1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Mới đọc là biết "tào lao", US và Nga là 2 quốc gia "lái súng", không bao giờ có vụ US nhường cho Nga bán vũ khí cho VN hay các nước khác.
    "Tàu ngầm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân" trong bài ấy ý nói là Kilo. Kilo không mang tên lửa đầu đạn hạt nhân, mà nếu có thì VN cũng chẳng dám mua
    Tôi sợ nhất là nguồn tin từ 1 người "miễn nêu tên", vì điều này thường hay đồng nghĩa với = láo toét
    + Việt Báo ==> bán nhà bán cửa đấy các bác ạ
    Được NinjaVN2007 sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 29/03/2010
    [/QUOTE]
    Nếu tớ không lủm củm thì dường như Kilo có thể mang shaddock mà shaddock có thể mang đầu đạn ~1 tấn hoặc x kiloton (không nhớ x=?)
    Còn việc Nga và Mỹ hợp tác giúp đỡ Vn là việc tôi đã nghĩ ra từ lâu và đây có thể hoàn toàn có thực. Nga và Mỹ muốn chia sẽ ảnh hưởng ở BĐ và khu vực DNA, đó cũng là 1 trong những điều hiếm hoi mà cả 2 hợp tác bởi việc hợp tác này mang lại rất nhìu lợi ích cho cả 2 nó cũng tạo niềm tin và t ìnhcảm của 2 bên trước khi ký START 2. Có 1 điều không thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ muốn có vai trò lớn DNA, BĐ thì phải chiếm được tình cảm của "cô gái đẹp Vn" (hãy thử nghĩ điều ngược lại) HK cũng không thể có được tình cảm đó bằng cách gượng ép như ngày xưa,hơn nữa Vn là đồng minh thân cận và truyền thống của Nga thì việc có thể cùng Nga chăm sóc cho Vn là 1 nước đi mà người CN thường nói là "nhất cử lưởng tiện". Đó là 1 việc làm tốt cho cả 3, cô gái cũng không bị 2 chàng trai kéo 2 tay như lúc trước....còn nhiều lí do nứa
    Sự tuần hoàn của lịch sử là có thật, nhưng lần này là theo chiều hướng tốt cho chúng ta đó là lí do khiến tôi tin vào những thông tin này, nâng li nào
    Vài dòng thô thiển trong lúc bận rộn
  2. SSX109

    SSX109 Guest

    Nếu tớ không lủm củm thì dường như Kilo có thể mang shaddock mà shaddock có thể mang đầu đạn ~1 tấn hoặc x kiloton (không nhớ x=?)
    Còn việc Nga và Mỹ hợp tác giúp đỡ Vn là việc tôi đã nghĩ ra từ lâu và đây có thể hoàn toàn có thực. Nga và Mỹ muốn chia sẽ ảnh hưởng ở BĐ và khu vực DNA, đó cũng là 1 trong những điều hiếm hoi mà cả 2 hợp tác bởi việc hợp tác này mang lại rất nhìu lợi ích cho cả 2 nó cũng tạo niềm tin và t ìnhcảm của 2 bên trước khi ký START 2. Có 1 điều không thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ muốn có vai trò lớn DNA, BĐ thì phải chiếm được tình cảm của "cô gái đẹp Vn" (hãy thử nghĩ điều ngược lại) HK cũng không thể có được tình cảm đó bằng cách gượng ép như ngày xưa,hơn nữa Vn là đồng minh thân cận và truyền thống của Nga thì việc có thể cùng Nga chăm sóc cho Vn là 1 nước đi mà người CN thường nói là "nhất cử lưởng tiện". Đó là 1 việc làm tốt cho cả 3, cô gái cũng không bị 2 chàng trai kéo 2 tay như lúc trước....còn nhiều lí do nứa
    Sự tuần hoàn của lịch sử là có thật, nhưng lần này là theo chiều hướng tốt cho chúng ta đó là lí do khiến tôi tin vào những thông tin này, nâng li nào
    Vài dòng thô thiển trong lúc bận rộn
    [/quote]
    Cái có thể kia là một đống tiền cập nhật phần mềm phần cứng mà kết quả có khi là râu ông nọ cắm cằm bà kia.
    Rất nhìu lợi ích? Muốn tìm đồng minh chống Khựa sao không bỏ cấm vận đi. Siêu cường mà đi tranh con tôm cái cá với nhược tiểu? Không thấy nhục sao. Ai dám làm đồng minh với một thằng hèn núp bóng thế.
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Cái có thể kia là một đống tiền cập nhật phần mềm phần cứng mà kết quả có khi là râu ông nọ cắm cằm bà kia.
    Rất nhìu lợi ích? Muốn tìm đồng minh chống Khựa sao không bỏ cấm vận đi. Siêu cường mà đi tranh con tôm cái cá với nhược tiểu? Không thấy nhục sao. Ai dám làm đồng minh với một thằng hèn núp bóng thế.
    [/quote]
    (dạo này sao cái răng mình trắng dữ vậy ?)
    đã nói là vài dòng thô thiển mà
    Một người bị trúng tên sẽ chết trước khi hỏi: ai bắn ta, mũi tên từ đâu tới, bay từ hướng nào, vì sao bắn ta, người bắn ta có mục đích gì....có những chuyện chúng ta không thể diễn giải, không thể biết chi tiết được mà người Việt Nam mình thường gán nó với cái tên BMQS. thật ra tôi cũng suy luận theo ý kiến riêng của mình thôi còn việc chi tiết hay có thực không thì tôi dám chắc là bác cũng không biết
  4. nvhckd

    nvhckd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thui,e còn gà nên bon chen cho vui. Mấy bác cứ bàn đại sự tiếp đi.
    E cũng cảm ơn và thán phục bác làm shoot đó!
  5. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Phản hồi với bác MichaelHung 1 lần cuối và mình chấm dứt bàn về tin này nhé.
    Như bác SSX nói, Shaddock muốn lắp vào Kilo thì phải gắn thêm rất nhiều phụ kiện... cụ thể là:
    http://en.wikipedia.org/wiki/P-5_Pyatyorka
    Như chiếc trong hình đấy. Cái này là cải lùi chứ không phải cải tiến. Thích gắn Shaddock vào Kilo là thế đấy, chưa kể là sẽ làm nó mất đi khả năng im lặng, tàng hình vì gắn vậy là thay đổi cấu trúc đã tính toán trước của Kilo.
    Có nhiều chuyện không thể diễn dãi... cũng không nên diễn dãi từ các thông tin không trung thực hay chưa kiểm chứng bác ạ, cũng như là bao nhiêu bác trong đây đã bão là bơm vá rồi, mà cứ ráng ôm vào cái phao ấy thì ... không còn gì để nói nữa
    Chào thân mến.
  6. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Riêng trong vụ này thì VietPress không có động cơ để tung tin đồn nhảm.
    Về chuyện Mỹ Nga hợp tác quân sự để giải quyết 1 số vấn đề quốc tế thì không phải là chưa có tiền lệ.
    VKHN lắp lên Kilo thì về mặt kỹ thuật có thể là không ổn. Nhưng nếu nói tới chuyện không ổn về kỹ thuật, thì chuyện năng lực tác chiến hạt nhân của Bắc Triều tiên còn không ổn hơn. Thế mà BTT vẫn gặt hái được một cơ số hoa lợi từ vườn cải nhà mình.
    Dân Việt cũng là sắc dân có truyền thống cải tiến, cải lùi, và cả tung tin đồn.
    Còn sự thực, Kilo của Việt nam có mang VKHN hay không thì khó có thể kiểm chứng, chừng nào chiến tranh chưa leo thang tới mức Việt nam cần sử dụng đến những con át chủ bài.
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    lúc nảy có cái bác nào le lưỡi() kêu tôi chỉ cho cái cách gắn P5+ vào kilo nhưng bây giờ bài viết đó của bác ấy tôi không thấy.
    Cám ơn bác Ninja đã đưa cái link thông tin đó, cũng là 1 lời giải thích thay tôi cho cái bác kia.
    Như bác nói thì đúng là cải lùi và mất khả năng tàn hình, nhưng tôi nghĩ nếu chỉ có 1kilo thì làm vậy là mạo hiểm thật còn nếu nhiều chiếc mà vì chiến thuật phải cần thiết cải tiến thì cũng nên làm, đoàn chí mạng mà.
    Còn việc bơm vá là tùy cách nghĩ của mỗi người và cũng tùy trình độ nữa.
    ĐẠO KHẢ ĐẠO, PHI THƯỜNG ĐẠO, BMQS MÀ TÔI VÀ BÁC CÓ THỂ BIẾT VÀ NÓI Ở ĐÂY THÌ KHÔNG CÒN LÀ BMQS, thôi thì cứ cho là bom vá nhễ
  8. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Xem qua, quẩn đi quẩn lại, bác Onami nhà mình vẫn ôm giấc mộng VN có VKHN nhỉ
    ViệtBáo có động cơ hay không thì không biết, nhưng uy tín thì hầu như....không có
    Được NinjaVN2007 sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 30/03/2010
  9. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Viễn cảnh Biển Đông sau tháng 5 năm 2009
    Tác giả: Việt Long - ĐHQG Hà Nội
    Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước

    Trong 20 năm tới, các báo cáo sẽ chưa có tác động trực tiếp đến sự phát triển tình hình trong Biển Đông. Nhưng việc trình báo cáo lên Uỷ ban CLCS và các phản đối có thể đưa các quốc gia yêu sách trong Biển Đông đến mức độ hợp tác mới.
    Phần trước: Ranh giới thềm lục địa và các quốc gia quanh Biển Đông
    Theo điều 76 khoản 8 của CULB 1982, quá trình xác định ranh giới ngoài thềm lục địa gồm nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu quốc gia ven biển hữu quan tiến hành các khảo sát khoa học và thu thập số liệu nhằm đánh giá liệu họ có quyền lập báo cáo phù hợp với điều 76 của CULB hay không.
    Báo cáo là quyền của quốc gia ven biển nhưng quyền này bị hạn chế bởi nghĩa vụ không làm ảnh hưởng đến quyền của các bên khác, bao gồm quyền lợi của cộng đồng quốc tế và các quốc gia liên quan.
    Lợi ích của cộng đồng quốc tế được CLCS xem xét bảo vệ. Tuy nhiên không dễ để xác định các quyền trên do sự giải thích khác nhau của các bên liên quan đối với các điều khoản của CULB 1982.
    Quyết định lập báo cáo hay không chỉ đơn phương thuộc quốc gia ven biển có tính đến các số liệu khảo sát khoa học thu thập và phân tích cũng như thái độ của các quốc gia láng giềng.
    Trong giai đoạn hai, CLCS sẽ xem xét báo cáo nhằm cân bằng quyền của quốc gia ven biển với cộng đồng quốc tế. Uỷ ban sẽ kiểm tra các số liệu nhận được trên quan điểm khoa học và kỹ thuật trong khuôn khổ pháp lý của Công ước luật biển 1982.
    Các kiến nghị của CLCS sẽ trả lời cho các câu hỏi các số liệu khoa học nào của quốc gia yêu sách có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý sẽ được chấp nhận, công thức nào sẽ được áp dụng đúng với điều 76 CULB.
    Trong giai đoạn 3, quốc gia ven biển và CLCS sẽ hợp tác với nhau để chỉnh sửa Báo cáo cho phù hợp với các kiến nghị. "Quá trình tham vấn" này có thể kéo dài vài lần cho đến khi báo cáo của quốc gia ven biển (bản chỉnh sửa hoặc mới) sẽ phù hợp hoàn toàn với các kiến nghị của Uỷ ban CLCS.
    Giai đoạn 4 là giai đoạn thủ tục trong đó quốc gia ven biển và CLCS sẽ báo cáo về các số liệu và bản đồ thích ứng với Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhằm mục đích đăng ký. Đường ranh giới ngoài thềm lục địa ngoài 200 hải lý đã được chỉnh sửa trên cơ sở các kiến nghị của CLCS vầ đăng ký sẽ được công nhận là đường phân định cuối cùng và có giá trị bắt buộc.
    Về lý thuyết, đường phân định cuối cùng như vậy chỉ đạt được trong các khu vực nơi khoảng cách giữa hai quốc gia đối diện lớn hơn 400 hải lý và có sự tồn tại của Vùng đáy biển di sản chung của loài người.
    [​IMG]
    Đảo Thuyền Chài trong quần đảo Trường Sa. Ảnh: VNE
    Trong các biển nơi có các yêu sách chồng lấn, đường phân định cuối cùng thuộc thẩm quyền của các quốc gia hữu quan. Uỷ ban không có thẩm quyền đối với các yêu sách chồng lấn. Uỷ ban chỉ có thẩm quyền đưa ra các khuyến nghị trong trường hợp phạm vi khu vực làm báo cáo không ảnh hưởng đến khu vực có yêu sách chồng lấn được xác định rõ ràng.
    Thậm chí trong trường hợp không có phản đối từ các quốc gia hữu quan, giải pháp cuối cùng cũng không thể đạt được trong một thời gian ngắn. Từ năm 2004 đến 2008 chỉ có 9 báo cáo được trình cho CLCS đánh giá. Thời gian cho xem xét một báo cáo trung bình là 20 tháng.
    Cho đến ngày 30 tháng 10 năm 2009 Uỷ ban đã nhận được 51 báo cáo và 44 thông tin ban đầu. Với tốc độ 2 báo cáo được xem xét trong một năm thì đến năm 2059 CLCS mới xem xét xong toàn bộ 51 báo cáo. Thời hạn này sẽ là 2034 và 2022 với tốc độ xem xét 4 hoặc 8 báo cáo một năm tương ứng.
    Biển Đông được biết đến do có sự tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tầm quan trọng của các tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế. Các nước yêu sách đều là thành viên của CULB 1982 và đều đã thể hiện quan điểm thực thi điều 76 xác định RGNTLĐ ngoài 200 hải lý ở những cấp độ khác nhau: trình báo cáo, thông tin ban đầu hoặc phản đối.
    Trong khi Việt Nam và Malaysia có quan điểm tách biệt vấn đề trình báo cáo RGNTLĐ ngoài 200 hải lý với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo thì Trung Quốc và Philippin lại muốn gắn kết hai vấn đề.
    Căn cứ theo lời văn trong thông tin ban đầu, Brunei có vẻ chia sẻ quan điểm xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng ra ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở của lãnh thổ Brunei mà không tính đến các đảo đang tranh chấp.
    Các bên có các quan điểm khác biệt vì sự không rõ ràng của CULB đối với quy chế của các đảo. Điều 121 (3) quy định: "các đảo không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa". Điều khoản không rõ ràng này dẫn tới những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các học giải, nhà nghiên cứu. Một số cho rằng các địa vật ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Số khác lại cho rằng một số những địa vật trong quần đảo - nổi trên mặt nước khi thuỷ triều lên - có thể có được các vùng biển khác hơn là chỉ có lãnh hải
    Chưa tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông 20 năm tới
    Sẽ dễ dàng cho việc xem xét của CLCS nếu Việt Nam và Malaysia thành công trong việc thuyết phục các nước liên quan để không có phản đối với các báo cáo của mình. Và họ đã có những bước đi và cố gắng làm như vậy. Nếu không có phản đối và với số lượng lớn các báo cáo trình Uỷ ban CLCS thì báo cáo của Việt Nam và Malaysia cũng chỉ được xem xét sớm là vào năm 2024-2035.
    Nói một cách khác, trong 20 năm tới, các báo cáo sẽ chưa có tác động trực tiếp đến sự phát triển tình hình trong Biển Đông.
    Tuy nhiên, từ cách nhìn khác, việc trình báo cáo lên Uỷ ban CLCS và các phản đối có thể đưa các quốc gia yêu sách trong Biển Đông đến mức độ hợp tác mới.
    Trước hết, các hoạt động này cổ vũ các quốc gia tuân thủ CULB 1982 nhiều hơn là một căn cứ nào khác. Các nước chưa trình báo cáo sẽ đẩy mạnh các hoạt động hoàn thành. Có thể xuất hiện những báo cáo từng phần hoặc các báo cáo chung mới cũng như các phản đối mới. Nhưng qua đó các bên sẽ hiểu nhau hơn, thể hiện rõ hơn lập trường về các vấn đề cụ thể, tạo diễn đàn trao đổi.
    Thứ hai, chúng khuyến khích các bên có được những thảo luận nghiêm chỉnh về quy chế của các đảo theo điều 121 (3) của CULB và vấn đề ranh giới ngoài thềm lục địa 200 hải lý. Thứ ba, chúng khuyến khích các bên làm rõ các đường yêu sách của mình phải phù hợp với các tiêu chí pháp lý, khoa học và trung lập, khách quan của CULB. Làm việc cùng nhau sẽ tạo ra sự hợp tác mới trong giải quyết các vấn đề phát sinh.
    Để kết luận, CULB 1982 phải là cơ sở chung và cao nhất cho tất cả các hoạt động biển. Các tranh chấp trong Biển Đông không phải là trở ngại cho việc tiến hành các nghĩa vụ khác của các quốc gia ven biển thực thi CULB 1982. Chìa khoá giải quyết tất cả các vấn đề ở Biển Đông là việc xây dựng lòng tin và thiện chí giữa các quốc gia liên quan. Hãy nói với đối tác của bạn, lắng nghe đối tác của bạn và cùng nhau làm việc.
  10. congaubeo

    congaubeo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    367
    Sáng nay, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Lê Đình Tiến và Đại sứ Mỹ Michael Michalak đã đại diện cho Chính phủ hai nước ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/03/3BA1A412/
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này