1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VPA2212

    VPA2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Xin chúc mừng ngành CNHK VN, biết đâu đây là bước đi đầu tiên mang tính nền móng để xây dựg nền CNQP tự chủ trong tương lai
  2. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Đọc bài ấy thấy nó chỉ muốn mượn mặt bằng Đà Nẵng để làm nơi sản xuất chứ không phải doanh nghiệp VN nào đầu tư hay tham gia trong chuổi sản xuất hàng không cả
    Chừng nào mà VN Airlines được chọn làm nhà cung cấp linh kiện cho tụi EADS..có nghĩa là EADS phải giao bản vẽ thiết kế ra cho phía VN làm ..thì lúc đó mới nói là ta học hỏi được điều gì đó . Còn cái kiểu đầu tư như thuê mặt bằng và công nhân VN vô làm lắp ráp thì ta cũng chả học hỏi được điều gì ...như cái kiểu công nhân VN lắp ráp điện tử cho doanh nghiệp FDI trong 20 chục năm qua
  3. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    Vietnam Airline là hãng hàng không chứ có phải công ti chế tạo gì đâu mà đòi tham gia sản xuất
  4. big_boss218410

    big_boss218410 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Không biết nói gì hơn. Trong tôi đang dâng tràn một niềm vui sướng. Tôi tham gia ttvnol từ hồi học cấp 3, chủ yếu vì thích đọc tin tức quân sự . Chưa tin nào làm tôi thấy vui như khi đọc tin này. Ôi Việt Nam trong trái tim tôi
  5. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    03.05.2010
    Tư lệnh Quân đội New Zealand, Trung tướng Richard Rhys Jones, hôm nay đã gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, tại Hà Nội.
    Trung tướng Jones đã thảo luận với Thượng tướng Nghiên, người cũng là Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, về các vấn đề an ninh khu vực, chống khủng bố, dạy tiếng Anh cho binh lính và các hướng hợp tác khác trong tương lai, theo bản tin của Đài truyền hình Việt Nam.
    2 năm trước Thiếu tướng Jerry Mateparea cũng đã từng tới thăm Việt Nam.
    Binh lính New Zealand đã từng tham chiến tại Việt Nam trong liên minh thất trận do Hoa Kỳ cầm đầu, trong thời gian 1964 đến 1972, với 37 lính bị giết và 17 bị thương.
    Trung tướng Jones nói cả hai quân đội đã đồng ý hợp tác trong vấn đề chống khủng bố, tăng cường trao đổi và tổ chức các khóa huấn luyện quân y.
    http://www.allvoices.com/s/event-5344509/aHR0cDovL256LnJkLnlhaG9vLmNvbS9uZXdzL3Jzcy90b3Bfc3Rvcmllcy8qaHR0cDovL256Lm5ld3MueWFob28uY29tL2EvLS90b3Atc3Rvcmllcy82ODg5Njg4L256LWFybXktY2hpZWYtdGFsa3MtY29vcGVyYXRpb24td2l0aC12aWV0bmFtLw==
  6. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Tin Việt Nam đưa:
    Sáng 3/3, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thiếu tướng Richard Rhys Jones Tư lệnh Lục quân Niu Di-lân đang ở thăm, làm việc tại nước ta.
    Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên chào mừng Thiếu tướng Richard Rhys Jones và các thành viên trong đoàn sang thăm và làm việc tại nước ta; chúc chuyến thăm, làm việc thu được kết quả tốt đẹp. Thiếu tướng Richard Rhys Jones chân thành cảm ơn Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã dành thời gian tiếp; bày tỏ vui mừng được đến thăm, làm việc tại Việt Nam. Thiếu tướng Richard Rhys Jones thông báo lại kết quả hội đàm với Trung tướng Phạm Hồng Lợi, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam về tình hình an ninh trong khu vực, trao đổi kinh nghiệm phòng chống khủng bố, trao đổi đoàn quốc phòng các cấp, hợp tác đào tạo quân y, tiếng Anh và phương hướng hợp tác quốc phòng của hai nước trong thời gian tới.
    Trong chương trình chuyến thăm Việt Nam, Thiếu tướng Richard Rhys Jones và đoàn sẽ đến thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 7; Học viện Hậu Cần; Sư đoàn Quân Tiên phong; Bảo tàng lịch sử quân sự và một số danh lam thắng cảnh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh./.
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Đối tác chính trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga là ... Việt Nam

    RIA-Novosti - Theo phát biểu của ông Alexander Fomin Phó giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga (FS-VTS), thì các đối tác chính của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quan sự trên thế giới là Ấn Độ , Trung Quốc, Algeria, Venezuela và Việt Nam .
    Trong những năm 90 thì 90% các hợp đồng hợp tác kỹ thuật quân sự chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ .
    Ông Fomin không loại trừ khả năng rằng trong những năm tới thì lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quan sự sẽ nghiêng về Việt Nam khá nhiều ."Việt Nam - đó thực sự là một đối tác rất quan trọng trong những năm gần đây và với đất nước này chúng tôi sẽ cùng có những hợp tác quy mô lớn ."
    Theo ông, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam sẽ có chiều rộng và nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau .
    "Quan hệ với Việt Nam đang phát triển với nhiều sản phẩm quân sự khác nhau," - Fomin
    Trong năm 2009 giữa Nga và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận lớn nhất trong những năm gần đây với việc bán 6 tàu ngầm diesel điện và xây dựng cơ sở vật chất tại Cam Ranh và đào tạo nhân lực . Theo ước tính của các chuyên gia, giá trị hợp đồng có thể lên tới 4 tỷ USD . Ngoài ra trong năm 2010 và 2011 Việt Nam sẽ được giao 8 chiến đấu cơ Su-30MK2 trị giá 4 trăm triệu USD .
    rian.ru
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Báo chí Trung Quốc châm chọc Việt Nam mua vũ khí ...
    China.com (2 March) - So với sự ầm ĩ của sự việc Google và Dalailama gặp Obama thì có những vấn đề không ầm ĩ khác liên quan cũng thu hút không ít dư luận, Mỹ và Nga cuộc cạnh tranh thị trường vũ khí tương đối yên tĩnh . Sau sự việc Mỹ công bố bán cho Đài Loan lô vũ khí trị giá hơn 6,4 tỷ USD , gần đây hơn là thỏa thuận bán vũ khí hàng tỷ USD giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ cùng Pakistan . Trong khi đó trong đầu năm 2010 vũ khí Nga chưa nhận được đơn đặt hàng lớn thì họ đã sang Pháp mua vũ khí . Mặc dù vũ khí Nga vẫn còn nhiều sự việc rắc rối nhưng vũ khí của họ vẫn là sự lựa chọn số một của các nước đang phát triển ở Châu Á, như tàu ngầm Diesel - Điện , tàu khu trục tàng hình vẫn thu hút một số lượng lớn các nước Châu Á .
    Theo báo chí Mỹ thì năm 2009 Việt Nam là nước mua nhiều vũ khí nhất của Nga với hợp đồng 6 tàu ngầm Kilo , 12 chiến đầu cơ Su-30MK , cùng là nước ASEAN, Myanma mua của Nga 20 máy bay chiến đấy MiG-29K và 6-10 trực thăng Ka-35... Các quốc gia Châu Á luôn luôn có các cuộc xung đột chính trị , biên giới lãnh thổ, mặc dù bản thân vũ khí là không có lỗi những nếu nhìn lại cuộc chiến ở Nam Á ta có thể thấy những vũ khí mà họ sử dụng chủ yếu được cung cấp bởi Nga và Mỹ , có thể thấy một cuộc chạy đua vũ trang mới đã và đang tái diễn là không thể tránh khỏi .
    Nga được thừa kế không chỉ gần như tất cả các công nghệ vũ khí của Liên Xô mà còn cả các bạn hàng vũ khí trên khắp toàn cầu và vũ khí Nga không ngừng được cải thiện tính năng và cùng với giá cả phải chăng . Vì vậy vũ khí của Nga cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu chỉ đứng sau vũ khí của Mỹ .
    Xuất khảu vũ khí của Nga trong nhiều năm duy trì sự tăng trưởng liên tục đến năm 2009, mặc dù các chỉ số kinh tế của Nga không phải là lý tưởng, chỉ có một hiển thị duy nhất về xuất khẩu vũ khí, tổng cộng trị giá vũ khí bán ra 8,5 tỷ USD, trong đó 90% là khách hàng Chấu Á . Trong đó Ấn Độ là một nước mua lớn . Trong những năm gần đây mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đã một cuộc chiến nhưng những năm qua vũ khí của họ chỉ là thông thường hoặc "liên qua đến vũ khí hạt nhân." Chỉ vào cuối năm ngoái Thủ tướng Ấn Độ ông Singh tới Mascow đã mua một số lượng lớn vũ khí (gồm cả 80 trực thăng Mi-17 , 50 Su-30MKI trang bị Brahmos , MiG-29K và MiG-29KUB cho tàu sân bay và thỏa thuận sản xuất T-50 ...) Ngoài Ấn Độ, các quốc gia ĐNA cũng là các bạn hàng rất quan trọng như Việt Nam , Malaysia , Indonesia và Thái Lan . Ngày 15 tháng 12 năm 2009, Việt Nam và Nga ký thỏa thuận hợp đồng vũ khí mới nhất trị giá 2,6 tỷ USD gồm chiến đấu cơ Su-30MK2 trị giá 6 trăm triệu và tàu ngầm Diesel - Điện trị giá 2 tỷ USD, đưa Việt Nam vào danh sách top năm nước mua nhiều vũ khí Nga nhất .
    ...
    Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ngày càng xấu đi, khủng bố nhiều và càng lan rộng các vấn đề phức tạp về hạt nhân ... Hoa Kỳ và Nga thông qua các đơn hàng bán vũ khí càng tăng càng làm cho hy vọng ổn định an ninh chính trị của khu vực đã bấp bênh càng trở nên bấp bênh hơn . Các quốc gia Châu Á đã hy vọng rằng bằng việc nân cấp sức mạnh quân sự của mình là để duy trì an ninh và lợi ích phát triển, nhưng họ không nhận thấy là vấn đề nghiêm trọng nhất là làm mất lòng tin giữa các quốc gia . Ví dụ cuối năm nay Việt Nam mua của Nga 6 tàu ngầm nó đã làm cho người Thái không thể yên tâm . Ngay cả trong các đồng minh tin tưởng nhau cũng có giới hạn và nó chỉ dẫn đến cho các quốc gia khác tham gia vào một cuộc chay đua vũ trang trong khi đó hai nhà cung cấp Nga và Mỹ quan sát .
    Yu-Wen Fu
  9. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Có nhiều phần chắc Việt Nam sẽ tìm cách thuyết phục các quốc gia láng giềng cũng như các nước trên thế giới tham gia các cuộc đàm phán về lãnh hải với Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở biển Đông.
    Nhật báo Anh ngữ China Daily của Trung Quốc, trích lời các phân tích gia cho rằng nỗ lực đó của Việt Nam nhiều khả năng sẽ ?~bất thành?T.
    Hồi cuối tháng 11 năm 2009, Hà Nội đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế bàn về vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông với sự tham gia của hơn 150 học giả và giới chức từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả từ Trung Quốc.
    Báo China Daily trích dẫn lời ông Tô Hạo, Giám đốc Trung tâm Quản lý Xung đột và Chiến lược Trung Quốc, nói rằng ?~hội thảo này mang động cơ chính trị?T.
    Ông Tô, một người tham dự cuộc hội thảo đó, cho rằng Việt Nam ?~rõ ràng đang tìm cách quốc tế hóa?T vấn đề biển Đông. Ông này được trích lời nói, xin trích: ?~Việt Nam đang đưa vấn đề (biển Đông) trở thành đa phương, với sự tham gia của cả nhiều nước ngoài khu vực châu Á. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ không thành công vì Trung Quốc phản đối bước đi này?T.
    Ông Tô cũng cho rằng Trung Quốc cần phải giữ nguyên sách lược đàm phán ?~song phương?T nhằm giải quyết cuộc tranh chấp ở biển Đông, thay vì ?~với nhiều nước cùng lúc?T.
    Trả lời VOA Việt Ngữ từ Hà Nội trước thông tin của tờ China Daily, ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về quan hệ Việt ?" Trung, người từng nắm giữ chức vụ Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói:
    ?oĐiều rất kỳ lạ là tại Hội nghị biển Đông họp ở Việt Nam ngày 26 ?" 27/11 năm ngoái, mặc dù Trung Quốc có sáu đại biểu tới tham dự, và trước những lời công kích trực diện của một số đại biểu tham dự hội nghị tới từ các nước, thì tôi thấy thái độ của các đại biểu Trung Quốc rất ôn hòa. Họ không gay go, không đáp lại như tại các cuộc hội thảo khác. Nhưng ngay sau đó thì lập tức phía Trung Quốc bắt đầu tập trung chủ yếu vào công kích, cái mà họ gọi là ý đồ muốn quốc tế hóa vấn đề biển Đông của Việt Nam, và cho tới gần đây thì càng ngày càng cao giọng. Và hiện nay, dư luận của họ tập trung vào chuyện quy tội cho Việt Nam chủ xướng chuyện quốc tế hóa biển Đông. Tất cả là nhằm vào Việt Nam. Họ dùng một câu như thế này: ?~Muốn bắt giặc thì phải bắt vua, bắt chúa?T, tức là trong cái ?~giặc?T Đông Nam Á này, thì anh ?~chúa?T, anh ?~vua?T Việt Nam là nguy hiểm nhất. Đánh tan Việt Nam rồi thì các nước khác dễ dẹp hơn. Thông tin trên mạng Hoàn Cầu chính thức của Trung Quốc đấy!?

    Trong khi đó mới đây, một giới chức hải quân hàng đầu của Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác, đã bày tỏ quan ngại về việc các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang tăng cường các hạm đội tàu ngầm ở khu vực biển lân cận với Trung Quốc và coi đó là ?~một mối đe dọa?T đối với nước này.
    Đánh giá về lo ngại này, ông Dương Danh Dy cho rằng việc lên tiếng như vậy nhằm ?~chống chế với thế giới và dư luận trong nước?T.
    Ông Dương nói: ?oLực lượng hải quân, lực lượng tàu ngầm của các nước ASEAN cộng lại cũng không bằng Trung Quốc, mạnh bằng Trung Quốc. Chẳng qua theo tôi, đó là một cách họ lên tiếng như vậy để cho dư luận thế giới đỡ chú ý tới việc tăng cường của họ và để cho nhân dân trong nước thấy rằng họ phải tăng cường ngân sách quốc phòng, cần tăng cường hải quân là vì những yếu tố bên ngoài như vậy thôi. Chứ còn thực ra 6 cái tàu ngầm Kilo của Việt Nam, mấy cái tàu ngầm của Malaysia? thì làm sao địch nổi (với Trung Quốc). Hiện nay họ có hơn 60 tàu ngầm trong đó có cả tàu ngầm nguyên tử."
    Liên quan tới Cuộc chiến tranh biên giới Việt ?" Trung hơn 30 năm trước, tờ China Daily mới đây cũng cho đăng một bài viết, thúc đẩy nhanh việc thành lập Ngày Cựu chiến binh nhằm ?~ghi công?T những binh sĩ Trung Quốc tham gia cuộc chiến ngắn ngày nhưng khốc liệt này.
    Liên quan tới thông tin này, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói:
    ?oXung quanh chuyện 30 năm cuộc chiến biên giới, trong khi phía Việt Nam vì giữ đại nghĩa cho nên im lặng, không đề cập đến thì trên mạng của họ hầu như ngày nào cũng có bài viết lên tinh thần rồi gương hy sinh dũng cảm. Không những thế, họ còn có những chuyện, những kịch bản, bài hát về cuộc chiến tranh biên giới đó. Điều đó chứng tỏ là nội bộ Trung Quốc hiện nay đang có những chuyện đấu tranh gay gắt trong nội bộ với nhau?.
    VOA
  10. ProRaptorVN

    ProRaptorVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Sao không thấy báo trong nước đưa tin về vụ lính xuất ngũ ở Sư Đoàn 324 bị cấp trên lừa tiền
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này