1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 24/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Chắc anh Tôn Quốc Tường quá.
  2. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Sau bài viết chỉ trích Việt Nam khởi động chạy đua vũ trang, tờ Bangkok Post chính thức đưa tin Thái chuẩn bị mua tàu ngầm. Số lượng sẽ khoảng 4 cái với giá 400tr euros một cái (loại gì?)
    http://www.bangkokpost.com/news/local/30323/navy-couldsink-b1bn-on-submarine
  3. thaison0212

    thaison0212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2008
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    60

    Khoa học
    Thứ năm, 21/01/2010 | 00:29GMT+7
    email in comment
    Chế tạo thành công máy bay quan trắc môi trường
    Máy bay có vận tốc trung bình 85 km/giờ, chở được vật nặng 4 kg, có thể mang camera quay phim, chụp ảnh trên không, thiết bị đo nhiệt độ, áp suất không khí... nhằm ứng dụng trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên
    Một nhóm sinh viên Trường ĐH Bách Khoa TPHCM vừa chế tạo thành công máy bay không người lái bằng vật liệu composite, sải cánh 2,5 m, tổng trọng lượng 12 kg. Đây là sản phẩm giai đoạn 1 của đề tài cấp TPHCM có tên ?oNghiên cứu ứng dụng khí cụ bay tự động vào công tác quan trắc phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường?.
    Nhóm nghiên cứu đang kiểm tra lại các bộ phận của máy bay
    Bay cao 600 m
    Theo Ngô Đình Trí, thành viên nhóm nghiên cứu, sau 7 năm tìm tòi nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều lần, nhóm đã chế tạo được chiếc máy bay không người lái hoàn thiện nhất và đặt tên là Kata. Máy bay Kata có thân và cánh được làm bằng vật liệu composite, chiều dài 1,7 m, sử dụng xăng, có thể bay được ở vận tốc từ 50 km đến 150 km/giờ, độ cao tối đa đạt được 600 m. Với mục đích phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường, máy bay được gắn camera quan sát để quay phim, chụp ảnh hiện trường từ trên cao.
    Để cất cánh, máy bay chỉ cần đường băng dài 15 m. Sau khi cất cánh, máy bay sẽ thực hiện được các thao tác trên không như tăng, giảm độ cao, bay vòng, bay thẳng... thông qua liên lạc với bộ điều khiển cầm tay bằng sóng vô tuyến. Ở dưới mặt đất, người sử dụng có thể theo dõi lộ trình của máy bay qua màn hình máy tính. Thông qua camera cài sẵn, máy bay sẽ gửi những hình ảnh ghi lại được từ trên không về trạm điều khiển mặt đất là máy tính được kết nối. Như vậy, người dùng có thể xem được các hình ảnh ở nơi mình mong muốn mà không thể tự đi đến được. Các hình ảnh có thể được chụp ở diện rộng với độ cao tối đa 600 m hoặc thấp hơn ở tầm 200 m tùy theo nhu cầu.
    Chi phí chế tạo máy bay: 60 triệu đồng
    Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, tổng chi phí vật liệu và linh kiện để chế tạo Kata là 60 triệu đồng. Ở nước ngoài, một chiếc máy bay tương tự có giá khoảng 1,5 tỉ đồng. Theo Dương Huỳnh Bảo, một thành viên của nhóm, ban đầu nhóm sử dụng gỗ để chế tạo thân và cánh máy bay. Tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu, nhóm đã tìm ra vật liệu phù hợp nhất là composite vì loại này đáp ứng yêu cầu bền, chắc và nhẹ. Sau rất nhiều lần thử nghiệm, Kata là chiếc máy bay thứ 8 được chế tạo và là chiếc hoàn thiện nhất.
    Để chế tạo máy bay, nhóm phải thực hiện khá nhiều công việc, từ thiết kế các thông số, hình dáng máy bay; thiết kế chế tạo các mạch điện cảm biến để thu thập dữ liệu bay; nhận dạng mô hình toán học của máy bay từ dữ liệu bay; xây dựng giải thuật điều khiển bay tự động và mô phỏng trên máy tính; viết chương trình phần mềm cho trạm mặt đất; kiểm tra khả năng chụp ảnh trên không... Mỗi lần làm xong được một công đoạn, cuối tuần, nhóm đem máy bay đi bay thử nghiệm. Khu vực được nhóm ưa thích nhất là khu Đồng Diều và KCN Lê Minh Xuân vì ở đây có diện tích rộng, ít người qua lại.
    Có thể dùng tìm kiếm cứu nạn
    Nguyễn Việt Anh, một thành viên khác của nhóm, cho biết: Kata có thể được xem là chiếc máy bay không người lái đầu tiên được nghiên cứu ứng dụng cho mục đích dân sự ở VN. Qua trao đổi với Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM và tìm hiểu thực tế, nhóm nhận thấy nhu cầu về phương tiện để thực hiện công tác quan trắc môi trường hiện nay rất cấp thiết. Cụ thể, đối với việc quan trắc ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước trên sông, theo dõi chim di cư, thú hoang... nếu chỉ dùng sức người thì không thể theo dõi nhanh chóng, toàn bộ tình hình trên diện rộng được. Đối với các vấn đề khó khăn hơn như quan sát, do thám các khu vực bị nhiễm hóa chất độc hại, khu vực sạt lở bờ sông, tràn dầu trên biển..., nếu con người tiếp cận có thể sẽ gặp nguy hiểm, việc dùng máy bay là cách khả thi và hiệu quả nhất.
    Ngoài ra, máy bay còn có thể ứng dụng trong việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển đối với tàu thuyền mắc nạn. ?oĐặc biệt, những trận lũ quét xảy ra vài năm qua, có nhiều người bị trôi dạt và tìm được chỗ trú nhưng không được phát hiện và cứu kịp thời nên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu ứng dụng máy bay không người lái để thực hiện việc tìm kiếm, chắc chắn sẽ dễ dàng phát hiện kịp thời? - Việt Anh nói thêm.
    Bài và ảnh: Thanh Lê
    Ứng dụng cái này vào quân sự được ấy nhỉ
  4. ixu

    ixu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    4
    giời, năm trước có chú đi tù vì tội gắn máy ảnh trên máy bay không người lái, chụp ảnh đất dự án của mấy công ty Hàn Quốc rồi đấy. Đám này không biết có đi tù không nhỉ
  5. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    "Gác tranh chấp, cùng khai thác" kiểu Trung Quốc
    Tác giả: Dương Danh Huy - Quỹ nghiên cứu Biển Đông
    Bài đã được xuất bản
    "Gác tranh chấp, cùng khai thác" trên phương diện đó là một nguyên tắc chung thì có thể chấp nhận được, nhưng với những quan niệm của Trung Quốc đằng sau nó thì trước mắt sẽ bất công cho Việt Nam và về lâu về dài sẽ nguy hại cho chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
    LTS: Gần đây, chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Quốc nhấn mạnh nhiều lần như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng. Xét đến tính phức tạp và khó tìm lối ra hiện tại đối với tranh chấp Biển Đông, giải pháp này có thể chấp nhận được nếu các bên cùng "gác tranh chấp, cùng khai thác" một cách công bằng.
    Bài viết dưới đây phân tích chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của phía Trung Quốc, từ đó đi tới nhận định giải pháp này có thể chấp nhận được nếu các bên cùng "gác tranh chấp, cùng khai thác" một cách công bằng. Như vậy phải có những nguyên tắc công bằng không có trong quan niệm của Trung Quốc về "gác tranh chấp, cùng khai thác".
    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mời bạn đọc cùng tranh luận.
    Tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" ở Hà Nội ngày 26-27/11/2009[1], GS Ji Guoxing của Đại học Jiaotong, Thượng Hải, nguyên giám đốc bộ môn Châu Á - Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Thượng Hải, nhắc lại chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc[2].
    GS Ji Guoxing đề xuất rằng, trước hết, các bên trong tranh chấp phải thoả thuận được một khuôn khổ chung cho việc khai thác trên toàn bộ Biển Đông. GS Ji Guoxing cụ thể hoá bằng cách đề nghị Việt Nam và Trung Quốc bàn về khả năng cùng khai thác bãi Tư Chính, một khu vực nằm gần như hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa vốn đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền[3].
    Trong khi đó, chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc không bao gồm quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đang chiếm đóng. Thậm chí, Trung Quốc còn cho rằng không tồn tại tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa[4].
    Bản đồ 1: Lãnh hải 12 HL của các đảo bị tranh chấp và vùng đặc quyền kinh tế 200 HL của những vùng lãnh thổ khác. Khai thác chung trên cơ sở đường lưỡi bò có thể công bằng?
    Tại buổi họp báo ở Hà Nội ngày 6/1/2010[5], Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường cũng đề nghị chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác".
    Đại sứ Tôn Quốc Tường nói, "Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác", và đề nghị rằng Việt Nam và Trung Quốc nên tạm gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi.
    "Nếu điều kiện chín muồi, hai bên giải quyết được vấn đề, chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển quan hệ hai bên chúng ta. Nếu điều kiện chưa chín muồi, làm cản trở cho quan hệ hai nước thì điều cần phải làm và nên làm là gác lại vấn đề. Trong quan hệ hai nước còn có nhiều công việc cần cố gắng, nỗ lực, có nhiều hợp tác có thể tiến hành...
    Trong khi phát triển quan hệ song phương và chờ đợi điều kiện chín muồi, hai bên có điều kiện giải quyết vấn đề này tốt hơn và sẽ đưa ra phương án giải quyết hợp lý hơn nữa."
    Bài viết này phân tích chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc mà Đại sứ Tôn Quốc Tường cho là một sáng kiến mang tính xây dựng của Trung Quốc.
    Nguồn gốc của chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc
    Bối cảnh tranh chấp quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư Đài
    Chủ trương "Gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Quốc chính thức đề nghị lần đầu tiên trong văn cảnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Shenkaku (tên Nhật)/Điếu Ngư Đài (tên Trung Quốc) giữa Nhật và Trung Quốc.
    Bản đồ 2: Vị trí quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư Đài
    Trong chuyến thăm Nhật, ngày 25/10/1978, Thủ Tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với Thủ Tướng Nhật Takeo Fukuda rằng có thể để các thế hệ sau giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với Shenkaku/Điếu Ngư Đài; trong quan hệ ngoại giao, hai nước nên lấy quyền lợi chung làm ưu tiên[6].
    Thực tế cho thấy Nhật và Trung Quốc đã đi theo phương hướng "gác tranh chấp" này.
    Điều đáng lưu ý là Nhật là nước đang kiểm soát Shenkaku/Điếu Ngư Đài. Trong tranh chấp chủ quyền, nếu tranh chấp được gác lại thì có lợi cho nước đang kiểm soát lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp. Vì vậy việc gác tranh chấp có lợi cho Nhật hơn cho Trung Quốc.
    Trong bối cảnh vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc cần mở rộng quan hệ quốc tế. Có lẽ vì nhu cầu đó Trung Quốc đã phải đề nghị gác tranh chấp Shenkaku/Điếu Ngư Đài, một đề nghị có lợi cho Nhật hơn cho Trung Quốc trong phạm trù tranh chấp chủ quyền, để thuận tiện cho việc phát triển quan hệ với Nhật.
    Ngày 11/5/1979, Đặng Tiểu Bình nói với đại biểu quốc hội Nhật Zenko Suzuki rằng Trung Quốc và Nhật có thể cùng khai thác vùng biển lân cận đảo Shenkaku/Điếu Ngư Đài mà không đề cập đến tranh chấp chủ quyền đối với đảo.
    Điều đáng lưu ý là Shenkaku/Điếu Ngư Đài và vùng biển lân cận nằm dưới sự kiểm soát của Nhật, và vùng biển này gần Nhật và Đài Loan hơn Trung Quốc, cho nên Nhật có nhiều khả năng để đơn phương khai thác vùng biển này hơn Trung Quốc. Vì vậy, đề nghị của Trung Quốc để khai thác chung vùng biển này là một đề nghị có lợi cho Trung Quốc hơn là có tính xây dựng cho cả Trung Quốc và Nhật.
    Trên thực tế, cho tới nay, Nhật luôn luôn khước từ tất cả các đề nghị của Trung Quốc để khai thác vùng biển lân cận đảo này.
    Bối cảnh tranh chấp Trường Sa
    Khi Trung Quốc bắt đầu phát triển quan hệ ngoại giao với ASEAN trong hai thập niên 1970 và 1980, một phần là để mở rộng quan hệ ngoại giao, một phần là để đối trọng Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đưa ra với ASEAN đề xuất về tranh chấp Trường Sa mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho là hợp lý[7]:
    *
    Quần đảo Trường Sa là một phần không tách rời được của Trung Quốc từ thời cổ xưa.
    *
    Tranh chấp chủ quyền phát sinh từ thập niên 1970.
    *
    Vì quan hệ hữu nghị với những nước liên quan, Trung Quốc muốn tạm gác tranh chấp sang một bên và sau này tìm một giải pháp mà cả hai bên có thể chấp nhận được.
    *
    Các bên nên tránh xung đột vũ trang và nên tìm cách khai thác chung.
    Tháng 6/1986, Đặng Tiểu Bình đề nghị với Phó Tổng Thống Philippines Salvador Laurel rằng Trung Quốc và Philippines nên gác tranh chấp Trường Sa, "không nên để vấn đề này cản trở tình hữu nghị của Trung Quốc với Philippines và các nước khác"[8].
    Tháng 4/1988, Đặng Tiểu Bình đề nghị với Tổng Thống Philippines Corazon Aquino, "Xét quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta, chúng ta có thể tạm gác vấn đề này và tiếp cận theo hướng khai thác chung"[9].
    Ngay cả khi đề nghị gác tranh chấp, Đặng Tiểu Bình cũng "giải thích" rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với Trường Sa. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình nói thẳng rằng, "Các bản đồ thế giới luôn vẽ Trường Sa thuộc Trung Quốc.", "Chúng tôi có nhiều bằng chứng. Các bản đồ thế giới của nhiều nước cũng chứng minh điều này." Đặng Tiểu Bình cũng nói với Tổng Thống Corazon Aquino rằng Trung Quốc có nhiều thẩm quyền nhất về vấn đề Trường Sa vì Trường Sa luôn luôn là một phần của lãnh thổ Trung Quốc[10].
    Điều đáng lưu lý là vào đầu năm 1988 Trung Quốc chiếm đóng những bãi cạn Đá Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Huy Gơ và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa và vào tháng 4/1988 máu của các chiến sĩ Việt Nam còn chưa tan hết trên biển Trường Sa sau khi Trung Quốc tấn công chúng ta để chiếm Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao ngày 14/3/1988 và chiếm được Gạc Ma. Đây là một thí dụ cho thấy giới hạn của điều mà Trung Quốc gọi là "gác tranh chấp".
    Rõ ràng nếu nói "Gác tranh chấp" mà kèm theo lời nói "Đó là của Trung Quốc", thậm chí kèm theo hành động chiếm đoạt thêm, thì đó không phải là "gác lại tranh chấp" mà nghĩa thật của nó là "các nước khác đừng tranh chấp".
    Trong đề nghị và cách ứng xử của Trung Quốc, "giải pháp mà cả hai bên có thể chấp nhận được" có vẻ không phải là một sự phân định chủ quyền công bằng mà là một giải pháp trong đó các nước khác đành phải chấp nhận chủ quyền Trung Quốc, và, đáp lại, Trung Quốc sẽ chấp nhận cho những nước này một số quyền lợi nhất định nào đó.
    Như vậy, sáng kiến "gác tranh chấp, cùng khai thác" của chính phủ Đặng Tiểu Bình cho tranh chấp Trường Sa không phải do tính xây dựng mà là để phục vụ mục đích đối trọng Việt Nam nói chung và chiếm đoạt Trường Sa từ Việt Nam nói riêng.
    Bắt đầu từ thập niên 1990, yêu sách của Trung Quốc được nâng cao để bao gồm tất cả diện tích bên trong ranh giới 9 đoạn của nước này, và chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Quốc đề nghị cho tất cả diện tích đó.
    Như vậy, việc Trung Quốc áp dụng khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác" cho yêu sách ranh giới 9 đoạn không phải do tính xây dựng mà là để Trung Quốc đòi hỏi khai thác chung trong những vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi một cách vô lý, thí dụ như trong vùng Tư Chính - Vũng Mây và Nam Côn Sơn của Việt Nam.
    Chúng ta có thể hiểu rõ thêm về khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc từ giải thích trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
    Giải thích của Trung Quốc về "gác tranh chấp, cùng khai thác"
    Theo bài "Set aside dispute and pursue joint development" đăng trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác" có 4 yếu tố[11]:
    1. Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc.
    2. Khi điều kiện chưa chín muồi để có giải pháp quán triệt, hoãn lại đàm phán về chủ quyền - để có thể gác tranh chấp sang một bên. Gác tranh chấp không có nghĩa từ bỏ chủ quyền [mà chủ quyền duy nhất được đề cập tới là chủ quyền Trung Quốc - tác giả].
    3. Khai thác chung các vùng lãnh thổ liên quan.
    4. Mục đích của khai thác chung là nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho giải pháp cuối cùng về chủ quyền lãnh thổ [mà chủ quyền duy nhất được đề cập tới là chủ quyền Trung Quốc - tác giả].
    4 yếu tố này có một số vấn đề căn bản.
    Thứ nhất, "Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc" là một trong những yếu tố của khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác", nhưng khả năng chủ quyền thuộc về những nước khác đối với toàn bộ hay một phần lãnh thổ bị tranh chấp thuộc về các nước khác không được đề cập tới. Yếu tố này chính là một sự tranh chấp chủ quyền và đi ngược với tinh thần "gác tranh chấp".
    Thứ nhì, điều kiện thế nào là chín muồi để có giải pháp quán triệt? Cần làm gì để có những điều kiện đó. Thế nào là giải pháp quán triệt?
    Theo ý kiến của tác giả, chỉ có phân định chủ quyền một cách công bằng mới có thể là giải pháp quán triệt. Để phân định chủ quyền một cách công bằng cần phải có đàm phán hoặc phân xử bởi một trọng tài công bằng, thí dụ như Toà án Công lý Quốc tế. Hoãn lại đàm phán về chủ quyền không thuận tiện cho điều kiện chín muồi cho việc phân định chủ quyền một cách công bằng.
    Có thể là điều kiện chín muồi mà Trung Quốc đề cập tới là điều kiện chín muồi để thực hiện yếu tố thứ nhất: "Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc".
    Thứ ba, đâu là các vùng lãnh thổ liên quan có thể khai thác chung? Việc khai thác chung chỉ có thể công bằng trong những vùng lãnh thổ mà lý lẽ chủ quyền của các bên trong tranh chấp hợp lý hơn một mức tối thiểu nào đó. Không thể chấp nhận được việc một nước đòi hỏi tới đâu thì các nước kia phải khai thác chung với nước đó tới đó.
    Ranh giới 9 đoạn của Trung Quốc quá vô lý cho nên nếu khai thác chung với Trung Quốc trên cơ sở ranh giới đó thì sẽ không thể công bằng.
    Không những thế, Trung Quốc không chấp nhận Việt Nam khai thác chung khu vực Hoàng Sa, trong khi lý lẽ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa hợp lý hơn mức tối thiểu cho việc Việt Nam khai thác chung.
    Yếu tố thứ tư cho thấy mục đích tối hậu của Trung Quốc trong đề nghị khai thác chung là tạo điều kiện cho yếu tố thứ nhất, tức là "Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc".
    Như vậy, mặc dù khái niệm "gác tranh chấp, cùng khai thác" trên phương diện đó là một nguyên tắc chung thì có thể chấp nhận được, nhưng với những quan niệm của Trung Quốc đằng sau nó thì trước mắt sẽ bất công cho Việt Nam và về lâu về dài sẽ nguy hại cho chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không chỉ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà còn đối với cả những vùng biển bị ranh giới 9 đoạn của Trung Quốc đe doạ.
    Để có thể gác tranh chấp, cùng khai thác một cách công bằng, phải có những nguyên tắc công bằng không có trong quan niệm của Trung Quốc về "gác tranh chấp, cùng khai thác".
    nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-01-20-gac-tranh-chap-cung-khai-thac-kieu-trung-quoc
    quả này thẳng tay nhỉ. em thấy gọi thẳng là Đặng Tiểu Bình, chứ ko thấy ghi là ông, ngài, hay thủ tướng gì cả, khiến cho người đọc ko biết thằng đấy là ai, làm gì... hay
  6. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Phát triển nhiều kĩ thuật bảo đảm sức khỏe phi công
    QĐND - Thứ Bẩy, 16/01/2010, 0:0 (GMT+7)
    QĐND - Ngày 15-1, Viện y học Hàng không (Cục Hậu cần, Quân chủng Phòng không-Không quân) kỉ niệm 40 năm ngày thành lập (15-1-1970/15-1-2010). Trung tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đến dự.
    40 năm qua, các thế hệ cán bộ, y, bác sĩ của viện đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, tích cực nghiên cứu thành công nhiều đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kĩ thuật có giá trị thực tiễn cao. Viện là cơ sở duy nhất ở Việt Nam giám định, khám tuyển phi công cho cả quân sự và hàng không dân dụng, chăm sóc sức khỏe, phát hiện bệnh kịp thời để chữa trị, bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho phi công. Những năm gần đây, tỉ lệ sử dụng giường của viện luôn đạt hơn 200%; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao; công tác phát triển kĩ thuật được mở rộng cả trong lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa.
    QUỐC DINH
  7. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Chế tạo thành công máy bay quan trắc môi trường
    nld.com.vn - 10 giờ trước
    Máy bay có vận tốc trung bình 85 km/giờ, chở được vật nặng 4 kg, có thể mang camera quay phim, chụp ảnh trên không, thiết bị đo nhiệt độ, áp suất không khí... nhằm ứng dụng trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên
    Một nhóm sinh viên Trường ĐH Bách Khoa TPHCM vừa chế tạo thành công máy bay không người lái bằng vật liệu composite, sải cánh 2,5 m, tổng trọng lượng 12 kg. Đây là sản phẩm giai đoạn 1 của đề tài cấp TPHCM có tên ?oNghiên cứu ứng dụng khí cụ bay tự động vào công tác quan trắc phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường?.
    [​IMG]

    Nhóm nghiên cứu đang kiểm tra lại các bộ phận của máy bay
    Bay cao 600 m
    Theo Ngô Đình Trí, thành viên nhóm nghiên cứu, sau 7 năm tìm tòi nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều lần, nhóm đã chế tạo được chiếc máy bay không người lái hoàn thiện nhất và đặt tên là Kata. Máy bay Kata có thân và cánh được làm bằng vật liệu composite, chiều dài 1,7 m, sử dụng xăng, có thể bay được ở vận tốc từ 50 km đến 150 km/giờ, độ cao tối đa đạt được 600 m. Với mục đích phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường, máy bay được gắn camera quan sát để quay phim, chụp ảnh hiện trường từ trên cao.
    Để cất cánh, máy bay chỉ cần đường băng dài 15 m. Sau khi cất cánh, máy bay sẽ thực hiện được các thao tác trên không như tăng, giảm độ cao, bay vòng, bay thẳng... thông qua liên lạc với bộ điều khiển cầm tay bằng sóng vô tuyến. Ở dưới mặt đất, người sử dụng có thể theo dõi lộ trình của máy bay qua màn hình máy tính. Thông qua camera cài sẵn, máy bay sẽ gửi những hình ảnh ghi lại được từ trên không về trạm điều khiển mặt đất là máy tính được kết nối. Như vậy, người dùng có thể xem được các hình ảnh ở nơi mình mong muốn mà không thể tự đi đến được. Các hình ảnh có thể được chụp ở diện rộng với độ cao tối đa 600 m hoặc thấp hơn ở tầm 200 m tùy theo nhu cầu.
    Chi phí chế tạo máy bay: 60 triệu đồng
    Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, tổng chi phí vật liệu và linh kiện để chế tạo Kata là 60 triệu đồng. Ở nước ngoài, một chiếc máy bay tương tự có giá khoảng 1,5 tỉ đồng. Theo Dương Huỳnh Bảo, một thành viên của nhóm, ban đầu nhóm sử dụng gỗ để chế tạo thân và cánh máy bay. Tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu, nhóm đã tìm ra vật liệu phù hợp nhất là composite vì loại này đáp ứng yêu cầu bền, chắc và nhẹ. Sau rất nhiều lần thử nghiệm, Kata là chiếc máy bay thứ 8 được chế tạo và là chiếc hoàn thiện nhất.
    Để chế tạo máy bay, nhóm phải thực hiện khá nhiều công việc, từ thiết kế các thông số, hình dáng máy bay; thiết kế chế tạo các mạch điện cảm biến để thu thập dữ liệu bay; nhận dạng mô hình toán học của máy bay từ dữ liệu bay; xây dựng giải thuật điều khiển bay tự động và mô phỏng trên máy tính; viết chương trình phần mềm cho trạm mặt đất; kiểm tra khả năng chụp ảnh trên không... Mỗi lần làm xong được một công đoạn, cuối tuần, nhóm đem máy bay đi bay thử nghiệm. Khu vực được nhóm ưa thích nhất là khu Đồng Diều và KCN Lê Minh Xuân vì ở đây có diện tích rộng, ít người qua lại.
    Có thể dùng tìm kiếm cứu nạn

    Nguyễn Việt Anh, một thành viên khác của nhóm, cho biết: Kata có thể được xem là chiếc máy bay không người lái đầu tiên được nghiên cứu ứng dụng cho mục đích dân sự ở VN. Qua trao đổi với Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM và tìm hiểu thực tế, nhóm nhận thấy nhu cầu về phương tiện để thực hiện công tác quan trắc môi trường hiện nay rất cấp thiết. Cụ thể, đối với việc quan trắc ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước trên sông, theo dõi chim di cư, thú hoang... nếu chỉ dùng sức người thì không thể theo dõi nhanh chóng, toàn bộ tình hình trên diện rộng được. Đối với các vấn đề khó khăn hơn như quan sát, do thám các khu vực bị nhiễm hóa chất độc hại, khu vực sạt lở bờ sông, tràn dầu trên biển..., nếu con người tiếp cận có thể sẽ gặp nguy hiểm, việc dùng máy bay là cách khả thi và hiệu quả nhất.
    Ngoài ra, máy bay còn có thể ứng dụng trong việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển đối với tàu thuyền mắc nạn. ?oĐặc biệt, những trận lũ quét xảy ra vài năm qua, có nhiều người bị trôi dạt và tìm được chỗ trú nhưng không được phát hiện và cứu kịp thời nên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nếu ứng dụng máy bay không người lái để thực hiện việc tìm kiếm, chắc chắn sẽ dễ dàng phát hiện kịp thời? - Việt Anh nói thêm.
  8. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Chắc là Scorpene thôi chứ gì nữa, lọai này tương đương với Amur của Nga
    Thằng Thái mà nó ngán gì VN mà nó lo VN chạy đua vũ trang, nó rãnh nó tìm chuyện viết chơi như mấy tờ báo lá cải VN tìm mấy cái chuyện chó cán xe mà viết . Dân Thái sùng đạo Phật nên vô tư ít tranh với đời và ít để tâm đến kẻ khác lắm, hỏi họ VN nằm khúc nào trên bản đồ thế giới sợ họ cũng tìm không ra được chứ nói chi họ lo VN chạy đua vũ trang
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hì, Thái cũng không phải tay vừa đâu nhé. Để ý mấy năm gần đây Thái hầu như không mua sắm gì mấy, nay với việc VN tăng tốc (không có nghĩa là chạy đua vũ trang) mua sắm thì tất yếu họ cũng tăng tốc thôi, mà điều này thì Mã và Sing, kể cả Indo đã bắt đầu từ dăm năm trước rồi.
  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Tàu Mỹ thực hiện cuộc hành trình dài kỉ lục
    Ngày 19/1, tàu quét thủy lôi USS Patriot (MCM 7) đã rời Căn cứ Hải quân Sasebo, Nhật Bản để triển khai đợt tuần tra kéo dài 5 tháng tại khu vực Đông Nam Á. Tàu Patriot có kế hoạch sẽ thực hiện một trong những hành trình dài nhất đối với một tàu quét thủy lôi, 2.522 hải lý từ Sasebo tới Sattahip, Thái Lan trong 10 ngày với 1 lần tiếp dầu trên biển.
    Tàu Patriot sẽ tới Thái Lan tham gia Diễn tập Cobra Gold. Trong đợt triển khai 5 tháng này, tàu Patriot có kế hoạch tham gia các cuộc diễn tập với hải quân Việt Nam, Campuchia, và Bangladesh.
    "Chúng tôi có kế hoạch tham gia một loạt sự kiện xây dựng khả năng tác chiến và phối hợp giữa hải quân các nước", Trung tá Walter Mainor, hạm trưởng tàu Patriot, cho biết. "Các cuộc diễn tập song phương như thế này sẽ tăng cường sự ổn định trong khu vực."
    Tàu Patriot cũng sẽ thực hiện nhiều dự án cộng đồng trong thời gian tuần tra. Tàu có kế hoạch sẽ thực hiện một dự án cộng đồng tại mỗi cảng họ đến thăm.
    Hiện tại, các thủy thủ tàu Patriot có kế hoạch thực hiện các dự án cộng đồng tại Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và Hồng Kông, trợ lý điều phối dự án cộng đồng Tyler King cho biết.
    Tàu Patriot là một trong 4 tàu quét thủy lôi được triển khai thường trực tại Căn cứ Hải quân Sasebo, Nhật Bản, do Chuẩn Đô đốc Richard Landolt, Tư lệnh lực lượng đổ bộ thuộc Hạm đội 7 chỉ huy, có căn cứ tại Okinawa, Nhật Bản
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA72124/default.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này