1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Quyết định của Bắc Kinh xây dựng một khu nghỉ mát sang trọng tại Hoàng Sa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã không có lợi cho tình hình.
    ?oĐầu tháng 1 năm 2010, [Việt Nam] yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các dự án, mà [Việt Nam] nói rằng đó là nguyên nhân gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình?, ông Yoshikawa nói.
    Tuy nhiên, khi ông Chen Bingde, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là thành viên Ủy Ban Quân sự Trung ương, đã gặp Nguyễn Chí Vinh, Phó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tại Bắc Kinh vào đầu tháng Ba, không có đề cập đến tranh chấp này, [hoặc nếu có đề cập mà] không công khai.
    Trung Quốc năng nổ trong các vấn đề hàng hải bất chấp sự phản đối. Ví dụ như mới hồi tháng trước, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng 13 trạm hải đăng trên các hòn đảo và dãi đá ngầm ở Biển Đông Trung Hoa, là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng và trong quá trình phát triển. Một ngọn hải đăng mới tại Waikejiao [được dựng lên] là phần bổ sung mới nhất.
    ?oBởi vì Nhật Bản và Trung Quốc có khuynh hướng nhìn vào chính sách đối ngoại trên mối quan hệ định hướng ?" chứ không theo chính sách về sự kiện của Washington ?" nếu cả hai nước đang có mối quan hệ tốt, mà bạn có thể nói trong lúc này, vấn đề đảo Okinotori sẽ được giải quyết để không ảnh hưởng đến mối quan hệ ?o, ông Yoshikawa nói.
    (Ghi chú: chính sách đối ngoại của Trung Quốc ?" Nhật dựa trên quan hệ tổng thể giữa hai nước trong thời gian dài, quyết định điều gì tốt nhất cho quan hệ hai nước, khác với Washington, đối ngoại qua từng vụ việc, khi có chuyện thì giải quyết từng vấn đề)
    Nhật Bản dường như không phải chịu bất kỳ hậu quả nào khi họ tiến hành kế hoạch trên đảo Okinotori.
    ?oTôi không thấy có chuyện gì xảy ra trong tương lai gần, đây là vấn đề bên ngoài mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ tổng thể giữa Trung Quốc ?" Nhật Bản ?o, ông Yoshikawa cho biết. (Ghi chú: ông Yoshikawa muốn nói rằng mối quan hệ tổng thể của 2 nước Nhật ?" Trung ảnh hưởng tới vấn đề đảo Okinotori hơn là vấn đề đảo Okinotori ảnh hưởng tới quan hệ hai nước)
    Tuy nhiên, Trung Quốc có lý do chính đáng để họ kiên trì các nỗ lực của mình ở đây, bất kể điều đó có làm cho Nhật Bản bực mình hay không.
    Ông Dutton nói: ? Trung Quốc không thể làm gì hơn trong việc Nhật Bản đòi chủ quyền, khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố như thế về chủ quyền của họ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tuy nhiên, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao đối với việc đòi chủ quyền của Nhật Bản để bảo vệ quyền tự do hành động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Okinotori. ?o
    Peter J Brown là nhà báo tự do từ tiểu bang Maine, Hoa Kỳ
    1.) EAS CONGRESS 2009 HIGHLIGHTS , Nov 24, 2009
    2.)Beijing slams Tokyo move on atoll, China Daily, Jan 8, 2010
    3.)Japan and China Dispute a Pacific Islet , New York Times, July 10, 2005
    4.) Japan atoll expansion ?~hurts neighbors?T, China Daily, Feb 11, 2010
    5.) Vietnam delimits its continental shelf in UN report. Vietnamnet, Aug 2009
    Người dịch: Ngọc Thu
    http://vi.wordpress.com/tag/okinotori/
  2. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    khi gepard nhà mình về thì sẽ có cuộc hội ngộ thú vị với ngư chính -310 và ngư chính -311 tình hình khá là căng thẳng ,vitin fo có tin
    Trung Quốc tăng cường tàu ngư chính 310 tại Trường Sa
    VIT - Theo nhật báo Quảng Châu ngày hôm nay cho biết, hôm qua tàu ngư chính hiện đại nhất của Trung Quốc đã chính thức được hạ thủy tại Trạm Giang-Quảng Đông. Theo giới thiệu, tàu này hiện cùng với tàu ngư chính 311 là hai tàu hiện đại nhất của Trung Quốc.
    Tàu ngư chính 310 có tổng trọng lượng 2580 tấn, có thể hành trình liên tục với quãng đường dài 6000 hải lý tương đương 60 ngày đêm. Tầm hoạt động có thể vươn xa ra ngoài hải phận quốc tế. Tốc độ cao nhất mà tàu này có thể đạt được là 22 hải lý/h. Phía sau đuôi tàu có bãi đỗ cho trực thăng. Được biết tàu ngư chính 310 sẽ được biên chế thêm một máy bay trực thăng hiện đại Z-9A. Đây là loại máy bay hiện đại của không quân Trung Quốc với bán kính hoạt động hơn 250 hải lý. Được biết, máy bay trực thăng này ngoài khả năng giám sát kiểm tra trên biển ra còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như: cứu viện, trinh sát mục tiêu? điều này cũng đồng nghĩa với việc tầm hoạt động mà tàu ngư chính 310 có thể vươn xa thêm 250 hải lý nữa trên biển. Ngoài ra hệ thống ra đa có thể cùng một lúc phát hiện được 60 mục tiêu.
    Về thông số lỹ thuật của tàu ngư chính 310 cụ thể như sau:
    Chiều dài: 108m, rộng: 14m. Tàu được trang bị hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh hiện đại, hệ thống thu thập dữ liệu bằng điện quang, hệ thống tìm kiếm đặc chủng bằng hồng ngoại. Tàu có thể hoạt động liên tục trong 60 ngày đêm và chịu được bão cấp 12 trên biển. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là tàu ngư chính có hệ thống hiện đại nhất và chạy nhanh nhất hiện nay của Trung Quốc, với nhiều trang thiết bị hiện đại, toàn diện và đồng bộ.
    Sau từ 4 đến 6 tháng nữa, tàu ngư chính 310 sẽ hoàn tất viêc chạy thử nghiệm và sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và quản lý khu kinh tế vùng thuộc quần đảo Trường Sa. Kiểm tra và hộ tống tàu cá khu vực tây nam Trung Sa, duy trì kiểm tra, tuần tiễu trên vịnh Bắc Bộ, và giải quyết các sự việc có liên quan phát sinh trên biển.
    Phía Trung Quốc hy vọng, với việc hạ thủy thành công tàu ngư chính 310, sẽ tăng cường hơn khả năng duy trì quyền lợi của họ trên vùng Biển Đông, bảo vệ lợi ích của họ vốn bị cho là bị các nước láng giềng xâm hại trong thời gian qua. Ngoài ra tàu này đi vào hoạt động còn tăng cường khả năng duy trì chủ quyền lãnh thổ trên biển của Trung Quốc, bảo vệ các ngư dân nước này.
    Có thể nói, sau khi tàu ngư chính 310 đi vào hoạt động, Trung Quốc sẽ duy trì thường xuyên hơn hoạt động của các tàu ngư chính tại vùng biển này của Việt Nam.
  3. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    @VixuyenND:
    Cám ơn bài của bạn,
    Hay
  4. olivervn

    olivervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam muốn có quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ:
    http://www.vnbusinessnews.com/2010/03/vietnam-wants-to-deepen-relations-with.html
  5. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Vào ngày 4.2 đầu năm nay, Uỷ ban quan sát an ninh và kinh tế Mỹ-Trung có một cuộc tường trình về các hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á và ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.
    Toàn bộ tài liệu về cuộc tường trình có thể tìm thấy ở đây.
    http://www.uscc.gov/hearings/2010hearings/hr10_02_04.php
    Nếu các bác ủng hộ thì em sẽ mở một topic mới rồi dịch từng bài một ra tiếng Việt cho các bác đọc.
    Nếu các bác không thích thì chịu khó lên đọc tiếng Anh. Nghe người Mỹ chửi Trung Quốc và bênh Việt Nam dù chưa được gì nhưng cũng sướng lỗ tai phết.
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Ô tài nhỉ, đọc bằng mắt mà lại sướng lỗ tai, tài thệ!
  7. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục tranh cãi Trung-Nhật về đảo Okinotorishima.
    Cơn bão ngoại gião giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng nổ trên một hòn đảo xa
    AFP - Tháng Ba, 11, 2010
    Nhật Bản gọi đó là một hòn đảo. Trung Quốc nói nó chỉ là vài mẩu đá. Cuộc tranh cãi xung quanh danh định của hòn đảo Okinotorishima tí hon nằm ở trung tâm của cuộc chơi quyền lực giữa hai đối thủ Châu Á.
    Đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ khi Nhật Bản sát nhập một chấm nhỏ trên bản đồ từng được biết đến với cái tên Parece Vela vào năm 1931, nó vẫn tồn tại một cách khó nhận biết giữa những đợt sóng lớn và bão tố của Thái Bình Dương.
    Gần đây nhất Nhật Bản đã khiến Trung Quốc tức giận với một kế hoạch, đã được đệ trình lên quốc hội, để xây một hải cảng ở Okinotorishima với một mã bưu điện của Tokyo cho dù hải cảng này nằm xa thủ đô 1700km hay 1100 dặm về phía Nam.
    Nhật Bản dự định sẽ khai thác các tài nguyên đáy biển và hải sản trong khu vực mà họ cho là đặc quyền kinh tế trải dài 200 hải lý tính từ bờ của Okinotorishima, nằm giữa Đài Loan và Guam.
    Trung Quốc không bao giờ thách thức chủ quyền của Nhật Bản trên hòn đảo này nhưng phủ nhận đòi hỏi của Nhật Bản về 400,000 km vuông (155,000 dặm vuông) hải phận, cái còn lớn hơn toàn bộ lãnh thổ lục địa của Nhật.
    Ở mức triều cao, Bắc Kinh nói rằng chỉ có hải mỏm đá có thể nhìn thấy được bằng mắt thường và không thể đủ điều kiện cho con người sinh sống cũng như phát triển kinh tế, điều kiện để có thể định nghĩa một vùng đặc quyền kinh tế xung quanh một đảo.
    Nhật Bản vẫn kiên trì khẳng định rằng Okinotorishima là một hòn đảo.
    "Chúng tôi không hiểu tại sao Trung Quốc bắt đầu thách thức khẳng định đó", Yasuhiro Okanishi, cố vấn ban lãnh đạo tại trụ sở ban thư ký chính sách đại dương phát biểu.
    "Khi triều thấp, Okinotorishima có kích thước 4.5km x 1.8km. Tổng diện tích là 8km vuông. Bờ biển của nó dài 10km. Nó là một hòn đảo lớn."
    Nhật Bản cũng đồng thời chỉ trích Trung Quốc về việc đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế xung quanh một vài mẩu đá, thậm chí chỉ là dải san hô trong vùng biển Nam Trung Hoa, nơi có các tranh chấp với Việt Nam và một vài quốc gia Đông Nam Á khác.
    "Cái họ gọi là các hòn đảo của Trung Quốc nằm dưới mực nước biển và thậm chí ở mức triều thấp bạn cũng chẳng thể nhìn thấy gì cả." Shin Tani, một cố vấn khác phát biểu.
    Nhưng cũng có những thứ đáng để tranh chấp. Vùng đáy biển xung quanh Okinotorishima hứa hẹn rất giàu khoáng sản như mangan, coban và lithium với trị giá hàng chục tỉ đô la.
    "Nếu Okinotorishima chỉ là một hòn đá và vùng lãnh hải xung quanh không được tính là vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải đó sẽ được coi là mở cho sự cạnh tranh giữa nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc.". giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường đại học Kyoto Sangyo, Kazushiko Togo phát biểu.
    Các nhà phân tích khác lại cho rằng mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc là vấn đề chiến lược.
    Hòn đảo này nằm giữa Đài Loan, quốc đảo mà Trung Quốc vẫn cho là một tỉnh ly khai, và lãnh thổ Mỹ với căn cứ chiến lược Guam.
    Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật ở đây sẽ trồng lấn lên cửa ngõ của Trung Quốc ra Thái Bình Dương, nơi sẽ là vùng không gian cạnh tranh về sức mạnh hải quân trong tương lai với Mỹ.
    "Trung Quốc là một quốc gia bờ biển chứ không phải là một quốc gia đại dương vì tất cả các cửa ngõ ra biển của chúng tôi bị chặn bởi các chuỗi đảo." Gao Zhiguo, một trọng tài Trung Quốc trong ủy ban quốc tế LHQ về luật biển phát biểu năm 2007.
    "Chúng tôi vẫn luôn hi vọng sau khi lấy lại được Đài Loan, Trung Quốc có thể thực sự trở thành một quốc gia đại dương vươn ra Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản có được vùng đặc quyền kinh tế xung quanh Okinotorishima, niềm hi vọng của chúng tôi sẽ bị dập tắt."
    Ông ta nói thêm: "vị trí chiến lược và tầm quan trong về quân sự của Okinotorishima mà hiển nhiên. Nó có thể được dùng làm một chốt quan sát trong thời bình và một căn cứ tiền tiêu trong thời chiến".
    Matsushiro Horiguchi, giáo sư trao đổi tại học viện nghiên cứu Châu Á TBD tại đại học Waseda, nói Trung Quốc coi các vùng đặc quyền kinh tế biển như lãnh hải mặc dù với cộng đồng quốc tế chúng có ý nghĩa khác.
    Trung Quốc yêu cầu các tàu quân sự các nước phải báo cáo khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế của họ và lo sợ rằng Nhật cũng sẽ làm tương tự.
    "Trung Quốc lo sợ rằng nếu Nhật đòi hỏi đặc quyền kinh tế xung quanh Okinotorishima, các hoạt động hải quân của tàu ngầm và tàu chiến Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng."
    Người dịch: caubedungcam, bản quyền box GDQP-ttvnol.com
    Được caubedungcam sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 11/03/2010
  8. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Một vài điểm đáng chú ý khi theo dõi tranh cãi trên.
    - Nhật Bản cũng như Philippine là quốc gia đảo quốc và được phép định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh một hòn đảo có người sinh sống và có các hoạt động kinh tế. Trung Quốc không phải là một quốc gia đảo quốc.
    - Nhật Bản được phép định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế nếu không có tranh chấp hay chồng lấn với quốc gia nào khác. Trung Quốc một mặt không có tư cách gì thách thức Nhật Bản mặt khác không thể làm tương tự trong tranh chấp tại biển Đông của chúng ta.
    - Trường hợp xấu khi Trung Quốc thừa nhận Nhật Bản là tiền lệ, từ bỏ quyền lợi tại Okinotorishima để dành giật biển Đông thì vẫn bị đứng ở thế bất lợi về luật pháp quốc tế.
    - Trường hợp Trung Quốc khăng khăng chỉ trích Nhật Bản thì Việt Nam có thể hùa theo chỉ trích, một mặt được lợi vì ủng hộ chính sách của Trung Quốc trên trương quốc tế, mặt khác có thể dùng nó như dao hai lưỡi để đâm sau lưng hoặc mặc cả với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
    Vài ngu ý của nhà cháu.
  9. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Hoàn toàn không có chuyện Việt Nam chạy đua vũ trang, bởi quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là xây dựng được một nền quốc phòng đủ mạnh để tự vệ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
    Đó là phát biểu của Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tại ?oHội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010? diễn ra ngày 9/3, tại thành phố Đà Nẵng.

    Trước thông tin của một số tờ báo nước ngoài cho rằng, Việt Nam đang tiến hành mua vũ khí để chạy đua vũ trang ở khu vực Biển Đông, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng nhấn mạnh: ?oHoàn toàn không có chuyện Việt Nam chạy đua vũ trang, bởi quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là làm sao xây dựng được một nền quốc phòng đủ mạnh để tự vệ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chứ không nhằm vào bất cứ ai. Chúng ta giải quyết những tranh chấp trên cơ sở hòa bình và sẵn sàng đàm phán với các quốc gia có tranh chấp mà không dùng đến vũ lực?.
    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền theo hướng sâu rộng hơn về vị trí, vai trò tiềm năng thế mạnh của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường phổ biến những kiến thức cơ bản về luật biển quốc tế và của Việt Nam, đặc biệt là những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Cũng tại Hội nghị này, ông Nguyễn Tiến Thắng, Phó chủ nhiệm chính trị Bộ đội biên phòng (BĐBP), cho biết năm 2009, các đơn vị BĐBP đã phát hiện trên 2.007 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, chủ yếu là đánh bắt hải sản và neo đậu tránh gió, tăng trên 500 lượt chiếc so với năm 2008.

    Ông Thắng cho biết, dù Hiệp định nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc đã thực hiện từ năm 2004, nhưng hiện vẫn có nhiều tàu cá Trung Quốc đánh bắt sâu vào vùng biển nước ta. ?oThực hiện chỉ đạo của Trung ương và Bộ Quốc phòng, BĐBP xác định lấy tuần tra, xua đuổi là chính. Những trường hợp vào sâu trong vùng biển nước ta thì kiên quyết xử lý nhưng phải hết sức mềm dẻo, bình tĩnh, khôn khéo, không để xảy ra điểm nóng trên biển gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước?, ông Thắng nói.
    Đoàn Nguyên - Báo Đất Việt
  10. thienkhoa11

    thienkhoa11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Dịch ra tiếng Việt đi bạn, mình ủng hộ đó
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này