1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Trích từ bài của su_30 Gửi lúc 17:26, 22/06/09
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trích từ bài của TONGIA viết lúc 11:28 ngày 22/06/2009:
    --------------------------------------------------------------------------------

    Ngày 21/6, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm hữu nghị chính thức In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bác Nhiên đi lần này chắc sang Indo xem hàng họ của Indo mà mình dự kiến mua đây
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Chắc chỉ đi xem thôi, chứ dự kiến mua hàng họ gì đó lại " tạo cớ" BC nó lại tẩn thì chít

  2. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    mua hàng mà cũng bị tẩn ha bác ???? thế thì những thằng nào có xích mích với BC đi mua hàng sẽ bị BC tẩn thì bố thằng nào dám mua ?
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    @ dodien: thì cái nhà bác vàng vàng đó, có nói là ko được tạo cớ, sắm hàng về thì rõ là để chống BC, vậy chả tạo cớ nó ức nó uấn chít là gì he he
  4. pomme33

    pomme33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Nghị quyết 1874 cua LHQ "...thiết lập chế độ kiểm tra các hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, hàng hải, đường bộ đến hoặc đi từ Bắc Triều Tiên." Theo đó "...cấm tất cả việc xuất khẩu vũ khí từ quốc gia này và phần lớn sự nhập khẩu vào quốc gia này, ngoại trừ vũ khí bộ binh, vũ khí hạng nhẹ và các thiết bị liên quan."
    Như vậy những gì liên quan tới tên lửa sẽ bị cấm
  5. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    À cấm tiệt thế này mà vẫn hở ra cái cấm vũ khí bộ binh với vũ khí hạng nhẹ thì hay nhể? Cấm là cấm tiệt chớ?
    Hay để vũ khí bộ binh, vũ khí hạng nhẹ dành cho các lực lượng chống đối rứa?
  6. thanhvuphanvien

    thanhvuphanvien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    40
    Malaysia chuẩn bị khánh thành căn cứ tàu ngầm vịnh Sepanggar
    Theo ông Datuk Shaziman Abu Mansor, Bộ trưởng Xây dựng Malaysia cho biết, dự án xây dựng căn cứ tàu ngầm này được thực hiện theo Nghị quyết số 9 của Chính phủ, với tổng chi phí khoảng 420 triệu ringgit. Theo kế hoạch công trình này sẽ khánh thành trước ngày 31/7/2009. Tiếp đó sẽ bàn giao cho Bộ Tư lệnh Hải quân vào đầu tháng 8/2009.

    Trả lời với báo giới khi tới thăm công trình này hôm 22/6, ông Datuk Shaziman Abu Mansor tiết lộ ?okhu căn cứ này rất đặc biệt, nó được xây dựng cả các khu thử nghiệm và khu neo đậu cho các tàu; với diện tích 128 ha, bao gồm khu nhà ở, khu làm việc, trường bắn và các khu vực khác?.

    Dự án công trình này do Bộ Xây dựng thực hiện bắt đầu từ tháng 2/2007, mục đích chính là xây dựng các cơ sở hạ tầng để tiếp nhận 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đặt mua từ pháp.

    Năm 2002, Malaysia đặt mua 2 tàu ngầm thuộc lớp Scorpene của Pháp với giá gần 1,5 tỷ USD. Việc đóng tàu ngầm cho Malaysia do công ty DCNS thực hiện với sự hợp tác của xưởng đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha. Tàu ngầm có động cơ chạy bằng Diezel, có lượng choán nước 1740 tấn, tàu dài 67,7m, độ lặn sâu tối đa là 350m, vận tốc 20,5 hải lý, có thể hoạt động độc lập trong 45 ngày với ê-kíp 31 người. Tàu được trang bị 6 súng phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm, và mang được 30 tên lửa chống tàu.

    Hải quân Malaysia sẽ sử dụng vào mục đích bảo vệ an ninh lãnh hải và sẵn sáng chiến đấu khi có tình huống xảy ra, theo kế hoạch tàu ngầm này sẽ triển khai hoạt động ở khu vực Biển Đông ?" Trường Sa và eo biển Malacca.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, căn cứ tàu ngầm này có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm giúp cho Hải quân Malaysia tạo một mũi nhọn chĩa thẳng ra khu vực Trường Sa thuộc Biển Đông.
    Được thanhvuphanvien sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 23/06/2009
  7. hethong1

    hethong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    110
    Theo đài VOA :
    Mỹ-VN tăng cường quan hệ quân sự giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Ðông
    23/06/2009

    Viên chức ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng mối lo ngại của một số người Việt Nam về việc Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam là không có cơ sở. Đại sứ Michael Michalak đã nhận định như thế trong lúc dư luận Việt Nam xôn xao về những hành vi mới đây của Trung Quốc mà họ cho là ''''''''thể hiện dã tâm xâm lược của Đế Quốc Đại Hán''''''''. Ông Michalak cũng cho ban Việt Ngữ đài VOA biết rằng thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc cho phép tàu hải quân Mỹ tiến hành việc tìm kiếm quân nhân mất tích trong lãnh hải Việt Nam là một vấn đề nhân đạo và không liên hệ gì tới tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Mời quí vị theo dõi thêm một số các chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu với Duy Ái sau đây.
    Trong lúc dư luận Việt Nam rất xôn xao về những hành vi mới đây của Trung Quốc mà họ cho là ''''''''thể hiện dã tâm xâm lược của người Hán'''''''', viên chức ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ ở Việt Nam nói rằng ông không tin là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam như một số người đã lo ngại. Trong cuộc tiếp xúc mới đây với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở vùng thủ đô Washington, Đại sứ Michael Michalak cho biết ông nghĩ rằng tuy có nhiều vấn đề phức tạp nhưng mối quan hệ Việt-Trung hiện nay không đến nỗi xấu. Sau đây là phát biểu của ông Michalak.
    Michael Michalak: Tôi không tin là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Tôi không tin như vậy. Trung Quốc và Việt Nam có một mối quan hệ rất phức tạp. Và nếu quí vị nhìn vào quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc thì quí vị sẽ thấy hai nước cũng có một mối quan hệ rất phức tạp: có một số vấn đề chúng tôi đồng ý với nhau, và có một số vấn đề chúng tôi không đồng ý với nhau. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ tổng quát giữa Việt Nam với Trung Quốc tương đối tốt. Tôi không biết chắc là mối quan hệ này có phải là rất tốt hay không, nhưng tôi biết chắc rằng mối quan hệ này không đến nỗi xấu lắm. Những người bạn Việt Nam thường nói với tôi rằng: chúng tôi có thể chọn bạn nhưng không thể chọn người hàng xóm. Việt Nam có chung biên giới rất nhiều với Trung Quốc. Họ đã có thể giải quyết việc phân định ranh giới trên bộ. Và vị đại sứ Việt Nam ở Washington, Đại sứ Lê Công Phụng, chính là người cầm đầu cuộc đàm phán về vấn đề này. Quí vị có thể hỏi ông ấy xem ông ấy nghĩ sao về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Về vấn đề ở Biển Đông, Hoa Kỳ không có lập trường nào về những vụ tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển này. Chúng tôi tin tưởng vào quyền tự do hàng hải và sự khai phóng của các thủy lộ, và chúng tôi hành xử quyền tự do hàng hải của mình qua việc đưa tàu bè đi qua các thủy lộ này. Chúng tôi đã gặp phải sự can thiệp trái phép của tàu bè Trung Quốc đối với tàu Impeccable. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có phản ứng thận trọng và thỏa đáng trong vụ này. Chúng tôi cũng đã áp dụng thêm những biện pháp để bảo đảm quyền tự do hàng hải và kiên quyết thể hiện quyền này.
    Đại sứ Michalak đã cho biết như thế một ngày sau khi Washington và Hà Nội loan báo một thỏa thuận về việc cho phép tàu bè của hải quân Mỹ được hoạt động trong hải phận Việt Nam để tìm kiếm người Mỹ mất tích. Khi được hỏi là phải chăng diễn tiến này có liên hệ với tình hình ở Biển Đông, ông Michalak đã trả lời như sau.
    Michael Michalak: Không, hoàn toàn không có liên hệ nào. Chúng tôi đã tìm cách để đưa một chiếc tàu thăm dò đáy biển vào Việt Nam từ 3 hoặc 4 năm trước. Rốt cuộc, chúng tôi đã vượt qua được những khó khăn của guồng máy hành chánh để làm được việc này. Đây là một hoạt động thuần túy nhân đạo. Thật ra đây là lần thứ nhì chiếc tàu Heezen này tới Việt Nam. Lần đầu, chiếc tàu này đã đến Việt Nam trong một chuyến thăm cảng. Lúc đó chúng tôi đã mời rất nhiều viên chức chính phủ Việt Nam lên tàu tham quan để biết được chiếc tàu có khả năng như thế nào. Lần này, tàu Heezen trở lại Việt Nam để thực hiện một công tác nhân đạo và đó là mục đích duy nhất.
    Khi được hỏi ông nghĩ sao nếu có người diễn giải thỏa thuận này như một sự thừa nhận của Hoa Kỳ đối với chủ trương chủ quyền của Việt Nam ở những khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố là có chủ quyền, vị Đại sứ Mỹ ở Việt Nam đã cho biết ý kiến như sau.
    Michael Michalak: Không, họ không thể diễn giải như thế. Mỗi lần chúng tôi có tàu ghé thăm Việt Nam chúng tôi đều phải trải qua một trình tự rất phức tạp và mất rất nhiều thời giờ. Chúng tôi phải giải quyết mọi chi tiết của chuyến viếng thăm với chính phủ Việt Nam và những chi tiết liên quan chỉ được áp dụng cho chuyến viếng thăm đó và cho chiếc tàu đó mà thôi. Việc này được thực hiện trên cơ sở từng trường hợp một, và trong trường hợp này sự giải thích duy nhất mà quí vị có thể có là Việt Nam với Hoa Kỳ làm việc chung với nhau trong một hoạt động nhân đạo ?" đó là tìm kiếm và thu hồi hài cốt những người Mỹ mất tích.
    Đại sứ Michalak nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì cần thiết để có thể xúc tiến những hoạt động mà Washington tin là hợp pháp và được cho phép bởi nhiều hiệp định hiện hành.
    Tiến sĩ Trần Vinh Dự, cố vấn của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, là một học giả trẻ đang làm việc cho một công ty tư vấn ở Washington. Ông cho biết rằng thỏa thuận mới đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ là một bước tiến dè dặt trong việc tăng cường quan hệ quân sự giữa Hà Nội và Washington.
    Trần Vinh Dự: Tôi đồng ý với ông Đại sứ Mỹ rằng không nên coi việc Mỹ đưa tàu tới hải phận Việt Nam để tìm kiếm người Mỹ mất tích hay là các chuyến thăm viếng của tàu chiến Mỹ ở Việt Nam như là một sự khẳng định từ phía Mỹ về chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Theo tôi thì chỉ nên hiểu các động thái này như là một số bước tiến dè dặt trong quan hệ quân sự hai nước mà thôi. Tôi cũng không cho rằng các quan ngại liên quan tới việc Trung Quốc cưỡng chiếm Trường Sa bằng vũ lực là thực sự có cơ sở, đặc biệt là trong ngắn hạn. Mặc dù các đảo ở Trường Sa là một mục tiêu trọng yếu trong chiến lược thu phục biển Đông của Trung Quốc, tôi cho rằng điều quan trọng hơn có lẽ là việc Trung Quốc kiểm soát toàn bộ vùng biển này và khai thác được các tài nguyên ở biển Đông đồng thời ngăn cản các nước khác trong khu vực tham gia vào việc khai thác. Và thực sự tôi thấy Trung Quốc đang tiến nhanh việc hiện thực hóa mục tiêu thứ hai này. Bằng chứng là để kiểm soát biển Đông về lâu dài thì họ cần hiện đại hóa quân đội và tăng cường sự hiện diện quân sự ở biển Đông ?" điều mà họ vẫn đang làm rất ráo riết. Và để tận thu các nguồn tài nguyên ở Biển Đông họ đang tăng cường các hoạt động xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân nước ngoài hoạt động trong vùng có tranh chấp.
    Ông Trần Vinh Dự cho biết ngày 17 tháng 6 vừa qua, tờ Wall Street Journal ở Mỹ loan tin là Tập đoàn dầu khí Sinopec của Trung Quốc đang bắt đầu tiến hành các dự án khai thác dầu khí ở vùng nước sâu ngoài biển Đông; và dựa theo bản đồ đi kèm bài báo này thì vùng mà Sinopec định khai thác nằm rất sát với Việt Nam và chắc chắn là chồng lấn lên vùng thềm lục địa và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam.
    Theo Tiến sĩ Trần Vinh Dự, những diễn tiến này cho thấy rằng VN đang phải đối mặt với một thực trạng nguy hiểm - không phải là nguy cơ mất các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, mà là nguy cơ đánh mất quyền kiểm soát và khai thác các nguồn tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Ông nói thêm rằng có một điều đáng sợ hơn nữa là dường như cho đến nay Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một đối sách hợp lý để đáp lại những hành vi của Trung Quốc.
    link : http://www.voanews.com.edgesuite.net/vietnamese/2009-06-23-voa2.cfm
    Lời lẽ hết sức ngoại giao .
    Được hethong1 sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 23/06/2009
    Được hethong1 sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 23/06/2009
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Biển Đông Trên Bàn Nghị Sự
    23/06/2009 09:48 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Không ngẫu nhiên vấn đề biển Đông luôn hun nóng các diễn đàn khu vực và quốc tế suốt thời gian qua. Và cũng không ngẫu nhiên báo chí các nước liên quan tới khu vực biển Đông cũng như báo chí Hoa Kỳ đã dành nhiều trang để viết về vùng biển địa chiến lược này...
    Rốt ráo
    Năm 2009 ghi nhận những động thái liên tiếp, khẩn trương của các nước trong khu vực, nhất là ở những vùng biển có tranh chấp trong khu vực biển Đông.

    Biển Nha Trang. Ảnh: dongtrieu.edu.vn

    Chỉ riêng tháng 3/2009, đã có hàng loạt những động thái của các nước liên quan. Mở đầu là tuyên bố về chủ quyền của Malaysia ở khu vực thuộc quần đảo Trường Sa, và được nối tiếp bởi cuộc đụng độ trên biển giữa tàu USNS Impeccable của Mỹ với các tàu của Trung Quốc. Ngay trong tuần đó, Tổng thống Philippine Gloria Macapagal-Arroyo kí thông qua luật mới trong đó tuyên bố một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc nước này.
    Bước sang tháng 4, biển Đông vẫn tiếp tục là điểm nóng với màn trình diễn sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển nhân dịp 60 năm ngày Hải quân Trung Quốc, mà lần đầu tiên, nước này đã mời các lãnh đạo hải quân cấp cao của các cường quốc hải quân khác cùng có mặt.
    Đến tháng 5, không những không dịu bớt, vấn đề biển Đông lại thu hút sự quan tâm với việc các nước trong khu vực cùng đăng kí ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng tại Liên Hiệp Quốc, cả đơn phương và song phương. Nhất là khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố rằng phần đăng ký của Việt Nam cũng như Việt Nam và Malaysia là ?obất hợp pháp và không có hiệu lực?, và đính kèm bản đồ hình lưỡi bò đầy tham vọng, bành trướng 80% diện tích biển Đông.
    Trước đó, ngày 6/5, Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
    Không dừng lại ở đó, Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009.
    Đồng thời, trong những tháng qua, Trung Quốc liên tiếp điều thêm tàu tuần tra trên biển Đông. Trong tháng 3, Trung Quốc đã phái chiếc tàu Ngư Chính 311 - tàu tuần tra ngư trường hiện đại nhất - tới Biển Đông sau vụ đối đầu trên biển với tàu Mỹ và sau khi Philippines ra một tuyên bố mới về khu vực tranh chấp.
    Đến tháng 5, ba lần liên tiếp, Trung Quốc điều thêm các tàu tuần tra trên khu vực biển mà cả Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đều tuyên bố có chủ quyền. (Ngày 16/5/2009, Trung Quốc điều thêm tàu Ngư Chính 44183. Ngày 19/5/2009, Trung Quốc điều thêm tàu Ngư Chính 44061. Cuối tháng 5/2009, Trung Quốc điều thêm 8 tàu nữa).

    Hoạt động của tàu Ngư Chính 311 của Trung Quốc trên biển Đông (Ảnh:THX)


    Đến sự xuất hiện của tàu sân bay Mỹ trên biển Đông, thể hiện sự quan tâm của các nước lớn với khu vực này. Ảnh: Trần Duy.

    Lợi ích
    Có thể nói, chưa bao giờ các nước lại ứng biến mau lẹ như vậy trên biển Đông, nhất là Trung Quốc.
    Trên báo ChinaDaily của Trung Quốc, những câu hỏi về chiến lược hải quân, về sự thay đổi của biển và vai trò hải quân Trung Quốc, về chủ quyền trên biển của nước này xuất hiện dày đặc.
    Lí giải cho mối quan tâm này, các chuyên gia về biển của Trung Quốc nhấn mạnh, biển Đông đóng vai trò thiết yếu trong an ninh của nước này, cả trên phương diện kinh tế và chiến lược.
    Theo chuyên gia về các vấn đề hàng hải và luật quốc tế của Viện KHXH Trung Quốc, ông Wang Hanling, biển Đông chính là ?ocửa ngõ phía Nam? của Trung Quốc.
    Biển Đông là khu vực có ý nghĩa về mặt tài nguyên, kinh tế, và là khu vực địa chiến lược quan trọng, với đường giao lưu hàng hải quốc tế, nơi 80% dầu thô xuất khẩu từ Trung Đông và châu Phi đi qua. Bản thân vùng biển này cũng giàu trữ lượng dầu khí và quan trọng trong nỗ lực của các quốc gia để đa dạng hóa đường thương mại để thúc đẩy kinh tế xuất khẩu.
    Việc tăng cường hoạt động của Trung Quốc trên biển gắn liền với sự lớn mạnh của hải quân nước này và sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế cũng như đối ngoại. Việc Trung Quốc còn có những vùng chồng lấn về lãnh thổ với các nước láng giềng là biểu hiện sức mạnh hạn chế của nước này, một học giả Trung Quốc còn viết.
    Tuy nhiên, từ lâu biển Đông cũng gắn với lợi ích chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Sự có mặt của các nước lớn ở khu vực biển này đã từ lâu, cả dân sự và quân sự, nhất là hoạt động của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
    Khi thế giới đang đặt dấu hỏi về Trung Hoa thời kì trỗi dậy, thì những động thái trên biển của nước này càng được quan tâm, nhất là với Mỹ.
    ?oMỹ không thể đứng vị trí trung lập trong một cuộc tranh chấp mà một bên là đồng minh của Mỹ - Philippine và bên kia là đối thủ tranh giành ảnh hưởng khu vực - Trung Quốc?, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á của Quỹ Heritage, ông Walter Lohman nhận định.
    Một khả năng khác, khi Mỹ và phương Tây đang phải bận rộn với Đông Bắc Á, với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thì chính là cơ hội để Trung Quốc tranh thủ mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và biển Đông.
    Trên bàn hội nghị
    Không phải ngẫu nhiên vấn đề biển Đông lại làm nóng các diễn đàn khu vực và quốc tế thời gian qua, mà gần đây nhất là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng châu Á - TBD tại Shangrila, nơi người ta đã dành trọn 1 ngày để thảo luận vấn đề biển Đông.
    Tại cuộc đối thoại Shangrila, 3 đại diện giới nghiên cứu đến từ Philippines, Đài Loan và Singapore đã nêu câu hỏi cho Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh, phản ánh mối quan ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và ý nghĩa với biển Đông. Điều tất cả các đại biểu quan tâm là duy trì ổn định và an ninh ở khu vực biển nhạy cảm này.
    GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, việc này phản ánh mối quan tâm khu vực đối với xu hướng căng thẳng chính trị tăng lên ở khu vực biển này trước sự đối đầu trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc và sự phản đối của Trung Quốc với tuyên bố về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia.

    Lính đảo Trường Sa đón thư nhà...


    Và giữ chặt tay súng. Ảnh: VNN

    ?oKhi an ninh của hoạt động dân sự ở khu vực bị đụng chạm, đó là vấn đề gây quan ngại. Nếu các nước không tìm cách giảm thiểu, hạn chế sự căng thẳng đó, thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, từ đó ảnh hưởng tới an ninh toàn cầu?, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, ông Trần Công Trục nói.
    Việc đặt vấn đề biển Đông lên bàn đàm phán của những lãnh đạo cấp cao về an ninh của các nước trong khu vực là biểu hiện cụ thể của nỗ lực giải quyết xung đột và ngăn chặn các mầm mống xung đột tương lai.
    Theo Giáo sư Carl Thayer, "vấn đề tập trung ở con đường giải quyết hòa bình tranh chấp ở biển Đông. Đại diện Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã xử lý vấn đề này một cách khôn khéo và chuyên nghiệp, nhấn mạnh mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực... Nhờ đó, Bộ trưởng đã thúc đẩy ngoại giao quốc phòng của Việt Nam".
    Hội nghị là cơ hội để các bên liên quan đưa ra quan điểm, cơ sở lập luận để bảo vệ hoạt động của mỗi nước. Diễn đàn cũng là cách để một số nước can dự, tạo ảnh hưởng ở khu vực.
    Những kênh đối thoại quốc tế như Hội nghị An ninh Châu Á - TBD không phải là điều mới. Với vấn đề biển Đông, hiện nay, đã tồn tại khá nhiều kênh đối thoại đa phương, cả kênh chính thức và kênh học giả: ASEAN, ASEAN+, ARF, APEC? hay Hội thảo Biển Đông hằng năm do Indonesia và Canada tổ chức, Chương trình về bảo vệ môi trường ở Biển Đông của Liên Hợp Quốc.
    Tuy nhiên, nhiều kênh không thường xuyên và hiệu quả thực tế chưa cao. Tận dụng những kênh đối thoại này như thế nào một cách hiệu quả và chủ động là vấn đề Việt Nam cần có sự tính toán và chuẩn bị cẩn trọng, cả bên trong và bên ngoài.
    Tìm tiếng nói chung trên diễn đàn là cần thiết, nhưng ngăn chặn những lực lượng lợi dụng tình hình để thực hiện ý đồ riêng của mình cũng là khả năng Việt Nam cần tính tới. Một mặt, đó có thể là ý đồ quốc tế hóa vấn đề biển Đông, gây phức tạp tình hình, hoặc có thể là vận động, có tiếng nói lớn hơn trong giải quyết vấn đề, và cũng không ít trường hợp các nước lợi dụng hòng đạt được sự công nhận thực tế de factor.
    Nỗ lực
    Trên bình diện quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục các nỗ lực ngoại giao đa dạng của mình, cả song phương và đa phương. Ngoại giao song phương hướng tới các quốc gia chia sẻ lợi ích trước mắt ở biển Đông để tìm kiếm đối tác, và ngoại giao đa phương để có được sự ủng hộ quốc tế với Việt Nam trong vấn đề biển đảo.
    GS Carl Thayer nêu cụ thể, Việt Nam cần tiếp tục cùng Trung Quốc đảm bảo không có việc phá vỡ thế cân bằng hiện nay. Đặc biệt, Việt Nam cần thuyết phục Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác và xây dựng lòng tin ở biển Đông.
    Việt Nam cần kết nối với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga và các cường quốc khác như Australia, Hàn Quốc để nhận được sự ủng hộ.
    Việt Nam cũng phải đảm bảo một ASEAN thống nhất, và sẵn sàng ủng hộ Việt Nam, trong đàm phán với Trung Quốc và diễn đàn khu vực ASEAN. Đồng thời, Việt Nam cần tận dụng các cơ chế đa phương để nhận được sự ủng hộ tại Diễn đàn Đông Á cũng như các thành viên Đại hội đồng LHQ.
    Trong nước, Việt Nam cũng cần đầu tư hiện đại hóa, nâng cấp lực lượng quân sự để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Hơn nữa, cần đảm bảo chính sách an ninh quốc gia được hiểu thống nhất ở tất cả các cấp cũng như trong dân chúng, đảm bảo sự đoàn kết trong cả nước.
    Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của Việt Nam đã chỉ rõ, khi nào chúng ta biết tập hợp sức dân, dựa vào dân, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, thì khi ấy, chủ quyền của Việt Nam được giữ vững, thế của Việt Nam đi lên. Bài học xưa cũ ấy vẫn còn nguyên giá trị trong việc giữ gìn và bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc hôm nay.

    Hoàng Phương
    http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/7284/index.aspx
  9. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Thật là 1 lũ ăn hại, nhà em bắt đầu nóng máu rùi đây....mời các Bác xem ạ
    [​IMG]
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 24/06/2009
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    À.....Báo đã sửa bản online, và đã cho thu hồi báo giấy rồi (đấy là mình nghe nói thế). Chi tiết bạn xem ở đây:
    [topic]1178717[/topic]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này