1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pomme33

    pomme33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại lên tiếng 1 lần nữa về bô-xít ở Tây Nguyên. Cho thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với VN. Xem tin ở Vietnamnet:
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/840943/
    Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    "Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
    Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
    Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.
    Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.
    Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.
    Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp"
    Đọc các bài liên quan tới bô-xít ở TN mà sao thấy lo quá.
  2. khduy84

    khduy84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay hình như tàu chiến Ấn Độ đến HP rồi các bác ạ... Em thấy bọn thuỷ thủ Ấn đi đầy đường... Quả này là 5000 thiết bị của Ấn cung cấp cho HQVN đã về đến nơi...
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Hai tàu Hải quân Ấn Độ thăm Hải Phòng
    Sáng 9/4, hai tàu Hải quân Cộng hòa Ấn Độ mang tên Ins-Mumbai và Ins-Ranvir do thiếu tướng Anura G Thapliyal, Tư lệnh Hạm đội miền Đông Hải quân Ấn Độ dẫn đầu đã cập Cảng Đình Vũ (Hải Phòng) trong chuyến thăm bốn ngày tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Đây là hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội, lực lượng hải quân hai nước cũng như tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Ấn Độ.

    Theo chương trình, chỉ huy hai tàu Hải quân Ấn Độ sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng; làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu Ba; đi thăm tượng đài nữ tướng Lê Chân, thăm Trường nuôi dạy trẻ mồ côi Hải Phòng...

    Dự kiến, đoàn hải quân Ấn Độ sẽ đi thăm một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.

    Hai tàu Ins-Mumbai và Ins-Ranvir là loại tàu khu trục, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, đặc biệt là có tên lửa dẫn đường. Cả hai tàu có thể đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ.

    Ins-Mumbai có nhiệm vụ bảo vệ bờ biển thành phố Mumbai, thủ phủ kinh tế của Ấn Độ. Tàu Ins-Ranvir có thể chống với điều kiện chống hóa chất, hạt nhân và sinh học trên biển.

    Đặc biệt, mới đây tàu Ins-Ranvir đã được nâng cấp trang bị tên lửa lên thẳng Brahmos Anti Ship, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak, hệ thống chiến đấu điện tử Sews VS... và là tàu có sức mạnh nhất trong lực lượng Hải quân Ấn Độ./.

    Vũ Văn Đức (Vietnam+)
    http://www.vietnamplus.vn/home/chinhtri/200904099024613673
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 09/04/2009
  4. khduy84

    khduy84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tàu khu trục trang bị tên lửa lớp Delhi - INS Mumbai của hải quân Ấn Độ.
    INS-Ranvir
    Được khduy84 sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 09/04/2009
  5. pomme33

    pomme33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    (Theo vnn) Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô-xít Tây Nguyên
    - Kết luận hội thảo khoa học về các dự án bô xít Tây Nguyên ngày 9/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tiếp tục triển khai thí điểm dự án Tân Rai trên cơ sở tăng cường giám sát. Riêng dự án Nhân Cơ, Chính phủ phải đợi có báo cáo tác động môi trường bổ sung mới có thể xem xét triển khai tiếp. Chính phủ cũng sẽ điều chỉnh quy hoạch ngành bô xít và đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án này.
    Đây cũng là kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật (VUSTA) cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới chuyên gia độc lập có mặt tại hội thảo.
    Không phát triển với bất cứ giá nào
    Với 11 báo cáo khoa học và 23 ý kiến thảo luận, các đại biểu đã cùng mổ xẻ hiệu quả kinh tế, tác động môi trường ?" văn hóa ?" xã hội của các dự án bô xít Tây Nguyên.
    Qua hội thảo, có thể thấy còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chương trình bô-xít Tây Nguyên. Mặc dù việc nghiên cứu triển khai đã bắt đầu từ năm 1990 ở Tân Rai, nhưng sau mấy chục năm vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt, liên quan đến công nghệ, hiệu quả kinh tế và thị trường, Phó Thủ tướng nhận xét.
    Ông Hoàng Trung Hải khẳng định, chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10. Việt Nam có nguồn tài nguyên bô xít lớn, có tiềm năng đề hình thành ngành công nghiệp khai thác, sản xuất alumina lớn.
    ?oTuy nhiên, không thể phát triển bằng mọi giá. Để phát triển thành công các dự án bô xít cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ và hiệu quả và không để tiềm năng này biến Tây Nguyên thành đói nghèo?, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
    Đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án
    Nhiều đại biểu nghi ngại hiệu quả kinh tế của các dự án. Trong phần phản biện của TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án Nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam chứng minh, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ không hiệu quả khi chỉ cần một trong những trường hợp sau thay đổi:
    - Tăng thuế xuất alumin lên trên 5% (hiện nay theo quy định là 20%).
    - Tăng phí môi trường > 15000 VNĐ (hiện nay theo quy định là 30000 VNĐ)/tấn quặng nguyên khai.
    - Tăng phí hoàn nguyên phục vụ môi trường > 25000 VNĐ/tấn quặng nguyên khai (hiện nay theo quy định là 50000VNĐ/tấn quặng nguyên khai).
    - Giảm giá bán alumin xuống dưới 5% so với giá dự báo của CRU (giá bán alumin bình quân giảm xuống dưới 310 USD/tấn) (giá hiện nay là 250 USD/tấn).
    Phó Thủ tướng ghi nhận, hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi về hiệu quả kinh tế của dự án. Ông giao Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành liên quan đánh giá lại trên cơ sở dự báo mới.
    ?oNếu lỗ thì nhất định không làm. Có người nói hiệu quả phải tính trên dài hạn, nhưng dù dài hay ngắn hạn cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế?, ông Hải cam kết.
    Trước phản biện của các nhà khoa học về rủi ro kinh tế và tính khả thi của dự án đường sắt, Phó Thủ tướng cho rằng: Đây là vấn đề lớn cần được xem xét kỹ lưỡng. Dự án đường sắt Tây Nguyên-Bình Thuận hiện nay đang ở giai đoạn lập báo cáo đầu tư, còn nhiều vấn đề chưa rõ, cần xem xét trong cân đối chung tài chính và đầu tư quốc gia.
    Nếu thực hiện đường sắt ảnh hưởng đến các tính toán kinh tế của dự án bô xít thì phải làm lại và có giải pháp xử lý.
    Điều chỉnh cập nhật quy hoạch bô xít
    Trước yêu cầu của các nhà khoa học phải cập nhật và thời sự hóa quy hoạch ngành bô xít trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, giá alumina trên thị trường sụt giảm mạnh, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chia sẻ: Quy hoạch bô xít được chuẩn bị trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực phát triển nhanh, nhu cầu nhôm tăng nhanh, do đó dự kiến sản lượng lớn quá tham vọng.
    Đến nay, do khủng hoảng, các ngành đều phải xem xét, điều chỉnh lại quy hoạch theo con số dự báo mới. Việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Nếu không điều chỉnh mà vẫn tiếp tục dự án thì sẽ không hiệu quả.
    Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ xin tiếp thu, và giao Bộ Công thương cập nhật lại với điều kiện hiện nay, nhất là phải có báo cáo môi trường chiến lược.
    Theo ông Hải, các dự án bô xít lớn đều trong giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị dự án. Với những dự án có sản lượng 1-2 triệu tấn alumina/ năm sẽ phải trình xin ý kiến Quốc hội.
    Tuy nhiên, Dự án Alumina Tân Rai và Nhân Cơ chỉ là các dự án thí điểm để tìm hiểu công nghệ, thị trường. Dự án Tân Rai đã được nghiên cứu từ những năm 90, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi về công nghệ, môi trường v.v. Dự án Nhân Cơ cần phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) điều chỉnh và trình duyệt trước khi triển khai thực hiện.
    Trước băn khoăn của nhiều đại biểu về việc phát triển dự án theo tư duy ngắn hạn, nhiệm kỳ, Phó Thủ tướng khẳng định, các dự án đều có quá trình chuẩn bị dài, và triển khai trong 30-50 năm.
    Ông cũng thừa nhận, không chỉ với quy hoạch bô xít, mà với nhiều ngành, quy hoạch của chúng ta chưa đáp ứng về đánh giá tác động môi trường chiến lược, do chúng ta chuyển từ phát triển không có quy hoạch sang phát triển có quy hoạch. Điều này được Phó Thủ tướng lí giải là do thiếu vốn lập quy hoạch cũng như cơ quan tư vấn để thực hiện.
    ?oQuy hoạch vẫn đang là vấn đề bất cập của Việt Nam mà Chính phủ đang chỉ đạo chỉnh sửa. Hơn nữa, ta lại phải quy hoạch lại quy hoạch, vì nhiều quy hoạch chồng chéo, không cần thiết và dàn trải?, ông Hoàng Trung Hải cho biết.
    Tăng giám sát để nói đi với làm
    Trước những quan ngại của các nhà khoa học về việc mất rừng, chiếm đất và chất lượng công nghệ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hai chỉ đạo tăng cường giám sát, phải đảm bảo hiệu quả mong muốn.
    Diện tích chiếm đất của 2 dự án thí điểm không lớn (Tân Rai chỉ chiếm 0.29% diện tích của Lâm Đồng và Nhân Cơ là 1.53% diện tích của Đắk nông); số hộ phải di dân không nhiều, nhưng vấn đề tác động môi trường đối với diện tích còn lại, đất nông nghiệp và đất sinh hoạt cần tính toán kỹ, có giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Chủ đầu tư phải có kế hoạch lấy đất và hoàn thổ cụ thể để các cấp, các ngành thực hiện giám sát.
    Nhà văn Nguyên Ngọc, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và nhiều nhà khoa học nghi ngại: các nhà đầu tư đều nói những điều hay về xử lý môi trường, công nghệ nhưng trải nghiệm thực tế của Việt Nam lại khác. Vedan khi xây nhà máy cũng có những luận điểm để thuyết phục, nhưng DN tìm lợi nhuận là chính, trong khi năng lực kiểm tra, giám sát của ta quá yếu kém.
    Nhà văn Nguyên Ngọc: "Chưa bao giờ có một chương trình, dự án về kinh tế - xã hội tạo nhiều quan tâm, gây nhiều lo lắng trong dân như vậy. Nếu dự án ở nơi khác, có thể có vấn đề kinh tế, môi trường phải tính toán, nhưng những quan tâm, lo lắng nhiều như hiện nay là bởi dự án ở Tây Nguyên, trên mái nhà Đông Dương, vùng đất có ý nghĩa đặc biệt".
    Chia sẻ mối lo trên, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng là khả năng thu xếp tài chính, cân đối hiệu quả kinh tế của dự án, tính nghiêm túc của việc triển khai thực hiện và cần giám sát chặt chẽ.
    ?oHiện nay nhiều khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có mà không vận hành hoặc chỉ vận hành khi có kiểm tra. Vấn đề không nằm ở công nghệ nào, công nghệ có xử lý được hay không mà phải thực hiện giám sát để thực hiện đúng luật môi trường?.
    Về vấn đề văn hóa, bản sắc dân tộc, ông Hoàng Trung Hải ghi nhận quan ngại của các nhà khoa học, nghiên cứu rằng những giải pháp đưa ra chưa thật sự an tâm. Phó Thủ tướng khẳng định, vấn đề này quan trọng hơn hiệu quả kinh tế. Cần có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình di dân, tái định cư, đền bù đất đai, đào tạo chuyển đổi nghề, di dân theo nhóm, bản làng v.v.
    Kết quả hội thảo sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có thư gửi hội thảo.
    Tiếp thu phản biện của các đại biểu tham dự Hội thảo, Chính phủ giao nhiệm vụ cho :
    Bộ Công thương:
    - Nghiên cứu đánh giá tình hình để điều chỉnh quy hoạch, phải thực hiện đánh giá với môi trường chiến lược theo luật định.
    - Chủ trì và phối hợp cùng các bộ ngành tăng cường quản lý khai thác khoáng sản, bô xít.
    - Thẩm định thiết kế kỹ thuật hộ chứa buồn đỏ để giám tác động môi trường.
    - Kiểm tra tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án, đề ra giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế.
    Bộ Tài nguyên môi trường:
    - Tăng cường thăm dò, đánh giá trữ lượng bô xít.
    - Phối hợp với các địa phương thẩm định quy hoạch đất, kế hoạch hoàn thổ cuốn chiếu, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.
    - Tham gia cùng Bộ Công thương triển khai quy hoạch mới, tính toán tác động đối với lưu vực sông Đồng nai.
    - Phối hợp cùng các địa phương giám sát xem xét việc thực hiện các cam kết môi trường của hai dự án.
    Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    - Giám sát việc thi công và chuyển giao công nghệ dự án
    - Phối hợp cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giám sát di dân tái định cư, giám sát tác động môi trường văn hóa, dân tộc và để xuất các giải pháp triển khai.
    Ủy ban nhân dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông:
    - Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, chủ trương của Đảng và Chính phủ cho bà con rõ.
    - Cùng chủ đầu tư thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, quản lý mặt bằng, đền bù di dân tái định cư.
    Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)
    - Tiếp tục triển khai thí điểm dự án Tân Rai. Với dự án Nhân cơ, phải đợi phê duyệt đánh giá môi trường bổ xung mới được triển khai.
    - TKV phải thực hiện nghiêm túc quản lý khôi phục môi trường khai thác mỏ, giảm thiểu ảnh hưởng đến nông nghiệp, đảm bảo không lãng phí đất.
    - Tính lại hiệu quả và cân đối tài chính của dự án. Khác với hai năm trước, bây giờ khi đồng vốn là cả một vấn đề, tập đoàn cần phải cân bằng, bố trí vốn cho từng giai đoạn đảm bảo hiệu quả kinh tế.
    - Tập đoàn cũng cần lập thiết kế kỹ thuật cho hồ chứa bùn đỏ để thẩm định.
    * Phương Loan
    Xem xong thấy nhẹ cả người, dù dự án Tân Rai vẫn tiếp tục được triển khai với nhà thầu TQ. Như vậy vấn đề an ninh và quốc phòng VN dù sao vẫn được bảo đảm.
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tin thêm về 2 tàu hải quân Ấn Độ thăm Hải Phòng
    .......
    Trong khuôn khổ chuyến thăm VN 3 ngày, đoàn Hải quân Ấn Độ có buổi thăm xã giao UBND TP.Hải Phòng, thăm Bộ Tư lệnh Hải quân và BTL Quân khu III, giao lưu với hải quân VN, tặng quà làng trẻ Hoa Phượng, thăm vịnh Hạ Long và Hà Nội.
    Nhân dịp này, Hải quân Ấn Độ còn chuyển đến cho Hải quân Nhân dân VN số trang thiết bị mới trị giá 126.000USD.
    http://www.laodong.com.vn/Home/2-tau-hai-quan-An-Do-tham-Hai-Phong/20094/133592.laodong
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.517
    Đã được thích:
    3.620

    Trong 2 ngày 9 và 10/4, tại khu Nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) đã diễn ra lễ cầu siêu, tưởng niệm và ngày giỗ cho 3.175 thường dân vô tội giáp biên giới Campuchia bị bọn diệt chủng Pôn Pốt xâm lấn sát hại vào những ngày cuối tháng 4/1978.
    Lễ cầu siêu do Ban quản lý khu di tích lịch sử văn hoá chùa Tam Bửu và chùa Phi Lai tổ chức. Trong hai ngày lễ tưởng niệm, đã có hàng ngàn thân nhân và du khách hành hương từ khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh tham gia dự thắp hương cầu siêu.

    Để tưởng nhớ đến những người dân vô tội bị thảm sát, tỉnh An Giang đã lập Khu di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc lưu giữ các bộ hài cốt tìm kiếm được. Hàng năm có khoảng một triệu khách từ các nơi đến thăm viếng khu di tích lịch sử này.
  8. pomme33

    pomme33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Theo báo Lao Động:
    2 tàu hải quân Ấn Độ thăm Hải Phòng
    (Lao Động số 78 Ngày 10/04/2009 Cập nhật: 7:51 AM, 10/04/2009)
    (LĐ) - Sáng ngày 9.4, tại tân cảng Đình Vũ, TP.Hải Phòng, 2 tàu hải quân của Ấn Độ đã chính thức thăm Hải Phòng, gồm tàu Mumbai và tàu Ins Ranvir (ảnh) do ngài Phó Đô đốc - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ Nirmal Verma làm trưởng đoàn.
    Cùng đi còn có ngài Thiếu tướng Nurag G Thapliyal - Tư lệnh Hạm đội Miền Đông, Hải quân Ấn Độ làm phó đoàn, cùng 2 thuyền trưởng và 640 sĩ quan thuyền viên của 2 tàu.
    Tàu chiến Mumbai là tàu có tên lửa dẫn đường, có nhiệm vụ bảo vệ bờ biển TP.Mumbai, trọng tải 6.700 tấn. Tàu có khả năng chống tàu ngầm và trên bộ. Còn tàu Ins Ranvir là loại tàu khu trục tên lửa dẫn đường, có chức năng chiến đấu đa dạng với 4 tuabin khí có khả năng chạy với vận tốc 32 hải lý/giờ.
    Trong khuôn khổ chuyến thăm VN 3 ngày, đoàn Hải quân Ấn Độ có buổi thăm xã giao UBND TP.Hải Phòng, thăm Bộ Tư lệnh Hải quân và BTL Quân khu III, giao lưu với hải quân VN, tặng quà làng trẻ Hoa Phượng, thăm vịnh Hạ Long và Hà Nội.
    Nhân dịp này, Hải quân Ấn Độ còn chuyển đến cho Hải quân Nhân dân VN số trang thiết bị mới trị giá 126.000USD.
    *Hoàng Hoan
    Khong biet chính xác là trang bị gì mà giá 126000 USD vậy ?
  9. ngr040

    ngr040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bộ Ngoại giao tiếp nhận tài liệu đặc biệt về Hoàng Sa
    Chiều 10/4, tỉnh Quảng Ngãi đã bàn giao tờ lệnh triều đình Nguyễn lập hải đội đến Hoàng Sa năm 1834, tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này, cho đại diện Bộ Ngoại giao.
    > Bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN tại Hoàng Sa
    Thay mặt UBND tỉnh Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Sơn đã trao lại tài liệu đặc biệt này cho ông Vũ Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ biên giới Bộ Ngoại giao VN.
    Ông Sơn cũng khẳng định, đây là tờ lệnh, tương tự như lệnh gọi nhập ngũ hiện nay, của triều đình Nguyễn, hơn là một sắc chỉ. Nhờ sự gìn giữ của tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn trong suốt 175 năm qua, tài liệu này còn tương đối nguyên vẹn, gồm 4 trang viết bằng chữ Hán trên giấy dó, khổ 20x30cm.
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/DE/55/an-vua-tren-sac-chi-to.jpg
    Ấn của vua Minh Mạng được đóng trên tờ lệnh. Ảnh: Phạm Khang
    Theo Bộ Ngoại giao, tờ lệnh này được ban hành ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15, tức năm Giáp Ngọ 1834 chứ không phải Ất Mùi 1835 như xác định ban đầu. Người trực tiếp thừa hành nội dung ghi trong tài liệu này là ông Đặng Siểm và Dương Văn Định.
    Tờ lệnh ghi rằng: Tỉnh Quảng Ngãi được lệnh của Bộ Binh và triều đình quyết định cử binh thuyền đi Hoàng Sa thi hành nhiệm vụ. Binh thuyền gồm 8 thủy thủ, 3 chiếc thuyền và 24 lính giỏi nghề bơi lặn. Giao cho ông Võ Văn Hùng lo việc tuyển chọn ngư dân giỏi có nhiều kinh nghiệm đi biển, ông Đặng Văn Siểm là đà công cùng 8 người khác đều có ghi tên, quê quán.
    Dòng họ Đặng giữ tờ lệnh tòng quân của tổ tiên gần 200 năm nay, truyền qua 6 thế hệ nhưng rất ít khi mở ra xem và cũng không hiểu rõ nội dung. Tết năm nay, nhân lễ cúng giỗ tộc, cả họ thống nhất photocopy tờ lệnh một bản rồi cử đại diện từ đảo Lý Sơn vào đất liền để tìm giới nghiên cứu văn hóa nhờ dịch.
    Biết được nội dung và ý nghĩa quan trọng của tờ lệnh, rồi bị kẻ mạo danh định lừa cướp di sản, hậu duệ họ Đặng đã hiến tặng cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi để trao lại cho nhà nước.
    Thảo Nguyên
    Nguô?n: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0DE55/
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Đoàn Đại biểu TPHCM thăm huyện đảo Trường Sa và DK1
    Thứ sáu, 17/04/2009, 01:26 (GMT+7)
    (SGGP).- Từ ngày 8 đến 16-4, đoàn đại biểu TPHCM do Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân dẫn đầu, đã có chuyến công tác, thăm hỏi và động viên cán bộ chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Cụm Kinh tế Khoa học Dịch vụ DK1 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
    Đoàn công tác TPHCM đã ghé thăm các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Đá Tây, Cô Lin, Trường Sa Lớn (quần đảo Trường Sa) và đi qua các dàn khoan thuộc DK1.
    Ở những điểm này, Chủ tịch Lê Hoàng Quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tinh thần quả cảm, nghị lực phi thường của quân và dân huyện đảo Trường Sa, luôn vượt qua thời tiết khắc nghiệt và những khó khăn về vật chất, tinh thần để vững chắc tay súng, bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. đoàn đã chuyển tới huyện đảo Trường Sa gần 7 tỷ đồng do nhân dân và các doanh nghiệp ở TPHCM đóng góp.
    Trong chuyến đi, đoàn TPHCM và các chiến sĩ trên tàu HQ 957 tổ chức trang trọng lễ dâng hương và thả vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc ở khu vực thuộc điểm đảo Cô Lin.

    Đến thăm những điểm đảo, các nghệ sĩ đến từ Trung tâm ca nhạc nhẹ TPHCM, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và giao lưu với quân, dân trên quần đảo Trường Sa.

    http://www.sggp.org.vn/xahoi/2009/4/187739/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này