1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xxcuteoxx

    xxcuteoxx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    2 tàu quốc tịch mãi Tây phi mà lại toàn là những thằng Khựa trên tàu thì cũng có khả năng bọn nó ném đá giấu tay lắm, nhưng các bác biên phòng bắt giữ và khám xét trong 3 ngày rồi mà ko có thông tin gì nên cũng có thể là 2 con tàu bình thường qua lại và vị phạm lãnh hải VN ta thôi.
  2. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Suy diễn xa vậy pa? Đi buôn lậu thì sao?
  3. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    "...
    biển Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chừng 3 hải lý và cách đảo Hòn Nưa 250m về hướng đông nam..."
    Các bác bản đồ xem vị trí Đảo Hòn Nưa để đối chiếu với bài viết trên
    [​IMG]
  4. ngocminhanh

    ngocminhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0

    - Khi mà Trung quốc vừa tạm ngừng gia tăng căng thẳng trên Biển Đông để tính toán lại đường đi nước bước.
    - Khi mà 1 quan chức quân đội Hoa kỳ có chuyến thăm Việt nam.
    - Khi mà mối quan hệ Việt - Mỹ vừa được sưởi ấm thêm do Việt nam cho phép Hoa kỳ thực hiện chương trình MIA trên Biển Đông.
    - Khi mà vụ Bô xít đang đi đến những quyết định cuối cùng.
    Sự kiện gì để khẳng định TQ tạm ngừng gia tăng căng thẳng nhỉ?
  5. tuanduongham

    tuanduongham Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    1.579
    Đã được thích:
    729
    Nực cười với mấy cha phóng viên quá bác ạ
  6. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Việt-Mỹ đang đa dạng hóa quan hệ sang lĩnh vực quốc phòng
    05:03'' 15/06/2009 (GMT+7)
    - Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực, cả chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng - Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại QH Ngô Quang Xuân đánh giá việc Việt Nam vừa cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA).
    Đối thoại về chính trị, an ninh, quân sự
    MIA là một trong những vấn đề hậu chiến tranh khá nhạy cảm nhưng góp phần đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước những năm 90. Là một trong những người tham gia đàm phán thời điểm đó, ông đánh giá thế nào về tiến triển hợp tác giữa hai nước trong vấn đề MIA?
    - Có thể nói quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực, cả chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa, nhân đạo. Hợp tác về MIA như một điểm sáng thành công trong tổng thể mối quan hệ song phương này.
    [​IMG]
    Trao trả hài cốt quân nhân Mỹ tại sân bay Đà Nẵng (2006). Ảnh: HC
    Đến nay, hai bên đã phối hợp thực hiện được 94 đợt tìm kiếm, Việt Nam đã trao cho Mỹ gần 900 bộ hài cốt. Khi những khả năng tìm kiếm MIA trên đất liền trở nên hạn chế, việc mở rộng các hoạt động trên biển mở ra nhiều triển vọng mới cho việc tìm kiếm MIA.
    Đợt tìm kiếm thứ 95, được tiến hành từ 25/4 đến 24/6/2009 với sự tham gia của Bộ Tư lệnh hỗn hợp tìm kiếm POW/MIA Hoa Kỳ (JPAC) và Văn phòng tìm kiếm người mất tích Việt Nam (VNOSMP) với sự hỗ trợ của tàu khảo sát đại dương Bruce Heezen.
    Cùng với việc cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm MIA, thời gian qua, Việt Nam và Mỹ cũng có nhiều động thái thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông như chống hoạt động bất hợp pháp ma túy, khủng bố, cứu trợ thảm họa trên biển... Ông đánh giá việc này như thế nào?
    - Đó là biểu hiện sinh động trên thực tế hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, đó cũng là việc triển khai thực hiện các cam kết của lãnh đạo hai nước, triển khai các chương trình hợp tác giữa các cơ quan đối tác hai bên.
    Cũng cần nói thêm, về kinh tế, thương mại, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam. Hai bên đã và sẽ trao đổi nhiều đoàn cấp cao, thiết lập các cơ chế đối thoại về chính trị - an ninh - quân sự, lập Nhóm chuyên trách về giáo dục, Tiểu ban hợp tác về khoa học môi trường...
    Quan hệ đối tác đặc biệt
    Việc Việt Nam chủ động hợp tác với Mỹ theo tinh thần ?ogác lại quá khứ, hướng tới tương lai? trong các vấn đề hậu chiến tranh, trong đó có MIA, có ý nghĩa gì?
    - So với các mối quan hệ song phương trên thế giới, quan hệ Việt - Mỹ thuộc dạng một quan hệ đối tác rất đặc biệt, trong đó vấn đề MIA có vị trí đặc biệt riêng của nó.

    Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, một hậu chứng chiến tranh động chạm đến nhiều nỗi đau nhức nhối, đến tình cảm dễ bị tổn thương của hàng triệu con người Việt Nam - nạn nhân của cuộc chiến tranh.
    Nhưng người Việt Nam đã dũng cảm vượt qua để coi đó như một vấn đề nhân đạo, để hướng tới việc thiện với thông điệp rất rõ ràng là góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt hơn giữa hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển và hạnh phúc cho nhân dân hai nước và thế giới.
    Ông vừa trở về từ Mỹ tham dự phiên điều trần tại Hạ viện về vấn đề da cam/dioxin lần thứ hai cũng như dự phiên họp của Nhóm đối thoại Mỹ - Việt về da cam/dioxin. Đây cũng là một trong những vấn đề hậu chiến tranh đang được hai bên hợp tác giải quyết. Theo ông, phía Mỹ có thể làm được gì hơn nữa để cùng Việt Nam giải quyết vấn đề này giống như thành quả hợp tác trong vấn đề MIA 20 năm qua?
    - Tại phiên họp lần thứ tư của Nhóm đối thoại Mỹ - Việt và phiên điều trần thứ hai tại Hạ viện Mỹ về da cam/dioxin, đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh tuy hợp tác nhiều mặt giữa Mỹ và Việt Nam đã và đang đạt nhiều kết quả tốt, đây là vấn đề còn tồn tại lớn trong tổng thể quan hệ Mỹ - Việt. Cần đưa vấn đề hợp tác giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin vào lộ trình tổng thể mối quan hệ đó.
    Các hạ nghị sĩ Mỹ tham gia phiên điều trần cũng đã yêu cầu phía Mỹ phải có trách nhiệm hợp tác với Việt Nam để giải quyết những hậu quả còn lại này của cuộc chiến tranh.
    Các thành viên của Nhóm đối thoại Mỹ - Việt về da cam/dioxin đã đề ra chương trình hoạt động cho thời gian tới, đáng chú ý là xây dựng kế hoạch dài hạn lộ trình giải quyết hậu quả chất độc da cam, kết nối với các viện nghiên cứu hóa học Mỹ - Việt thực hiện các đề tài nghiên cứu đánh giá, kết hợp các nguồn lực công và tư thực hiện các dự án cụ thể.
    Phiên họp của Nhóm cũng yêu cầu các thành viên hai bên Mỹ - Việt tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của 5 dự án truyền thống, nhằm vào ba mục tiêu chính: tẩy và làm sạch đất và môi trường nơi bị phơi nhiễm, dịch vụ giúp đỡ các nạn nhân, vận động nâng cao nhận thức trong chính giới và nhân dân Mỹ về vấn đề chất độc da cam/dioxin, từ đó có những biện pháp cần thiết và nguồn kinh phí lớn hơn hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả do chất độc da cam/dioxin gây ra.
    Xuân Linh
    http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/853001/
  8. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Không thể bành trướng 80% diện tích Biển Đông"
    15/06/2009 05:04 (GMT + 7)
    Trung Quốc đã thực hiện tham vọng của mình trong Biển Đông theo đường biên giới biển hình lưỡi bò là hoàn toàn thiếu căn cứ pháp lý, vì vây họ không thể sử dụng căn cứ võ đoán, chủ quan này để bắt buộc mọi người phải tuân thủ, để tự do hành động bất chấp luật pháp quốc tế về biển mà họ đã tự nguyện tham gia ký kết, phê chuẩn.

    Mời đọc bài liên quan:
    Philippines bác lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
    Bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải Tổ quốc
    Khi hải quân Trung Quốc vươn ra đại dương
    Việc Trung Quốc tuyên bố ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trong khu vực Vịnh Bắc Bộ đã khiến dư luận các quốc gia trong khu vực bất bình. Đáp ứng yêu cầu của độc giả, và để đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc vừa tuyên bố rằng lệnh cấm đánh bắt hải sản trong Biển Đông là công việc hành chính diễn ra bình thường nhằm bảo vệ tài nguyên hải sản trong phạm vi biển của mình. Dưới góc độ luật pháp về biển quốc tế và tình hình thực tế tại khu vực biển có liên quan, chúng ta hãy phân tích môt cách khách quan xem liệu tuyên bố đó đúng hay sai?

    Ngư dân trên Bắc Biển Đông. Ảnh: HC

    Trước hết chúng ta hãy phân tích căn cứ mà Trung Quốc dùng để biện minh cho hành động của mình. Trung Quốc khẳng định rằng họ có chủ quyền "không tranh cãi" đối với Tây Sa, Nam Sa nên họ có quyền mở rộng lãnh hải ra hầu hết Biển Đông.
    Về luận điểm này, chúng tôi thấy có hai nội dung pháp lý khác nhau. Đó là vấn đề quyền thủ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa, Trường Sa ở giữa Biển Đông và phạm vi các vùng biển và thềm lục địa trong Biển Đông.
    Về chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng sa Trường sa: mọi người ai cũng biết đây là lãnh thổ đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam (đối với Hoàng Sa); giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, (đối với Trường Sa); các bên tranh chấp đều đã đưa ra các quan điểm pháp lý để khẳng định quốc gia mình hoàn toàn có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
    Chủ quyền lãnh thổ
    Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu phân tích các quan điểm pháp lý về quyền thủ đắc lãnh thổ của các bên tranh chấp mà chủ yếu phân tích liệu hiệu lực của 2 quần đảo này trong việc xác định phạm vi các vùng biển của chúng như thế nao theo đung quy định của Công ước luật biển 1982.
    Theo quy định của Công ước luật biển 1982 thì chỉ có"Quốc gia quần đảo? mới được phép áp dụng các quy định tại điều 47,48,50, phần IV, Công ước LB82 để vạch đường cơ sở đúng để tính chiều rộng các vùng biển và TLD của cả quần đảo cấu thành" quốc gia quần đảo". Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải là quốc gia quần đảo mà là các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, vì thế không được áp dụng các quy định đối với quốc gia quần đảo nói trên.
    Tảng lờ luật pháp quốc tế
    Hơn nữa các đảo trong hai quần đảo này có diện tich rất nhỏ, điều kiện môi sinh môi trường cực kỳ khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống con người, không có đời sống kinh tế riêng; vì vậy chúng cũng chỉ có thể được phép có vùng lảnh hải 12 hải lý bao quanh mỗi đảo nổi tính từ đường cơ sở của chúng. Rõ ràng không thể dựa vào sự tồn tại của 2 quần đảo này, mặc dù đây không phải là lãnh thổ hợp pháp của mình để mở rộng phạm vi lãnh hải của quốc gia ven biển đến 80% diện tích Biển Đông.
    Trung Quốc đã thực hiện tham vọng của mình trong Biển Đông theo đường biên giới biển hình lưỡi bò là hoàn toàn thiếu căn cứ pháp lý, vì vây họ không thể sử dụng căn cứ võ đoán, chủ quan này để bắt buộc mọi người phải tuân thủ, để tự do hành động bât chấp luật pháp quốc tế về biển mà họ đã tư nguyện tham gia ký kết, phê chuẩn.
    Hơn nữa, còn có điều đáng nói ở đây nữa là theo chúng tôi được biết qua nguồn tin chính thức của Trung Quốc và Việt Nam thì 2 bên đang đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển, trong đó có vấn đề phân định ranh giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và đã thoả thuận là trong khi đang đàm phán các bên không đơn phương có hoat động gì làm ảnh hưởng đến nhau.
    Vậy liệu đơn phương tuyên bố ngăn cấm nói trên Trung Quốc có tỏ rõ thiện chí không? Chúng ta cần cảnh giác với chiến thuật "giành sự công nhận trên thực tế" tham vọng biến Biển Đông thành "ao nhà" của mình! Đồng thời chúng ta mong rằng Trung Quốc sẽ có đuợc nhưng ứng xử thích hợp với tầm vóc của mình trong thế giới văn minh này!
    Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ)
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Ngư dân "trắng tay" khi vào vùng biển cấm
    22:14'' 15/06/2009 (GMT+7)
    - Những ngày gần đây khi đến các bãi neo tàu đánh cá ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu, đâu đâu cũng nghe râm ran chuyện ngư dân làng chài bị bắt vì vi phạm vùng lãnh hải của nước ngoài. Nhiều người đã bật khóc khi những người thân, những thuyền viên từng cùng nhau lao động trên ngư trường chung giờ đang thụ án tại đất khách quê người.

    Ông Lê Văn Hòa, ngư dân huyện Long Điền thở dài, ném cuộn lưới rách vào góc nhà, nán lại vài phút trước khi khởi hành chuyến ra khơi ven biển. ?oSuốt 2 năm nay, tôi không dám lên chiếc thuyền lớn ra vùng biển xa để chài nữa, bởi lên thuyền lớn là tôi cứ ám ảnh mãi chuyến đi biển ?onảy lửa? mà tôi và hơn 10 thuyền viên gặp phải?.

    Chậm rãi phà hơi thuốc lào, ông Hòa nhớ lại, tháng 7/2007, vừa tậu chiếc tàu 800 tấn và ngư cụ cũng ngót gần tỉ bạc, ông cùng 9 thuyền viên khởi hành về phía vùng biển gần Indonesia. Khi phát hiện một luồng cá lớn, thuyền trưởng cho tàu quây lại thả lưới đánh bắt.

    Đang mải mê bắt cá, bỗng nhiên một tàu kiểm ngư của Indonesia lừng lững xuất hiện. Ngay sau đó, lực lượng chức năng của Indonesia đi trên con tàu này đã bắt hết người và tàu của ngư dân Việt Nam.
    [​IMG]
    Ông Trần Thạch Hùng chỉ về phía đoàn tàu cá công suất lớn không dám ra khơi đánh bắt vùng xa...
    Sau khi bị bắt giam vài ngày, mọi người được thả về nhưng toàn bộ dụng cụ, chiếc tàu đã bị tịch thu. Coi như sự nghiệp dành dụm suốt đời của ông Hòa "đội nón ra đi".
    "Cũng may sau chuyến đi đó chúng tôi được thả về hết, không ai phải chịu án, thôi thì còn người còn của" - ông Hòa nói.
    Sau chuyến đi "hãi hùng" đó, 7 trong số 10 người bị Indonesia bắt giữ vì vi phạm lãnh hải đã chuyển nghề khác, những người còn lại cũng chỉ lay lắt bám nghề sống qua ngày. Riêng ông Hòa lâm vào cảnh cụt vốn, nợ nần bết bát phải gom góp mua chiếc thuyền nhỏ đánh bắt ven bờ để trả nợ ngân hàng.

    Chuyện mới nhất và hãi hùng nhất được ngư dân làng chài Vũng Tàu bàn tán xôn xao là vụ của ông Trần Thạch Hùng (49 tuổi), ngụ tại TP Vũng Tàu. Đó là vụ 8 thuyền viên của ông bị Malaysia bắt giữ hôm 22/4/2009.

    Ông Hùng xót xa kể lại: sau khi mua được chiếc tàu BD 50553 - TS 60 mã lực, ông thuê tài công Nguyễn Văn Hậu (31 tuổi), ngụ tại tỉnh Bình Định và 7 thuyền viên khởi hành về phía nam, vùng biển Vũng Tàu, giáp biên với lãnh hải Malaysia. Trong lúc đang đánh bắt cá thì tàu của Malaysia xuất hiện bắt giữ.

    Sau đó, các nhà chức trách Malaysia đã xử phạt tài công 6 tháng tù, các thuyền viên khác mỗi người 4 tháng tù, tịch thu tàu BD 50553 TS và toàn bộ lưới, ngư cụ.
    [​IMG]
    Ngư dân vẫn còn lo ngại khi cho tàu ra khơi, nhất là đi vào những vùng biển chồng lấn.
    Sau chuyến đi, ông Hùng trở về cũng rơi vào cảnh nợ ngân hàng, phải đi làm cho chủ tàu khác để kiếm sống. Ước mơ vươn xa ra biển của ông coi như chấm dứt.
    Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ tính từ năm 2001 đến tháng 2/2009, trên địa bàn tỉnh đã có 103 tàu và 908 thuyền viên của Việt Nam bị các nước bắt giữ. Trong đó có 36 tàu và 736 thuyền viên đã được thả về, số còn lại đang bị tạm giữ. Riêng từ đầu năm 2009 đến nay có 4 tàu và 30 thuyền viên bị bắt.
    Nguyên nhân các tàu đánh cá của Việt Nam bị bắt là do vô tình vi phạm vùng lãnh hải chồng lấn giữa ranh giới Việt Nam và các nước khác. Hiện Việt Nam có 4 vùng chồng lấn phía nam biển Đông với các nước như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

    Ông Cao Xuân Triều ?" Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nhiều người dân mải đánh bắt theo luồng cá, tìm ngư trường mới nên chưa quen, không xác định được vùng lãnh hải trên biển nên thường phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của các vùng tiếp giáp.
    Một nguyên nhân nữa là ngư dân vẫn chưa có bản đồ có tỷ lệ xích để xác định vùng biển của Việt Nam. Trong khi đó, các tàu kiểm ngư của nước ngoài có trang bị thiết bị định vị vệ tinh, chỉ cần tàu của Việt Nam lỡ vào vùng chồng lấn giữa 2 nước là bị phát hiện ngay.
    Vĩnh Minh
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/853159/
  10. tuanduongham

    tuanduongham Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    1.579
    Đã được thích:
    729
    Xót xa thay cho dân chài VN mình. Tiền đã không có. Cả đời dành dụm rồi cuối cùng cơ cực. Về vị thế Indo và Malay đâu có hơn gì VN mình. Cả về lực lượng quân sự. Đặt câu hỏi vì sao cơ quan chức năng có thể giương mắt nhìn cảnh tượng đó ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này