1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 24/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhs

    nhs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ngài Đại sứ cho biết, Đà Nẵng là một trong những địa phương ngài đặc biệt quan tâm, không chỉ vì vấn đề liên quan đến chất độc da cam mà còn vì nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Đà Nẵng rất ít so với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với vai trò của mình, ông hứa sẽ nỗ lực để giới thiệu các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Đà Nẵng, nhất là dự án Khu Công nghiệp công nghệ cao, Thành phố môi trường.... Bên cạnh đó, ngài đại sứ cũng rất quan tâm đến việc xúc tiến dự án Trung tâm Cứu hộ cứu nạn miền Trung do Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ký kết hợp tác, đầu tư.
    [​IMG]
    => Chắc là để cứu hộ tàu cá bị tàu lạ đầm
  2. hau173620001

    hau173620001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hay Hay chắc tại VN mình khi nào tập trận toàn hàng "cấm" và hàng khủng nên không cho bọn abc... xem là đúng rồi. Chỉ hy vọng là như thế
  3. BlackCat2009

    BlackCat2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    1
    chậc chậc, nhà mình làm gì có hàng qué gì ghê gớm mà phải dấu, Ghẻ thì chưa về, Mol thì mới có vài chiếc, hợp đồng mới cũng chưa xong đi tập trận chung với anh em láng giềng thì nó cứ mà cười cho thối mặt
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    - Híc! mấy chổ nầy cấm lâu rồi mà! (Mật mã :: CY (Cơ Yếu + Cơ Công ... toàn tập) ...
    - Dường như còn mấy chỗ khá quan trọng nhưng không cấm đó nha!
    TRÂN TRỌNG!
  5. hau173620001

    hau173620001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hic bác nói làm em mất hứng quá Thôi cứ hy vọng biết đâu đấy, lỡ may VN chế đc mấy thứ hàng Độc thì sao
    Cứ nhìn như hồi Sam đánh B-52 ý. Ai mà biết đc, VN ta là giỏi cái khoản chế lắm
  6. hau173620001

    hau173620001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Hic em đang ở Thọ Xuân, Thanh Hoá tối nay không biết có vụ gì mà thấy đang bắn pháo sáng hay sao ý ( nó nổ kêu bụp bụp rồi sáng như sấm chớp ý) phía pháo sáng nằm ở hướng Tây. Và giờ này rồi mà em vẫn còn nghe tiếng may bay của sân bay sao vàng đi tập.
    Hic ai có biết vụ này có vấn đề gì ko đây????
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tàu hải quân Singapore thăm TP Đà Nẵng

    26/08/2009 13:44

    (TNO) Sáng 26.8, tàu RSS Endeavour của Singapore do Thiếu tá hải quân Chen Keng Man làm chỉ huy trưởng cùng 176 sĩ quan và thực tập sinh đã cập cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng.
    Từ nay đến 30.8, các thành viên tàu sẽ chào xã giao UBND TP Đà Nẵng, thi đấu giao hữu bóng chuyền, bóng đá cùng các chiến sĩ Hải quân vùng 3 đóng tại TP Đà Nẵng, tham quan phố cổ Hội An, thắng cảnh Ngũ Hành Sơn?
    Được biết, tàu RSS Endeavour có tải trọng 8.500 tấn, dài 141 mét, rộng 21 mét, mức nước 5,3 mét.
    [​IMG]
    Tàu RSS Endeavour cập cảng Tiên Sa ngày 26.8
  8. BlackCat2009

    BlackCat2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    1
    khì, nhà em vốn chẳng có ý làm bác mất hứng, chỉ e bác hy vọng bao nhiêu thì lại thất vọng bấy nhiêu ( vụ này nhà em có khá kinh nghiệm rồi hic). Cũng giống như vụ 6 em kilo trước đây, báo chí om sòm, TTVN "nổi sóng" , cuối cùng phũ phàng biết đuợc thì ra chỉ là bản HĐ ghi nhớ
    @ Bác Su-30: nhà em vừa thấy tin trên báo định post lên, qua đây thấy bác đã post rồi, bác cũng nhanh thật, ko biết lần này Sin qua nhà chơi có gì hay hay ko ta
  9. buon789

    buon789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    1
    Tặng xuồng chuyên dụng cho bộ đội Trường Sa
    Chiếc xuồng chuyên dụng trị giá 2,3 tỷ đồng mang dòng chữ "Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng Bộ đội Trường Sa", sẽ được chuyển tới Trường Sa đúng dịp kỷ niệm 64 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
    Chiếc xuồng này sẽ góp phần bổ sung thêm trang thiết bị hoạt động cho cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi đảo xa.
    Món quà tuy không lớn nhưng thể hiện tình cảm đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh luôn hướng về Bộ đội Trường Sa - niềm tự hào về tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc Việt Nam./.
  10. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: Con đường phát triển và hiện đại hóa
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chính trị - xã hội
    Giáo sư Carly Thayer, Vietnam Peoples Army: Modernization and Development
    Vô Thường chuyển ngữ
    1. Lịch sử hình thành
    Quận đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944 chỉ với 34 binh sĩ. Trải qua 4 thập niên phát triển, quân số QĐNDVN đã xếp vào hàng một trong những quân đội lớn nhất trên thế giới. QĐNDVN đã chiến đấu trong suốt hơn nửa thời gian kể từ khi thành lập. Đầu tiên là cuộc chiến 8 năm với Pháp (1946-1954) với kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau đó tạm hoản một thời gian cho đến năm 1959 khi Đảng Cộng Sản bắt đầu lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước trong chiến tranh Việt Nam (1965-1975). Sau khoản thời gian tạm ngừng ngắn ngủi, xung đột quân sự lại nổ ra ở Việt Nam vào năm 1977. Năm 1978, Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Campuchia. Trung Quốc trả đủa bằng cuộc tấn công kéo dài một tháng dọc các tỉnh biên giới phía bắc từ tháng hai đến tháng ba năm 1979. Sau đó Trung Quốc duy trì tại biên giới tình trạng căng thẳng kéo dài thêm 8 năm sau đó. Việt Nam chấm dứt chiếm đóng Campuchia vào tháng 9 năm 1989, nhưng mãi đến năm 1991 mới đạt được giải pháp hòa bình cuối cùng.
    Nhiều thập niên chiến đấu đã biến QĐNDVN từ một đội quân du kích nhỏ trở thành đội quân lớn hàng thứ 5 trên thế giới. Năm 1987, QĐNDVN có 1,26 triệu quân chính quy, chỉ có Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ là những nước có số quân lớn hơn Việt Nam. Con số này còn phải cộng thêm 2,5 triệu quân dự bị, 60.000 lực lượng biên phòng và những nhóm bán quân sự với tổng số 1,5 triệu người. Tổng cộng, trong những năm 1980 Việt Nam có hơn 5 triệu quân.
    Sự phát triển của QĐNDVN cũng tạo ra những thay đổi về cơ cấu tổ chức. Lực lượng bộ binh với hổ trợ của pháo hạng nặng đã phân ra để xây dựng những đội quân đặc nhiệm cao từ xe bọc thép, công binh, lục quân và vận chuyển đến phòng không, hóa học, công binh và truyền tin. Phòng không-không quân Việt Nam cũng được đưa vào QĐNDVN, phòng không và không quân đã phát triển mạnh về quân số và kỹ thuật nhờ có sự cung cấp viện trợ của Liên Xô.
    Năm 1986, Việt Nam thông qua chính sách đổi mới với những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế và cùng với đó là những thay đổi về chính sách quân sự. Việt Nam rút những lực lượng quân sự tại Lào và Campuchia về nước và cho giải ngũ 600.000 quân thường trực. Việt Nam cũng sửa đổi học thuyết an ninh quốc gia với định hướng mang tính phòng thủ hơn, đó là học thuyết ?ochiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân?.
    Quận đội Nhân dân Việt Nam
    Binh chủng Số lượng
    Lục quân:
    412.000

    Hải quân:
    13.000

    Thuỷ quân lục chiến:
    27.000

    Phòng không-không quân:
    30.000

    Lực lượng biên phòng:
    40.000

    Lực lượng an ninh nhân dân: 100.000
    Quân dự bị:
    5.000.000
    Nguồn: Học viện Nguyên cứu Chiến lược Quốc tế
    2. Những thác thức anh ninh quốc phòng
    Lực lượng Vũ tranh Nhân dân Việt Nam bao gồm 4 thành phần chính là: Quân đội Nhân dân Việt Nam, Lực lượng Dân quân Tự vệ, Cảnh sát Biển và Lực lượng An ninh Nhân dân.
    Theo điều 45 của Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ của Lực lượng Vũ trang Nhân dân là ?osẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước?.
    Tất cả nam nữ đủ 18 tuổi đều bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (trong thực tế phần lớn chỉ bắt buộc đối với nam-ND). Hàng năm có khoảng 1 triệu người đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Do có sự cắt giảm lớn số lượng quân chính quy, Việt Nam gặp phải một số vấn để trong việc đáp ứng yêu cầu chung về quân số. Nhưng việc tuyển dụng người vào cơ quan quân đội gặp nhiều khó khăn vì có sự cạnh tranh lớn từ khu vực kinh tế dân sự. Tháng 7 năm 2005, Việt Nam sửa đổi Luật Nghĩa vụ Quân sự giảm thời gian bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 2 năm xuống còn 18 tháng và giảm độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự từ 18-27 tuổi xuống còn 18-25 tuổi, những người từ 26-27 tuổi được chuyển vào quân dự bị. Đối với quân nhân phục trách kỹ thuật và phục vụ trong hải quân, thời hạn phục vụ giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm.
    Sách trằng Quốc phòng Việt Nam 2004 đưa ra hai vai trò chiến lược của QĐNDVN là ?oxây dựng và cũng cố sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân và cùng với những bộ phận khác của quân đội tham gia củng cố khối đại đoàn kết dân tộc bảo vệ chống lại những âm mưu gây chia rẻ tôn giáo và dân tộc, duy trì vững chắc ổn định chính trị, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ thành quả hòa bình và lao động của nhân dân, xây dựng đất nước theo phương châm ?odân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?.
    Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2004 cũng đưa ra đánh giá về môi trường an ninh của Việt Nam: ?okhu vực Châu Á Thái Bình Dương tồn tại nhiều yếu tố có thể gây mất ổn định và tạo ra nguy cơ xung đột quân sự là tranh chấp về biên giới và lãnh thổ do lịch sử để lại, hoạt động bạo lực của những nhóm khủng bố và ly khai. Sách trắng Quốc phòng cũng chỉ ra những thách thức anh ninh và quốc phòng mà Việt Nam phải đối mặt là ?oViệt Nam đang phải đối mặt với những kế hoạch và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với phần tử ********* trong nước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhằm tạo ra sự mất ổn định về chính trị và xã hội?. Các vấn đề còn chưa được giải quyết liên quan đến tranh chấp biên giới, tranh chấp đất đai và lãnh hải, đặc biệt là xung đột về chủ quyền tại Biển Đông cùng với những vấn đề an ninh mới như vận chuyển ma tuý và vũ khí, hải tặc, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, di cư và nhập cư trái phép, phá hoại môi trường sinh thái?cũng là những mối quan ngại về an ninh của Việt Nam.
    Cuối cùng, Sách trắng Quốc phòng 2004 chỉ ra nhiệm vụ của quân đội Việt Nam là ?oduy trì khả năng sẳn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước?. Nhiệm vụ xây dựng đất nước bao gồm hổ trợ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, khắc phục và giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Các đơn vị dùng để xây dựng đất nước được giao cho 16 khu vực kinh tế quốc phòng.
    Môi trường chiến lược Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp do sự lớn mạnh của Bắc Kinh và hiện đại hoá của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng như sự hiện đại hóa tiềm lực quốc phòng của những nước trong khu vực. Tầm quan trọng về khả năng bảo vệ của Việt Nam ngày càng tăng lên đối với những khu vực tuyên bố chủ quyền ngoài khơi và lợi ích kinh tế tại vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.
    Nổ lực nhằm đáp ứng yêu cầu về không quân và hải quân là rất rỏ ràng, tuy nhiên sức ép tài chính và những ưu tiên khác khiến nổ lực hiện đại hoá quân đội của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.
    Học thuyết ?ochiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân? bắt nguồn tư truyền thống đấu tranh hàng thế kỷ của Việt Nam kết hợp với học thuyết thu được từ những học viện quân sự của Trung Quốc và Liên Xô cũng như kinh nghiệm gặt hái được của sĩ quan Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. ?oChiến tranh nhân dân? gồm chiến tranh du kích, chiến lược và chiến thuật quân chủ lực. Những năm 1970, Việt Nam xây dựng học thuyết chiến tranh cơ động dựa trên việc thành lập những quân đoàn. Tuy nhiên cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc buộc Việt Nam phải xây dựng học thuyết bảo vệ lãnh thổ. Một thập kỷ chiếm đóng Campuchia đã buộc Việt Nam phải xây dựng học thuyết chống nổi dậy.
    3. Tổ chức quốc phòng và quân sự
    QĐND là lực lượng lớn nhất nằm trong Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam, đóng vai trò chính trong nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và lật đổ chế độ Khơme đỏ. Quân đội không tổ chức thành những đơn vị tách biệt mà được chia thành nhiều quân khu, quân đoàn và binh chủng (pháo binh, công binh, truyền tin, hóa học, đặc công và các đơn vị khác nằm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng).
    Theo qui định của Hiến pháp, ************* là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc phòng và là tổng tư lệnh lực lượng quân đội. Thành viên của Hội đồng An ninh Quốc phòng do ************* bổ nhiệm và được Quốc Hội phê chuẩn.
    Hội đồng An ninh Quốc phòng
    Chủ tịch: ************* *****************
    Phó chủ tịch: Thủ tướng ***************
    Bộ trưởng Quốc phòng: Tướng Phùng Quang Thanh
    Bộ trưởng Ngoại giao: Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm
    Bộ trưởng Công an: Tướng Lê Hồng Anh
    Là một quốc gia độc đảng nên Đảng Cộng Sản luôn có cơ chế để kiểm soát quân đội, Hội đồng An ninh Quốc phòng thường chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức hơn là thực quyền. Đảng Cộng Sản chi phối quân đội thông qua Đảng uỷ Quân sự Trung ương đứng đầu là tổng bí thư. Phó bí thư là Bộ trưởng Quốc phòng, phó bí thư luôn luôn là thành viên của Bộ Chính Trị. Theo qui định của đảng, những thành viên khác của Đảng uỷ Quân sự Trung ương phải là ủy viên Trung Ương Đảng có trách nhiệm phụ trách các vấn đề quốc phòng.
    Đảng uỷ Quân sự Trung ương
    Bí thư: Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư **********************
    Phó bí thư: Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng
    Trong công việc hàng ngày, QĐNDVN phụ thuộc và nhận chỉ đạo từ Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc Phòng. Hội đồng An ninh Quốc phòng hiếm khi nhóm họp và nhiệm vụ chính là các vấn đề lập pháp có ảnh hưởng đến quân đội tại Quốc Hội.
    Về mặt địa lý, Việt Nam chia ra thành 9 quân khu gồm cả Quân khu Thủ đô. Lực lượng quân sự được chia thành 14 quân đoàn. QĐNDVN bao gồm quân chủ lực, lực lượng địa phương và lực lượng dân quân tự vệ. Quân chủ lực nằm dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội, trong khi đó lực lượng đại phương và quân dự bị nằm dưới sự chỉ đạo của tư lệnh quân khu, cấp tỉnh và cấp quận huyện, thành phố. Lực lượng Biên phòng bán quân sự là một đơn vị riêng biệt. Dưới đây là ước tính chi phí quốc phòng của Việt Nam do Cơ quan Nguyên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Cơ quan Tình báo Quân sự Úc (DIO) đưa ra.
    Chi phí Quốc phòng Việt Nam gia đoạn 2000-2007 (đơn vị đô la Mỹ)
    Năm 2000
    2001
    2002 2003 2004 2005 2006 2007
    IISS
    2.3 2.2 2.4 2.9 2.8 3.2 3.4 3.7
    DIO
    2.2 2.3 2.3 2.2 2.5 2.7 2.9 3.2
    Chi phí quốc phòng (tỷ đô la): 3,70
    Phần trăm GDP: 5,24
    Theo đầu người: 43,47
    Theo thành viên lực lượng quân đội: 8,198
    Nguồn: Cơ quan Nguyên cứu Chiến lược Quốc tế, Báo cáo Quân sự 2009, trang 415 và Báo cáo Quân sự năm 2008, trang 408.
    Dù số liệu do hai cơ quan này đưa có sự khác biệt từ năm này qua năm khác, nhưng phù hợp với xu hướng chung. Chi phí quốc phòng của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ năm 1998 đến năm 2007.
    Tuy nhiên có thể một số chi phí quân sự và các hoạt động có liên quan như nguyên cứu phát triển và mua sắm, được tính vào những lĩnh vực khác của ngân sách quốc gia. Tháng 5 năm 2008, Thứ trưởng Tài chính Trần Xuân Hà tuyên bố do giá dầu và mức lạm phát tăng cao, Việt Nam sẽ siết chặt chính sách tài chính và hạn chế chi tiêu của chính phủ. Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng điều này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến mua sắm quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn ngắn hạn. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và sụt giảm kinh tế tại Việt Nam cũng sẽ hạn chế hơn nửa đến chi phí quốc phòng.
    (còn tiếp)
    Nguồn: Vietnam Peoples Army: Modernization and Development
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này