1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Có chịu đọc báo đâu mà thấy.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=358444&ChannelID=6
    http://www.tuoitre.com.vn/TIANYON/Index.aspx?ArticleID=363270&ChannelID=6
  2. ProRaptorVN

    ProRaptorVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Tại tui làm biếng gú-gồ, Cảm ơn Mít-xừ-tờ Hoang.
    "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc."
    Đợi đến mấy cái nhóm lợi ích mọc nanh mọc vuốt giống như tụi Phi, Mã, Thái, Indo thì lúc đó muốn đập cũng hơi khó.
    Được ProRaptorVN sửa chữa / chuyển vào 03:17 ngày 06/03/2010
  3. banchym

    banchym Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2009
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Vụ này nghe vẻ cũng nổi tiếng nhỉ. Nhà ông này cách nhà em có 300m. Thằng con trai duy nhất của ông là bạn từ mẫu giáo của em. Mẹ nó mất được mấy năm thì bố nó lấy vợ kế. Nghe bảo bà này có tướng sát chồng hoá ra đúng thật
  4. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    VN-TQ tăng cươ?ng quan hệ quốc pho?ng
    hứ trươ?ng Quốc pho?ng Việt Nam Nguyêfn Chí Vịnh đang ơ? thăm Trung Quốc đê? thúc đâ?y hợp tác giưfa hai quân đội nhân ky? niệm 60 năm quan hệ song phương.
    Tân Hoa Xaf cho hay ông Vịnh vư?a hội kiến Bộ trươ?ng Quốc pho?ng Lương Quang Liệt va? Tô?ng Tham mưu trươ?ng Quân đội Trung Quốc Trâ?n Bi?nh Đức hôm thứ Hai 01/03.
    Được biết các cuộc gặp diêfn ra tại trụ sơ? Bộ Quốc pho?ng TQ, to?a nha? Bát nhất ơ? Bắc Kinh.
    Hafng tin chính thức cu?a nha? nước Trung Quốc nói hai bên đaf tha?o luận vê? phương hướng phát triê?n quan hệ song phương, đặc biệt la? quan hệ quốc pho?ng.
    Bộ trươ?ng Lương Quang Liệt được trích lơ?i nói quan hệ Việt -Trung đang bước va?o giai đoạn phát triê?n mới với sự hợp tác hiệu qua? giưfa quân đội đôi bên.
    "Trung Quốc săfn sa?ng hợp tác với Việt Nam đê? đâ?y mạnh trao đô?i va? cộng tác nhă?m mục tiêu xaf hội chu? nghifa va? các tiêu chí đối tác chiến lược."
    Vê? phâ?n mi?nh, Trung tướng Nguyêfn Chí Vịnh được trích lơ?i nói Việt Nam hy vọng sef thu gặt nhiê?u lợi ích tư? quan hệ hưfu nghị va? hiệu qua? giưfa hai quân đội, vi? an ninh khu vực.
    Hai bên thống nhất sef tăng cươ?ng trao đô?i quốc pho?ng trong năm 2010, vốn được đặt la?m năm hưfu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
    Ha? Nội va? Bắc Kinh lâ?n đâ?u thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 nhưng liên hệ song phương bị gián đoạn một thơ?i gian sau 1975 khi Trung Quốc buộc cho Việt Nam la? tiê?u bá va? chi? bi?nh thươ?ng hóa năm 1991.
    Đối ngoại quốc pho?ng
    Tân Hoa Xaf không cho biết chuyến thăm cu?a Tướng Vịnh tới Trung Quốc bắt đâ?u va? kết thúc khi na?o. Báo chí Việt Nam cufng không nhắc gi? tới chuyến thăm na?y.
    Đây la? lâ?n đâ?u tiên Trung tướng Nguyêfn Chí Vịnh dâfn đâ?u đoa?n cấp cao cu?a quân đội Việt Nam thăm chính thức Bắc Kinh va? hội đa?m với lafnh đạo cao nhất cu?a Bộ Quốc pho?ng Trung Quốc.
    Sinh năm 1957, ông Vịnh tư?ng giưf chức Tô?ng cục trươ?ng Tô?ng cục 2, Bộ Quốc pho?ng, phụ trách ti?nh báo quân đội.
    Ông bắt đâ?u giưf chức Thứ trươ?ng Quốc pho?ng tư? tháng 02/2009.
    Gâ?n đây, Thứ trươ?ng Vịnh xuất hiện nhiê?u trong các tiếp xúc với công chúng, gây đô?n đoán vê? một vai tro? lớn hơn cho ông trong tương lai.
    Chính ông đaf chu? tri? cuộc họp báo công bố Sách trắng Quốc pho?ng Việt Nam lâ?n thứ ba hô?i tháng 12/2009.
    Đâ?u tháng 02/2010, ông cufng chu? tọa một cuộc họp báo công bố chính sách đối ngoại quốc pho?ng cu?a Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc độc lập-tự chu? va? đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ.
    Nguồn: BBC
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Chương trình thời sự VTV1 tối nay đưa tin, Singapore phố hợp với Malaysia, Indonesia tuần tra chống khủng bố ở eo biển Malacca.
    Xưa nay cái eo biển này chỉ có nạn cướp biển, chứ khủng bố không là vấn đề lớn. Nay các nước lân cận tăng cường sự hiện diện quân sự thì lý do không có gì khác với cái cớ khiến cho các nước lớn có mặt ở vịnh Aden.
    P/S: Chuyện ở Malacca, nhưng mình nghĩ nó có liên quan mật thiết tới tình hình Biển Đông nên post ở đây. Mods không đồng quan điểm thì xoá giùm.
  6. congaubeo

    congaubeo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    367
    Thông tin trên truyền thông Nhật Bản về việc Thủ tướng Hatoyama Yukio gửi thư riêng cho Thủ tướng ***************, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản giành được hợp đồng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, đã được Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Misuo xác nhận trong cuộc họp báo chiều 3/3 tại Hà Nội.
    Ông Sakaba đã từ chối tiết lộ nội dung lá thư, trước thời điểm nó được chuyển đến tận tay người nhận. Tuy nhiên, một nguồn tin được nhật báo Yomiuri trích dẫn, cho hay Thủ tướng Hatoyama đã đề nghị Thủ tướng *************** sớm cho mở các cuộc đàm phán song phương bàn về việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân, để doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản có cơ hội tham gia.
    Cuối tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân, mỗi cái có công suất 2.000 MW, tại Ninh Thuận. Trong cuộc hội thảo về điện hạt nhân tổ chức tại Hà Nội trước đó hơn hai tháng, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) Tạ Văn Hường cho biết có đến 90% Nhật Bản được lựa chọn bởi sự phù hợp về công nghệ (loại lò nước nhẹ cải tiến) với phương án bộ này trình Chính phủ để đưa ra Quốc hội thông qua. Đó là chưa kể tới những ưu thế về an toàn, và nhất là khả năng tài chính (thông qua viện trợ ODA) ?" những ưu tiên lựa chọn của Chính phủ Việt Nam.
    Thế nhưng, qua ?obức thư tay? chuyển cho người đồng cấp Việt Nam, người ta nhận thấy ông Hatoyama chưa an tâm. Báo Yomiuri đã đưa ra hai lý do.
    Thứ nhất, dường như quyền tham gia xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đã được bất ngờ trao vào tay người Nga, chỉ ba tuần sau quyết định của Quốc hội Việt Nam, trong chuyến thăm của Thủ tướng *************** sang thăm cường quốc này. Đổi lại cho việc người Nga chấp thuận những điều kiện thanh toán ưu đãi cho phía Việt Nam, như giá cả, trả chậm và trả bằng hàng, cho hợp đồng mua bán vũ khí khổng lồ, có thông tin nói lên tới 8,3 tỉ USD. Nhật Bản buộc phải cạnh tranh với các quốc gia khác như Pháp, quốc gia cũng đang có một kế hoạch hợp tác quốc phòng với Việt Nam, và có thể cả Hàn Quốc, để giành quyền xây dựng nhà máy còn lại.
    Thứ hai, năm ngoái một tổ hợp doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ đã chịu thất bại trước một tổ hợp đến từ chính quốc gia ?ohậu sinh khả uý? Hàn Quốc tại một cuộc đấu thầu xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. Đích thân Tổng thống Lee Myung-bak đã đứng ra vận động cho tổ hợp này giành được hợp đồng.
    ?oThủ tướng Hatoyama biết rằng có một số nước quan tâm đến các dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, và cuộc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Ý thức về việc này, Thủ tướng Nhật Bản, về phần mình, đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ của ông đối với việc tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản?, đại sứ Sakaba nói.
    Ông cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Nhật Bản đã và đang hợp tác với phía Việt Nam từ hơn mười năm qua trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và hình thành khung pháp lý cho việc sản xuất điện hạt nhân ở Việt Nam, và không vì bất cứ lẽ gì mà dừng lại ở đó.
    Trước đó, vào cuối tháng 1/2010, trong cuộc hội đàm với Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm, Ngoại trưởng Nhật Bản Okada Katsuya đã hối thúc phía Việt Nam "nhanh chóng tham gia vào các hiệp ước quốc tế liên quan đến chống phổ biến hạt nhân, an toàn và an ninh hạt nhân , vì lợi ích của việc hoàn tất một hiệp định hợp tác hạt nhân song phương". Được biết, đó chính là điều kiện để việc chuyển giao công nghệ sản xuất điện hạt nhân của Nhật Bản cho Việt Nam được Mỹ bật đèn xanh.
    Về phần mình, trong quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam mong muốn nhận được cam kết, từ phía Nhật Bản, tiếp tục cung cấp ODA cho việc phát triển hạ tầng, nhất là với những dự án trọng điểm đòi hỏi những khoản vốn khổng lồ như đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc ?" Nam, hay khu công nghệ cao Hoà Lạc. Vì vậy, tuy nhà ngoại giao Nhật Bản này phủ nhận rằng bức thư tay này chuyển tải một sức ép nào đó, cho dù có tích cực, từ phía Nhật Bản, nhưng sự trùng lặp về thời gian của các sự kiện đáng để người ta suy ngẫm.
    Ngày 27/2, tại Kochi, Thủ tướng Nhật tiết lộ với báo giới về lá thư tay gửi Thủ tướng Việt Nam. Hai ngày sau, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký công hàm trao đổi về việc Nhật Bản cấp cho Việt Nam gần 26 tỉ Yên vốn vay, nâng tổng số cam kết ODA của Nhật Bản trong năm tài khoá 2009 lên 1,67 tỉ USD. Và, sau đó một ngày, cũng tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản tổ chức họp báo về kế hoạch ODA của Nhật dành cho Việt Nam.
    ?oHiện nay, tôi chưa thể nói gì về kế hoạch ODA dành cho Việt Nam trong năm 2010, bởi năm tài khoá mới chỉ bắt đầu vào 1/4. Nhưng, căn cứ vào những gì mà Thủ tướng Nhật Bản hứa với Thủ tướng Việt Nam năm ngoái, và Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đầu năm này, tôi có lý do để tin rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam ODA ở quy mô lớn?, Đại sứ Sakaba dự báo.
    Giải thích về mức lãi suất của các dự án ODA vừa ký, Đại sứ Sakaba cho biết thêm rằng những dự án có sự mua sắm công nghệ Nhật Bản sẽ được hưởng lãi suất rất ưu đãi (dưới 1%/năm), còn nếu liên quan đến cải tạo môi trường còn thấp hơn nữa (thậm chí chỉ 0,2%/năm). Được biết, dự án sản xuất điện hạt nhân được coi là biện pháp chống biến đổi khí hậu.
    Theo http://vneconomy.vn/20100306033448983P0C10/dien-hat-nhan-va-oda-trong-quan-he-doi-tac-chien-luoc.htm
  7. olivervn

    olivervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Việt - Pháp hợp tác hạt nhân: http://www.vnbusinessnews.com/2010/03/vietnam-france-to-cooperate-on-nuclear.html
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Hì?, cứ 'Ắu thĂ?u, ai bò? già thẮp nhẮt win (vì? mẮy nước nà?y 'Ă?u cò uy tìn nĂn ko ợ hà?ng 'Ă?u). TẮt nhiĂn là? ko mơ?i anh TC, ko thì? anh Ắy bò? già 2 nhà? mày cẶng lài bf?ng 1 nhà? mày cù?a mẮy anh kia
  9. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    ASIA TIMES
    Trung Quốc rối trí vì các dãy đảo của Nhật
    Peter J Brown
    Ngày 4-3-2010
    Đảo Okinotori của Nhật Bản, nơi có một địa chỉ bưu điện của Tokyo mặc dù nó nằm ở phía nam cách thủ đô 1.770 km và trên thực tế nó chỉ là một cặp đảo nhỏ xíu, nhưng nó đã trở thành một khúc xương khó nuốt trong việc tranh chấp đối với Trung Quốc.
    Cùng với các vấn đề khác, Trung Quốc không công nhận tình trạng hòn đảo, thay vào đó, xem nó như là một đảo san hô vòng, dải đá ngầm hay đơn giản chỉ là một hòn đá. Làm như vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ giảm tốc độ thực hiện kế hoạch của Nhật Bản trong việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở đó. Tranh chấp ở Okinotori, mà Nhật Bản gọi là Okinotorishima, vẫn còn dai dẳng bởi vì nó liên quan tới mối quan ngại mang tính chiến lược và các quyền lợi về nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực tương đương với toàn bộ khu vực đất đai rộng lớn trên bốn hòn đảo chính của Nhật.
    Tại hội nghị về phát triển nguồn tài nguyên dưới đáy biển do trường Đại học Kyushu đăng cai hồi tháng 12 năm ngoái, có các chuyên gia đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các nơi khác tham dự, đã nhấn mạnh đến những tầng địa chất mangan giàu chất cobalt quanh vùng Okinotori. Mặc dù ?ocác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú? tại khu vực này cũng thường xuyên được Trung Quốc đề cập tới, nhưng lại thiếu chi tiết.
    Trong hội nghị về Biển Đông Á ở Manila hồi tháng 11 năm ngoái, bản đệ trình của Nhật Bản lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa Liên hiệp quốc (CLCS) tháng 3 năm 2009 đã được thảo luận. Tài liệu này đã nêu ra bảy khu vực nằm giữa Nhật Bản và Philippines gồm 740.000 km vuông. Ngoài việc đòi chủ quyền có khả năng chồng lấn với yêu sách của Hoa Kỳ và Cộng hòa Palau ?" không liên quan tới Okinotori ?" Nhật Bản phải đương đầu với cả Trung Quốc lẫn Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên), quốc gia đã đệ trình các đơn kiện hồi năm ngoái lên CLCS, liên quan tới những hành động của Nhật Bản tại Okinotori. [1]
    Khi Đảng Dân chủ của Nhật Bản, đứng đầu là Thủ tướng Yukio Hatoyama, lên cầm quyền vào năm ngoái, họ đã không bỏ phí thời gian khi tuyên bố rằng Nhật Bản đang dùng số tiền 7 triệu đô la trong năm 2010 để tạo dựng một công trình tại Okinotori trong một nỗ lực nhằm thiết lập thế đứng vững chắc của mình ở đó. Số tiền này có vẻ lớn, nhưng chưa tới 3% trong tổng số tiền của Nhật chi ra nhằm duy trì hòn đảo xa xôi này. Hàng trăm triệu đô la đã được người Nhật sử dụng trong suốt hai thập kỷ qua.
    Giờ đây Nhật Bản nhận ra là mình đã mắc nợ Việt Nam, dù là gián tiếp. Việt Nam đang đưa ra những mâu thuẫn lạ lùng mà nước này đã phát hiện ra trong vụ tranh chấp của Trung Quốc chống lại Nhật Bản trong trường hợp này.
    Việt Nam, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đã đệ trình lên CLCS một bản báo cáo cấp quốc gia về giới hạn thềm lục địa của nước mình ?otrải dài 200 hải lý bên ngoài đường cơ sở quốc gia, nằm ở phía bắc của Biển Đông [tên Việt Nam gọi cho Biển Nam Trung Hoa]?o. Việc này xảy ra hồi cuối tháng 8.
    Việt Nam cùng với Malaysia cũng đệ trình một báo cáo chung lên CLCS về thềm lục địa của cả hai nước, ?okéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở ở phần phía nam Biển Đông?.
    Bản báo cáo quốc gia của Việt Nam và bản báo cáo đứng tên chung của Việt Nam với Malaysia đã được Quốc hội Nhật thừa nhận trong phần đầu của bộ luật ban hành năm 2010, cho phép chính phủ trung ương ?" không phải chính quyền địa phương ?" quản lý và kiểm soát cả đảo Okinotori và thậm chí cả đảo Minamitori ở rất xa, phía đông nam Tokyo ?" xa hơn Okinotori khoảng 290 km.
    Trong khi Trung Quốc phủ nhận toàn bộ các hành động này của Nhật Bản, coi đó là không hợp pháp, thì Trung Quốc lo lắng nhìn qua vai mình, người Việt Nam táo bạo hơn trước.
    ?oViệc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ không thay đổi vị trí pháp lý của dải đá ngầm Okinotori?, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du tuyên bố trong cuộc họp báo ngắn hồi tháng 1 và cho biết thêm là điều này vi phạm luật biển quốc tế. [2]
  10. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Năm 1931 Nhật Bản đã đòi chủ quyền đối với Okimotori, cũng được biết đến với cái tên là dải Đá ngầm Douglas hay là Vòng cung Parece, như là bộ phận của xã Ogasawara thuộc quận Tokyo, và đặt tên chính thức cho nó là Okinotorishima.
    ?oNgười Nhật đòi chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh Okinotorishima dựa trên nhiều yếu tố?, theo lời Trợ lý Giáo sư Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc của trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ?. Trước hết, các học giả Nhật tuyên bố rằng Okinotorishima là một hòn đảo đủ tiêu chuẩn theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong đó duy trì được các hoạt động kinh tế, mặc dù bên ngoài nhìn vào nó chỉ rộng không quá 10 m vuông khi thủy triều lên cao.
    ?oLập luận này có giá trị mong manh nhất dựa theo luật quốc tế hiện thời. Người Nhật có vẻ nhận ra thực tế này và đã đưa ra cơ sở pháp lý thứ hai, cụ thể là Nhật Bản có những lợi ích mang tính lịch sử lâu dài ở Okinotorishma, những vùng biển lân cận, và các nguồn tài nguyên xung quanh dưới đáy biển. Theo quan điểm của Nhật, những lợi ích này đã được củng cố qua thời gian thành những quyền lợi được bảo vệ một cách hợp pháp?.
    Trung Quốc nhắm vào điều 121 của UNCLOS, định nghĩa một hòn đảo như là ?omột vùng đất được hình thành một cách tự nhiên, có nước biển bao bọc, nằm trên mực nước biển lúc thủy triều lên cao?. Trung Quốc chỉ ra rằng, nó như là một hòn đá theo quy định trong điều này ?" các hòn đá không thể giữ vững chỗ ở cho con người hoặc cho đời sống kinh tế ?" bởi vì một hòn đá tự nó không thể được sử dụng để đòi vùng đặc quyền kinh tế hay kéo dài thềm lục địa ở dưới mặt nước biển trong một vùng biển tương đối nông cạn.
    Hành động như thể mình có vị trí hợp pháp theo UNCLOS, Trung Quốc đã bất ngờ mở cánh cửa cho Việt Nam, và Việt Nam đã nắm lấy cơ hội đó.
    Tầm chiến lược quan trọng của Okinotori mà ai cũng có thể nhận ra rằng nó nằm ở vị trí giữa căn cứ quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ trên đảo Guam và Đài Loan. Trong khi các quyền lợi chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản khác nhau trong cuộc tranh chấp này, thì nhu cầu tự do đi lại của Trung Quốc trên biển ngày càng tăng.
    Ông Dutton nhận xét: ?oTrung Quốc đã đặt cược vào vị trí pháp lý để loại bỏ tình trạng hợp pháp của các hoạt động quân sự nước ngoài ở EEZ của quốc gia ven biển. Phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong vùng EEZ của mình là dựa trên quan điểm pháp lý này. Mặt khác, khi sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng trong vài thập kỷ qua, chiến lược của Trung Quốc trong việc kiểm soát các hoạt động khắp Đông Á vào lúc diễn ra cuộc khủng hoảng cũng được suy ra từ đó. Trong thời gian khủng hoảng, Trung Quốc hiện có những khát vọng thách thức các cường quốc hải quân bên ngoài trong việc kiểm soát các vùng biển giữa chuỗi đảo đầu tiên và thứ hai?. (Chuỗi đảo đầu tiên bao quanh Biển Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa ?" tức Biển Đông. Chuỗi thứ hai bao quanh vùng Biển Nhật Bản, Biển Philippines và Biển Indonesia).
    Điều này đặt Trung Quốc vào một vị thế khó xử để nói lên điều tối thiểu nhất.
    ?oĐể giữ vững lập trường trong việc đòi Hoa Kỳ ngưng các hoạt động quân sự ở trong và ở trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc không cần thực hiện các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản bao quanh Okinotori. Như thế, để duy trì các lợi ích an ninh của riêng họ, Trung Quốc từ chối công nhận yêu sách chủ quyền của Nhật Bản?, ông Dutton nói.
    Trước hành động của Việt Nam, mục tiêu chính của Nhật ở đây đã lịch sự bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc và bảo đảm rằng, trên tất cả mọi thứ, Okinotori không thể chìm dưới biển.
    ?oKhông có sự thay đổi về bản chất của vụ tranh chấp. Nhật Bản đã trồng san hô ở Okinotori để bảo đảm chắc chắn tình trạng của nó như ?omột hòn đảo?, trong khi Trung Quốc chỉ trích [và khẳng định rằng] đó là một ?~mỏm đá?T, để không cho phép Nhật có vùng đặc quyền kinh tế?, ông Yukie Yoshikawa, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Trung tâm Reischauer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á ở Washington, DC, nói.
    Trồng san hô ở đó chỉ là một trong những biện pháp mới nhất của Nhật Bản, bao gồm cả việc đổ hàng tấn bê tông, với chi phí lên tới $ 280 triệu đô la, bao bọc lấy cả hai đảo nhỏ, cũng như bao phủ chúng bằng một tấm lưới titanium, tốn thêm $50 triệu đô la.
    Năm 2005, Nhật Bản đã gắn một tấm biển lớn, có địa chỉ trên đó ?oĐảo Okinotori 1, Làng Ogasawara, Tokyo?o, để tất cả mọi người nhận ra ngay khi họ tới. Ngay sau khi tấm biển được gắn lên, thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara đã chụp tấm ảnh cho thấy ông hôn tấm biển và vẫy tay chào quốc kỳ Nhật Bản. Lúc đó ông có mặc áo cứu sinh trên mình. [4]
    Khi Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước còn lại ở châu Á rằng, những gì Nhật Bản đang làm lúc này thực sự gây nguy hại cho các nước láng giềng, Việt Nam lắc đầu không đồng ý.
    Ông Wang Hanling, một chuyên gia trong vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: ?oNếu những nỗ lực của Nhật Bản thành công, các nước khác sẽ không được phép đánh cá hay chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong khu vực hiện được xem là vùng biển quốc tế. Ngoài ra, đối với một số nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, việc tự do đi lại trên biển của các đội tàu cùng một số tuyến đường chính trong khu vực cũng sẽ bị cản trở. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia?.
    Trong khi giao thiệp với Nhật Bản, đôi lúc Trung Quốc đã nêu ra vấn đề công bằng, thủ đoạn chắc phải làm Hà Nội tức cười.
    Ông Jin Yongming, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói: ?oViệc đòi chủ quyền của Nhật Bản ở Okinotori, mỏm đá nằm giữa Đài Loan và đảo Guam, là một vị trí chiến lược quan trọng đối với lợi ích Nhật Bản. Nhưng việc này gây nguy hại đến lợi ích trong việc đi lại của các quốc gia khác cũng như ảnh hưởng đến việc khảo sát trên biển, xung quanh khu vực Okinotori, và điều đó đi ngược lại nguyên tắc công bằng?.[4]
    Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng lập trường của họ ở đây có thể có tác dụng ngược, ngày càng trở nên rõ ràng. Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa ?" Trung Quốc gọi là đảo Tây Sa ?" ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trong khi quần đảo Trường Sa, hoặc Trung Quốc gọi là Nam Sa, đang tranh chấp bởi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.
    Đầu năm 2009, hoặc có thể trước đó, Việt Nam bắt đầu đưa ra ?ocác rạn san hô và các đảo? làm luận cứ để cãi với Trung Quốc khi Trung Quốc nêu ra quy định của UNCLOS trong trường hợp họ phản đối Nhật Bản, và nói đại ý rằng, ?oChờ chút, Trung Quốc, các ông đang tranh cãi [với Nhật] đúng y như chúng tôi đang cãi với các ông ở Biển Đông?.
    Việt Nam lập luận rằng, lúc thì Trung Quốc khẳng định Okinotori không thể có đặc quyền kinh tế hoặc xác định giới hạn thềm lục địa, vì đó là một đảo san hô, rạn san hô hoặc đá và không có sự sống độc lập về kinh tế, và lúc khác Trung Quốc lại khẳng định rằng cái gọi là ?oquần đảo? ở biển Đông tất cả có đời sống kinh tế độc lập để họ có thể đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý gồm 80% Biển Đông.
    Nghe như có vẻ không đúng, hoặc ít ra không phải điều mà Trung Quốc đang làm là điều họ muốn làm. Chủ quyền của các đảo ở Biển Đông thực sự không phải là tâm điểm của vấn đề bởi vì Việt Nam tranh cãi rằng ?okhông một quốc gia nào có thể đòi đến 80% vùng biển Đông trên cơ sở đòi chủ quyền của những hòn đảo này?. [5]
    Nói cách khác, hãy nhìn kỹ và một người có thể phát hiện ra hàng chục đảo ?oOkinotoris? nhỏ rải rác ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trung Quốc chỉ hy vọng rằng phần còn lại của thế giới ?" ít nhất là phần còn lại của thế giới đã chạy theo nỗ lực của Trung Quốc gây thất bại cho Nhật Bản ?" sẽ không nhận ra chúng.
    ?oDường như Việt Nam đang đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ được thỏa mãn với chủ quyền trên các quần đảo và để lại hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) như vùng biển quốc tế. Ngụ ý quan điểm của Việt Nam là Việt Nam củng cố việc đòi chủ quyền của mình bằng chi phí của Trung Quốc, đó là hầu hết vùng Biển Nam Trung Hoa sẽ mở ra cho tất cả các nước đánh cá và khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển ?o, ông Dutton nói.? Đó không phải là kết quả của việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)?.
    (Ghi chú của người dịch: theo quan điểm đòi đảo Okinotori của Trung Quốc mà đem áp dụng ở Biển Đông thì Trung Quốc chẳng được gì cả, và đó không phải là điều Trung Quốc muốn, Trung Quốc muốn tới 80% cả biển lẫn đảo ở vùng Biển Đông.)
    Đồng thời, nếu Trung Quốc cố gắng chống lại chiến thuật khôn khéo này của Việt Nam, thì họ đang làm một việc không mang lại hiệu quả cao. Quả thực, Trung Quốc làm ra vẻ như họ không nhìn thấy Việt Nam ở đây (ghi chú người dịch: Trung Quốc cố tình làm lơ, không nhìn thấy quan điểm mà Việt Nam đang tranh cãi với Trung Quốc ở chỗ này).
    ?oĐiều này cho thấy Trung Quốc ở vào tình thế khó xử hơn mà họ vẫn chưa công khai bắt đầu giải quyết?, ông Dutton nói.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này