1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 24/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    tôi có thấy tin gì mới đâu. Cái dịch vụ hậu cần nghề cá ấy có lâu rồi chứ nhỉ?
  2. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Chiếc này hình như 4600t nếu có chiếc này như trong danh sách trang bị bác triumf dự đoán thì hay
  3. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1

    QĐND - Thứ Hai, 04/01/2010, 20:25 (GMT+7)
    Tại lễ trao Giải thưởng sáng tạo khoa học-công nghệ Việt Nam năm 2009, các sản phẩm: Xuồng CQ, phao cứu sinh, vỏ tàu sản xuất từ vật liệu composite chế tạo bằng công nghệ túi hút chân không của Nhà máy X70 (Cục Kỹ thuật Quân chủng Hải quân) được quan tâm, đánh giá cao. Xuồng composite CQ trọng lượng nhẹ, bền trong môi trường nước biển khắc nghiệt, chịu được nắng, nóng và sóng gió cấp 4, trượt được trên san hô, đá cuội, không bị chìm, không bị thủng, méo khi va đập. Đây là sản phẩm độc đáo, cần thiết cho bộ đội ở Trường Sa và các khu vực biển, đảo khác.
    [​IMG]
    Xuồng CQ chế tạo từ vật liệu composite chất lượng cao do Nhà máy X70 sản xuất.
    Đại tá Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Nhà máy X70, đồng chủ trì đề tài công nghệ chế tạo vật liệu composite bằng túi hút chân không tiết lộ: Qua thông tin khoa học, chúng tôi biết một cơ sở của Bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu, sản xuất thành công? bằng vật liệu composite chất lượng cao. Qua đề xuất của nhà máy, ba cơ sở: Viện Kỹ thuật Hải quân, Nhà máy X70 và Trung tâm Vật liệu thuộc Viện Công nghệ ứng dụng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng phối hợp nghiên cứu khảo sát công nghệ sản xuất vật liệu composite ở các nước tiên tiến trên thế giới, thống nhất lựa chọn vật liệu composite cấu trúc tổ ong (SanWich) chế tạo bằng phương pháp túi hút chân không. Vật liệu composite loại này có độ bền cao, trọng lượng nhẹ, hoàn toàn thay thế vật liệu hợp kim nhôm và các loại vật liệu khác dùng để chế tạo vỏ tàu, xuồng, phao cứu sinh trên biển. Dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu composite loại này do Nhà máy X70 và Viện Kỹ thuật Hải quân thiết kế, lắp đặt trên cơ sở công nghệ chuyển giao từ nước ngoài.
    Dây chuyền còn được cải tiến khoa học, phù hợp hơn bằng việc dùng túi chân không để ép và hút nhựa thừa ra khỏi các lớp. Kĩ thuật hút chân không khắc phục được sự giòn và đứt gãy cục bộ của vật liệu. Chế tạo sản phẩm composite có bề mặt rộng, độ dày lớn, kết cấu phức tạp đòi hỏi phải tính toán độ cứng, lực kéo, độ bền dai rất công phu. Qua các cuộc thử nghiệm, thay đổi công thức pha chế, thành phần hóa học, Nhà máy X70 đã làm chủ được kĩ thuật sản xuất.
    Công nghệ chế tạo vật liệu composite bằng túi hút chân không thể hiện sự sáng tạo, tinh thần phát huy nội lực của các nhà khoa học quân đội. Vật liệu composite chất lượng cao của Nhà máy X70 dùng đóng xuồng, vỏ tàu, phao cứu sinh, phục vụ bộ đội đóng quân trên hải đảo, cứu hộ, cứu nạn, kiểm tra các hồ thủy điện và phục vụ dân sinh.
    Bài và ảnh: XUÂN CẢNH
  4. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược biển
    QĐND - Thứ Sáu, 01/01/2010, 17:45 (GMT+7)
    Theo các chuyên gia kinh tế, thế kỉ XXI là ?oThế kỉ của đại dương?, mỗi quốc gia cần phải hội đủ 3 thế mạnh: Mạnh về kinh tế biển; mạnh về khoa học biển và mạnh về quản lí tổng hợp biển. Chiến lược biển là một bộ phận hữu cơ của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nghị quyết chỉ rõ: ?oKết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 đến 55% GDP, từ 55 đến 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước?.
    Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong chiến lược biển là vấn đề có tầm chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế và quốc phòng to lớn. Trước hết là bắt nguồn từ vị trí chiến lược, tiềm năng của biển và truyền thống của ông cha ta. Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp biển, diện tích, vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 1 triệu ki-lô-mét vuông, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển nước ta chứa đựng nhiều tiềm năng về hải sản, có hơn 2.000 loài cỏ, trong đó gần 130 loài có giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới... Trữ lượng dầu và khí đã được phát hiện và khai thác khá lớn, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn mang tầm quốc tế như: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc...
    [​IMG]

    Nhà giàn DK1 bảo vệ chủ quyền quốc gia để phát triển kinh tế biển. Ảnh: QUANG PHƯƠNG
    Từ ngàn năm nay, ông cha ta luôn gắn bó với biển và không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Thời chúa Nguyễn, hằng năm đã cử hạm đội gồm 18 thuyền ra các đảo và quần đảo, kết hợp đánh bắt hải sản, thu lượm sản vật quý với khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Quá trình phát triển kinh tế biển đã hình thành nên những thương cảng sầm uất nổi tiếng thế giới một thời như Vân Đồn, Hội An... Điều đó chứng tỏ, ông cha ta rất sớm nhận thức rõ vai trò của biển đối với quá trình dựng nước gắn với giữ nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Ngày nay, được thừa hưởng gia sản và truyền thống của ông cha để lại, lẽ đương nhiên, chúng ta cần đẩy mạnh kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong chiến lược biển Việt Nam.
    Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế nước ta đang phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng cao, trong đó có kinh tế biển. Kinh tế thuỷ sản tăng trưởng. Hiện nước ta có 400 cơ sơ - doanh nghiệp chế biến thủy sản, trong đó có 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm 53%) được Liên minh châu Âu EU công nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh, đưa vào ?oDanh sách 1?. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 nước và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hằng năm liên tục tăng.
    Hiện nay, ven biển từ Bắc đến Nam đã và đang hình thành hàng chục cảng biển có quy mô lớn gắn với xây dựng các khu công nghiệp tập trung như, Vân Đồn, Chùa Vẽ, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Vũng Tàu, Phú Quốc... Sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp tập trung ven biển, sẽ là tiền đề để trong tương lai gần nền công nghiệp đóng tàu nước ta phát triển với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao, mang tầm quốc tế, sản xuất được những con tàu có tải trọng lớn. Với ưu thế vượt trội so với các loại vận tải khác, vận tải biển sẽ đưa hàng hoá Việt Nam vươn xa vào thị trường thế giới, mở rộng quy mô và nâng cao trình độ hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Chính sự phát triển của kinh tế biển và mở rộng giao lưu quốc tế cũng dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, đòi hỏi phải tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước. Do đó, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược biển là vấn đề mang tính cấp bách và cơ bản lâu dài cần được nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc.
    Biển Đông có nhiều quốc gia bao bọc, là giao thương của 5 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới. Lịch sử để lại nhiều vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia trong khu vực, do đó, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp của nền quốc phòng toàn dân nước ta, trong đó quân đội là lực lượng nòng cốt. Những năm gần đây, cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, các lực lượng hải quân, biên phòng và cảnh sát biển của quân đội đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân và lực lượng vũ trang các địa phương có biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế trên biển. Chẳng hạn, các lực lượng của quân đội làm tốt nhiệm vụ bảo vệ các giàn khoan dầu khí, các hoạt động thăm dò trên biển và các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản của nhân dân. Đặc biệt, quân đội làm tốt nhiệm vụ thông báo bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển, khắc phục giảm nhẹ thiên tai cho đồng bào các tỉnh ven biển. Đồng thời, thực hiện tốt các hoạt động kinh tế như, đánh bắt hải sản, chăn nuôi, trồng trọt, áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ nhằm cải tạo môi trường và điều kiện sống của quân, dân trên các đảo và quần đảo. Làm tốt các hoạt động trên, bộ đội đã tự túc được một phần thực phẩm tươi sống tại chỗ, làm đẹp cảnh quan môi trường và giảm chi phí vận chuyển từ đất liền cho các đảo. Điều quan trọng hơn là, các mái ấm gia đình Việt Nam đã được xây dựng trên các đảo xa, từng bước tạo ra môi trường kinh tế - xã hội cho các đảo và quần đảo.
    Tóm lại, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến lược biển là một chủ trương lớn, các cấp, các ngành cần chủ động quán triệt và đề ra chương trình hành động cụ thể, từng bước thực hiện mục tiêu trở thành một quốc gia mạnh về biển và giàu từ biển mà Đảng ta đã đề ra, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc.
    Đại tá, PGS, TS HOÀNG MINH THẢO
  5. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Sam Rainsy chấp nhận bị xử khiếm diện về tội nhổ cọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt
    Theo bản tin của UPI, lãnh đạo đối lập Cam Bốt, ông Sam Rainsy từ Paris, cho biết, ông để cho chính quyền Phnom Penh dựng phiên tòa xử khiếm diện với tội danh kích động hận thù dân tộc. Sau khi có hành động biểu tượng ?obảo vệ lãnh thổ và đất canh tác của nông dân tỉnh Svay Rieng?, sát biên giới Việt Nam, bằng cách dời cọc biên giới cắm trên ruộng của các nông dân này, hồi tháng 10/2009, ông Sam Rainsy bị chính quyền Hunsen truy tố với hai tội danh trên đây.......
    http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6368.asp
    cái lưng của VN chắc còn ấm dài dài , chứ thấy lần trước BC TẶNG chú Cam tàu chiến .... rồi viện trợ này nọ sợ cái lưng bị lạnh , nhưng tình hình làm đến cùng này cũng an tâm trước mắt
  6. nembomttvn

    nembomttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Thế mà mấy chục năm trước, mấy đồng chí Trung quốc cũng lén di dời cột mốc biên giới mà chả thấy bị xử tội kích động hận thù dân tộc nhể? Có khi giờ mấy đồng chí ấy lên lon tướng ồi.
  7. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Lại kiểu lôi chính trị vào bài viết, bị nhắc rồi lèm bèm kìa!
    Năm nào? Cụ thể, đừng lấp liếm mấy chục năm thế! Nguồn, tên tuổi của nhóm đó nhé!
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Việt Nam bàn tiến mạnh ra biển
    Cập nhật lúc 17:02, Thứ Năm, 07/01/2010 (GMT+7)
    ,
    - Ngoài những vấn đề chung về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong cuộc làm việc hai ngày 6 - 7/1, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương đã dành thời gian để thảo luận giải pháp phát triển kinh tế biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ.
    Đây là cuộc họp thường niên của lãnh đạo Chính phủ với chủ tịch các tỉnh, thành bàn kế hoạch triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010. Cuộc họp được tổ chức ngay sau phiên họp tháng 12/2009 của Thường trực Chính phủ.
    Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền
    Một trong những mục tiêu của năm 2010 được Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển các ngành và vùng kinh tế.
    Phó Thủ tướng lưu ý, thời gian tới phải khai thác tối đa các tiềm năng biển, phát triển mạnh các khu kinh tế ven biển. Hoàn thiện cơ chế xây dựng, quản lý, khai thác dữ liệu tài nguyên - môi trường biển để phát triển theo hướng tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển.
    Sẽ tổ chức quy hoạch, phân vùng biển làm cơ sở tổ chức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội biển và hải đảo Việt Nam.
    Bên cạnh việc phát triển kinh tế biển, trong năm 2010, Chính phủ cũng xác định các nhiệm vụ về bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    [​IMG]

    Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo các địa phương tại hành lang hội nghị. Ảnh: Lê Nhung

    Theo đó, năm 2010, Việt Nam sẽ tích cực trao đổi với các nước liên quan để thúc đẩy hợp tác trên biển, kiên quyết đấu tranh trước mọi hành động vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia ở Biển Đông.
    Điều hành phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lưu ý lãnh đạo các tỉnh ngoài nội dung kinh tế, xã hội, cũng cần đóng góp giải pháp xung quanh vấn đề bảo vệ an ninh, quốc phòng.
    Hoan nghênh việc Chính phủ đã hoàn thành cắm mốc biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Vũ Đức Đam đề xuất: "Tiến tới, cần tập trung củng cố hệ thống kè biên giới".
    Còn Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh đề xuất với Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ biển.
    Theo đó, những người hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ biển cũng phải được công nhận là liệt sĩ và bị thương thì được công nhận là thương binh.
    Ngoài ra, ông Minh cho rằng, lực lượng này cũng phải được trang bị vũ khí để chiến đấu, "tuy không thể hiện đại như hải quân nhưng cũng phải có phương tiện tối thiểu để chống lại việc bị tước đoạt các ngư cụ".
    Chính phủ dự kiến sẽ giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án tổng thể các khu kinh tế quốc phòng trên biên giới đất liền và biển đảo.
    ...
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/201001/Viet-Nam-ban-tien-manh-ra-bien-888322/
    Đọc bài này thấy mừng vì các vị lãnh đạo VN mình cũng rất kiên quyết về tiến ra biển và đảm bảo quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 07/01/2010
  9. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Mong là chính phủ sớm đầu tư cho lực lượng biên phòng miền Trung. Nghe tin tàu TQ ngày nào cũng xâm phạm vùng biển mình ai mà không xót.
  10. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    Chiều 7/1, trong buổi gặp đầu năm, Thủ tướng *************** đã dành gần một giờ trả lời báo chí
    [​IMG]
    Sau chuyến thăm Nga và ký hợp đồng mua tàu ngầm của Thủ tướng vừa qua, có tờ báo trong khu vực nói về việc Việt Nam chạy đua vũ trang. Thủ tướng nói gì về vấn đề này?
    Từ xưa đến nay, đất nước ta luôn có 2 nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta thực thi đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, nhưng cũng cần có đủ sức mạnh để tự bảo vệ. Nhân tố con người là quyết định nhưng vũ khí rất quan trọng. Khi có điều kiện kinh tế thì chúng ta hiện đại hóa quân đội, đây là việc làm bình thường, tất cả quốc gia cũng làm như vậy.
    Trong chuyến thăm Nga vừa qua, tôi đã đàm phán với Thủ tướng Putin mua 6 tàu ngầm thế hệ hiện đại nhất và một số máy bay loại Su-30. Việt Nam có vùng biển rộng thì phải bảo vệ chủ quyền. Tôi khẳng định lại, Việt Nam hiện đại hóa quân đội theo khả năng phát triển kinh tế chứ không phải do tình hình đột xuất hay chạy đua vũ trang.
    .........................
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/01/3BA17817/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này