1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    chỗ em làm năm nào cũng nhận dat hang gói quà cho vụ này, năm nay cũng vậy, đầy đủ danh sách cụ thể mỗi đảo mấy phần quà, gồm những gì đều có cụ thể, nói dại nểu bản danh sách này lọt ra ngoài vào tay mấy chú bẩn rùi nó điều tra điều bố ra cách bố phòng thì bỏ bầm
  2. hoangsonno1

    hoangsonno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    gửi quà ra đảo mà cũng liên quan đến an ninh quốc phòng nữa hả bác?em tưởng 2 cái này tách reng chứ?
  3. pomme33

    pomme33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 17/04/2009, 08:02 (GMT+7)
    Trung Quốc tuần tra quy mô lớn trên biển Đông
    Tuoi Tre - Đài truyền hình CCTV dẫn nguồn tin từ Cục Quản lý an toàn hàng hải Trung Quốc cho biết từ hôm nay (17-4), Trung Quốc bắt đầu cuộc tuần tra phối hợp năm ngày trên biển Đông với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
    Theo ông Địch Cửu Cương - phó cục trưởng Cục Quản lý an toàn hàng hải thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc, đợt tuần tra này do cơ quan quản lý an toàn hàng hải ba địa phương Quảng Đông, Hải Nam và Thượng Hải kết hợp thực hiện, với lực lượng chính là các tàu tuần tra biển cùng với trực thăng quân sự.
    (Tàu Hải Tuần 31 của Quảng Đông đã đến căn cứ Tam Á (Hải Nam) để chuẩn bị cho cuộc tuần tra)
    Ba tàu tuần tra cỡ lớn của các địa phương trên là tàu Hải Tuần 31, Hải Tuần 21 và Hải Tiêu 32 đã rời căn cứ ở Quảng Đông và Thượng Hải đến tập trung ở căn cứ Tam Á. Trong đó chủ lực là chiếc Hải Tuần 31 của Quảng Đông, dài 112,6m, tải trọng rẽ nước 3.000 tấn, mang theo trực thăng quân sự để điều phối tuần tra ba mặt trên biển, trên không và trên đất liền.
    Theo báo Văn Hối, Hong Kong, mục tiêu của cuộc tuần tra phối hợp này là tăng cường giám sát mọi hoạt động của tàu bè qua lại vùng biển trên. Ngoài ra, nó còn theo dõi phạm vi phủ sóng hệ thống điện thoại vô tuyến (GMDSS) trên khu vực biển, dự báo khí tượng thủy văn, tình trạng ô nhiễm môi trường biển và thực hiện hàng loạt mục tiêu khác mà nhà cầm quyền Trung Quốc cho là để đảm bảo an toàn và tính mạng cho người Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Đông.
    *MỸ LOAN
    Như vậy là tiêu cho ta rồi.
  4. Phamkd

    Phamkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi trẻ http://tusach.tuoitre.com.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=311535&ChannelID=371
    Thứ Sáu, 17/04/2009, 09:52 (GMT+7)
    Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam
    TTO - Tập sách Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam được NXB Trẻ ấn hành năm 2008. Nội dung cuốn sách là tập hợp một số bài nghiên cứu, bài báo và những tư liệu mới của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xét về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. Tuổi Trẻ Online xin được trích giới thiệu tập sách này cùng bạn đọc.
    Phần I: Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa - Cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế
    Quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.
    Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo ?oTây Sa? là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông đã cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.
    Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng ?ocác đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc?, do nhân dân Trung Quốc ?ophát hiện sớm nhất?, ?okinh doanh sớm nhất?, do chính phủ các triều đại Trung Quốc ?oquản hạt sớm nhất? và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).
    Những luận cứ cố gán ghép
    Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là ?ovững mạnh nhất? như sau:
    1. Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành ?ophủ đô đốc? vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.
    Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện ?osáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam?.
    2. Trung Quốc phái thủy quân đi ?otuần tiễu?. Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ ?ophái thủy quân tuần tiễu cương giới biển?, luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận ?oTrung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống?.
    Nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình ?oTừ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc? tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về ?ođặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây?. Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép ?ođầu Ngô mình Sở? để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất ?oCửu Nhũ Loa Châu? mà nhóm này cho là Tây Sa.
    Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía đông nam.
    3. Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất ?ocông phu? đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.
    Bằng chứng thuyết phục
    Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.
    Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
    Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.
    Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (năm 1776) là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    - Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.
    - Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    - Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    - Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại Kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.
    - Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...
    Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
    NGUYỄN NHÃ - Tiến sĩ sử học
  5. shadow82

    shadow82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị anh em trong room lập quỹ mua sách "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" tặng cho mọi người. Bác nào uy tín đứng lên phát động đê
  6. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam chế tạo thành công xuồng lõi tổ ong
    19/04/2009 08:54
    (HNM) - TS Phan Văn An (Viện Ứng dụng công nghệ) và cộng sự đã chế tạo thành công xuồng polime composite cấu trúc lõi tổ ong chất lượng cao cho quốc phòng.

    Với công nghệ này, vỏ tàu, xuồng được kết cấu bằng vật liệu gia cường kết hợp sợi thủy tinh, sợi aramid, sợi các-bon độ bền cao nên có trọng lượng nhẹ, có thể chạy với tốc độ lớn, trượt trên các bãi san hô một cách an toàn, chịu được sóng cấp 5, 6 và gió cấp 6, 7. Các xuồng cứu nạn, cứu hộ cung cấp cho một số huyện đảo theo công nghệ lõi tổ ong đã đạt tiêu chuẩn và các chỉ tiêu kĩ thuật đề ra và được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp phép sử dụng trên biển. Cùng với chế tạo loại xuồng trên, các nhà khoa học cũng đã làm chủ công nghệ chế tạo prepreg sợi thủy tinh, thích hợp cho quá trình sản xuất xuồng kích thước lớn, giá thành thấp.

    http://hanoimoi.com.vn/vn/48/204498/
  7. jemand

    jemand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    3.081
    Đã được thích:
    0
    có sách này hả bác
  8. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Mừng cho CNQP của nước nhà. Xúc động quá
  9. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Nghiên cứu, chế tạo sản phẩm công nghệ cao

    Cán bộ nghiên cứu trẻ của viện lắp ráp linh kiện thiết bị tự động.

    Hơn 15 năm trước, bạn đọc Báo Quân đội nhân dân và Báo Nhân dân rất hài lòng khi cầm trên tay những tờ báo in đẹp, sắc nét, chất lượng cao, được in đồng thời tại nhiều địa phương, đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền. Có được những ấn phẩm đó, một phần nhờ tập thể các nhà khoa học Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự (KTQS) đã nỗ lực nghiên cứu, thiết kế hệ thống, xây dựng phần mềm, thiết lập hệ thống tự động hóa chế bản điện tử và viễn ấn được truyền qua vệ tinh. Giá thành xây dựng hệ thống, bao gồm cả phần cứng và phần mềm chỉ bằng 30% so với giá nhập ngoại. Sau này, công nghệ truyền dẫn từ xa phát triển với tốc độ cao, song các hệ thống viễn ấn đầu tiên đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của viện trong lĩnh vực này.
    Trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật tại các trường bắn quốc gia, tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn (Bộ Tổng tham mưu) và một số học viện, nhà trường quân đội, chúng tôi thường thấy các thiết bị máy báo bia và hệ thống điều khiển nâng hạ bia công nghệ cao do Viện Tự động hóa KTQS chế tạo. Các thiết bị điều khiển nâng hạ bia kết hợp với thiết bị đồng bộ trường bắn phục vụ huấn luyện các bài bắn chuẩn, nâng cao kỹ năng bắn súng cho bộ đội. Viện đã nghiên cứu các loại bia công nghệ cao phục vụ huấn luyện bắn các mục tiêu trên không, trên biển, bắn tên lửa hành trình và chế tạo các thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện. Đại tá, TS Nguyễn Vũ, Viện trưởng cho biết: Bám sát thực tiễn huấn luyện, SSCĐ, bảo đảm kỹ thuật và công tác của quân đội là định hướng chủ yếu trong nghiên cứu khoa học-công nghệ và sáng tạo kỹ thuật của viện. Từ thực tế tác chiến trong điều kiện ban đêm của một số hỏa lực phòng không, viện đã xây dựng và triển khai nghiên cứu, thực hiện dự án CTV-M. Qua 10 năm nỗ lực, viện đã làm chủ công nghệ, cải tiến thành công và hiện đại hóa nhiều tổ hợp hỏa lực đánh ngày và đánh đêm đạt hiệu quả cao, đưa vào trang bị phục vụ huấn luyện, SSCĐ. Viện đang nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển kỹ thuật tự động hóa ứng dụng trong các hệ thống C3I, C4I phục vụ công tác chỉ huy-tham mưu, huấn luyện và phát triển nghiên cứu rô-bốt cho các nhiệm vụ đặc thù trong quân đội?
    Nghiên cứu hướng đến chế tạo sản phẩm công nghệ cao đặt ra cho các nhà khoa học Viện Tự động hóa KTQS phải luôn tìm tòi, sáng tạo, kết hợp ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ các ngành công nghiệp, kinh tế dân sinh vào lĩnh vực quốc phòng. Viện đã triển khai thành công đề tài cấp Nhà nước về nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống SCADA đặc thù, diện rộng hoạt động trong điều kiện và môi trường khắc nghiệt. Sản phẩm đề tài là các giải pháp công nghệ, máy móc, thiết bị, hệ thống tự động hóa trên các công nghệ nhúng, ASIC, FPGA, SCADA? được ứng dụng để cải tiến, nâng cao tính năng của vũ khí trang bị kỹ thuật. Kết quả các đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống nhận dạng và phân loại sản phẩm công nghiệp; Nghiên cứu xây dựng giải pháp tối ưu và thiết kế chế tạo hệ thống tự động hóa các công nghệ nung luyện, có tiềm năng triển khai trong ngành công nghiệp quốc phòng và trinh sát, nhận dạng mục tiêu. Vừa bám sát thực tiễn, vừa nghiên cứu, lưỡng dụng hóa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, viện đã tạo ra hàng chục loại sản phẩm điển hình, nhiều loại mang tính đặc thù quân sự cao. Nhờ định hướng nghiên cứu đúng, nên 20 năm qua, viện đã triển khai, hoàn thành 60 đề tài, dự án khoa học-công nghệ cấp Nhà nước, Bộ Quốc phòng, hơn 500 đề tài, nhiệm vụ kỹ thuật phối hợp với các đơn vị toàn quân, phục vụ các ngành công nghiệp, kết hợp quốc phòng và kinh tế.
    Đến các cơ sở nghiên cứu của viện, chúng tôi luôn chứng kiến không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Trung úy, kỹ sư Trương Tất Thuấn, trợ lý nghiên cứu Phòng Tự động hóa đồng bộ cho biết: Từ khi về viện công tác (năm 2005 đến nay), anh được lãnh đạo, chỉ huy viện quan tâm tạo điều kiện nghiên cứu, tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, Bộ Quốc phòng và cấp cơ sở. Điển hình như nghiên cứu ứng dụng chế tạo các hệ thống nâng hạ, báo bia, hệ thống xuồng tự động trên biển làm bia mục tiêu, nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc và chế tạo các thiết bị tự động đo thông số thủy-hải văn. Công việc nghiên cứu bận rộn, nhưng anh em vẫn dành thời gian học ngoại ngữ, tự học và đi thâm nhập cơ sở để xác định nhu cầu nghiên cứu. Khó khăn hiện nay của viện là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đồng bộ, chưa có phòng thí nghiệm trọng điểm cấp A, một số cơ chế chính sách đãi ngộ cho nghiên cứu viên chưa phù hợp...
    Đại tá Nguyễn Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng khẳng định: Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu chiếm hơn 40% trình độ sau đại học, viện có đủ năng lực chủ trì và hoàn thành các chương trình, đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Quốc phòng về lĩnh vực khoa học-công nghệ tự động hóa. Viện luôn mở rộng cửa và là địa chỉ tin cậy thu hút các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo với tinh thần dân chủ, chủ động, tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách? phát huy ?ochất xám? của đội ngũ cán bộ khoa học, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu được giao.
    Bài và ảnh: ĐÌNH XUÂN
  10. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Nghiên cứu, chế tạo sản phẩm công nghệ cao

    Cán bộ nghiên cứu trẻ của viện lắp ráp linh kiện thiết bị tự động.

    Hơn 15 năm trước, bạn đọc Báo Quân đội nhân dân và Báo Nhân dân rất hài lòng khi cầm trên tay những tờ báo in đẹp, sắc nét, chất lượng cao, được in đồng thời tại nhiều địa phương, đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền. Có được những ấn phẩm đó, một phần nhờ tập thể các nhà khoa học Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự (KTQS) đã nỗ lực nghiên cứu, thiết kế hệ thống, xây dựng phần mềm, thiết lập hệ thống tự động hóa chế bản điện tử và viễn ấn được truyền qua vệ tinh. Giá thành xây dựng hệ thống, bao gồm cả phần cứng và phần mềm chỉ bằng 30% so với giá nhập ngoại. Sau này, công nghệ truyền dẫn từ xa phát triển với tốc độ cao, song các hệ thống viễn ấn đầu tiên đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của viện trong lĩnh vực này.
    Trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật tại các trường bắn quốc gia, tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn (Bộ Tổng tham mưu) và một số học viện, nhà trường quân đội, chúng tôi thường thấy các thiết bị máy báo bia và hệ thống điều khiển nâng hạ bia công nghệ cao do Viện Tự động hóa KTQS chế tạo. Các thiết bị điều khiển nâng hạ bia kết hợp với thiết bị đồng bộ trường bắn phục vụ huấn luyện các bài bắn chuẩn, nâng cao kỹ năng bắn súng cho bộ đội. Viện đã nghiên cứu các loại bia công nghệ cao phục vụ huấn luyện bắn các mục tiêu trên không, trên biển, bắn tên lửa hành trình và chế tạo các thiết bị mô phỏng phục vụ huấn luyện. Đại tá, TS Nguyễn Vũ, Viện trưởng cho biết: Bám sát thực tiễn huấn luyện, SSCĐ, bảo đảm kỹ thuật và công tác của quân đội là định hướng chủ yếu trong nghiên cứu khoa học-công nghệ và sáng tạo kỹ thuật của viện. Từ thực tế tác chiến trong điều kiện ban đêm của một số hỏa lực phòng không, viện đã xây dựng và triển khai nghiên cứu, thực hiện dự án CTV-M. Qua 10 năm nỗ lực, viện đã làm chủ công nghệ, cải tiến thành công và hiện đại hóa nhiều tổ hợp hỏa lực đánh ngày và đánh đêm đạt hiệu quả cao, đưa vào trang bị phục vụ huấn luyện, SSCĐ. Viện đang nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển kỹ thuật tự động hóa ứng dụng trong các hệ thống C3I, C4I phục vụ công tác chỉ huy-tham mưu, huấn luyện và phát triển nghiên cứu rô-bốt cho các nhiệm vụ đặc thù trong quân đội?
    Nghiên cứu hướng đến chế tạo sản phẩm công nghệ cao đặt ra cho các nhà khoa học Viện Tự động hóa KTQS phải luôn tìm tòi, sáng tạo, kết hợp ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ phục vụ các ngành công nghiệp, kinh tế dân sinh vào lĩnh vực quốc phòng. Viện đã triển khai thành công đề tài cấp Nhà nước về nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống SCADA đặc thù, diện rộng hoạt động trong điều kiện và môi trường khắc nghiệt. Sản phẩm đề tài là các giải pháp công nghệ, máy móc, thiết bị, hệ thống tự động hóa trên các công nghệ nhúng, ASIC, FPGA, SCADA? được ứng dụng để cải tiến, nâng cao tính năng của vũ khí trang bị kỹ thuật. Kết quả các đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống nhận dạng và phân loại sản phẩm công nghiệp; Nghiên cứu xây dựng giải pháp tối ưu và thiết kế chế tạo hệ thống tự động hóa các công nghệ nung luyện, có tiềm năng triển khai trong ngành công nghiệp quốc phòng và trinh sát, nhận dạng mục tiêu. Vừa bám sát thực tiễn, vừa nghiên cứu, lưỡng dụng hóa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, viện đã tạo ra hàng chục loại sản phẩm điển hình, nhiều loại mang tính đặc thù quân sự cao. Nhờ định hướng nghiên cứu đúng, nên 20 năm qua, viện đã triển khai, hoàn thành 60 đề tài, dự án khoa học-công nghệ cấp Nhà nước, Bộ Quốc phòng, hơn 500 đề tài, nhiệm vụ kỹ thuật phối hợp với các đơn vị toàn quân, phục vụ các ngành công nghiệp, kết hợp quốc phòng và kinh tế.
    Đến các cơ sở nghiên cứu của viện, chúng tôi luôn chứng kiến không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Trung úy, kỹ sư Trương Tất Thuấn, trợ lý nghiên cứu Phòng Tự động hóa đồng bộ cho biết: Từ khi về viện công tác (năm 2005 đến nay), anh được lãnh đạo, chỉ huy viện quan tâm tạo điều kiện nghiên cứu, tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, Bộ Quốc phòng và cấp cơ sở. Điển hình như nghiên cứu ứng dụng chế tạo các hệ thống nâng hạ, báo bia, hệ thống xuồng tự động trên biển làm bia mục tiêu, nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc và chế tạo các thiết bị tự động đo thông số thủy-hải văn. Công việc nghiên cứu bận rộn, nhưng anh em vẫn dành thời gian học ngoại ngữ, tự học và đi thâm nhập cơ sở để xác định nhu cầu nghiên cứu. Khó khăn hiện nay của viện là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đồng bộ, chưa có phòng thí nghiệm trọng điểm cấp A, một số cơ chế chính sách đãi ngộ cho nghiên cứu viên chưa phù hợp...
    Đại tá Nguyễn Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy, Phó viện trưởng khẳng định: Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu chiếm hơn 40% trình độ sau đại học, viện có đủ năng lực chủ trì và hoàn thành các chương trình, đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Quốc phòng về lĩnh vực khoa học-công nghệ tự động hóa. Viện luôn mở rộng cửa và là địa chỉ tin cậy thu hút các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo với tinh thần dân chủ, chủ động, tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách? phát huy ?ochất xám? của đội ngũ cán bộ khoa học, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu được giao.
    Bài và ảnh: ĐÌNH XUÂN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này