1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 24/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vái cả mũ.
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Hớ, cái gì sai thì chỉnh, làm gì đá đểu nhau thế
  3. hihihi136

    hihihi136 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    thì bác 10 chịu rùi đó, pác chỉnh đi
  4. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Excocet nhầm lẫn về chỗ này chăng?
  5. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    chú ơi, thế trong tác chiến chú nhìn thấy bao nhiêu dòng quân đội của những quốc gia nào chấp nhận cuộc chiến gian khổ và bền lòng như QĐND Việt Nam chưa ạ ? nếu để mặc đẹp cho mọi người ngắm thì chú ngắm đội danh dự đón nguyên thủ quốc gia nhé.
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Em nhầm chỗ này ạ : "...100mm"
    Sửa thì ko sửa, lại đi móc lốp
  7. jemand

    jemand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    3.081
    Đã được thích:
    0
    Chán các bác quá. Tin tức thì chẳng thấy đâu. Toàn đi nói linh tinh
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Nghề ?ođùa? với thần chết
    (Dân trí)- Công việc đòi hỏi tinh thần thép, không có chuyện "rút kinh nghiệm", bởimột sai lầm nhỏ trong thao tác cũng thể phải trả giá bằng chính tính mạng của mình. Đó cuộc sống của những người lính chuyên rà, phá bom mìn.
    Ngày nào cũng đánh cược với thần chết

    Đôi bàn tay thô ráp với nhiều vết chai sần, mọi thao tác đều chậm rãi, đã nhìn vào đâu thì cứ đăm đăm rất lâu, tuyệt đối không đụng đến bia, rượu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi người ta tiếp xúc với Thiếu tá Phạm Minh Nguyên (ảnh trong bài), PGĐ xí nghiệp180, Cty trường An, Bộ Tổng tham mưu. ?oĐấy là đặc điểm chung của dân chuyên ?omần? bom, mìn. Bởi họ đang làm cái nghề ?ođùa? với ?othần chết?- ông Nguyên khẳng định.

    [​IMG]
    Ông Nguyên chưa bao giờ cho phép mình lơ là dù chỉ một
    phút khi chỉ huy anh em chiến sỹ làm việc.
    Theo thống kê của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Bomicen) - Bộ tư lệnh cộng binh: Hơn 30 năm sau chiến tranh, Việt Nam vẫn còn chịu sự ô nhiễm của hàng trăm ngàn tấn bom, mìn, vật nổ còn sót lại nằm rãi rác ở 63 tỉnh, thành, đặc biệt là khu vực miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi), gây ô nhiễm đất nặng nề. Từ năm 1975 đến nay đã có hơn 38.000 trường hợp tử vong và 64.000 trường hợp thương tật do tai nạn bom mìn. Cũng vì vậy, những người lính trong thời bình đã được giao trách nhiệm đặc biệt, đó là loại trừ những cái bẫy thần chết, đem đến bình yên cho người dân sống trên những mảnh đất đã từng đi qua chiến tranh.
    Thách thức, nguy hiểm và gánh nặng dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ đang hàng ngày, hàng giờ được những chiến sỹ công binh gánh vác, những người đóng vai trò then chốt trong công cuộc đấu tranh vì sự an toàn cho nhân dân. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 10 ?" 12% diện tích bị ô nhiễm bom mìn đã được dọn sạch.
    Hàng năm, Chính phủ Việt Nam đã dành hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách cho cấp cứu, chăm sóc y tế và hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Trong những năm qua, đã có nhiều Chính phủ và các tổ chức Phi chính phủ tham gia các chương trình khắc phục hậu quả chiến tranh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này vẫn còn rất hạn chế.
    Theo kết quả điều tra do Trung tâm CNX bom mìn thực hiện, phải cần rất nhiều thời gian và kinh phí tới hàng chục tỷ đô la để giải quyết cơ bản vấn đề bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam.
    Từng lăn lộn ở biên giới phía Bắc, tự tay gỡ hàng trăm quả bom, mìn, nhưng ông Nguyên chưa bao giờ cho phép mình lơ là dù chỉ một phút khi chỉ huy anh em chiến sỹ làm việc. Hơn ai hết, ông hiểu đây là công việc không có 3 chữ ?orút kinh nghiệm. ?oKhi đã vào làm việc chúng tôi phải đánh cược bằng chính tính mạng của mình, nên mọi động tác nhất nhất phải chính xác 100%. Ví dụ, trong lúc mìn, đáng lẽ phải cầm ở cạnh mà sơ ý chạm vào mặt, hoặc chỉ cần tay run thực hiện thiếu chuẩn xác khi tháo ngòi nổ là tai họa ập đến ngay. Hoặc lúc đào bom bi, thường thì phải đào xung quanh, nhưng nếu ai đó sơ ý cuốc phải thì bom sẽ nổ do va chạm. Dù biết vậy, nhưng con người đâu phải cỗ máy. Tôi đã từng biết có chiến sỹ phải trả giá bằng mạng sống chỉ vì một phút phân tâm. Đó có một chiến sỹ tên là Hoà, ở Lữ đoàn 249, tiểu đoàn 93, bộ Công binh. Đồng chí Hoà hy sinh khi đang gỡ bom bi ở đèo Đá đẽo, trên đường mòn Hồ Chí Minh? đó là nỗi đau, của tất cả!?- ông Nguyên tâm sự.
    [​IMG]

    Dù vậy, những nguy hiểm đe dọa ấy cũng không làm các người chiến sỹ rà, phá bom mìn nản lòng, chùn gối. Họ vẫn mải miết đi khắp nơi đuổi ?othần chết?, giúp những công trình mọc lên trong điều kiện an toàn tuyệt đối, giúp những mảnh vườn trồng trọt của người dân miền Trung đơm hoa kết trái an lành.

    40 tuổi phải nghỉ hưu

    Ông Nguyên kể về công việc rất đặc biệt này: Khi bắt đầu vào nghề, mỗi chiến sỹ mới được huấn luyện 6 tháng thì bắt đầu đi rà bom, mìn. Công cụ để làm việc là máy dò kim loại (thường xuất xứ từ Đức, Nga) có cả phần mềm. Đã điều khiển máy thì luôn phải tập chung cao độ về tinh thần, căng mắt nhìn máy và khu vực rà soát, toàn bộ thính lực phải tập chung để nghe tiếng ?otít, tít? liên tục phát ra. Lúc đầu chưa quen, chỉ đi dò khoảng 1 tiếng là u tai, hoa mắt, chân muốn khuỵu xuống. Dần dần, tai đã nghe quen, mắt đã tập chung thì có thể làm lâu hơn, nhưng cũng không quá 2 tiếng thì phải nghỉ ngơi, để ổn định tinh thần, rồi mới làm việc tiếp. Khi nghe được máy phát tín hiệu đổi chiều có tần số mạnh hơn, nghĩa là máy đã phát hiện ra bom, mìn, lập tức chiến sĩ thực hiện công việc sẽ báo cáo với sỹ quan thực hiện kỹ thuật để cùng phối hợp vô hiệu hóa mục tiêu. Đây là những người đã được đào tạo chuyên môn phá bom, mìn khoảng 5 năm. Gặp loại bom, mìn nguy hiểm, không xác định được chủng loại, anh em phải bàn bạc kỹ lưỡng có nên cho nổ tại chỗ hay vận chuyển đi chỗ khác. Nếu vận chuyển sẽ phải vào ban đêm, với hàng loạt phương án sao cho an toàn tuyệt đối.

    ?oDo đặc điểm công việc nên mức lương mà anh em làm công tác rà, phá bom mìn được hưởng khá cao so với mặt bằng chung trong quân đội, khoảng 3-4 triệu/tháng. Nhưng trên thực tế, sau một thời gian làm việc là anh em sẽ xin nghỉ, chuyển công tác khác, thường là công việc liên quan đến xây dựng. Có một số người gắn bó với nghề thì cũng chỉ được phép làm công việc này trong khoảng 15 năm thì cũng buộc phải chuyển công tác. Điều trái ngược là tuổi đời công tác càng lâu, thì anh em càng có kinh nghiệm khi làm việc. Nhưng độ tinh nhạy không thể bằng lúc trẻ tuổi, vì vậy họ sẽ chuyển sang công việc mới chứ không thể rà, bom mìn được nữa. Vả lại, không thể để chiến sĩ kéo dài thêm thời gian chiến đấu với ?othần chết? lâu hơn nữa!
    ?oHiện đồ nghề để anh em chiến đấu với bom, mìn vẫn còn thô sơ lắm. Chủ yếu vẫn chỉ sử dụng loại máy dò kim loại đời cũ. Cả nước ta hiện chỉ có 2 chiếc máy Đức dò tìm, bom mìn loại hiện đại của Đức, đó là loại FX 3000 (trị giá nhiều tỷ đồng). Anh em chúng tôi cứ ước ao giá được trang bị nhiều thiết bị hiện đại hơn thì công việc cũng đỡ vất vả, nguy hiểm.
    Nhưng trước mắt, dù thiết bị còn thô sơ, chúng tôi vẫn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mỗi khi được yêu cầu. Bởi hơn ai hết chúng tôi không muốn chứng kiến thêm những vụ việc và cái chết đau lòng của những người dân, đặc biệt là ở khu vực miền Trung khi bà con vô tình gặp phải vũ khí chiến tranh trên đồng ruộng?, ông Nguyên nói.
  9. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Quốc tế Thứ ba, 08/09/2009, 02:03(GMT+7)

    [​IMG]Ảnh minh hoạ.

    Trung Quốc bắt đầu khai thác mỏ khí Ledong (LD) 22-1 trên biển Đông
    VIT - Ngày hôm nay (07/9), Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho biết, một mỏ khí của tập đoàn này trên biển Đông đã bắt đầu đi vào sản xuất với sản lượng hàng ngày hiện tại đạt 30.000 feet khối.
    Mỏ khí này, mang tên Ledong (LD) 22-1, do một mình Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc sở hữu 100%.
    Mỏ khí LD 22-1 nằm ở độ sâu khoảng 93,5 mét tại Vịnh Yinggehai thuộc phía tây biển Đông, cách mỏ khí Yacheng 13-1đang sản xuất 47 km về phía đông và cách mỏ khí LD 15-1, một mỏ khí khác của Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc, khoảng 20 km về phía tây.
    Mỏ khí LD 22-1 được phát triển chung cùng với mỏ khí LD 15-1. Khí ga tự nhiên từ hai mỏ khí này sẽ được bơm vào cho các khách hàng, bao gồm cả các nhà máy lọc dầu, các nhà máy hoá chất và các doanh nghiệp cung cấp ga, tại Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
    Các cơ sở sản xuất của mỏ LD 22-1 bao gồm một giàn khoan 8 chân và 13 giếng sản xuất. Mỏ LD 15-1 sẽ hút dầu từ 8 giếng thông qua một giàn khoan 8 chân.
    Mỏ khí LD 15-1 sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tập đoàn này cho biết.
    Sản phẩm đỉnh điểm của hai mỏ khí LD 22-1 và LD 15-1 này có thể đạt khoảng 150 triệu feet khối một ngày.
    Ông Yuan Guangyu, Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc cho biết biển Đông từ lâu đã trở thành khu vực sản xuất khí tự nhiên quan trọng của Tập đoàn này và họ sẽ tiếp tục phát triển sản xuất khí ga tại khu vực này.
    Bất chấp mọi sự thật lịch sử, Trung Quốc hiện ngang nhiên coi biển Đông nơi có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là ao riêng nhà mình. Ngoài việc tự ý khai thác tài nguyên dầu khí, phía Trung Quốc còn bắt giam ngư dân trên các tầu cá của Việt Nam vẫn đánh bắt cá ở vùng biển truyền thống của Việt Nam. Những việc làm hiện nay của Trung Quốc khiến cho tình hình an ninh khu vực biển Đông trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, đẩy tất cả các khái niệm quan hệ quốc tế hiện hành tới sự bế tắc hoàn toàn.
    Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2
    Quyết Thắng (Theo THX)
    Tin dịch
    Tình hình càng ngày càng căng thẳng
  10. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Theo Tuần Việt Nam net http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/7955/index.aspx
    Quá sớm để lo lắng về ?ongáo ộp? Trung Quốc
    11/09/2009 05:51 (GMT + 7)
    Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu đáng nể về khoa học kỹ thuật quân sự. Thế nhưng, liệu có quá sớm khi người Mỹ lo lắng về một ?ongáo ộp? mang tên Trung Quốc?

    >> Thế kỷ 21: Ai soán ngôi bá chủ Thái Bình Dương?
    Liệu Trung Quốc đã thực sự lớn mạnh và sớm giành ngôi bá chủ Thái Bình Dương từ tay Mỹ. Đang có nhiều ý kiến rất khác nhau về sức mạnh thực của quốc gia này.
    Aaron L. Friedberg cho rằng Washington đang tụt hậu nghiêm trọng trong cuộc chạy đua vũ trang của thế kỷ 21. Nhưng Robert S. Ross lại lập luận: Sức mạnh quân sự và thế lực của Mỹ ở Đông Á vẫn là trở ngại lớn mà Trung Quốc khó lòng vượt qua.
    Tuần Việt Nam xin giới thiệu tiếp phần 2 cuộc tranh luận của Aaron L. Friedberg, Giáo sư Chính trị và Ngoại giao của ĐH Princeton và Robert S. Ross, Cố vấn cấp cao của Chương trình Nghiên cứu An ninh thuộc Học viện MIT, trên tạp chí National Interest về chủ đề này.

    Trung Quốc chưa đủ tầm là ?ongáo ộp?
    - Robert S. Ross -
    Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu đáng nể về khoa học kỹ thuật quân sự. Thế nhưng, liệu có quá sớm khi người Mỹ lo lắng về một ?ongáo ộp? mang tên Trung Quốc?
    Với nhiều người Mỹ, Trung Quốc hiện nay có thể giống với Liên Xô năm nào. Trung Quốc đang phát triển một thế hệ công nghệ quân sự mới với những loại vũ khí giúp nước này không những đủ sức dự phóng sức mạnh ở lục địa châu Á mà còn có thê rbước ra những vũ đài mới như trên biển và ngoài không gian. Những bước tiến vững chắc này đã khiến không ít người lo ngại về thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra cho Mỹ.
    Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn quá sớm để khẳng định Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đối với lợi ích an ninh trọng yếu của Mỹ. Mặc dù đã đạt nhiều tiến bộ về khoa học quân sự, nhưng Trung Quốc vẫn chưa phát triển được những công nghệ cần thiết để trở đối trọng của Mỹ trên sân chơi quân sự. Do đó, việc cảnh báo hay đánh giá quá mức về khả năng của Trung Quốc hiện thời và ảnh hưởng của công cuộc hiện đại hóa hệ thống quốc phòng Trung Quốc đối với lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Á là không cần thiết.
    Những bước tiến mang tính chiến lược của chính quyền Trung Quốc chưa thể khiến Washington phải thay đổi những điểm quan trọng trong chính sách an ninh khu vực và quốc phòng, hay chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Ngược lại, niềm tin hiện tại vào năng lực của bản thân cho phép người Mỹ một mặt có thể cùng ?ochia ngọt sẻ bùi? với Trung Quốc trên cả hai lĩnh vực quân sự và ngoại giao; mặt khác vẫn củng cố được lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực này.

    Các tàu chiến của Trung Quốc tại đảo Hải Nam. Ảnh: Time

    Trong bao nhiêu năm qua, người Mỹ đã xây dựng và củng cố được mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nước ven biển Đông Á và duy trì thế cân bằng quyền lực trong và sau Chiến tranh Lạnh nhờ ưu thế áp đảo về kỹ thuật hàng hải. Khả năng dự phóng sức mạnh của Mỹ đã trấn an các đối tác chiến lược của nước này. Nó củng cố niềm tin rằng họ hoàn toàn có thể dựa vào Mỹ để ngăn ngừa cuộc tấn công của bất kỳ ?oông lớn? nào; và nếu chiến tranh xảy ra, họ sẽ chỉ phải chịu thiệt hại ở mức thấp nhất. Vào thời điểm hiện nay, ?otờ giấy bảo đảm an ninh? này có sức mạnh và đáng tin hơn lúc nào hết.
    Ngược lại, với địa chiến lược, cộng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá dồi dào, Đông Á nghiễm nhiên có tên trong những lợi ích an ninh trọng yếu của Mỹ. Không ai có thể phủ nhận Đông Á với vai trò là trợ thủ đắc lực, giúp Mỹ thể hiện sức mạnh quân sự trong cuộc đua không tên với ?ogã khổng lồ? Trung Hoa mới nổi và duy trì vị thế có lợi trên cán cân quyền lực.
    Liên minh Mỹ - Nhật và quan hệ đối tác chiến lược hết sức gần gũi với Singapore mang lại những điều kiện thuận lợi về hải quân, không quân, cho phép chính quyền Washington thỏa sức triển khai sức mạnh của mình tại khu vực. Ngoài ra, mối bang giao chiến lược với Malaysia, Indonesia và Philippines cũng tạo những điều kiện hết sức quan trọng, tăng cường sức mạnh cho Mỹ trong suốt giai đoạn căng thẳng leo thang.
    Do đó, điểm tối quan trọng khi đánh giá mức độ hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc là liệu Trung Quốc có thể thách thức khả năng ?ođỡ đầu? của Mỹ và năng lực chiến đấu của nước này có đủ để các nước Đông Á phải đặt dấu hỏi về giá trị của cái bắt tay chiến lược với Mỹ.
    Mặc dù đúng là khả năng của Trung Quốc ngày càng được củng cố, nhưng họ ?chưa có cửa? chiếm thế thượng phong hiện tại của Mỹ. An ninh biển của Mỹ không chỉ dựa vào những đội tàu hay mẫu hạm được trang bị tối tân trên mặt nước, mà còn ở đội tàu ngầm, tạo nền hoạt động ?oêm ru? bảo đảm cho bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào, cũng như hệ thống C4ISR đảm bảo cho Mỹ có năng lực chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính, tình báo, trinh sát và do thám vượt trội. Ở từng yếu tố, Trung Quốc còn phải rất vất vả mới có thể theo kịp Mỹ.
    Khả năng có nhưng không mạnh
    Hiện nay, Trung Quốc đang mua và có nhiều chính sách củng cố cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trên biển. Thế nhưng, đáng tiếc, những tiến bộ mà hải quân Trung Quốc đạt được không gây ra tác động nào đáng kể đến an ninh trên biển của Mỹ.
    Từ đầu và đặc biệt là đến cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã tập trung chương trình mua khí tài biển vào những loại tàu ngầm hiện đại như tàu ngầm hạng kilo, máy bay Su-27, Su-30 với hơn 1500 đầu đạn tên lửa đối không. Hiệu quả của nỗ lực này là khả năng nhắm mục tiêu vào các máy bay Mỹ được củng cố và khả năng ngăn chặn tàu và máy bay Mỹ vào vùng biển của Trung Quốc được cải thiện.
    Phải thừa nhận một điều, khả năng dự phóng sức mạnh của Mỹ ở Đông Á hiện nay yếu hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ nhận thức rất rõ những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong thời gian gần đây và đã có chính sách đối phó bằng nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu khả năng bị tấn công của các tàu chiến Mỹ. Với nguồn ngân sách lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn và khả năng do thám, theo dõi các tàu lạ của Mỹ liên tục được cải thiện.

    Tàu ngầm của hải quân Trung Quốc. Ảnh: pacificfreeze.ips-dc.org

    Trong một nỗ lực khác nhằm chống lại thế thượng phong trên biển của Mỹ, từ giữa những năm 1980, Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng những đội hàng không mẫu hạm và chẳng bao lâu nữa, kế hoạch này sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, trái ngược với những đánh giá bi quan nhất của một số nhà quan sát Mỹ, hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sẽ không thể củng cố năng lực hải quân của Trung Quốc. Một hoặc thậm chí hai mẫu hạm của Trung Quốc sẽ không thể giúp Trung Quốc xuất hiện liên tục tại những vùng biển xa. Trung Quốc cần một con số lớn hơn nếu muốn tăng cường năng lực chiến đấu của mình.
    Ngoài ra, việc tự xây dựng những mẫu hạm tiên tiến của riêng mình thay vì phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga cũng rất quan trọng. Trung Quốc cũng sẽ phải phát triển hệ thống C4ISR để bảo vệ các mẫu hạm của mình và nhắm mục tiêu chính xác đến các đội tàu của Mỹ. Đây là một quá trình lâu dài, không thể diễn ra một sớm một chiều.
    Một điểm khác cần phải tính đến là hải quân Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những yêu cầu đầy thách thức về tổ chức khi đưa một mẫu hạm hoàn chỉnh vào hoạt động. Những yêu cầu quản lý hiệu quả đối với mẫu hạm và các khí tài trên đó quả thật không phải là vấn đề đơn giản. Vì lẽ đó, mối đe dọa về những mẫu hạm của Trung Quốc sẽ là sự thật nhưng chỉ diễn ra sau vài chục năm nữa.
    Một trong những mối lo ngại lớn nhất của các nhà quan sát là việc Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tên lửa đạn đạo đối hạm di động với tầm bắn 1500km. Nếu những tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền loại này có thể nhắm mục tiêu và sau đó xâm nhập vào hàng phòng thủ của chiến hạm Mỹ, nó sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ trên biển. Là vũ khí phản công, ASBM của Trung Quốc có khả năng ngăn chặn hoạt động hải quân của Mỹ ở phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương và biển Đông, làm suy yếu khả năng bảo vệ các đối tác chiến lược của Mỹ tại các khu vực này.
    Tuy nhiên, sẽ là thiếu khôn ngoan nếu coi nhẹ những trở ngại mà Trung Quốc phải đối mặt khi chế tạo tên lửa ASBM và gán cho chúng những tác động có ý nghĩa chiến lược. Việc phát hiện một mục tiêu nhỏ, chẳng hạn như mẫu hạm trên đại dương rộng lớn không phải là việc đơn giản. Sau tìm kiếm là việc theo dõi mẫu hạm đang di chuyển theo thời gian thực cũng là điều tối quan trọng để xác định đúng mục tiêu và là một trở ngại công nghệ không nhỏ đối với Trung Quốc.
    Trở ngại cuối cùng và cũng là vấn đề hóc búa nhất là việc thâm nhập vào hệ thống phòng thủ của mẫu hạm. Các tàu chiến của Mỹ luôn được trang bị những hệ thống phòng thủ tối tân, đủ sức vô hiệu hóa các tên lửa ASBM. Những khó khăn này đã làm dấy lên quan ngại và tranh cãi giữa các chuyên gia Trung Quốc về tính khả thi của dự án
    Tất nhiên, không phải tất cả những trở ngại công nghệ này đều không thể vượt qua được, và Trung Quốc đang dành rất nhiều nguồn lực để xây dựng một hệ thống ASBM mạnh. Rất có thể, cuối cùng rồi quân đội Trung Quốc cũng sẽ phát triển được khả năng xác định mục tiêu và do thám ASBM cần thiết để làm suy yếu tiềm lực của Mỹ.
    Nhưng để được như vậy, trước tiên Trung Quốc phải tiến hành thành công cuộc thử nghiệm ASBM chính thức đầu tiên. Sau thử nghiệm đầu tiên đó, Trung Quốc sẽ cần thêm một giai đoạn nghiên cứu và phát triển để ASBM phát huy hiệu quả trong điều kiện thực tế.
    Và ngay cả nếu Trung Quốc có thể xây dựng một hệ thống ASBM có thể hoạt động được, nước này vẫn sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn để đạt được mức độ hiệu quả cần thiết khi chiến sự diễn ra. Cũng cần nói thêm một điều, năng lực chiến đấu của hải quân Mỹ không chỉ giới hạn ở lực lượng trên mặt nước, và sẽ thật sai lầm khi đánh giá thấp số lượng các hệ thống mà Mỹ có sẵn hiện nay. Các tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Mỹ được liên kết với 154 tên lửa hành trình Tomahawk đặt tại bờ tây Thái Bình Dương có thể nhắm mục tiêu vào các tàu thuyền của Trung Quốc và thâm nhập vào vùng duyên hải của nước này với khả năng bị phát hiện rất thấp.
    Hệ thống tên lửa hành trình này đã giúp Mỹ có được khả năng trả đũa và phòng thủ tuyệt vời. Nếu Trung Quốc cải thiện khả năng sử dụng ASBM, Mỹ cũng có thể triển khai tấn công trả đũa và sử dụng các vũ khí tấn công ngầm, từ đó loại trừ bất kỳ khả năng quân sự mới nào của Trung Quốc.

    Hàng không mẫu hạm USS Lake Erie của Mỹ trong một cuộc tập trận chung trên Thái Bình Dương tháng 7/2008. Ảnh: UPI

    Đông Á: Cờ vẫn trong tay Mỹ
    Mỹ nắm giữ lợi thế quân sự ở khu vực Thái Bình Dương và biển Đông. Đồng thời, Mỹ cũng có khả năng bảo vệ các quốc gia ven biển và làm thoái lui bất kỳ ý đồ nào không có lợi cho các nước này. Khả năng làm thối chí các thế lực thù địch và tham chiến chính là nhân tố quyết định giúp Mỹ phát triển và duy trì các mối quan hệ đối tác chiến lược, có ý nghĩa vô cùng thiết yếu đối với những nỗ lực duy trì vị thế có lợi trên cán cân quyền lực ở khu vực của Washington.
    Trong vài năm gần đây, trong khi Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá lực lượng quân đội và trở thành một thế lực kinh tế, thì Mỹ cũng củng cố vững chắc các mối quan hệ chiến lược của mình. Nhật Bản, hay các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines không ngừng cải thiện quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hải quân với Mỹ. Với chỗ dựa vững chắc, các nước này tỏ ra khá rắn mặt trước những đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền trên biển.
    Phải thừa nhận một điều, chương trình hiện đại hoá quân sự của Bắc Kinh mang lại kết quả rất khả quan. Sau 30 năm tiến hành cải cách, giờ đây Trung Quốc có thể sản xuất được những loại vũ khí rất hiện đại. Mỹ không thể xem nhẹ Trung Quốc với tư cách một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, nhưng Trung Quốc cũng không dám tạo mối đe dọa đối với vị trí chiến lược của Mỹ ở khu vực Đông Á. Xây dựng chính sách gây hại đến quan hệ hợp tác Mỹ - Trung chỉ vì lợi ích kinh tế hay an ninh trước mắt sẽ là một nước cờ thiếu khôn ngoan.
    Mặc dù Trung Quốc có những bước tiến vô cùng ấn tượng, song Mỹ vẫn duy trì được lợi thế quân sự, khả năng ngăn cản và chiến đấu lợi hại ở vùng biển Đông Á. Tuy nhiên, việc Mỹ không thể xây dựng chính sách dựa trên phân tích thổi phồng quá mức về mối hiểm hoạ từ Trung Quốc không có nghĩa là Mỹ được phép tự mãn coi nhẹ, làm phương hại đến an ninh quốc gia. Washington phải duy trì khả năng của mình để củng cố quan hệ hợp tác chiến lược với các quốc gia ven biển là láng giềng của Trung Quốc, đồng thời bảo vệ vị thế cân bằng quân sự có lợi cho mình.
    Dè chừng trước tiềm năng chiến lược của Bắc Kinh, chính sách quốc phòng của Mỹ cần tiếp tục chú trọng đến việc mở rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực tây Thái Bình Dương. Những biến cố bất ngờ chớp nhoáng không thể không khiến người ta nghĩ đến một cuộc chiến giữa các cường quốc trong tương lai, vì thế việc chuẩn bị chu đáo về mọi mặt là không thừa. Nếu Mỹ vẫn chú trọng củng cố những thế mạnh đã có trong lĩnh vực hải quân như công nghệ thông tin, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, thì quốc gia này vẫn có thể giữ chắc ghế của mình trước một "ngáo ộp" Trung Quốc.
    Thanh Trà - Huyền Trang (Lược dịch từ National Interest)


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này