1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AtHere

    AtHere Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    2
    http://www.voanews.com/vietnamese/2009-05-21-voa8.cfm
    Thì ra anh Sờ ri nội chiến kéo dài là do Tàu bẩn chọc ngoáy . Chắc VN cử cố vấn sang trợ giúp nên hổ Tamil bị đánh tan tác.
    Nếu vậy chắc Sờ ri thù Tàu bẩn lắm. Mai mốt "nếu" thành lập liên minh quân sự thì mời anh Sờ ri tham gia cùng được đấy
  2. apotosis

    apotosis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Lại có anh Tàu ở đây à,lạ nhỉ,thông thường thì SriLanka sẽ không ưa Ấn -->Ấn ủng hộ Tamil--->Tàu ủng hộ SriLAnka,ở đây lại khác à,bác nào biết rõ giải thích giúp với.Thx
  3. nhs

    nhs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ai nói ? Ấn Độ ủng hộ chính phủ Sri Lan Ca tiểu diệt Hổ Tamil.
  4. apotosis

    apotosis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Thì em không biết nên em hỏi mà.Tại thấy bọn nó không đánh nhau theo kiểu bạn xa thù gần như bình thường thôi
  5. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Hiểm Họa Phương Bắc Lại Xuất Hiện
    Hiểm Họa Phương Bắc Lại Xuất Hiện magnify
    Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHND hay TQ) là một quốc gia đông dân nhất thế giới và là quốc gia có diện tích lãnh thổ rộng hàng thứ 4 thế giới, sau Nga, Canada, Hoa Kỳ và rộng gấp 30 lần Việt Nam. Hai yếu tố này cũng là một lợi thế trong quan hệ quốc tế, kể cả chính trị lẩn kinh tế, của Trung Quốc.
    Ngày nay, TQ cũng đang là một công xưởng của thế giới. Đa số hàng hóa sử dụng trên toàn cầu, hoặc toàn bộ sản phẩm, hoặc một bộ phận linh kiện đều có xuất xứ từ TQ. Vì vậy nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cung cấp cho công xưỡng này là rất lớn, theo cái đà này thì có thể gọi là vô hạn. Vì thế, từ nhiều năm nay, TQ đã vươn ra thế giới, vươn đến tận Phi châu để tìm kiếm nguồn cung đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu này.
    Kế hoạch vươn ra thế giới của TQ sẽ có ảnh hưởng gì đến Việt nam?
    Để vươn ra thế giới thì đường biển là quan trọng nhất. Trung quốc là một quốc gia giáp biển TBD nên vấn đề này có vẽ không cản trở con đường giao lưu quốc tế của TQ. Tuy nhiên vị thế của TQ cũng gặp không ít trở ngại. Hướng Thái Bình dương ra phía đông thì TQ gặp phải 3 đồng minh sừng sỏ của Hoa Kỳ là Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan; hướng theo phía nam thì gặp vùng Biển đông (Nam hải) và đây là vùng nhạy cảm mà TQ mong muốn khống chế.
    Ngoài ra, khống chế, xâm chiếm được các hòn đảo ở vùng biển này, TQ sẽ có được một khu vực tài nguyên dầu mỏ đáng kể. Vậy, trong kế hoạch bành trướng của TQ thì vùng biển đông của Việt nam là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, cả về tranh giành đường giao thông lẫn nguồn tài nguyên dưới đáy biển.
    Sau những vụ lộn xộn ở vùng biển đông vừa qua, ta thử xem lại trong lịch sử hiện đại TQ đã ứng xử với Việt Nam như thế nào.
    ST Sau khi Bắc Việt thành công trong việc ký kết Hiệp định Paris 1973 nhằm thống nhất đất nước mà phớt lờ vị trí ảnh hưởng của TQ, TQ xem đây là một hành động tự tác tự quyền ?" vì TQ luôn muốn Việt Nam phải bị chia cắt và Bắc Việt phải là một vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng toàn diện từ Bắc Kinh. Nhân khi Mỹ tuyên bố ngưng can thiệp quân sự vào Việt Nam, TQ đã nhanh chóng hớt tay trên Bắc Việt, chiếm gọn Hoàng Sa từ tay VNCH. Cái thế Bắc Việt lúc này không thể làm gì khác ngoài chuyện đứng nhìn TQ thôn tính một phần lãnh thổ và chỉ hy vọng sẽ đòi lại được trong tương lai thông qua Luật pháp quốc tế.
    ST Chiếm trọn Hoàng Sa rồi, TQ cũng vẫn còn ấm ức vì thấy Hà Nội thành công nhanh chóng trong việc thống nhất đất nước vào 30/4/1975. Vì thế, tranh thủ giai đoạn tranh tối tranh sáng sau chiến tranh, vấn đề an ninh nội địa tại Việt nam còn phức tạp, các phe nhóm chính trị còn kiên trì hoạt động, lại bị Mỹ bao vây cấm vận và nặng nhất là thiên tai, nạn mất mùa, nghèo đói hoành hành dữ dội, . . . TQ đã lên kế hoạch đánh phá Việt Nam lần tiếp theo.
    Trong lần này, trước tiên TQ dựng Khmer đỏ lên ở Cambodia, mượn tay Khmer đỏ quấy rối và xâm lấn, tàn sát dân lành dọc vùng biên giới Tây ?" Nam Việt Nam. Trong thế cờ này, Việt Nam buộc phải tiến hành chiến dịch tiêu diệt Khmer đỏ để bảo vệ đồng bào và tiến thẳng qua Cambodia nhằm diệt tận gốc hiểm họa, đồng thời giúp nhân dân Cambodia thoát cảnh diệt chủng, một đòn hiểm do TQ bày ra để tiêu diệt nước khác.
    Viện vào cớ này, năm 1979, TQ đã tiến hành xâm lược Việt nam dọc theo biên giới phía bắc, một kế hoạch hai gọng kìm nhằm ?odạy cho Việt Nam một bài học?. Nhưng kết cuộc hai bên tự dạy và tự học lấy. Lần chống xâm lược này, về cơ bản, Việt Nam không thất bại, mặc dù sau đó TQ vẫn liên tục quấy rồi vùng biên giới phía bắc Việt Nam.
    ST Lần thứ ba TQ tiến hành xâm lược Việt Nam là vào năm 1988. Khi phe XHCN đang dần thoái trào, Liên xô bắt đầu suy yếu rồi tan rã vào năm 1989, Việt Nam bị mất hoàn toàn thế hậu thuẩn từ các nước đồng minh XHCN, nhất là Liên Xô. Nhân cơ hội này, TQ đã đánh chiếm 6 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và chiếm giữ cho đến ngày nay.
    Trong ba sự kiện TQ đánh chiếm Việt Nam là nhằm vào lúc Việt Nam khó khăn về kinh tế, chưa ổn định về an ninh hoặc đang mất đồng minh chiến lược, mặc dù những lúc này TQ không phải là một quốc gia hùng mạnh.
    Vì vậy, đang lúc TQ hùng mạnh về kinh tế, khao khát vươn ra khống chế thế giới như lúc này thì việc họ sẽ đánh chiếm Việt Nam thêm một lần nữa chỉ là kế hoạch đang được thực hiện đến đâu và Việt Nam biết gì về kế hoạch đó.
    Về hướng biển đông.
    Ngoài việc chiếm trọn Hoàng Sa, chiếm một phần Trường Sa, gần đây TQ đã cho thành lập Huyện Tam Sa để quản lý Hải Nam và HS-TS của Việt Nam. Song song với kế hoạch này, TQ đã cho xây dựng một căn cứ quân sự lớn, hiện đại tại Hải Nam mà một trong những nhiệm vụ là nhằm bảo vệ các đảo của Việt Nam nếu TQ đánh chiếm được. Khi bị TQ chiếm trọn các hải đảo quan trọng ở vùng biển đông, Việt Nam không những mất đi nguồn tài nguyên dưới đáy biển, nguồn tài nguyên trên mặt biển mà bao nhiêu ngàn cây số bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên cũng chẳng còn mấy ý nghĩa, vì bước ra khỏi bờ biển thì gặp phải ?olưỡi bò? của TQ. Khi TQ thực hiện xong kế hoạch xâm lược biển đông, họ sẽ có một vùng ?olưỡi bò? rộng lớn, không những tiếp tục đe dọa toàn diện Việt Nam mà còn ảnh hưởng rất xấu đến an ninh khu vực. Và đây là một lợi thế rất lớn cho TQ trong cả hai lãnh vực kinh tế lẫn chính trị.
    Về hướng đất liền.
    Gần đây báo chí, công luận đang chú ý đến những dự án mang màu sắc TQ ở Việt Nam, đáng kể là Đại dự án gây nhiều tranh cải nhất ?" Bauxite Tây nguyên, sử dụng hàng ngàn lao động nhập khẩu từ TQ. Bỏ qua các yếu tố tác hại môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, thất thoát ngân sách, ... ta chỉ bàn đến ảnh hưởng trên trật tự xã hội, an ninh quốc gia xuất phát từ hàng ngàn công dân TQ hiện diện trong các dự án. Mỗi một dự án kiểu TQ thông thường được thực hiện hàng chục năm trời, từ đây sẽ hình thành nhiều xã hội TQ thu nhỏ nằm xung quanh dự án, nằm ngay trong lãnh thổ Việt Nam (như Chợ Lớn ở miền Nam trước 1975). Việc sinh hoạt của những xã hội TQ thu nhỏ này sẽ đan xen với dân địa phương Việt Nam nơi có dự án tọa lạc. Vì thế việc giao lưu văn hóa, móc nối thông tin, quan hệ xã hội nhiều mặt chăc chắn sẽ xảy ra ?" việc xuất hiện một thế hệ công dân TQ con lai là điều khó tránh khỏi. Từ đây, TQ sẽ thay đổi luật, hoặc đã chuẩn bị sẳn và cấp quốc tịch cho lực lượng con lai này, mặc dù họ vẫn mặc nhiên được cài cắm, lưu trú cùng mẹ tại Việt Nam ?" VN đã có luật 2 quốc tịch.
    Năm ngoái chúng ta đã chứng kiến việc Nga răn đe quân sự đối với Georgia. Bỏ qua hết các ngón bài chính trị của các cường quốc liên quan, ta chỉ chú ý đến một yếu tố giúp Nga răn đe Georgia là bảo vệ công dân Nga cư trú trên lãnh thổ quốc gia này ?" Nam Ossetia. Ngón bài này có được TQ sử dụng không? Đó chỉ là dự đoán, nếu có xảy ra cũng trong một tương lai xa, vài mươi năm nữa.
    Trong hiện tại, hiểm họa về an ninh quốc gia, trật tự xã hội đến từ những xã hội TQ trong lòng đất nước Việt Nam là, chúng ta không biết chắc mấy ngàn công dân TQ này thực chất là ai, ngoài giờ làm công nhân họ sẽ hoạt động gì, nếu vũ trang cơ bản là họ sẽ thành mấy ngàn binh lính đồn trú ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp họ chỉ gây bạo loạn với những trang bị thô sơ thì ngành an ninh Việt Nam, và ngành ngoại giao, sẽ ứng xử như thế nào để ?ogiữ mối quan hệ hữu hảo? với láng giềng, cứng rắn hay mềm dẻo và nhận lấy hậu quả?
    Song song với tình hình phức tạp này, gần đây có vài vị cán bộ còn kiến nghị nới lỏng hình phạt đối với tội danh vận chuyển ma tuý và tàng trử vũ khí, đây quả là nguy hiểm khôn lường. Ma túy và vũ khí là hai liều thuộc kích thích bạo loạn hiệu quả nhất.
    Tình hình anh ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa hàng ngày như vậy, các thế hệ nhân dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, 9X, đang nghĩ gì, suy tư gì? Không gì cả ???!!
    Ra đường, vào nhà hàng, quán nhậu ta vẫn thấy ?onhân dân? an nhiên tồn tại ngày qua ngày, bia vẫn chảy tràn, chúc tụng hả hê, tuổi trẻ thì tóc xanh tóc đỏ, xâu mủi xỏ tai, đua đòi với văn hóa hè phố của phương tây (cơ bản văn hóa phương tây không hoàn toàn xấu).
    Vì sao mà nhiều tầng lớp nhân dân còn dửng dưng với vận mệnh đất nước như vậy? vì họ có biết gì đâu mà quan tâm! Bao nhiêu năm ngồi nghế nhà trường, lướt qua bao nhiêu bài học lịch sử chỉ là những rừng số liệu, những câu giáo điều xơ cứng, vì thế khi ra đời làm sao họ còn lưu lại một chút ấn tượng, một chút tự hào xen lẫn tự ái dân tộc?
    Trách nhiệm này thuộc về ai?
    Thuộc về ngành giáo dục, nhất là bộ môn sử học. Chiến tranh kháng Pháp, kháng Mỹ đã đi qua lâu rồi, chúng ta chỉ nên dạy cho con em những bài học kinh nghiệm, hạn chế việc tự ca ngợi, chúc tụng những thành công xưa cũ, thậm chí có những số liệu chưa hoàn toàn xác thực. Trong sử học, cần dạy cho con em những khó khăn cần đương đầu và vượt qua trước mắt; phân tích những lợi thế lẫn hạn chế của quốc gia dân tộc mình để bọn trẻ học lấy bài học cho tương lai, tránh ngợi ca, tự hào những điều phi thực tế. Lịch sử, địa lý phải dạy cho con em rõ ràng về biên giới, lãnh thổ quốc gia, công cuộc dựng nước, giữ nước của tổ tiên trong quá khứ, trách nhiệm giữ nước của chúng ta trong hiện tại và tương lai. Hồ Chủ Tịch nói ?okẻ thù lâu dài nhất của dân tộc Việt Nam là giặc Tàu?, vì thế Cụ đã chấp nhận treo quốc kỳ đón Pháp vào thay giặc Tàu sau Thế chiến thứ 2 ?" Tàu mà ở lại được thì nó sẽ nằm lỳ đó hàng ngàn năm.
    Những người làm công tác giáo dục vì do thiếu trách nhiệm hay sợ phật ý láng giềng ? quý vị tự trả lời và can đảm khắc phục.
    Trong tình hình phức tạp về an ninh quốc gia, lãnh thổ gặp nguy biến hiện nay, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam sẽ ứng xử thế nào?
    Mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển cần thực hiện ba nhiệm vụ:
    - Bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như toàn vẹn lãnh thổ.
    - Tranh thủ điều kiện quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước.
    - Phát huy ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
    Trong tình hình hiện tại, Việt Nam sẽ ưu tiên thực hiện nhiệm vụ thứ nhất thật hoàn thiện.
    Về củng cố nội lực:
    - Thứ nhất, cần tăng cường sức mạnh quân sự đến mức có thể bảo vệ lãnh thổ khi bị xâm lược, bằng cách trang bị thêm thiết bị quân sự và vũ khí hiện đại, xây dựng một lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, tinh nhuệ.
    - Thứ hai, tăng cường phát triển kinh tế, hợp tác với những cường quốc kinh tế tạo lợi ích đan xen nhằm cùng nhau bảo vệ lợi ích đó. Trong hợp tác kinh tế cần chú ý đến ảnh hưởng an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tác hại môi trường, cân bằng sinh thái cả trước mắt và trong tương lai.
    Phát triển kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ lãnh thổ. Trên thế giới, một nước giàu sẽ ít lo về toàn vẹn lãnh thổ hơn một nước nghèo, vì uy tín họ lớn hơn và ràng buộc lợi ích với các cường quốc chặt chẻ hơn. Trường hợp Singapore là điển hình, dù lãnh thổ rất nhỏ nhưng họ ít lo về việc mất dần lãnh thổ hơn Việt Nam.
    Để công cuộc phát triển kinh tế thuận lợi, củng cố uy tín với đối tác quốc tế, Việt Nam cần hạn chế ?oquốc nạn tham nhũng?, ?ohạn chế? vì xóa hoàn toàn tệ nạn này là điều không thể. Những vị có trách nhiệm chống tham nhũng cần chống mạnh hơn nữa; những vị đang tham nhũng, hãy vì tương lai đất nước mà tạm dừng tham nhũng ?" đây là lời kêu gọi thiết thực.
    - Thứ ba, cơ quan an ninh cần tăng cường kiểm tra, sàng lọc nhiều thành phần, nhiều đối tượng đang trú ngụ trên lãnh thổ quốc gia. Cơ quan này cũng cần điều tra, làm rõ, đưa ra công luận những khuất tất nếu có từ những dự án khả nghi, có ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia.
    Về liên minh đối ngoại:
    Tăng cường hợp tác, liên minh quốc tế.
    Với khối ASEAN: theo thiển ý, người viết xem khối này như một bao tải khoai lang, khi đổ ra thì mỗi củ chạy đi mỗi ngã, các cuộc hội họp chỉ để tuyên bố, ca hát rồi . . . ra về; hoàn toàn không gắn kết như EU. Biết được thực trạng này, TQ muốn đàm phán Trường Sa bằng chiến lược bẻ đủa từng chiếc chứ không chịu đàm phán đa phương hay đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc.
    Với Nga: Hình như sau khi Liên bang Xô viết tan rả, Nga không còn mặn mà với Việt Nam ngoài việc xem Việt Nam là một khách hàng để bán vũ khi và thiết bị quân sự.
    Với Tây Âu: chúng ta hãy xem vụ BP rút lui nhanh chóng, dừng hợp tác thăm dò dầu khi với Việt nam ở Biển đông Việt Nam, khi phía TQ mới chỉ ho nhẹ để đánh giá tình hình.
    Với Hoa Kỳ? là một vấn đề khả dĩ. Khác với BP, Exxon Mobil đã phớt lờ cảnh báo của TQ, điêu nầy cho thấy công ty của Hoa Kỳ cũng có vị thế đáng kể. Gần đây, việc các quan chức cao cấp Mỹ và hàng không mẫu hạm USS Stennis ghé thăm và/hoặc neo đậu ngoài khơi Việt Nam cũng cho thấy tình hình hợp tác, liên minh quân sự đang có chiều hướng thay đổi.
    Nhưng, hợp tác, liên minh với Hoa Kỳ để tránh hiểm họa phương bắc cũng giống chuột nhắt liên minh với mèo để thoát nạn chuột cống. Mèo mẽo sẽ dỡ chứng bất cứ khi nào mà nó thấy cần thiết, số phận một nước nhỏ như Việt Nam cũng thật mong manh.
    Hợp tác, liên minh, phòng thủ, xây dựng và phát triển đất nước như thế nào còn tùy vào Tài và Đức của những vị lãnh đạo hiện thời. Nhân dân chỉ biết hy vọng vào tương lai độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và xã hội hòa bình cho Việt nam.
    29/04/2009.
  6. aitymo

    aitymo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    2
    Các bác Giàu trí tưởng tượng quá Ủng hộ về ngoại giao thôi không thông qua nghị quyết ở LHQ
  7. huuthanh81

    huuthanh81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Tin mới nè: " Tàu lạ đánh chìm tàu đánh cá VN "
    Mời quí dzị đọc ở đây: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090523_viet_boat_hit.shtml
  8. claymore

    claymore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    973
    Đã được thích:
    1
    không biết chính xác thực hư thế nào nhưng có thể giúp theo hai cách
    1) cử cán bộ đào tạo các bạn chống chiến tranh du kích hay chiến tranh nhân dân gì đấy !
    2) bán hàng nhẹ ( Bxx , AK....) kèm theo cái 1
  9. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Hình như trên ttvnol từng có tin đồn VN xuất khẩu Ak, một trong các nguồn tiếp nhận là Sri Lanka đấy
    Giúp gì không thì không biết chứ kinh nghiệm chống chiến tranh du kích kiểu TQ thì VN là nước có nhiều kinh nghiệm nhất
  10. menquangbmt

    menquangbmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Thôi nhà mình khỏi mua sắm làm gì cho mệt Khựa nó đang xấy mấy cái đập nước, nó mà điên lên cho nổ tung cái đập nước thì nhà ta chìm trong bể nước thôi
    Theo em lấy ngân sách quốc phòng ra mua mỗi nhà vài cái áo phao phòng ngừa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này