
    Sức mạnh tổng hợp của đất nước là kết quả của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mọi nguồn lực của nhân dân, không chỉ các tầng lớp nhân dân ở trong nước, mà còn có sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam yêu nước làm ăn sinh sống, định cư ở nước ngoài.
    Để tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn diện của đất nước, chúng ta có thể và có điều kiện thuận lợi để khai thác thế đan xen lợi ích giữa nước ta với các nước lớn và các nước trong khu vực; khai thác thế mạnh của địa - chính trị, địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hóa và mối quan hệ đa phương, đa dạng hóa trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
    Về an ninh và đối ngoại trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    Chúng ta ngày càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại đối với quốc phòng; sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh - đối ngoại với kinh tế vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ xa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này