1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 24/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minuteman3

    Minuteman3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2009
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    28
    Có gì mà lạ đâu nhỉ?
    To mà ngốc có thể được phóng từ máy bay, mặt đất, tàu ngầm và tàu chiến.
    BGM-109G phóng từ mặt đất này.
    [​IMG]
    Từ sub này.
    [​IMG]
    Tàu chiến này.
    [​IMG]
    Từ máy bay chưa tìm ra hình.
  2. tuyentttt

    tuyentttt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nguồn từ : http://vietnamnet.vn/thegioi/200911/...n-Dong-876779/
    Tư lệnh hải quân Mỹ đã cam kết sẽ tiếp tục tuần tra tại một số khu vực của biển Đông mà Trung Quốc coi là vùng đặc quyền kinh tế của họ, bất chấp lời cảnh báo mới đây của Bắc Kinh rằng những hoạt động như vậy là "cản trở chính" cho mối quan hệ hợp tác quân sự đang được cải thiện giữa hai bên.
    Tàu tuần tra USNS Impeccable của Mỹ đã va chạm với tàu Trung Quốc hồi tháng 3. (Ảnh: floppingaces.net) Thiếu tướng hải quân Kevin Donegan, Tư lệnh lực lượng hạm đội số 7 thuộc hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra "vùng biển quốc tế" tại biển Đông, cho rằng điều này rất quan trọng đối với sự tự do của các tuyến đường thương mại.
    Khi được hỏi cụ thể về hoạt động sắp tới của các con tàu tuần tra và hải dương học, ví dụ như vụ tàu USNS Impeccable mà Trung Quốc đã cố tình ngăn lại tại khu vực tranh chấp của biển Đông, ông nói: "Tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động ở các vùng biển quốc tế. Chúng tôi sẽ hoạt động ở những khu vực mà chúng tôi được phép hoạt động".
    Định nghĩa về những vùng biển quốc tế, ông nói "những vùng biển quốc tế được xác định bởi cộng đồng quốc tế và theo luật quốc tế. Chúng tôi không xâm nhập vào vùng biển thuộc lãnh thổ của nước khác".
    Ông nói ông không muốn bình luận về công việc tuần tra một cách cụ thể, nhưng tỏ ý quan ngại về những hành động củng cố quân sự "chưa từng có" của Trung Quốc và cho rằng điều quan trọng đối với sự ổn định của khu vực là Mỹ và các nước khác trong khu vực phải hiểu rõ được những ý định của Bắc Kinh.
    Trong khi kêu gọi sự hợp tác và trao đổi lớn hơn với quân đội Trung Quốc, ông Donegan cũng nói những cải thiện gần đây trong hoạt động thông tin là tích cực nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự hiểu lầm trong tương lai. Ông Donegan phát biểu như vậy tại Hồng Kông hôm 30/10 trong khi hàng không mẫu hạm USS George Washington và các tàu hỗ trợ khác ghé thăm đặc khu này, một ngày sau khi kết thúc chuyến thăm một tuần tới Washington của quan chức lớn thứ hai trong quân đội Trung Quốc, tướng Xu Caihou.
    Trong những cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại Lầu Năm góc, ông Xu đồng ý với lộ trình 7 bước mà Washington đưa ra với hy vọng cải thiện mối quan hệ hợp tác quân sự vững chắc hơn, nhưng cũng nhấn mạnh 4 "lực cản chính" là việc Mỹ ủng hộ quân sự cho Đài Loan, sự hiện hiện của tàu tuần tra Mỹ trong những vùng biển mà Bắc Kinh coi là một phần của vùng kinh tế đặc quyền, sự thiếu lòng tin và những rào cản pháp luật đối với sự trao đổi giữa hai bên.
    Những căng thẳng đang ngày một gia tăng tại biển Đông khi Trung Quốc tăng cường các tàu ngầm tuần tra tại một căn cứ mới ở đảo Hải Nam, những việc làm mà hải quân Mỹ và các nước có tranh chấp như Việt Nam, đang theo dõi một cách chặt chẽ.
    Mặc dù lâu nay vẫn đứng ngoài những tranh chấp ở biển Đông, nhưng Washington đang theo dõi khu vực này một cách sát sao, đã từng lên tiếng tỏ ý quan ngại về việc Trung Quốc gây sức ép lên các công ty dầu mỏ của Mỹ tham gia vào khai thác dầu cùng Philippines và Việt Nam.
    Vốn giàu tiềm năng về dầu lửa và khí gas, những quần đảo này nằm trên tuyến đường biển giữa châu Âu và châu Á và là tuyến đường vận chuyển dầu của Trung Quốc và Nhật Bản.
    Các nhà phân tích quân sự và ngoại giao tin rằng tình hình sẽ căng thẳng hơn trong vòng 18 tháng tới khi Trung Quốc triển khai 8 tàu ngầm mới có khả năng mang đầu đạn tên lửa xuyên lục địa.
    Mỹ cũng có thể triển khai tàu tuần tra tốc độ chậm như Impeccable, kéo theo thiết bị định vị âm cực mạnh để thu thập thông tin về các tàu ngầm khác và để giúp chính tàu ngầm của họ hoạt động hiệu quả.
    Tàu Impeccable không vũ trang đã va chạm với tàu dân sự Trung Quốc hồi tháng 3 và đã bị buộc phải tạm ngừng lại khi nó đang rời vùng biển giữa Hainan và Việt Nam. Lầu Năm góc sau đó đã gửi tàu chiến đến khu vực này. "Hainan là khu vực quan trọng với Trung Quốc vì thông qua khu vực này tàu ngầm Trung Quốc có thể kín đáo vào vùng Thái Bình Dương", một tuỳ viên quân sự châu Á nói. "Mỹ biết điều này và muốn phát triển một "tín hiệu định vị tàu ngầm" với mọi tàu ngầm của Trung Quốc. Vì vậy cuộc đua sẽ tiếp tục".
    Một quan chức Lầu Năm góc nói với quốc hội Mỹ gần đây rằng "khi quân đội nhân dân Trung Quốc nâng cấp thiết bị ở đảo Hải Nam, chúng ta đã thấy mối liên quan trực tiếp tới sự hung hăng của Trung Quốc trong việc phản ứng lại các hoạt động trên không và trên mặt biển của Mỹ".
    Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích khu vực tại Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng có rất ít dấu hiệu cho thấy cả hai bên sẽ "xuống nước" trong thời gian ngắn tới đây.
    "Chúng ta có thể thấy Mỹ đang dùng phương pháp cây gậy và củ cà rốt với Trung Quốc khi Trung Quốc xác nhận chủ quyền của mình ở biển Đông. Nhưng Trung Quốc cũng khôn khéo trong các biện pháp trả đũa. Họ đã cảnh báo Mỹ và Washington sẽ phải nghĩ kỹ hơn về việc tiến hành các hoạt động tuần tra khi nào và như thế nào".
    * Hạnh Khuê (theo South China Morning Post)
  3. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    20 em Kilo - Việt Nam ta máu nhỉ. Phen này Tàu Khựa vãi đái
    Báo TQ nói VN đã mua của Nga 20 tàu ngầm?
    27-10-2009 09:11

    Ảnh minh họa
    (Vietinfo) Về việc Việt Nam phản ứng với ?oLệnh cấm đánh cá? của Trung Quốc Để bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên cá ở Nam Hải (người Việt Nam gọi là biển Đông), theo thông lệ trước đây, ngành cá Trung Quốc tuyên bố thực thi nghỉ đánh cá tại một số vùng thuộc Nam Hải từ 16/5 đến 1/8. Ngày 8 phía Việt Nam lại tuyên bố hành động nghỉ đánh cá bình thường này của phía Trung Quốc là ?oxâm phạm lợi ích của họ? và đề xuất hủy lệnh cấm đánh bắt cá này (Tin của Hoàn cầu Thời báo).
    Lệnh ?oNghỉ đánh cá ở Nam Hải? của Trung Quốc đã xoáy vào chỗ đau của Việt Nam. Trong lần trước, người phát ngôn của chính phủ Việt Nam Lê Dũng tỏ ý kháng nghị lệnh cấm của Trung Quốc. Bây giờ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn xuất hiện lên tiếng.
    Phân lượng nâng cao cấp bậc như thế cũng tự nhiên nặng hơn rất nhiều. Ông ta nói, tàu tuần tra của Trung Quốc đã tăng cường tuần tiễu ở vùng biển này, số trường hợp ngư dân Việt Nam bị bắt và phạt tiền tăng lên, ảnh hưởng tới việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam tại vùng đánh bắt cá truyền thống. Lại còn yêu cầu Trung Quốc đình chỉ bất cứ hành động nào ngăn trở tác nghiệp bình thường của ngư dân Việt Nam tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Trong những lời nói ấy rõ ràng tư thế đối với Trung Quốc đã cứng rắn hơn.
    Việc Trung Quốc thực hiện nghỉ đánh cá trong mùa giáp vụ là lệ cũ đã kéo dài 11 năm nay. Trước đây Việt Nam chưa đề xuất ý kiến gì khác, thế mà bây giờ không những công nhiên nói rõ vùng biển Tây Sa (người Việt Nam gọi là Hoàng Sa) thuộc về Việt Nam, mà lại còn chỉ trích hành vi chính đáng của Trung Quốc. Đằng sau sự cứng rắn của Việt Nam không những chỉ là vấn đề nghỉ hay không nghỉ đánh cá, mà sự chiếm hữu lâu dài lợi ích đã sở hữu ở Nam Hải mới là mục đích căn bản nhất. Điều này cũng có liên quan chặt chẽ tới hành động của chính phủ Trung Quốc áp dụng nhằm bảo vệ chủ quyền ở Nam Hải.
    Mấy năm gần đây vấn đề Nam Hải không ngừng phức tạp hóa. Cương hải của Trung Quốc không ngừng bị lấn chiếm. Trong 44 đảo ở Nam Hải thì hơn 20 đã bị Việt Nam chiếm. Vì tài nguyên dầu khí ở Nam Hải phong phú, có thể ví là vùng Vịnh thứ hai, từ lâu Việt Nam đã bắt tay khai thác giếng dầu tại vùng biển có tranh chấp. Dầu mỏ sản xuất từ các giếng dầu ở vịnh Bắc Bộ đã xuất khẩu sang rất nhiều nước. Sau khi đã nếm được vị ngọt, Việt Nam căn bản sẽ không bỏ miếng bánh ga-tô tươi đẹp ấy, hơn nữa còn mời thầu quốc tế, muốn quốc tế hóa sự tranh chấp Nam Hải.
    Trước tình hình môi trường xung quanh Nam Hải tiếp tục xấu đi, chính phủ Trung Quốc không thể không áp dụng các biện pháp tương ứng để bảo vệ chủ quyền. Lệnh nghỉ đánh cá ở Nam Hải lần này tiến hành sớm hơn ba ngày. Lệnh cấm ban bố chưa bao lâu, biên đội tàu chấp hành luật với thành phần chính là tàu Trung Quốc Ngư Chính 44183 đã lên đường tới vùng biển Nam Hải như đảo Tây Sa ... và cứng rắn tuyên bố sẽ tăng cường mức độ chấp hành luật, bảo vệ quyền trên biển của nước ta. Ngày 26/5, tám tàu của bộ đội cảnh sát biển ba tỉnh Hải nam, Quảng Đông, Quảng Tây lên đường đến vùng biển phía Trung Quốc giáp đường ranh giới Trung Quốc-Việt Nam trên vịnh Bắc Bộ tiến hành tuần tra giám sát. Lần hành động này thực hiện phương thức giám quản ?oThống nhất hành động, chia vùng giám sát quản lý?.
    Lệnh nghỉ đánh cá tạo ra thời cơ rất tốt cho Trung Quốc bảo vệ chủ quyền. Phương thức cứng rắn này của Trung Quốc gây cho Việt Nam một sức ép rất lớn, mạnh tay chèn ép không gian sinh tồn của Việt Nam tại Nam Hải. Hiển nhiên lần này hai bên mượn cớ nghỉ đánh cá để triển khai một keo đấu với nhau. Trong quá khứ, khi chủ quyền ở Nam Hải bị xâm phạm, chính phủ Trung Quốc luôn luôn kháng nghị trên miệng. Giờ đây Trung Quốc đã dùng hành động để bảo vệ chủ quyền. Tin rằng sau vụ nghỉ đánh cá này, mức độ chấp hành luật của biên đội Trung Quốc ở Nam Hải sẽ vẫn không giảm.
    Điều đáng quan sát là: Việt Nam sẽ áp dụng hành động gì đối với việc ?ochấp hành luật tại Nam Hải? của Trung Quốc. Trung Quốc không thể đình chỉ nghỉ đánh cá, ngừng giám hộ Nam Hải. Có thể khẳng định là Việt Nam sẽ có động tác lớn trên mặt ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao thân chinh xuất hiện ?ocảnh cáo? Trung Quốc, điều đó cho thấy trước là Việt Nam đã nắm được một số kế sách nhất định.
    Vì thực lực quân sự Việt Nam còn xa mới bằng Trung Quốc nên trực tiếp đối kháng sẽ chẳng được lợi gì. Trong trận hải chiến Trung Quốc-Việt Nam cuối thập niên 80, Việt Nam đã thua; họ cũng đành chịu trước việc nhiều tàu Ngư chính Trung Quốc tập kết ở Nam Hải.
    Do chênh lệch thực lực quân sự nên Việt Nam không thể không đi lối khác. Cách đây không lâu, Việt Nam đã mua của Nga 20 tàu ngầm hạng ?oKilo? tiên tiến. Việt Nam vẫn còn có ?otầm mắt? đấy, dùng tàu ngầm để triệt tiêu khoảng cách thua kém quân sự với Trung Quốc vừa hữu dụng vừa nhanh gọn.
    Có số tàu ngầm này rồi Việt Nam sẽ ưỡn thẳng lưng nhiều trong cuộc đấu với Trung Quốc. Còn có một thứ tuyệt hơn: Việt Nam liên hợp với Phillippines, Indonesia, Malaysia - là những nước có mâu thuẫn với Trung Quốc về quyền trên biển - để đối kháng Trung Quốc. Đưa tranh chấp đơn độc về vùng biển với Trung Quốc lên thành vấn đề cần giải quyết giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho việc giải quyết vấn đề Nam Hải càng hóc búa hơn. Vì hơn hai phần ba nguồn năng lượng Trung Quốc nhập khẩu phải đi qua eo biển Malacca, nên có thể nói ASEAN nắm huyết mạch về năng lượng trên biển của Trung Quốc. Nếu ASEAN lấy danh nghĩa tập thể đàm phán với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ trở nên rất bị động.
    Trong tay đã có quân bài thì lòng không sợ nữa. Việt Nam cho rằng có con bài ASEAN rồi thì có thể đủ chơi với Trung Quốc một keo. Còn chưa bắt đầu đàm phán mà đã kề dao trước lên cổ Trung Quốc, chiêu này không thể nói là không ghê gớm. Nhưng đe dọa bao giờ vẫn là đe dọa, ASEAN cũng đâu phải là một tấm sắt.
    Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc thì quyền chủ động cũng chút một chút một ngả về phía Trung Quốc. Trước sau Trung Quốc kiên trì chiến lược hòa mục với hàng xóm láng giềng ?oChủ quyền ở tôi, cùng nhau khai thác?, đâu có độc chiếm Nam Hải. Trên vấn đề lợi ích chủ quyền, Trung Quốc sẽ không mãi mãi nhân nhượng.
    Theo Hoàn cầu Thời báo
    Nguồn1 : http://bachduongm.multiply.com/journal/item/159/159?replies_read=1
    Nguồn 2: http://vietinfo.eu/737/64756/bao-tq-noi-vn-da-mua-cua-nga-20-tau-ngam.htm
  4. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    20 kilo là khoảng 6 tỷ USD rồi, không có ai dại mà mua như vậy trong khi tàu nổi thì chẳng có chiếc nào trên 4000 tấn
    6 chiếc hô hào vui vẻ cấy đây mấy tháng mà còn chưa được ký nữa ah!
  5. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Sao đã có cái này: http://ttvnol.com/forum/gdqp/1182710/trang-24.ttvn#15939075
    Lại còn có cái này:
    Mod ơi, diệt trùng!
  6. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Xây Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Trường Sa
    QĐND - Thứ Tư, 04/11/2009, 23:10 (GMT+7)
    Lễ khởi công xây dựng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Trường Sa. (Ảnh: CTV)
    [​IMG]
    Ngày 2-11, tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đại diện lãnh đạo Quân chủng Hải quân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo.
    Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Trường Sa được xây dựng với tổng kinh phí gần 8,5 đồng do Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Rạng Đông tỉnh Bình Phước tài trợ.
    Trong công cuộc gìn giữ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc gần 150 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, để lại máu xương giữa lòng biển đảo. Do vậy, đây là công trình có ý nghĩa sâu sắc về chính trị xã hội, thể hiện sự tri ân đối với các Anh hùng Liệt sĩ đã hiến dâng máu xương của mình, anh dũng hi sinh, tô thắm thêm truyền thống bất khuất của Hải quân nhân dân Việt Nam.
    Đài tưởng niệm có tổng diện tích xây dựng 670m2, trong đó tượng đài chính cao 12,85m, chân đài rộng 7,4m, dài 19m. Ngoài ra, còn có hệ thống tường rào, sân vườn, cây cảnh.
    Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành trước ngày 30/4/2010, đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng đảo và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Nhân dịp này, tỉnh Bình Phước tặng cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa 50 triệu đồng; đồng thời lãnh đạo tỉnh Bình Phước cũng đã đến thăm hỏi và tặng quà các hộ dân sống và làm việc trên đảo.
    Hoàng Tuấn (Vietnam+)
  7. nembomttvn

    nembomttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Như đã hẹn:
    VTV đưa tin: bà Men Sam On, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Cam-pu-chia - Việt Nam tuyên bố: "sẽ xử lý vụ việc của ông Sam Rainsy theo pháp luật".
    Mà mình nghĩ là sau 1 hồi mặc cả nội bộ thì cũng sẽ khó có chuyện xử lý. Tuy nhiên, điều đó cho thấy ăn được không phải là dễ.
  8. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Tỉnh Bình Phước mấy năm nay lặng lẽ làm bá hộ nhờ cây cao su nay chi tiền chơi xốc quá ta!
  9. mcforever

    mcforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2008
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Bác nào rành cho em hỏi tại sao khu trục hạm Arleigh Burke class như em này mà lại không có tên lửa chống tàu nổi, như Harpoon chẳng hạn...nhể ?
  10. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Có đấy chứ. SM-x có chế độ bắn tàu nổi. Harpoon cũng sẽ có phiên bản III để phóng từ ống phóng Mk-41.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này