1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495

    Kiến nghị Chính phủ có biện pháp bảo vệ ngư dân


    09/06/2009 0:46

    Hôm qua 8.6, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nêu rõ: việc tạm cấm ngư trường của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khai thác hải sản vì hiện nay đang vào vụ cá Nam (là vụ chiếm tới 60% sản lượng cá khai thác cả năm).
    Hiện đã có một số trường hợp ngư dân đang khai thác trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam bị tàu thuyền nước ngoài gây cản trở hoặc thu giữ cá, dầu vô lý, gây hoang mang dẫn đến tâm lý lo sợ không dám đi đánh bắt xa bờ, do vậy tàu thuyền phải nằm bờ, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của nhiều ngư dân.
    Trước những vấn đề trên, Hội Nghề cá VN đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng, các địa phương tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin cho ngư dân các tỉnh ven biển nắm bắt được luật và các quy định của VN về bảo vệ và khai thác hải sản trên vùng biển của VN và biết lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở vùng biển Đông, và có biện pháp cụ thể để ngư dân yên tâm đánh bắt cá trong vùng biển của VN, đảm bảo đời sống và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
    Những trường hợp ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ và gây thiệt hại, đề nghị Chính phủ thông qua con đường ngoại giao để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân, can thiệp phía Trung Quốc bồi thường những thiệt hại do Trung Quốc gây ra.
    Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương tổ chức cho ngư dân khi đi khai thác phải lập thành những tổ đội đánh bắt, đảm bảo trang thiết bị thông tin để thông báo kịp thời những diễn biến trên biển cho bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng biết để có biện pháp giải quyết khi có sự cố xảy ra.
    Hội Nghề cá VN thay mặt cho lợi ích của ngư dân VN phản đối phía Trung Quốc cấm đánh bắt, thu giữ phương tiện, bắt giữ ngư dân VN đang hoạt động khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN.
    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200924/20090609002914.aspx
  2. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Sẵn sàng những chuyến bay cứu hộ, cứu nạn
    QĐND - Thứ Hai, 08/06/2009, 21:11 (GMT+7)
    Hình ảnh những chiếc trực thăng cứu hộ, cứu nạn thả hàng cứu trợ, đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm đã trở nên quen thuộc mỗi dịp thiên tai, bão lũ. Để có những chuyến bay an toàn trong điều kiện thời tiết khó khăn, đòi hỏi không chỉ công tác chuẩn bị chu đáo mà còn kinh nghiệm, bản lĩnh của người phi công. Chúng tôi đã đến Đoàn bay C16 (Quân chủng Phòng không - Không quân) để hiểu hơn công việc của các anh, những chiến sĩ trên bầu trời.
    Bản lĩnh phi công cứu hộ
    Có mặt trên máy bay VN SAR - 01 trong đợt bay huấn luyện của Đoàn bay C16 một ngày nắng đẹp, trời trong xanh không một gợn mây, chúng tôi được hòa mình vào không khí say mê của những chiến sĩ bầu trời. Khẩn trương, nhanh chóng nhưng cẩn thẩn, tỷ mỉ đến từng chi tiết là tác phong của cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Kíp phi công lái máy bay gồm có 3 người, ai cũng tập trung cao độ để hoàn thành công việc. Trong mỗi lần bay huấn luyện nhiều tình huống, nhiều kịch bản được đặt ra, trải qua những tình huống đó sẽ giúp người phi công tự tin hơn trong mỗi lần đưa ra quyết định, rèn luyện bản lĩnh khi phải đối mặt với khó khăn thực tế.

    Chuẩn bị cho chuyến bay mới ở Đoàn C16. Ảnh Quang Thái
    Các anh kể: Từ 5 giờ sáng, những chuyến bay huấn luyện đầu tiên đã lên đường. Liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, từng chiếc máy bay cất cánh, hạ cánh không ngừng nghỉ. Đây là công tác chuẩn bị quan trọng của đơn vị cho nhiệm vụ cứu hộ mùa bão lũ năm 2009. Nhìn những con ?ochim sắt? chao lượn trên bầu trời tôi nhớ lại cảm giác được cùng trực thăng cứu hộ đến thả hàng cứu trợ cho đồng bào vùng lụt bão ở Yên Bái năm 2008. Giữa mênh mông nước lũ, chỉ còn thấy những nóc nhà nhấp nhô và những vùng dân cư bị cô lập. Không một phương tiện giao thông đường bộ nào có thể tiếp cận được với đồng bào đang trong cảnh màn trời chiếu đất. Phải khó khăn lắm, chiếc trực thăng mới ?otreo? được trên không, lựa chiều bay, tránh từng đợt mưa thốc, gió bạt để thả những gói hàng cứu trợ. Trong điều kiện thời tiết quá xấu, mưa lớn, trời mù, gió giật mạnh, nhiều chuyến bay vẫn lên đường dù biết công việc đầy hiểm nguy, vất vả.
    Thượng tá Lương Văn Lâm, Phó tham mưu trưởng Đoàn bay C16, một trong những người tham gia nhiều chuyến bay cứu hộ nhất của Đoàn, nhớ lại hành trình khó khăn trong lần tham gia cứu hộ ở Lào Cai: ?oTrong chuyến bay chở Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đến xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai năm 2008, tôi đã rất khó khăn mới hạ cánh được, bởi trời mù, mây dày đặc, quan sát lúc được lúc không. Địa hình nơi hạ cánh là bãi dốc, trên sườn núi nên khi hạ cánh rất dễ bị trôi. Vì thế tôi đã quyết định quay ngang thân máy bay, nhưng cũng chỉ hạ được một bánh xuống đất để lấy điểm tựa, giữ chế độ gần như treo trên không, chỉ đủ thời gian để đưa hàng cứu trợ xuống?. Chuyến bay cứu hộ đến huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cũng là một kỷ niệm đáng nhớ đối với Thượng tá Lương Văn Lâm, ?okhi chúng tôi đến bà con đã phải chịu đói mấy hôm rồi, cả khu vực bị cô lập không thể ra bên ngoài được. Mọi người tập trung chủ yếu ở những gò đất nhô lên, xung quanh nước ngập trắng xóa. Nhìn cảnh tượng đó, những người làm công tác cứu hộ chúng tôi luôn cố gắng đến với bà con càng nhanh càng tốt?, Thượng tá Lương Văn Lâm chia sẻ.
    Yếu tố quan trọng nhất đối với người phi công khi thực hiện các chuyến bay cứu hộ là kinh nghiệm, quyết đoán và bản lĩnh vững vàng. Theo Trung tá Nguyễn Xuân Thanh, Đoàn bay C16, người đã có 10 năm gắn bó với các chuyến bay cứu hộ, thì thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết xấu, thời gian dài ngày cần phải có tâm lý rất vững vàng, nhiều lúc tầm nhìn bị hạn chế, diễn ra các tình huống bất ngờ, kinh nghiệm và sự quyết đoán của người phi công gần như là yếu tố quyết định khả năng hoàn thành nhiệm vụ?. Làm việc với áp lực rất lớn nhưng những chuyến bay cứu hộ của Đoàn bay C16 đều đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đó còn là công sức của biết bao con người với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng.
    [​IMG]
    Chu đáo từng công việc chuẩn bị
    Phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đoàn bay C16. Công tác huấn luyện, bảo đảm bay, chủ động trong mọi tình huống luôn được Đoàn C16 được đặt lên hàng đầu. Thượng tá Nguyễn Ngọc Vy, Chính ủy Đoàn C16 cho biết: Đặc thù của chương trình huấn luyện đối với phi công trực thăng là bảo đảm cho phi công đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh, điều kiện với những tính năng máy bay có như bay trên biển, bay trong địa hình rừng núi, hạ cánh ở các bãi hạn hẹp, bay chuyển hàng, cứu người trong lụt bão? Trong điều kiện thời tiết bất thường, bão lũ, nhiệm vụ thường xảy ra đột xuất, thông tin liên lạc hạn chế vì vậy người phi công phải luôn ở tư thế sẵn sàng, chủ động nhận và hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy mà những phi công trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường cần 3 ?" 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể thực hiện được các nhiệm vụ phức tạp như công tác cứu hộ khi có thiên tai. ?oĐào tạo đội ngũ phi công trẻ, bồi dưỡng học viên là một trong những công tác ưu tiên của đơn vị. Cần thiết phải có lực lượng kế cận vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ mới có thể hoàn thành được đòi hỏi ngày càng cao của công việc?, Thượng tá Nguyễn Ngọc Vy chia sẻ.
    Những ngày này, công việc của Xưởng bảo dưỡng kỹ thuật hàng không, thuộc Đoàn bay C16 tấp nập hơn. Trong tiết trời nắng nóng, mồ hôi chảy ướt đầm lưng áo nhưng các anh dường như không để tâm, chỉ lo sao để máy bay đạt được trạng thái tốt nhất, sẵn sàng cho đợt cất cánh tiếp theo. ?oXưởng không chỉ thực hiện bảo dưỡng định kỳ, mà còn làm công tác chuyển mùa để máy bay thích ứng với thời tiết thay đổi ở nước ta, hồi phục, thay thế các trang, thiết bị trên máy bay?, Thượng úy Vũ Ngọc Chúng, Phó tiểu đoàn trưởng kỹ thuật cho biết. Đối với những máy bay thực hiện công việc cứu hộ mùa bão lũ, xưởng kiểm tra cẩn thận hệ thống tời, cẩu, chuẩn bị cho các tình huống thả hàng, cứu, vớt người. Càng đến gần đợt cao điểm của mùa mưa bão, cường độ bay huấn luyện và bay nhiệm vụ càng dày hơn, vì thế công việc của xưởng bảo dưỡng cũng nhiều hơn. Với tinh thần chuẩn bị chu đáo, cán bộ, chiến sĩ Đoàn C16 đã sẵn sàng để những chuyến bay cứu hộ lên đường ngay khi được yêu cầu. Công sức của các anh đã góp một phần không nhỏ hạn chế thiệt hại về người và của khi có thiên tai, chia sẻ khó khăn, làm ấm lòng hơn cho những đồng bào trong hoàn cảnh hiểm nghèo.
    ĐỖ MẠNH HƯNG
    Các bác cho hỏi con máy bay trong ảnh là con gì, mới hay cũ có xịt được cái gì không nhẩy
  3. olivervn

    olivervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    EADS để mắt tới thị trường Vietnam
    http://www.vnbusinessnews.com/2009/06/eads-eyes-vietnam-market-says-gallois.html
  4. ProRaptorVN

    ProRaptorVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7160/index.aspx
    Bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lãnh hải Tổ quốc
    09/06/2009 10:29 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Việc Trung Quốc ngang nhiên làm điều họ cho là ?othi hành quyền chủ quyền? trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cả chục năm qua là một sự xâm phạm nghiêm trọng đến nước ta...
    LTS: Việc Trung Quốc ngang nhiên cấm ngư dân các nước đánh bắt cá ở Vịnh Bắc Bộ, kể cả ở các vùng lãnh hải của Việt Nam chiếu theo Hiệp định phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ ký kết với Việt Nam năm 2000 đã gây phản ứng trong dư luận.
    Theo yêu cầu của nhiều độc giả, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của hai tác giả Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu - Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
    Bài viết thể hiện quan điểm và kết quả nghiên cứu riêng của hai tác giả. (Tuần Việt Nam chưa thể kiểm chứng các sự kiện đưa ra trong bài).

    Ngày 17/3, Trung Quốc gửi tàu Ngư chính 311 tới Biển Đông[1] để ?otuần tra nghề cá? và sau đó còn tuyên bố rằng sẽ tăng cường lực lượng tuần tra bằng cách dùng chiến hạm cũ hay đóng tàu tuần dương mới. Việc tuần tra này được tiến hành cả trong một số vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Ngày 19/3, BP tuyên bố chính thức rút ra khỏi dự án với vốn đầu tư 2 tỷ USD có mục đích thăm dò dầu khí tại hai vùng Hải Thạch (trong lô 5.2) và Mộc Tinh (trong lô 5.3) trong bồn trũng Nam Côn Sơn[2]. Hai lô 5.2 và 5.3 nằm gần đảo Phú Quý, đảo gần bờ của Việt Nam, hơn là đảo Trường Sa (đảo gần đó nhất trong số các đảo trong quần đảo Trường Sa), và cách bờ biển đất liền Việt Nam dưới 200 hải lý. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng hai lô này nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý, tức là vùng đặc quyền kinh tế, của Việt Nam[3].
    BP đưa ra lý do thương mại cho việc rút ra khỏi dự án mặc dù đã đầu tư 200 triệu USD để thăm dò và đã đánh giá vùng Hải Thạch là có thể có nhiều khí đốt nhất trong bồn trũng Nam Côn Sơn. Trước đó, vào năm 2007, Trung Quốc đã đe dọa quyền lợi thương mại của BP tại nước này để áp lực BP rút ra khỏi dự án với Việt Nam.
    Ngày 16/5/2009, Trung Quốc điều thêm tàu Ngư chính 44183 tới Biển Đông[4]. Ngày 19/5/2009, Trung Quốc điều thêm tàu Ngư chính 44061[5]. Cuối tháng 5/2009, Trung Quốc điều thêm 8 tàu nữa[6].
    [​IMG]
    Tàu Ngư Chính 44183 được trang bị đại liên trên boong tàu[7].
    Như mọi năm khác kể từ năm 1999, Trung Quốc đơn phương tuyên bố cấm đánh cá tại Biển Đông từ vĩ độ 12 trở lên phía Bắc, với cớ bảo quản nguồn lợi thuỷ sản ở Biển Đông. Vùng cấm bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.
    Nếu lý do cho hành động này thật sự là bảo quản nguồn lợi thuỷ sản ở Biển Đông thì Trung Quốc đã phải phối hợp với Việt Nam, Philippines và các nước khác trong việc cấm đánh cá, vì vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và của Philippines thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam và Philippines, và tất cả các nước trên thế giới có quyền đánh cá trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông
    Trung Quốc không có quyền như thế trong vùng biển quốc tế và càng không có quyền như thế trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Bằng việc hành động một cách đơn phương như thế, Trung Quốc đã cố ý vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này, và vi phạm quyền đánh cá mà UNCLOS ban cho tất cả các nước trên thế giới trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.
    Mục đích của Trung Quốc khi hành động đơn phương không phải là bảo quản nguồn lợi thuỷ sản mà là tỏ với thế giới rằng Trung Quốc làm cái mà nước này gọi là ?othực thi chủ quyền một cách hoà bình? ở Biển Đông. Đây là những bước trong chiến lược ?otằm ăn dâu? của Trung Quốc đề biến 75% diện tích trên Biển Đông thành ?ocái ao nhà? của họ.
    Trong tháng Năm, một số thuyền đánh cá Việt Nam bị tàu nước ngoài bắt, tịch thu cá, phá hoại, đuổi, và đâm chìm.
    Trong một trường hợp cụ thể, ngày 19/5, tàu cá của ông Nguyễn Thanh Thu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) số QNg 95048 TS bị một tàu nước ngoài tông chìm trên biển Đông tại tọa độ 10°59?T vĩ độ Bắc, 111°34?T kinh độ Đông[8]. Tất cả 26 thuyền viên bị rơi xuống biển nhưng may mắn được một tàu cá Việt Nam khác cứu sống.
    [​IMG]
    Tàu cá QNg 95048TS bị tàu nước ngoài tông chìm tại điểm có
    ký hiệu "X", bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Trong một trường hợp cụ thể khác, ngày 19/5/2009 tàu cá QNg 94734 TS của ông Lệ (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được[9]. Đã vậy, trước khi bỏ đi, các thuyền viên của tàu ngoài còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá.
    [​IMG]
    Báo Trung Quốc đăng hình và đưa tin về sự kiện tàu cá
    QNg 94734 bị tấn công[10].
    Ngày 24/5, China News Service của Trung Quốc xác nhận các tàu tuần tra của Trung Quốc đã khống chế thuyền viên tàu nước ngoài và đuổi tàu nước ngoài[11].
    Trước tình hình này, hàng trăm tàu đánh cá miền Trung không dám ra biển ngay trong chính vụ cá của ngư dân[12].
    Những sự kiện này đặt ra nhu cầu bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
    Trong các vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền hay quyền chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, từ 12 hải lý ra tới tối đa là 200 hải lý, là vùng có diện tích rộng lớn nhất, có nhiều tầm năng dầu khí nhất, và có nhiều quyền chủ quyền hơn vùng thềm lục địa mở rộng. Vì vậy, vùng đặc quyền kinh tế có tiềm năng đem lại nhiều quyền lợi kinh tế cho Việt Nam nhất.
    Thế nhưng Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.
    Khẳng định phạm vi vùng đặc quyền kinh tế
    Cho tới khi nộp báo cáo về thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa ngày 6/5/2009 và 7/5/2009, Việt Nam chưa công bố rộng rãi ranh giới cụ thể cho vùng đặc cho vùng đặc quyền kinh tế của mình ngoại trừ trong Vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ.
    Trên nguyên tắc, đó là một điều bất lợi cơ bản cho việc bảo vệ quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông. Với thực trạng Trung Quốc có chủ trương và hành động cụ thể để chiếm 75% Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự chưa công bố này lại càng gây bất lợi nghiêm trọng. Việt Nam cần phải quảng bá càng rộng rãi càng tốt phạm vi cụ thể của vùng đặc quyền kinh tế tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của mình, thay vì chỉ tuyên bố nguyên tắc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
    Tất nhiên việc quảng bá rộng rãi phạm vi cụ thể của vùng đặc quyền kinh tế tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp sẽ không làm cho Trung Quốc ngưng tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế đó. Tác dụng của việc này là làm cho thế giới thấy rõ vùng biển nào thuộc Việt Nam và như thế có hợp lý hay không. Như vậy, mỗi khi Bộ Ngoại giao Việt Nam cần phải phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thế giới sẽ dễ thấy quan điểm của nước nào hợp lý hơn.
    Yêu sách của Trung Quốc đối với 75% diện tích Biển Đông là vô lý và Trung Quốc phải ngụy trang cho yêu sách đó bằng sự mù mờ. Việt Nam phải đối trọng điều đó bằng một ranh giới hợp lý và minh bạch.
    Sau việc vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trong báo cáo về thềm lục địa, Việt Nam cần khuyến khích các nhà xuất bản trong nước vẽ ranh giới này trên bản đồ Việt Nam và quảng bá ranh giới này với thế giới và với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
    Ngoài ra, để tranh thủ sự đồng thuận của thế giới, Việt Nam cũng có thể vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế dùng ngấn thủy triều thấp của bờ biển lục địa và các đảo không bị tranh chấp thay vì dùng đường cơ sở 1982. Như vậy sẽ tăng khả năng đạt được sự đồng thuận trong khi không giảm đáng kể diện tích mà Việt Nam có thể đòi hỏi.
    Vì các đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang trong tình trạng tranhchấp, vì hiệu lực để tính vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này chưa được xác định và chưa được các nước trong khu vực công nhận, vì vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này sẽ nằm chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế từ lãnh thổ không bị tranh chấp của các nước khác, Việt Nam có thể tuyên bố là sẽ công bố phạm vi vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này sau. Như vậy sẽ phù hợp với tinh thần của Tuyên bố 2002 của ASEAN và Trung Quốc về quy tắc ứng xử về Biển Đông.
    Thực thi chủ quyền càng đầy đủ càng tốt trong vùng đặc quyền kinh tế
    Việt Nam cần phải đầu tư thêm cho lực lượng tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của mình.
    Hiện nay ?otrung bình một người trong lực lượng Thanh tra vảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải kiểm soát 1000 km² mặt biển và khoảng 25-30 km bờ biển. Cả nước mới chỉ có chưa đến 100 tàu thuyền làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động nghề cá trên biển, trong đó chỉ có khoảng 25% là có khả năng hoạt động cách bờ từ 50-100 hải lý [trong khi vung đặc quyền kinh tế ra tới cách bờ 200 hải lý]...Kinh phí hoạt động kiểm tra, kiểm soát bình quân chỉ đủ cho Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức được từ ba tới năm chuyến biển/năm với thời lượng từ ba đến bảy ngày?[13].
    Trong tình trạng tính mạng, tài sản, kế mưu sinh của ngư dân Việt Nam bị đe doạ trong vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với UNCLOS của Việt Nam, chúng ta không thể chấp nhận được việc thiếu một đội ngũ có khả năng tuần tra vùng đặc quyền kinh tế.
    Tính mạng, tài sản và quyền hợp pháp của công dân Việt Nam cần được bảo vệ trong vùng đặc quyền kinh tế không khác gì trên đất liền.
    Về lâu về dài, trong tình trạng Trung Quốc tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nếu Việt Nam thiếu sót trong việc thực thi chủ quyền của mình, trong khi Trung Quốc làm những điều mà nước này gọi là thực thi chủ quyền, thì điều đó ít nhất sẽ tổn hại cho việc tranh thủ dư luận, và không ngăn cản được chiến lược ?otằm ăn dâu? của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Đội ngũ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế sẽ đảm nhận nhiều vai trò :
    Thể hiện sự hiện diện, thực thi chủ quyền và trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế;
    Bảm đảm cho ngư dân Việt Nam không phải lẻ loi khi đối phó với những trường hợp có sự xâm phạm chủ quyền đất nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
    Để cho Trung Quốc không tiến hành những điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như ở chỗ không người, hay như đó là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
    Việc ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế không chỉ là quyền và cần thiết cho sự mưu sinh của họ, mà còn quan trọng trong việc khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy ngư dân Việt Nam không chỉ cần được Nhà nước bảo vệ, mà còn phải được Nhà nước hỗ trợ, thí dụ như:
    Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa đối với phương tiện để đánh cá xa bờ, để khuyến khích ngư dân đánh cá trong toàn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thay vì đánh cá gần bờ hơn[14].
    Nhà nước cần tài trợ bảo hiểm cho trường hợp ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt phạt hay phá hoại phương tiện đánh cá trong khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.
    Đi đôi với bảo hiểm trên, ngư dân cần phải chứng minh được là mình hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông. Chứng minh này cũng có ích lợi khi các cơ quan có chức năng của Việt Nam cần phải đấu tranh với Trung Quốc.
    Đấu tranh ngoại giao
    Quan trọng nhất, song song với các biện pháp trên chính phủ cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa nhằm phản đối Trung Quốc. Ngoài việc phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc, Chính phủ cần tiến hành các biện pháp để thế giới biết rõ sự bất hợp pháp này của Trung Quốc. Đây là việc đã diễn ra từ lâu, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta xem nhẹ. Nếu cứ xem nhẹ, hay tiếp tục thiếu các biện pháp đủ mạnh mẽ, thì hậu quả của nó về sau sẽ khó mà khắc phục được.
    ***
    Việc Trung Quốc ngang nhiên làm điều họ cho là ?othi hành quyền chủ quyền? trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cả chục năm qua là một sự xâm phạm nghiêm trọng đến nước ta. Nó xâm phạm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản và cơ hội kiếm sống của hàng triệu người dân ven biển. Nó còn ảnh hưởng đến chủ quyền thiêng liêng của đất nước và nguy hiểm hơn, là những bước tiến nguy hiểm trong chiến lược ?otằm ăn dâu? của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Chúng ta cần nhận thức về tầm nguy hiểm của việc này và cần chủ động, tích cực và kiên quyết hơn nữa trong việc bảo đảm quyền chủ quyền của nước ta đối với vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó cũng là điều cần thiết để bảo đảm tính mạng, tài sản và đời sống cho hàng triệu người dân ven biển.
    Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
    --------------------------------------------------------------------------------

    Được ProRaptorVN sửa chữa / chuyển vào 12:40 ngày 09/06/2009
    Được ProRaptorVN sửa chữa / chuyển vào 12:47 ngày 09/06/2009
    Được ProRaptorVN sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 09/06/2009
  5. lonely1977

    lonely1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Sau khi cong hien quang Bo xit chang con j de cong nap nua nen chung no ep dan ta the nay, kho tay cho mot chinh the phai dau vao... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090609_fishingban_chinareax.shtml
  6. Walkers

    Walkers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    Một máy bay quân sự rơi, cháy rụi
    TPO - Khoảng 7h30'' sáng nay, 9/6, một chiếc máy bay quân sự đang luyện tập bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng thuộc khu vực trồng ngô của gia đình ông Lê Xuân Thế, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, cách TP Thanh Hóa hơn 60 km.
    [​IMG]
    Theo nguồn tin của Tiền phong, chiếc máy bay quân sự bị rơi, bốc cháy tại xã Cẩm Phú có hiệu là SU 22, do Nga sản xuất.
    Có mặt tại hiện trường lúc 8h20phút, theo quan sát của P.V Tiền phong, chiếc máy bay bị nạn đang tiếp tục cháy, khói đen phủ khắp cả vùng đồi. Nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay văng tung tóe, cháy đen, có mảnh cách xa hiện trường hàng trăm mét; máy bay bị cháy rụi, chỉ còn lại vài mảnh vỡ nhỏ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hiện nay, cơ quan chức năng đang thu dọn hiện trường, giải quyết hậu quả và tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố máy bay quân sự bị rơi nêu trên.
    Nguồn: Tiền phong
  7. VIVIsect

    VIVIsect Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2009
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. ProRaptorVN

    ProRaptorVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Vô BBC-Vietnamese thì thấy ngay cái câu trích dưới đây được in rất to và rất đậm.
    "Quan hệ quốc pho?ng Hai bên cam kết ba?o đa?m một khu vực châu Á-Thái Bi?nh Dương ho?a bi?nh, ô?n định va? an ninh."
    Thông cáo Myf - Việt
    ====================================================================================================
    Myf-Việt ba?n hợp tác chính trị quân sự
    [​IMG]
    Việt Nam va? Hoa Ky? đaf có cơ chế đối thoại vê? nhiê?u vấn đê?
    Hoa Ky? va? Việt Nam đaf tha?o luận nhiê?u vấn đê? hợp tác như gi?n giưf ho?a bi?nh va? chống khu?ng bố trong khuôn khô? đối thoại chiến lược chính trị-quốc pho?ng lâ?n hai.
    Cuộc đối thoại thươ?ng niên vư?a được tô? chức tại Washington DC.
    Lâ?n đâ?u hai bên mơ? đối thoại trong lifnh vực an ninh, quốc pho?ng va? chính trị la? va?o tháng Sáu 2008 tại Ha? Nội.
    Trươ?ng đoa?n Việt Nam trong đối thoại lâ?n na?y vâfn la? Thứ trươ?ng Ngoại giao Phạm Bi?nh Minh.
    Đại diện phía Myf la? quyê?n Tṛợ lý Bộ trươ?ng Ngoại giao chuyên trách các vấn đê? chính trị-quốc pho?ng Greg Delawie.
    Thông cáo chung cu?a hai đoa?n đăng trên website Bộ Ngoại giao Myf nói cuộc đối thoại "khă?ng định mối quan hệ song phương nga?y ca?ng vưfng mạnh giưfa Hoa Ky? va? Việt Nam".
    Thông cáo na?y cufng viết hai nước đang gây dựng quan hệ "dựa trên ti?nh hưfu nghị, tôn trọng lâfn nhau, tinh thâ?n thă?ng thắn va? cam kết chung trong việc ba?o đa?m một khu vực châu Á-Thái Bi?nh Dương ho?a bi?nh, ô?n định va? an ninh".
    Trong các lifnh vực hợp tác chung, hai bên đaf ba?n tha?o vê? hoạt động gi?n giưf ho?a bi?nh, huấn luyện cho quân nhân Việt Nam, công tác cứu nạn, pho?ng chống ma túy va? chống khu?ng bố.
    Thông cáo viết tiếp: "Đại diện hai bên cufng đaf tha?o luận việc tăng cươ?ng hiê?u biết giưfa quân đội hai nước".
    Trong thơ?i gian gâ?n đây đaf có nhiê?u diêfn biến mới trong quan hệ quân sự-quốc pho?ng giưfa hai nước tư?ng la? ke? thu?.
    Việt Nam va? Hoa Ky? mới bi?nh thươ?ng hóa quan hệ năm 1995, sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc tới hai thập niên.
    Các quan hệ quân sự song phương cufng dâ?n ấm lại, với chuyến viếng thăm lâ?n đâ?u tiên cu?a Bộ trươ?ng Quốc pho?ng Việt Nam tới Washington hô?i năm 2003.
    Nhiê?u syf quan quân đội Việt Nam đaf được đưa sang huấn luyện tại các trươ?ng vof bị Hoa Ky?.
    Quân đội Myf cufng tư?ng mơ? lớp hội tha?o, tập huấn vê? quân y tại Việt Nam.
    Một số ta?u ha?i quân Hoa Ky? đaf tới thăm Việt Nam kê? tư? tháng 11/2003, khi chiến hạm USS Vandegriff cập ca?ng Tha?nh phố Hô? Chí Minh lâ?n đâ?u tiên, kê? tư? sau khi chấm dứt chiến tranh hô?i 1975.
    Hô?i tháng Tư năm nay, quan chức quân sự cao cấp cu?a Việt Nam có chuyến viếng thăm lâ?n đâ?u tiên tới một ha?ng không mâfu hạm cu?a Hoa Ky?, cho thấy có "sự ca?i thiện rof ra?ng" trong việc hợp tác giưfa lực lượng ha?i quân hai nước.
    Hoa Ky? cufng đaf trơ? tha?nh một trong nhưfng đối tác thương mại ha?ng đâ?u cu?a Việt Nam, với thương mại song phương đạt trên 12 ty? đô la va?o năm ngoái.
  9. ProRaptorVN

    ProRaptorVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    "Cấm đánh bắt trong mu?a he? ơ? Nam Ha?i la? biện pháp ha?nh chính thông thươ?ng va? đúng đắn cu?a Trung Quốc."_Ngươ?i phát ngôn TQ Tâ?n Cương .
    Phía ta thì thích "hoà bình" và "ổn định" trên Biển Đông. Còn Phía "bạn" thì sao mà tham lam quá chừng.
    ====================================================================================================
    ''Cấm đánh bắt la? câ?n thiết''
    [​IMG]
    Ta?u cá VN được nói la? đang nă?m bơ? vi? lệnh cấm cu?a Trung Quốc.
    Pha?n hô?i trước đê? nghị cu?a Việt Nam, Trung Quốc nói lệnh cấm đánh bắt cá ha?ng năm cu?a nước na?y la? ''biện pháp ha?nh chính thông thươ?ng va? đúng đắn''.
    Ngươ?i phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tâ?n Cương nói Trung Quốc áp dụng biện pháp na?y đê? ba?o vệ ta?i nguyên biê?n trong vu?ng lafnh thô? cu?a mi?nh.
    Tơ? Hoa?n câ?u Thơ?i báo trích lơ?i ông Tâ?n tái khă?ng định Trung Quốc có chu? quyê?n "không thê? chối cafi" đối với các đa?o thuộc Nam Ha?i (Biê?n Đông), bao gô?m ca? Tây Sa (Hoa?ng Sa) va? Nam Sa (Trươ?ng Sa), cu?ng các vu?ng biê?n phụ cận.
    Ngươ?i phát ngôn Trung Quốc được trích lơ?i nói: "Cấm đánh bắt trong mu?a he? ơ? Nam Ha?i la? biện pháp ha?nh chính thông thươ?ng va? đúng đắn cu?a Trung Quốc, có mục đích ba?o tô?n nguô?n lợi ha?i dương trong vu?ng".
    Nội dung na?y cufng được Tân Hoa Xaf loan ta?i hôm thứ Ba 09/06.
    Trung Quốc chính thức cấm đánh bắt tại Biê?n Đông tư? 16/05 tới 01/08 năm nay va? đaf điê?u tám ta?u tuâ?n tra đê? theo dofi giám sát khu vực rộng 128.000 km vuông tại đây.
    Tuâ?n trước, Thứ trươ?ng Ngoại giao Việt Nam Hô? Xuân Sơn đaf ''giao tiếp'' với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tươ?ng đê? ''lưu ý'' ông na?y vê? lệnh cấm đánh bắt cu?a Trung Quốc.
    Việt Nam cho ră?ng lệnh cấm na?y "đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước".
    Việt Nam cufng "đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam".
    Nay với pha?n hô?i mới nhất cu?a Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dươ?ng như đê? nghị cu?a phía Việt Nam không được chấp thuận.
    Thái độ cứng rắn
    Tơ? Hoa?n câ?u Thơ?i báo cufng trích lơ?i Tiến sif Trang Quốc Thô? (Zhuang Guotu), Trươ?ng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói ră?ng Trung Quốc giưf thái độ cứng rắn trong chu? đê? ba?o vệ chu? quyê?n cu?a mi?nh tại Biê?n Đông va? ta?u tuâ?n tra ngư nghiệp cu?a nước na?y săfn sa?ng ba?o vệ nguô?n ha?i sa?n.
    Trong khi đó, báo Thanh Niên cu?a Việt Nam đưa tin Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam hôm thứ Hai vư?a có công văn gửi các cơ quan chức năng đê? nghị có biện pháp ba?o vệ ngư dân.
    Công văn na?y viết "việc tạm cấm ngư trường của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khai thác hải sản vì hiện nay đang vào vụ cá Nam (là vụ chiếm tới 60% sản lượng cá khai thác cả năm)".
    Hội Nghê? cá được trích lơ?i đê? nghị Chính phu? Việt Nam chi? đạo tuyên truyê?n thông tin cho ngư dân vê? luật va? các quy định cu?a Việt Nam cufng như cu?a Trung Quốc va? "có biện pháp cụ thê?" đê? ngư dân yên tâm đánh bắt cá.
    Báo Thanh Niên cufng viết "Hội Nghề cá Việt Nam thay mặt cho lợi ích của ngư dân Việt Nam phản đối phía Trung Quốc cấm đánh bắt, thu giữ phương tiện, bắt giữ ngư dân Việt Nam đang hoạt động khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam".
    Hôm thứ Ba 09/06, một lafnh đạo cu?a Hội nghê? cá nói với BBC ông vư?a chi? đạo cho các ti?nh miê?n Trung xác định rof ti?nh hi?nh va? thống kê mức độ thiệt hại cu?a ngư dân đê? có yêu câ?u phu? hợp
  10. GF

    GF Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Máy bay SU22 của VN lại bị rơi rồi
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=163196&ChannelID=2
    Không hiểu do trình độ phi công hay máy bay lởm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này