1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 24/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shadow82

    shadow82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ặc. Bác giám đốc công ty này tuổi trẻ tài cao thật. Hehe.
  2. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    "Lập dân quân tự vệ biển để giữ chủ quyền biển đảo"
    Tác giả: Phương Loan
    Ngày đăng: 2 giờ trước
    * In
    * Email
    * Thảo luận
    TIN LIÊN QUAN
    * Dân tộc hoá cuộc đấu tranh giữ chủ quyền biển đảo
    * Biển Đông và vấn đề chủ quyền lãnh thổ đất nước
    * Những khuyến nghị sau Hội thảo Biển Đông
    * Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 1)
    * Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên hiệp quốc
    * Philippines và 2 dự luật đường cơ sở mới trên Biển Đông
    * Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông
    * Tranh chấp Biển Đông: Cần hợp tác và đúng luật quốc tế
    TRONG MỤC NÀY
    * "Người ta từng hăng hái đề nghị vẽ Hà Nội hình nắm đấm"
    * Vedan được vinh danh: Đùa dai!
    * Quy hoạch đô thị - trăm năm nhìn lại
    (Đọc thêm...)
    Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, vấn đề biển Đông là một trong những lý do khiến an ninh - quốc phòng được các ĐBQH đặc biệt quan tâm trong kỳ họp này. Ông Bình quả quyết: "Tăng ngân sách mua sắm vũ khí cho quân đội, công an là cần thiết".
    Tinh thần xả thân có thừa, nhưng...
    - Trong kỳ họp Quốc hội này, vấn đề an ninh - quốc phòng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được nhiều ĐBQH quan tâm. Nhiều ĐBQH đã đề nghị tăng chi ngân sách cho quốc phòng. Là Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ông nhìn nhận như thế nào?
    Ông Lê Quang Bình - Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh của Quốc hội: Tôi mừng khi Quốc hội đã nhìn nhận và thấy rõ vai trò của quốc phòng - an ninh trong bảo vệ và phát triển đất nước.
    Xây dựng tổ quốc phải đi đôi với bảo vệ tổ quốc. Kinh nghiệm thực tế không chỉ của nước ta mà các nước trên thế giới, nếu mất ổn định hoặc không bảo vệ được chủ quyền, thì việc chi để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, hoặc thiết lập lại ổn định còn tốn kém hơn nhiều.
    Việc Quốc hội quan tâm đến bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh, ổn định là điều rất đúng trong nhận thức của ĐBQH.
    Ngay trong báo cáo của Chính phủ lần này cũng khác trước. Trong báo cáo của Thủ tướng đã dành hẳn một mục cho quốc phòng - an ninh. Đây là động thái tích cực của Chính phủ.
    - Ông có thể lý giải tại sao thời điểm này cả Chính phủ và Quốc hội lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an ninh - quốc phòng?
    Năm 2010 là năm nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước: ĐH Đảng các cấp tiến tới ĐH Đảng toàn quốc, kỉ niệm các ngày lễ lớn. Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng cơ hội này tăng cường chống phá, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hóa sự quản lý của nhà nước. Hiện nay chưa có hoạt động gì đáng kể gây tổn hại an ninh - chính trị nhưng đã có một số tổ chức hoạt động nhằm giữ vững mục tiêu kích động bạo loạn. Đã có dấu hiệu cách mạng màu Đông Âu, nhằm lật đổ chế độ XHCN, vô hiệu hóa sự quản lý của nhà nước.
    Hai là vấn đề biển Đông đang có diễn biến phức tạp. Do đó, cần phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, nhất là lợi ích của người dân đang hằng ngày hoạt động đánh bắt cá trên biển.
    - Nhiều ĐBQH nhấn mạnh cần tăng đầu tư cho quốc phòng - an ninh. Đó mới là kế sách lâu dài chứ không phải đầu tư cho các đại dự án mà hiệu quả chưa rõ ràng. Ý kiến của ông?
    Đó là ý kiến đúng đắn. Đối với các lực lượng vũ trang, bảo vệ chủ quyền trên biển và đất liền, thì tinh thần xả thân chiến đấu cho độc lập, chủ quyền dân tộc thì có thừa, nhưng trang bị vũ khí cho quân đội, công an thì không đồng bộ, lạc hậu, thậm chí có nơi thiếu thốn. Trong khi chúng ta đang tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, nên thời gian qua chưa đầu tư nhiều cho quốc phòng- an ninh.
    Trong bối cảnh hiện nay, muốn bảo vệ chủ quyền, đảm bảo được an ninh - chính trị, ngoài ý chí của con người không thể không trang bị vũ khí.
    Do đó, đề nghị tăng ngân sách mua sắm vũ khí cho quân đội, công an là cần thiết.
    - Có ý kiến cho rằng tại sao chúng ta không dùng một phần ngân sách đang được rót cho các tập đoàn vào các dự án ngoài ngành tràn lan để trang bị thiết bị định vị, liên lạc cho các tàu biển của ngư dân và xây dựng đội tàu bảo vệ ngư dân?
    Hiện nay, trong ý kiến của UB Quốc phòng - An ninh gửi cho ĐBQH, chúng tôi nhất trí với việc chi ngân sách 2010 cho quốc phòng an ninh. Chúng tôi đề nghị Chính phủ tăng thêm 200 tỷ đồng ngân sách cho quốc phòng an ninh, cho hai Bộ Quốc phòng và Công an.
    100 tỷ đồng cho Bộ Quốc phòng dành cho việc nâng cấp nhà ở cho cán bộ, sỹ quan đã cũ, dột nát. 100 tỷ đồng cho Bộ Công an là dành cho việc đầu tư trang thiết bị tương đối hiện đại bảo đảm cho an ninh đất nước.
    Riêng trang bị cho Quốc phòng, tới đây sẽ có chương trình riêng.
    Gấp rút tạo khung pháp lý bảo vệ
    - Thưa ông, vừa qua, tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên biển nhiều phen bị đe dọa, phải chăng có phần do sự thiếu đầu tư cần thiết cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển?
    Sự thật là Việt Nam có trang bị nhưng chưa đủ. Hơn nữa, Việt Nam cũng ngại bị lợi dụng. Một vài lần ta từng trang bị vũ khí cho tàu cá, nhưng khi tàu Việt Nam vào vùng biển nước ngoài, bị họ quy là cướp biển.
    Tới đây, Việt Nam phải tính toán để khi trang bị phải có giấy chứng nhận để đảm bảo cho họ có quyền giữ vũ khí mà tránh nhầm lẫn là cướp biển.
    - Ông có gợi ý chính sách gì?
    Vấn đề vừa nêu, phải có giải pháp đồng bộ. Về mặt pháp lý, chúng ta phải sớm ra Luật về các vùng biển Việt Nam. Luật biển Việt Nam phải được xây dựng trên cơ sở CƯ Luật biển Quốc tế năm 1982 của LHQ, tuyên bố với thế giới về các vùng biển của Việt Nam. Khi đã có luật rồi, chúng ta cần tiến tới kí Hiệp định với các quốc gia chung vùng biển với Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... Xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Đông.
    Hai là về ngoại giao. Làm sao mọi tranh chấp đó phải qua con đường ngoại giao, thương lượng hòa bình giữa các nước.
    Trong thực tế, hai quốc gia cũng như hai gia đình, sống bên cạnh nhau, ngay cả anh em cũng có lúc cũng có va chạm này nọ, khi xảy ra tranh chấp, làm thế nào phải thông qua thương lượng, cùng ngồi với nhau nói chuyện, hết sức tránh sử dụng sức mạnh quân sự để đe dọa lẫn nhau.
    Phải có được lòng dân
    - Chính vì thế, nhiều người cho rằng đầu tư bao nhiêu tiền cho quốc phòng cũng không đủ mà điều cần hơn là xây dựng quốc phòng lòng dân, quốc phòng toàn dân. Quan điểm của ông?
    Đúng như vậy. Quốc phòng toàn dân là chủ trương, quan điểm quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta. Chúng ta đang xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
    Tại kì họp này, Quốc hội sẽ thông qua Luật về dân quân, tự vệ. (Ngày 29/10, Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận về Dự thảo Luật này - pv) Đây là Luật để hiện thực hóa chiến lược quốc phòng toàn dân, dựa vào dân để bảo vệ tổ quốc.
    - Điểm cốt lõi của Luật về dân quân tự vệ để thực hiện quốc phòng toàn dân là gì, thưa ông?
    Cốt lõi của Luật dân quân tự vệ, là mọi người dân, bất kể nam nữ, ở độ tuổi quy định phải tham gia dân quân, tự vệ. Với thôn, phố, phải tổ chức lực lượng dân quân. Với DN, cơ quan, tổ chức, phải tổ chức lực lượng tự vệ.
    Ở đâu có dân, ở đó có lực lượng vũ trang quần chúng, làm cho cả đất nước Việt Nam thành trận địa "thiên la địa võng", mỗi người dân, cán bộ, công nhân, nông dân, khi có kẻ địch xâm lược sẽ là người lính để bảo vệ.
    Trên biển, với Luật dân quân tự vệ, chúng ta sẽ phát triển tốt hơn lực lượng dân quân, tự vệ biển, làm nòng cốt bảo vệ người dân trên biển cũng như giúp họ xác định tốt hơn đâu là vùng biển của ta, đâu là vùng biển của nước ngoài.
    Nhưng cũng phải nói rõ, chúng ta xây dựng lực lượng dân quân tự vệ nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền của ta, không nhằm chống ai. Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình. Và để bảo vệ nền hòa bình đó, chúng ta tổ chức các lực lượng cũng chỉ vì mục tiêu hòa bình và độc lập dân tộc.
    - Ông có thể nói kỹ hơn về lực lượng dân quân, tự vệ biển?
    Dân quân biển được tổ chức ở các xã ven biển, các xã đảo. Còn tự vệ biển được tổ chức ở các DN, đơn vị kinh tế hoạt động trên biển như các hợp tác xã đánh cá, đơn vị vận tải trên biển.
    Dân quân, tự vệ trên biển có đặc thù khác trên đất liền, là vừa gắn hoạt động sản xuất, kinh tế trên biển với bảo vệ chủ quyền trên biển. Trang bị cho lực lượng này giống như dân quân, tự vệ trên đất liền, nhưng chế độ cao hơn, đặc thù.
    Đó là tiểu đội, trung đội hay đại đội do mỗi huyện quyết định tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Nếu đã là cấp đại đội thì phải có ban chỉ huy, có chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, chính trị viên... Có các tổ, các đội. Ví dụ, mỗi đội tàu có một tổ vừa lo đánh cá, vừa lo bảo vệ. Có sự phân chia và phối hợp. Ví dụ, trong mỗi vùng biển, mỗi tổ đánh cá ở một khu vực tọa độ nhất định. Khi bị tấn công, tổ đó vừa liên hệ với trong bờ, vừa có phối hợp với tổ khác để bảo vệ.
    - Hỗ trợ của nhà nước cho lực lượng này như thế nào để họ hoạt động hiệu quả?
    Dự thảo luật mới dừng ở hướng chung: trao quy chế đặc thù cho dân quân, tự vệ biển. Quy định cụ thể như thế nào, Chính phủ sẽ hướng dẫn sau.
    Hiện Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh xã hội xây dựng chính sách riêng cho lực lượng này.
    - Như ông nói, dân quân tự vệ biển là lực lượng đặc thù. Khác với lực lượng trên đất liền, có thể nhận được sự hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng chính quy. Còn ở đất liền, họ đơn độc hơn, khó phối hợp hơn, vì thế cần được trang bị tốt hơn, cả về phương tiện chiến đấu, phương tiện liên lạc... Quan điểm của ông?
    Bảo vệ chủ quyền trên biển hiện có nhiều lực lượng: hải quân, cảnh sát biển, dân quân, tự vệ biển. Từ đường cơ sở đổ vào, ở khu vực ven biển còn có lực lượng biên phòng. Trong việc này, sẽ có quy chế phối hợp. Bộ Quốc phòng là đơn vị được giao chịu trách nhiệm xây dựng quy chế này.
    Các tàu đánh bắt cá cũng đã được hỗ trợ để trang bị thiết bị: đài để nghe dự báo thời tiết, máy để liên lạc với bờ... Ngoài ra, dân quân tự vệ biển có trang bị súng và hỗ trợ khác.
    Khéo léo nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền
    - Indonesia vừa ra luật về thủy sản, trong đó có quy định cho phép lực lượng vũ trang nước này tấn công tàu xâm phạm khu vực được Indonesia xem là thuộc chủ quyền của nước này. Quan điểm của ông?
    Không chỉ Indonesia, Philippines hay Trung Quốc mà vấn đề này hiện diễn hàng ngày hàng giờ trên biển Đông.
    Ngư dân Việt Nam ra biển không xác định được đâu là biển Việt Nam, đâu là biển nước ngoài. Ngư dân Việt Nam ở vùng giáp ranh với Campuchia đôi khi xâm phạm vùng biển của bạn, bị lực lượng hải quân Campuchia bắt. Vùng chồng lấn, giáp ranh với Trung Quốc cũng vậy... Ngược lại, tàu thuyền nước ngoài nhiều khi cũng sang vùng biển Việt Nam.
    Với Việt Nam, khi tàu nước ngoài vào vùng biển của Việt Nam, lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam thường dùng loa cảnh báo, nhắc nhở tàu thuyền đã xâm phạm vùng biển Việt Nam, yêu cầu họ ra khỏi vùng biển. Trường hợp khác, ta tiến sát để xua đuổi họ ra khỏi vùng biển. Ta chưa bao giờ dùng vũ lực.
    Trong khi đó, một số nước dùng tàu của họ bắt tàu Việt Nam và đòi chuộc, có trường hợp dùng tàu tốc độ lớn, chạy xung quanh, tạo nên các sóng lớn, đánh chìm tàu Việt Nam, cá biệt có trường hợp dùng súng bắn vào tàu và ngư dân Việt Nam... Điều này không phù hợp với nguyên tắc ứng xử biển Đông, bởi theo nguyên tắc này, mọi tranh chấp phải giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Tất cả những trường hợp đó, ta đều có công hàm phản đối.
    Gần đây, hiện tượng này tăng lên. Điều này gắn với vấn đề pháp lý ngoài biển. Có nước tự vẽ ra đường biên giới ngoài biển rất rộng, trùm lên cả vùng biển pháp lý của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982. Việt Nam đã tuyên bố đường cơ sở theo công ước 82. Một số nước chung vùng biển với ta cũng chưa công nhận, có tuyên bố chồng lấn.
    Ta chủ trương, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nhưng tàu bè nước bạn đến biển Việt Nam đánh bắt cá, ta chỉ cảnh báo cho họ biết đã xâm phạm, và yêu cầu họ quay ra.
    - Hiện nay, Việt Nam cùng Trung Quốc và các nước ASEAN đã có tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử trên biển Đông, nhưng một bộ quy tắc ứng xử đầy đủ và được các bên thống nhất vẫn chưa được xây dựng?
    Chúng ta đang tiếp tục làm. Tuần tới, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN sẽ có cuộc họp ở Thái Lan và vấn đề này theo dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận.
    Việt Nam chủ trương giữ quan hệ thật khéo léo với các bên đối tác, để được sự ủng hộ và hỗ trợ của các bên.
    Tin này là tin khá tốt lành đấy. Bọn nó đòi thành lập đội Ngư chính thì chúng ta cũng thành lập đội dân quân tự vệ nghề cá. Hi vọng những hành động gây căng thảng của TQ với bà con ngư dân sẽ bớt đi, để bà con yên tâm làm ăn.
  3. mogas95

    mogas95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2008
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Trao đổi với Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Văn Hiến bên hành lang QH về vấn đề chủ quyền biển đảo và tiến ra biển khơi
    http://www.tuanvietnam.net/2009-10-28-doi-con-chau-phai-tiep-tuc-khang-dinh-chu-quyen-hoang-sa-
  4. 1stAceVN

    1stAceVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Cái Tam Hùng ... tung hàm đó có ở đây rồi nè các đồng chí: http://ttvnol.com/forum/gdqp/1192977/trang-18.ttvn
    Chắc hồi trước mấy cha này đi buôn pháo lậu ...
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    "Đời con, cháu phải tiếp tục khẳng định chủ quyền Hoàng Sa"
    Tác giả: Trường Minh
    Ngày đăng: 8 giờ trước
    Trao đổi với Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Văn Hiến bên hành lang QH về vấn đề chủ quyền biển đảo và tiến ra biển khơi.
    - Trong những buổi thảo luận tổ tại Quốc hội vừa rồi, khá nhiều đại biểu có đề nghị tăng ngân sách cho vấn đề biển đảo. Như vậy thì vấn đề biển đảo đang cần những nguồn ngân sách như thế nào?
    Từ ngày có chiến lược biển đảo thì ngân sách biển đảo đã được cải thiện thêm. Nhưng hiện nay chúng ta phải tiến mạnh ra biển, muốn làm giàu về biển thì chúng ta phải tăng ngân sách hơn nữa. Ngân sách cho cả lực lượng khai thác biển xa bờ, kể cả lực lượng bảo vệ biển để cho đáp ứng được chiến lược biển.
    Dân tộc mình là dân tộc có rất nhiều lợi thế về biển, nhân dân mình cũng có truyền thống đi biển rất tốt. Vì vậy, ta phải có cách để khai thác biển một cách có hiệu quả và làm chủ được biển một cách lâu dài. Trước mắt là làm chủ về kinh tế, rồi bảo vệ các lực lượng ra biển.
    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Văn Hiến (Ủy viên TƯ Đảng, Phó đô đốc,
    Tư lệnh quân chủng hải quân nhân dân Việt Nam)
    tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII. Ảnh: Trường Minh.
    - Đảng và Nhà nước luôn luôn xác định: Chúng ta phải tiến ra biển. Nhưng hiện tại, đang có những bàn luận rằng: Việt Nam đang tiến ra biển với tư duy đất liền: làm ăn tủn mủn, tính đoàn kết của ngư dân thì không cao.... Điều đó tạo ra khó khăn trong việc khai thác biển? Lực lượng Hải quân đóng vai trò gì trong việc này?
    Thứ nhất, lực lượng hải quân tham mưu cho Đảng và Nhà nước nên tiến ra biển như thế nào, để vừa kết hợp làm chủ biển về kinh tế và bảo vệ vững chắc cho hoạt động kinh tế đó. Thứ 2 là bảo vệ cho lực lượng làm kinh tế như dầu khí, thủy sản, du lịch biển... Thứ 3 nữa là Hải quân tham gia trực tiếp làm kinh tế trên biển như vận tải biển, cảng biển, nuôi trồng thủy sản.
    Hải quân đã làm thí nghiệm, tiên phong đi trước, sau đó bàn giao công nghệ đó cho các ngành kinh tế quốc doanh.
    Theo tôi, trước đây chúng ta tiến ra biển rất tốn kém mặc dù có mang lại các nguồn lợi. Trước đây chúng ta khai thác biển là chủ yếu, Bao nhiêu năm nay, chúng ta có mấy chục phần trăm ngân sách là từ biển, như dầu khí, chưa kể du lịch, chưa kể nuôi trồng thủy hải sản, chưa kể vận tải biển.
    Chúng ta cứ dựa vào thế tự nhiên có mà chúng ta khai thác được, nhưng chúng ta chưa nghĩ đến việc đầu tư lại cho biển để chúng ta khai thác một cách cơ bản hơn và được nguồn lợi tương lai lớn hơn nhiều.
    - Thưa ông, rõ ràng thế mạnh khai thác biển, tiến ra biển là tư duy làm giàu cho tương lai. Nhưng trong vấn đề tranh chấp biển Đông vừa rồi, đặc biệt là quãng thời gian giữa mùa cá vừa qua Trung Quốc "cấm biển" một thời gian dài, ảnh đến đời sống ngư dân, hàng loạt tàu cá xa bờ phải nằm lại ở Quảng Nam, Đà Nẵng... Theo ông, muốn giải quyết vấn đề này thì lực lượng Hải quân phải đóng vai trò như thế nào?
    Trước hết, bảo vệ ngư dân ở những vùng biển của ta thì phải bảo vệ vững chắc, để ngư dân hoạt động một cách an toàn. Còn vùng biển đang có tranh chấp, phía ta yêu cầu chủ quyền, phía nước ngoài cũng yêu cầu chủ quyền thì chúng ta nên hoạt động, tôn trọng Tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC).
    Điều đó có nghĩa là chúng ta không dùng vũ lực mà giữ nguyên hiện trạng, giải quyết bằng đàm phán hòa bình.
    Những cái mà nước ngoài vi phạm với ta, chúng ta đấu tranh bằng pháp lý, ngoại giao, yêu cầu họ thực hiện những cam kết để bảo vệ ngư dân ở những vùng đó. Chúng ta mà dùng vũ lực thì trái với DOC, không có lợi cho việc giữ vững hòa bình.
    Chúng ta phải giáo dục ngư dân ta không xâm phạm vùng biển nước khác. Hiện nay, nói thật là ngư dân ta cũng nhiều khi xâm phạm vùng biển các nước trong khu vực như Indonexia, Malaysia, Philippine. Ngư dân ta khi đánh bắt hải sản cũng sang đó rất nhiều.
    - Ông vừa nói hải quân sẽ đóng vai trò tham mưu và đang trực tiếp bảo vệ vùng biển. Nếu như bây giờ đặt vấn đề, Đảng và Nhà nước cần tham mưu về vấn đề xác định lãnh hải và bảo vệ ngư dân trên biển thì Hải quân phải làm gì?
    Hiện nay hải quân vẫn bảo vệ, bảo vệ toàn bộ. Chẳng hạn bảo vệ từng điểm một, những vùng "nóng" thì hải quân duy trì ứng trực. Nhưng chúng ta không thể đáp ứng một tàu cá là có một tàu chiến đi kèm theo được. Chúng ta bảo vệ điểm "nóng", ví dụ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý là bảo vệ toàn bộ vùng biển. Trường hợp có từng điểm cứu nạn thì Hải quân sẽ cử người ra cứu nạn. Vừa rồi chúng tôi đã phải cử người ra khắp biển Đông như vùng Đài Loan, Philippin... để cứu nạn ngư dân.
    Còn trường hợp những điểm nóng, ví dụ như những vùng tranh chấp mà nằm trong vùng biển của ta thì chúng ta phải đẩy các lực lượng nước ngoài ra vùng ngoài. Hiện nay hải quân bảo vệ liên tục, bảo vệ thủy sản, dầu khí, ngư dân. Trường hợp tồn tại tranh chấp thì chúng ta đấu tranh bằng hòa bình.
    [​IMG]
    Trung tướng Nguyễn Văn Hiến trò chuyện với ĐBQH ngành KHCN,
    bàn cách đưa các ứng dụng KHCN ra với các điểm đảo ở Trường Sa.
    Ảnh: Trường Minh.
    - Tôi đã từng may mắn được đặt chân ra Trường Sa và thấy được đời sống anh em ngoài đó rất khó khăn. Vậy thì giao nhiệm vụ lớn hơn nữa cho hải quân trong nguồn ngân sách hạn hẹp thì hải quân làm sao đáp ứng nổi yêu cầu nhiệm vụ?
    Hiện nay nhu cầu để nâng cao đời sống bộ đội, khả năng phòng thủ đảo xa là rất lớn. Vì vậy ngân sách đảm bảo hiện nay đang rất là khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đang kiến nghị thành lập quỹ vì biển đảo, trong đó có Trường Sa, DK1... Các doanh nghiệp, địa phương có điều kiện thì nên có trách nhiệm, hỗ trợ để đảm bảo cho các hoạt động phòng thủ, nâng cao đời sống.
    - Hiện nay, UBND TP.Đà Nẵng đã thành lập UBND huyện đảo Hoàng Sa. Vậy thì trong vấn đề Hoàng Sa, Bộ tư lệnh Hải quân quan tâm như thế nào?
    Trong vấn đề Hoàng sa thì Bộ tư lệnh Hải quân đề nghị: đấy là vùng tồn tại tranh chấp, là biển đảo của ta nhưng hiện tại nươc ngoài chiếm đóng thì ta đấu tranh, khoanh vùng nước Hoàng Sa, Trường Sa lại và yêu cầu: Đấy là vùng đang tồn tại tranh chấp.
    Chúng ta thực hiện DOC, và chúng ta tiếp tục đấu tranh về pháp lý, lịch sử, các hoạt động kinh tế để chúng ta khẳng định chủ quyền.
    Vấn đề này giải quyết chắc là còn lâu dài.
    - Thưa trung tướng, ông là người đại diện cho Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam. Nếu như có một cậu học trò hỏi ông rằng: "Thưa chú, cháu muốn ra thăm Hoàng Sa", thì ông sẽ trả lời như thế nào?
    Câu trả lời của tôi, và tất cả những người lính Hải quân luôn là: "Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta". Cháu có nguyện vọng như thế là tốt, có ý thức về chủ quyền dân tộc, biển đảo của đất nước.
    Tuy nhiên, Hoàng Sa thì trước mắt là chưa nên vì đang bị nước ngoài chiếm đóng hoàn toàn. Vì vậy mà chúng ta chưa có điều kiện ra ngoài ấy được. Chúng ta tiếp tục đấu tranh để khẳng định chủ quyền lâu dài. Đời con, đời cháu vẫn phải tiếp tục khẳng định chủ quyền.
    Nhưng cháu hãy luôn nhớ rằng "Hoàng Sa là của chúng ta".
    - Xin cảm ơn ông!
    http://www.tuanvietnam.net/2009-10-28-doi-con-chau-phai-tiep-tuc-khang-dinh-chu-quyen-hoang-sa-
  6. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Thủ tướng Việt-Nga bàn hợp tác năng lượng, kỹ thuật quân sự
    Thủ tướng *************** vừa có cuộc điện đàm ngày 28/10 với người đồng nhiệm Nga V.Putin trao đổi về hợp tác kinh tế, thương mại song phương.
    Mô tả ảnh.
    Tổng thống Nga V.Putin
    Hai bên tỏ hài lòng nhận thấy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2009 dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế vẫn tăng 5,7%.
    Hai Thủ tướng đã trao đổi về khả năng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và hợp tác kỹ thuật quân sự.
    Người đứng đầu Chính phủ hai nước bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước.
    Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng *************** đã nhận lời mời của Thủ tướng V.Putin đi thăm Liên bang Nga. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao
    tự nhiên lại có 2 cái vàng vàng , các bác nhà mình vừa sang nga về chưa được bao lâu , bác dũng vừa qua thailand họp và nhận chức chủ tịch ASEAN về thì có 2 cái vàng vang trên
    các bác nghĩ sao ???
  7. tuyentttt

    tuyentttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Phải xây dựng lực lượng vũ trang trên biển mạnh''
    Cập nhật lúc 19:15, Thứ Năm, 29/10/2009 (GMT+7)
    ,
    - Thảo luận sáng nay (29/10) về dự thảo Luật dân quân tự vệ, các đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều nhất tới tổ chức đội ngũ và chế độ cho dân quân tự vệ biển.
    >> "Lập dân quân tự vệ biển để giữ chủ quyền biển đảo"
    >> "Đời con, cháu phải tiếp tục khẳng định chủ quyền Hoàng Sa"
    Mô tả ảnh.
    ĐB Nguyễn Đăng Trừng: Phải xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền trên biển mạnh. Ảnh: TTXVN
    Theo đại biểu - luật sư Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM), hiện nay Đảng đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế biển. Ta cũng đã có chiến lược phát triển để trở thành một quốc gia giàu mạnh dựa trên kinh tế biển.
    Ông Trừng cho rằng, để thực hiện chiến lược này, Việt Nam phải xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ chủ quyền trên biển mạnh, trong đó có dân quân tự vệ biển.
    Theo dự thảo Luật, dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị gồm dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ binh chủng và cuối cùng mới đến dân quân tự vệ biển.
    Ông Trừng kiến nghị sắp xếp lại thứ tự, phải đưa dân quân tự vệ biển lên vị trí đầu tiên trong lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt.
    Cũng theo ông Trừng, với cơ quan, tổ chức có đội tàu đánh bắt xa bờ, phải tổ chức những đơn vị tự vệ biển phù hợp để đảm bảo hoạt động đánh bắt có hiệu quả và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
    "Theo tôi, trong tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông rất phức tạp như hiện nay, nếu không tổ chức khai thác đánh bắt liên tục trên vùng biển của ta thì dần dần trong thực tế, chúng ta sẽ mất chủ quyền trên vùng biển của mình", ông Trừng cảnh báo.
    Cũng theo ông Trừng, luật nên bổ sung điều khoản Bộ trưởng Quốc phòng quy định về việc mở rộng lực lượng dân quân tự vệ và phối hợp sẵn sàng chiến đấu giữa hải quân, cảnh sát biển và nhân dân, dân quân tự vệ trong tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
    Ông Trừng cho rằng, trước đây trong lịch sử nước ta cũng đã từng có một lực lượng khi động là lính, khi tĩnh là dân, tương tự như dân quân tự vệ biển hiện nay, để phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy. Nhờ thế, lịch sử mới có những trận thủy chiến lừng lẫy.
    "Có những thời kỳ hải quân của ta rất hùng mạnh. Tôi tin tưởng rằng ngày nay chúng ta hoàn toàn có điều kiện để xây dựng lực lượng hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển", ông Trừng khẳng định.
    Dự Luật cho phép dân quân tự vệ, trong đó có dân quân tự vệ biển, được quyền nổ súng trong 3 trường hợp.
    Trường hợp thứ nhất, có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc người chỉ huy các cấp được ủy quyền khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu.
    Trường hợp thứ hai, khi làm nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, tuần tra bảo vệ biên giới, biển đảo phát hiện được địch ở mặt đất, trên biển hoặc trên không.
    Trường hợp thứ ba là đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.
    "Cho phép nổ súng khi thực hiện quyền bảo vệ chính đáng là phù hợp với tinh thần trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta. Tất nhiên chúng ta không tấn công ai trước, nhưng nếu bị tấn công vô cớ, chúng ta phải có quyền tự vệ chính đáng, có quyền tấn công lại", ông Trừng nói.
    Đa số ĐBQH đều tán thành việc nâng pháp lệnh về dân quân tự vệ lên thành luật.
    "Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX xác định chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã mở rộng và khẳng định một cách đầy đủ, toàn diện về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đối với lực lượng vũ trang", ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) lên tiếng.
    Theo ông Trường, cần tổ chức lực lượng dân quân tự vệ một cách hợp lý, có chất lượng. Có như vậy mới làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, mới thực hiện được phương châm "làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh".
    Dự án Luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 23/11 tới.
    *
    Lê Nhung
    ,
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495

    Nga chuẩn bị hiệp định hợp tác cụ thể với VN
    Một đoàn đại biểu gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau của Nga sẽ thăm Việt Nam từ ngày 8 - 9/11 tới để chuẩn bị cho những hiệp định hợp tác cụ thể với Việt Nam trong các lĩnh vực tài chính, năng lượng, chế tạo máy và quân sự-kỹ thuật.
    Thông báo trên được Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ngoại thương Nga (Vneshtorbank), ông Andrey Kostin đưa ra ngày 29/10 trong buổi làm việc của Thủ tướng Nga Vladimir Putin với đoàn doanh nghiệp nói trên.
    Ông Kostin cho biết nhiệm vụ chính của đoàn trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới là để chuẩn bị những đề nghị và hiệp định hợp tác cụ thể dự kiến được ký kết nhân cuộc gặp sắp tới giữa Thủ tướng Putin và Thủ tướng ***************.
    Trước đó, Thủ tướng Putin đã điện đàm và mời Thủ tướng *************** thăm chính thức Liên bang Nga. Hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề cũng như triển vọng phát triển quan hệ kinh tế-thương mại song phương.
    Hai bên hài lòng ghi nhận bất chấp khủng hoảng, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã tăng 5,7% trong năm nay./.
    http://www.vietnamplus.vn/Home/Nga-chuan-bi-hiep-dinh-hop-tac-cu-the-voi-VN/200910/22231.vnplus
    (TTXVN/Vietnam+)
  9. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
    29 October 12:30
    Prime Minister Vladimir Putin held a meeting with Andrei Kostin, President of Vneshtorgbank

    Em xin lược dịch màn chào hỏi:
    Transcript of the beginning of the meeting:
    - Vâng thưa anh , một phái đoàn Nga gồm đại diện nhiều công ty sẽ tới VN từ 8-9 tháng 11. Phái đoàn sẽ hội đàm với Chủ tịch, Thủ tướng và lãnh đạo các doanh nghiệp VN. Mục tiêu của Đoàn là chuẩn bị cho cuộc gặp của anh với Thủ tướng VN, đưa ra các đề xuất, thậm chí cả những thỏa thuận hợp tác, bao gồm các lĩnh vực năng lượng và tài chính, chế tạo ô tô - cụ thể là cung cấp và lắp ráp xe tải Kamaz, hợp tác kỹ thuật quân sự và nhà máy điện. Anh biết là công ty dầu lửa Zarubezhneft hiện đang vận hành vài dự án liên doanh ở đây. Nói ngắn cho vuông là các dự án có thể hợp tác ở Vn là rất nhiều anh ạ!
    Trước đây, anh đã khánh thành chi nhánh ngân hàng mình (Vneshtorgbank) ở VN, giờ nó làm ăn vẫn khá. Nên bọn em tới đây để chuẩn bị cho phần hợp tác làm ăn trong chuyến thăm của anh ạ!
    - Putin: Tốt lắm!
    http://premier.gov.ru/eng/events/4021.html
  10. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Ong-Sam-Rainsy-nho-coc-moc-bien-gioi-la-ngang-nguoc-876264/
    Hàng xóm mà cứ ngang ngược thế này thì mệt, may là Lào vẫn còn "ngoan"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này