1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2
    Quan hệ cân bằng giữa các nước lớn luôn là bài toán khó và mong mang như người đi trên dây. Việt Nam mong muốn làm điều đó và đang làm điều đó. Và nếu thành công thì quả thật đây là bài học quý báu cho nhiều quốc gia khác - gánh xiếc này mà thành thạo chắc chắn sẽ đắt hàng
    Có hai điều không trùng quan điểm với bạn
    (1) thế nào là thông tin tổng hợp... thông tin tông hợp theo quan điểm và ý chí của ai... của Mỹ, Triều Tiên hay Trung Quốc... hay là nguồn tin của TQ mua từ các nước khác :D
    (2) Bạn muợn lời của một người được phỏng vấn để nêu vấn đề. Nhưng người này không đủ tư cách - cán bộ Ngoại giao vì lý do hoàn cảnh gì đi nữa mà bán tài liệu cho TQ để lấy tiền thì không thể coi là có tư cách đạo đức nghề nghiệp, và càng không có quyền nhận xét hay hiến kế cho Ngoại giao Việt Nam. Không hiểu vì lý do gì mà bác nói chuyện bán tài liệu này không có vấn đề gì... Nếu cán bộ ngoại giao nào cũng tiết lộ thông tin và bán tàiliệu kiếm tiền thì chắc mộng xây dựng đất nước VN độc lập tự chủ, quan hệ tốt và cân bằng với TQ và Mỹ còn lâu mới đạt được. Theo tôi nghĩ Ngoại giao cũng là một mặt trận và cán bộ ngoại giao cũng như người lính phải có kỷ luật, niềm tin và sự trung thành.
    Với tôi, tôi sẽ cảnh giác và không nghe người không có đạo đức nghề nghiệp nhận xét về nghiệp vụ và tình hình mà công việc họ đang làm...
    Được pvnaf sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 19/02/2010
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    BTT muốn giảm căng thẳng là có thực đấy. BBT từ trước khi gây ra căng thẳng đã đánh tiếng trước rồi mà. Muốn biết những điều như thế thì phải dựa vào cái mà bác Đinh Hoàng Thắng gọi là "hệ thống truyền tin trong suốt"
    Vụ ấy mình còn tiếc mãi cho VN. Bắt bao nhiêu người BTT vượt biên qua VN, để rồi chẳng được cái gì.
  3. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    1. Tất nhiên là thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn: Trung - Mỹ - Nhật - Triều- Nga,....., nhưng thu thập thông tin vì lợi ích của Việt nam, theo quan điểm và ý chí của Việt nam. Không có vụ Con ngựa thành Troie ở đây đâu bác, bác cứ yên tâm.
    2. Chuyện này thật khó nói. Cử cán bộ đi nước ngoài thì cứ xác định 100 ông, cả 100 ông đều giúp ta thu thập tin tức, nhưng cũng phải đề phòng cả 100 ông ấy phản phúc. Nghi ngờ thì cứ nghi ngờ, nhưng dùng người thì vẫn cứ phải dùng người.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Không có ý kiến gì nữa
    Chỉ đề nghị nên kéo xuống topic đồng minh tương lai của VN mà nói tiếp. Để chỗ này cho tin tức.
    Nhờ Maseo giúp dời giùm nếu có rảnh.
  5. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Cánh sóng giữa trùng dương
    Với những tàu cá xa bờ, mỗi chuyến ra khơi là chuỗi ngày dài đằng đẵng cách biệt với đất liền, tãi mình với nắng, sóng và gió. Sợi dây liên lạc với thế giới văn minh thật mỏng manh với chiếc ra-đi-ô và máy Icom luôn chực hoen gỉ vì hơi biển. Nhưng giờ đây, với sự xuất hiện của sóng di động trên biển nhu cầu liên lạc với đất liền đã được đáp ứng đầy đủ.
    Tiếng điện thoại nghẹn ngào
    Cảng cá Ông Chính (Bà Rịa-Vũng Tàu) những ngày cuối năm. Hàng trăm con tàu đang nằm khoan khoái sau những hành trình dài dò bụng biển khơi tìm cá tôm. Bây giờ nguồn lợi thủy sản ở gần bờ đã cạn dần, tàu phải ra khơi xa với những chuyến đi kéo dài 2-3 tháng trời để theo dấu các luồng cá. Do các dịch vụ trên biển như cung cấp dầu, đá làm lạnh? khá phát triển nên tàu yên tâm đi xa dài ngày. ?oTàu thì đủ dầu, đủ đá, nhưng người thì thiếu thốn tình cảm lắm anh à?. Đoàn Đình Thành, thủy thủ tàu BV 4481 nói. ?oCứ mỗi khi rảnh rỗi lại chỉ ngồi ngắm biển cả mênh mông, thấy mình nhỏ bé, cô đơn lắm?. Thành trải lòng.
    Trần Khánh Duy thì luôn cất kỹ bức ảnh chụp cả gia đình trong chiếc xắc nhỏ. ?oTrước tới giờ, mỗi khi nhớ đất liền, em lại lấy bức ảnh này ra ngắm, thấy ấm lòng hơn?. Trên mỗi tàu đều có máy Icom để liên lạc với đất liền thông qua hệ thống sóng từ đài duyên hải. Nhưng máy này chủ yếu dùng để thông báo bão, thời tiết biển, chỉ có thuyền trưởng mới được dùng và không phải lúc nào cũng dùng tốt.
    Tuy nhiên, tin vui đã tới với những người đi biển, khi giờ đây họ đã có thể sử dụng được điện thoại di động ngay cả khi đang ở khơi xa. Nằm trong tầm nhìn từ chiến lược kinh tế biển, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đón đầu, tiên phong trong việc xây dựng các trạm phát sóng (BTS) dọc bờ biển nhằm hỗ trợ công tác tuần tra bảo vệ của quân đội, công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn trên biển và đánh bắt hải sản của ngư dân. 81 trạm BTS đã được lắp đặt dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Chúng cộng hưởng sóng với các trạm BTS của Viettel đã được lắp đặt trước đó ở các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam ngoài khơi xa, khiến vùng phủ sóng rất rộng. Các ngư dân tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết ra cách bờ cả trăm hải lý, điện thoại di động vẫn bắt được sóng của Viettel.
    Ông Võ Quang Nhơn, chủ tàu BV 9784 hào hứng kể, có những lúc cách bờ gần 200 hải lý vẫn có sóng của Viettel, vẫn nói chuyện được với đất liền, không hiểu là sóng được phát ra từ điểm đảo nào. Ông Nhơn cho biết, bây giờ ông ít dùng máy Icom hơn, vì dùng điện thoại di động rất tiện, ngay cả nhiều lúc trời nổi dông bão vẫn dùng tốt. Cánh thủy thủ thì từ khi xài được điện thoại di động trên biển thì cứ vui như Tết, bất cứ chuyện ?osớm nắng, chiều mưa? gì trong đất liền cũng có thể chia sẻ, tâm sự. Biển khơi và đất liền như gần lại với nhau hơn.
    Có lẽ hạnh phúc nhất là những ?obà xã? trong đất liền. Cũng như nhiều làng quê ven biển khác, khu Bến Đá, đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu là một trong những ngôi làng ?ođợi?. Bởi phần lớn người dân ở đây làm nghề ngư, quanh năm bám biển. Với những người vợ của họ thì thời gian luôn là sự đợi chờ. Giờ đây, những ?otháng nhớ, ngày mong? ấy đã dịu vơi ít nhiều, bởi họ thường xuyên được liên lạc với chồng. Chị Vũ Thị Tâm, vợ anh Nguyễn Văn Phú-thuyền trưởng một tàu đánh bắt xa bờ ứa nước mắt kể lại câu chuyện xảy ra từ mấy tháng trước. Hôm ấy, biển động dữ dội do ảnh hưởng của bão ngoài khơi. Chị bèn nhấc máy gọi điện cho chồng. Những tiếng tút tút kéo dài như thách thức trái tim người vợ. Chị òa khóc khi nghe tiếng nói quen thuộc của chồng:
    - Alô, mẹ nó à? Anh đang trên đường vào bờ tránh bão, mọi việc đều tốt đẹp.
    - Ba nó à, đi bình an nhé. Em và các con rất mong anh về? Giọng chị nghẹn ngào qua điện thoại.
    Xoắn tay kéo cả trăm cây số vào bờ
    Còn nhớ, năm 2006 sau khi cơn hung bão Chan-chu đánh thẳng vào ngư dân Việt Nam đang lênh đênh trên biển làm hàng trăm người bỏ mạng, nhiều vấn đề về an toàn, an ninh trên biển đã được nhìn nhận lại một cách cấp thiết. Đặt trong tầm nhìn của chiến lược vươn ra biển thì những nhà hoạch định chiến lược lại càng thấy sốt ruột hơn. Chúng ta còn thiếu nhiều phương tiện để có thể thực hiện thành công chiến lược giàu mạnh lên nhờ biển. Hằng ngày, trên biển có hàng trăm nghìn ngư dân, nhiều giàn khoan dầu khí, rồi quân, dân tại các đảo lớn, đảo nhỏ, đảo chìm, đảo nổi đang sống, lao động, làm giàu, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Thế nhưng, phương tiện liên lạc giữa họ với đất liền là vô cùng khó khăn. Nguồn thông tin cho họ chủ yếu chỉ từ ra-đi-ô, nhưng thông tin ngược lại về đất liền là rất hiếm hoi. Biển cả mênh mông, làm thế nào để xác định được các ngư dân đang ở đâu, cần sự trợ giúp như thế nào, nhất là khi trời đất nổi dông gió, bão bùng? Sau đợt đó, chiếc máy Icom kết nối, trao đổi, tiếp nhận thông tin trực tiếp từ hệ thống đài duyên hải đã được trang bị trên mỗi tàu cá. Và giờ đây, sóng điện thoại di động phủ rộng trên vùng biển Việt Nam là một tầm cao mới của hệ thống thông tin liên lạc trên biển.
    Nhiều người khi nhắc đến ý tưởng phủ sóng viễn thông vùng biển, đảo của Tổ quốc đã lắc đầu tỏ ý không tin tưởng vì suất đầu tư quá lớn và hiệu quả thu lại thì khó đong đếm được ngay.
    Một trạm phát sóng BTS biển của Viettel, với tầm phát xa hơn 100km tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
    Ít người biết được rằng, Viettel đã vượt qua rất nhiều khó khăn, sức ép để phủ sóng vùng biển, đảo. Qua nghiên cứu, các kỹ sư của doanh nghiệp viễn thông quân đội biết rằng, phần lớn ngư dân Việt Nam thường hoạt động cách bờ khoảng 30 đến 50 hải lý (tương đương với 55km-93km). Thông hiểu tầm nhìn từ chiến lược biển, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp quân đội, cũng như nắm bắt được nhu cầu thông tin của ngư dân, lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội- Viettel) đã quyết tâm đầu tư các trạm phát sóng thông tin di động (BTS) tại một số đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Mặc dù, chưa hề có kinh nghiệm lắp đặt trạm BTS ở nơi đảo xa đầy nắng, gió, đậm đặc muối mặn, nhưng Viettel vẫn quyết tâm làm, coi thách thức là cơ hội trải nghiệm. Một loạt trạm thu phát sóng BTS đã được dựng lên ở quần đảo Trường Sa. Thật hạnh phúc khi ra Trường Sa vẫn có thể dùng điện thoại di động, lên internet, gửi email một cách đơn giản, tiện lợi. Thành công ấy là động lực khích lệ các kỹ sư Viettel tiếp tục nghiên cứu tìm phương pháp phủ sóng toàn bộ vùng biển Việt Nam.
    Về lý thuyết, mỗi trạm BTS trung bình có thể phát sóng được cách xa 35km. Hiện nay, trên toàn thế giới, các mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đều lấy khoảng cách 35km để thiết kế mạng. Tuy nhiên, trong các tài liệu của các nhà cung cấp thiết bị cũng đưa thêm một con số: trạm BTS sử dụng công nghệ GSM có thể phát sóng tối đa tới 121km! Nhưng do tính chất phức tạp giữa yếu tố công nghệ, địa hình và tính hiệu quả nên ở Việt Nam và ngay cả trên thế giới chưa có mạng viễn thông nào nghiên cứu và làm được điều này.
    Nhưng để phủ sóng điện thoại cho những ngư dân trên biển, quân, dân trên các đảo, cán bộ-nhân viên khai thác dầu khí trên các giàn khoan... nhất thiết phải tìm ra các giải pháp phát sóng xa 100 km từ bờ biển.
    Khi bắt đầu tiến hành dự án, Viettel cũng đã mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn nhưng đều nhận được lời khuyên: Đừng phí công sức vào việc làm phi thực tế! Vì con số phát sóng xa 121km chỉ là lý thuyết, hơn nữa còn phải tính đến hiệu quả kinh tế. Quyết không bó tay, nhiều chuyên gia của Viettel đã lênh đênh trên biển hàng tháng trời để khảo sát, thử nghiệm khả năng của từng loại thiết bị. Ý chí, nghị lực của những con người Viettel đã mang lại kết quả như mơ. Tháng 7-2009, Viettel đã thành công khi thực hiện giải pháp phát sóng di động xa 100km từ bờ biển bằng cách thay đổi chiều cao cột phát sóng, sử dụng các thiết bị kích sóng, chọn các điểm đặt cột hợp lý... trở thành nhà khai thác viễn thông đầu tiên trên thế giới áp dụng lý thuyết về khả năng phát sóng của các trạm BTS vào thực tế.
    Bay trên muôn vàn ngọn sóng
    Đồng chí Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Viettel Bà Rịa- Vũng Tàu còn nhớ như in niềm vui như trẻ thơ của các chiến sĩ tại một nhà giàn cheo leo giữa biển khơi khi biết viễn cảnh mình sẽ được đọc báo, cập nhật thông tin trên internet thông qua sóng di động. ?oThật hạnh phúc khi biết rằng công việc mình làm mang ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc. Nhìn các chiến sĩ nhảy lên, ôm chầm lấy nhau bởi niềm hạnh phúc quá đỗi bình dị, chúng tôi ứa nước mắt vì xúc động. Có biết bao con người đang sống bình lặng và hi sinh. Phải làm điều gì đó thật thiết thực cho họ ...?-Anh Tuấn tâm sự.
    Rõ ràng, có sóng viễn thông thì chuyện quản lý, hỗ trợ tàu thuyền ngư dân trên biển trở nên dễ dàng hơn nhiều. Về mặt công nghệ, chỉ cần dò qua sóng di động là định vị được rõ thuê bao đang nằm ở tọa độ nào, từ đó có thể đề ra phương án hỗ trợ kịp thời cho ngư dân. Tính hiệu quả của dự án càng được khẳng định khi ông Võ Quang Nhân, chủ tàu BV 9784 cho chúng tôi biết, tại những nơi trên biển có nhiều tàu, thuyền neo đậu, thả lưới thỉnh thoảng cũng xảy ra tình trạng ?onghẽn mạng? y như trong đất liền vì có quá nhiều người gọi! Thế mới biết nhu cầu trao đổi liên lạc giữa đất liền và biển khơi lớn biết chừng nào! Sóng viễn thông cũng sẽ kết nối các tàu cá, nhóm tàu cá đơn lẻ thành một cộng đồng đông đảo, hùng mạnh trên biển.
    ?oSự thông suốt của thông tin, liên lạc trên biển và trên đất liền đang và sẽ góp phần đổi thay rất lớn cuộc sống của ngư dân, cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương ven biển.? Ông Nguyễn Văn Trừ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hồ hởi bày tỏ sự tin tưởng vào tính hiệu quả khi có sóng viễn thông ngoài khơi xa,
    Chi phí để xây dựng một trạm BTS phát sóng biển đảo cao gấp 4 lần chi phí để xây dựng trạm thông thường. Nhưng điều đó, không thể ngăn trở được sự xuất hiện ngày càng dày đặc của các trạm BTS biển đảo. Các chuyên gia của Viettel đang tiếp tục nghiên cứu để mở rộng phạm vi phát sóng của trạm BTS, để từ đất liền ra các đảo xa luôn được ?otấm lưới? của sóng điện thoại phủ trùm dày đặc.
    ? Lại một ngày mới vươn mình khỏi mặt biển. Từng đoàn thuyền oai dũng đè sóng, tiến thẳng về phía mặt trời. Nơi ấy là biển bạc, gửi gắm bao khát vọng chinh phục, làm giàu cho Tổ quốc. Nơi ấy sẽ ngày càng gần đất liền hơn, được đất liền bao bọc trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Những người con can trường, quả cảm ra khơi sẽ không bao giờ cô đơn, vì bên họ luôn có người thân, bạn bè, đồng đội và cả một dân tộc tiếp sức tiến lên.
    * Ảnh: Một trạm phát sóng BTS biển của Viettel, với tầm phát xa hơn 100km tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
    Bài và ảnh: Hồ Quang Phương
    Mặc dù tin không mới nhưng cũng đáng để mừng. Làm thêm vài cái BTS trên các nhà dàn DK nữa là ngon.
  6. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Năm 2009: Viettel đứng đầu về tăng trưởng
    Ngày 22/01/2010, tại số 1 Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội), Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2009 để đánh giá lại kết quả thực hiện trong năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
    Tới dự Hội nghị có Trung tướng Phạm Hồng Lợi, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, đại diện các Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục, Sở Giao thông Công chính và Sở Xây dựng trên toàn quốc.
    Dẫn đầu về tăng trưởng
    Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái, Viettel tiếp tục duy trì tăng trưởng cao, đạt mức 81% (tăng trưởng toàn ngành gần 61%). Doanh thu đạt 60,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 42% doanh thu của ngành). Với kết quả trên, Viettel là doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất trong các trong doanh nghiệp viễn thông và đứng thứ 4 về doanh thu trong các tập đoàn nhà nước trong năm qua. Năm 2009, Viettel cũng nộp ngân sách Nhà nước gần 7 nghìn tỷ đồng đóng góp cho ngân sách quốc phòng 160 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày mỗi CBCNV Viettel tạo ra 9 triệu đồng doanh thu và đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1 triệu đồng, tương đương với năng suất lao động 3,3 tỷ đồng/người/năm.
    Đứng thứ nhất về hạ tầng Đông Dương
    Tính đến hết năm 2009, lũy kế thuê bao của Viettel đạt 47,7 triệu thuê bao hoạt động 2 chiều, chiếm 43%. Viettel đã xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông lớn nhất Việt Nam với 24.000 trạm BTS đảm bảo 83% xã đã có trạm phát sóng của Viettel; 100.000 km cáp quang phủ hết 100% huyện trên đất liền và 75% xã.
    Tại thị trường Campuchia và Lào mà Viettel đồng thời khai trương trong năm 2009, Viettel là mạng viễn thông có cơ sở hạ tầng lớn nhất, doanh thu và thuê bao đứng thứ 2 tại Campuchia và Lào. Như vậy, tại thị trường 3 nước Đông Dương, Viettel là doanh nghiệp có hạ tầng mạng lưới viễn thông lớn nhất theo đúng triết lý kinh doanh của Viettel: Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau.
    Các sự kiện lớn của Viettel năm 2009
    1. Chuyển đổi mô hình lên Tập đoàn:
    Viettel được Thủ tướng Chính phủ cho phép trở thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội và là doanh nghiệp chủ lực của ngành công nghệ thông tin nước nhà. Chuyển lên Tập đoàn, Viettel tích tụ được các nguồn lực để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường và hội nhập với kinh tế quốc tế. Mục tiêu Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 15 tỷ USD vào năm 2015 và 30 tỷ USD năm 2020.
    2. Năm thứ 5 Viettel phát triển nhanh:
    Năm 2009, Viettel đạt doanh thu 60,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 81%. Đây là năm thứ 5 Viettel phát triển nhanh. Bốn năm trước (2004 ?" 2008) phát triển trên 100%. Trong 5 năm qua, tổng doanh thu của Viettel tăng 32 lần.
    3. Đầu tư ra nước ngoài:
    Viettel đã đầu tư sang Campuchia và Lào đầu tư 250 triệu USD và đồng thời tổ chức khai trương dịch vụ tại 2 thị trường này, đạt 70 triệu USD doanh thu. Viettel tiếp tục đầu tư sang các thị trường Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Mục tiêu Viettel đạt Top 30 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới, top 10 công ty đầu tư ra nước ngoài về viễn thông.
    4. Thực hiện nhiều chương trình xã hội lớn:
    Hỗ trợ giảm nghèo và phát triển bền vững cho 3 huyện nghèo Mường Lát và Bá Thước (Thanh Hóa) Đăkrông (Quảng Trị); Hỗ trợ mổ tim và phẫu thuật nụ cười cho trẻ em 12 tỷ đồng; Đóng góp 8 tỷ cho chương trình xây 1.500 nhà tình nghĩa của Bộ Quốc phòng; Ủng hộ Quỹ Chất độc da cam và đồng bào các tỉnh bị thiên tai 10 tỷ đồng; Tiếp tục thực hiện chương trình kết nối Internet cho mạng giáo dục; Cung cấp máy điện thoại Homephone cho các hộ gia đình,?
    5. Đạt nhiều danh hiệu quốc tế:
    Viettel là doanh nghiệp viễn thông trong nước đầu tiên được nhận được các giải thưởng quốc tế. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương tại các nước đang phát triển (Frost & Sullivan); Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển ?" WCA 2009 (Total Telecom); Tổ chức Wireless Intelligence xếp hạng đứng thứ 31 thế giới về thuê bao di động.
    Mục tiêu 2010
    Từ thành công và đà tăng trưởng trong năm 2009, năm 2010 Viettel tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, thấp nhất là 60%, tương đương với doanh thu đạt 75 ?" 78 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục lắp đặt gần 20.000 trạm BTS, trong đó chủ yếu là trạm 3G tại thị trường Việt Nam.
    Một trong những mục tiêu quan trọng của Viettel trong năm 2010 là triển khai nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT. Năm 2010, Viettel dự kiến đưa ra thị trường 3-5 sản phẩm đầu tiên.
    Trong năm 2010, Viettel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về hạ tầng viễn thông tại Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho công nghệ mới, tiếp tục triển khai các dự án của năm 2009: hoàn thành quang hóa đến xã, hoàn thành xây dựng mỗi xã một trạm BTS, đưa điện thoại Homephone về các hộ gia đình, tiếp tục hoàn thành kết nối Internet tới các trường học trong cả nước.
    Viettel cũng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng như phủ sóng hoàn toàn quần đào Trường Sa và khu vực Biển Đông, triển khai cáp quang vùng biên giới,?
    Mặc dù đóng góp cho ngân sách quốc phòng chỉ có hơn trăm tỉ. Nhưng em không tin đây là con số lớn nhất.
  7. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    http://iplib.noip.gov.vn/IPDL_EXT/WEBUI/WHitListPAT.php. Mặc dù chỉ mới có hai cái nhưng đây là một tin vui. Bắt đầu phát triển theo chiều sâu về tài sản trí tuệ.
  8. VPA2212

    VPA2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết hay.
  9. VPA2212

    VPA2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Đây là những con số rất ấn tượng nhưng sẽ làm cho người đọc phân vân về độ "Trung thực" và "bền vững" của những con số đó. Liệu có giống hiện tượng "bong bóng BĐS" ?
  10. Thangvn

    Thangvn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    5
    Viettel đóng góp ngân sách quốc gia 7600 tỉ đồng, đóng góp bộ quốc phòng gần 400 tỉ đồng/năm đấy bác ạ. Tôi nhớ không nhầm là vậy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này