1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1

     
    Ai biết tin này kiểm chứng dùm nào
    Mỹ bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam thông qua Nga ?
    California (Tin đặc biệt của VietPress USA - Hạnh Dương ghi): Trong lúc cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình suốt ngày hôm thứ Năm 25-3-2010 để chống lại việc Cộng Sản Việt Nam (CSVN) khai trương Tổng Lãnh Sự tại thành phố Houston, Texas; thì chiều Thứ Sáu 26-3-2010, một nguồn tin thẩm quyền thân cận Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiết lộ miễn nêu tên đã cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ tiếp Thủ Tướng CSVN *************** đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào tháng giữa tháng 4/2010 sắp tới đây.
    Nguồn tin nầy nói rằng, mới đây hôm 05-3-2010, TT Barack Obama nhân đề cập đến ngày kỷ niệm 40 năm Thỏa Hiệp Ngưng Phát Triển Vũ Khí Nguyên Tử đã được ký kết dưới thời chiến tranh lạnh (Cold War), đã nhấn mạnh rằng ?osự đe đọa của một cuộc chiến tranh toàn cầu về vũ khí nguyên tử đã qua, nhưng mối nguy hiểm của việc phát triển nguyên tử vẫn còn kéo dài, đang tạo ra các cuộc thương thuyết về hạn chế vũ khí nguyên tử thật quan trọng hơn bao giờ hết: Theo đó các quốc gia có vũ khí nguyên tử tiến dần đến giải giới, còn các quốc gia không có nguyên tử phải từ bỏ ý định đó, và mọi quốc gia có ?oquyền không chuyển nhượng? năng lượng nguyên tử phục vụ hòa bình. Mỗi lãnh vực trong 3 vấn đề trụ cột là - Giải giới, không phát triển và sử dụng nguyên tử trong mục tiêu hòa bình - là quan điểm chính yếu mà tôi đã chỉ rõ tại Hội nghị Prague về chấm dứt phát triển vũ khí nguyên tử và tạo dựng một thế giới không hạch nhân?. (Xem Link:http://www.whitehou se.gov/the- press-office/ statement- president- obama-40th- anniversary- nuclear-nonproli feration- treaty ).
    Với chủ trương nầy, TT Barack Obama đã cùng với chính phủ Nga hoàn tất thảo luận việc sẽ ký kết một Thỏa Ước gọi tên là ?oStrategic Arms Reduction Treaty? để thay thế START Treaty đã hết hạn hồi tháng 12/2009. Hiệp ước mới sẽ được ký kết tại thủ đô Prague của Cộng Hòa Czech là một thành viên của khối NATO, nhằm giảm bớt kho vũ khí nguyên tử của hai nước từ 2,200 đầu đạn nguyên tử xuống còn 1,500 đầu đạn mà thôi; và tới đây sẽ xem xét lại các tình trạng nguyên tử để cắt giảm phối trí lại, kể cả hạn chế trong việc sử dụng nguyên tử bảo vệ nội an. Hiệp ước mới cũng sẽ cấm đoán các vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử và tiến đến một Hiệp Định cấm sản xuất các nguyên liệu để chế vũ khí nguyên tử.
    TT Barack Obama quyết định triệu tập một Hội Nghị Quốc Tế về hạn chế vũ khí nguyên tử và đã gởi thư mời đến 40 quốc gia tham dự hội nghị nầy sẽ được tổ chức vào 12 đến 14 tháng 4/2010 sắp tới đây tại Hoa Thịnh Đốn. Theo tin tiết lộ miễn nêu tên từ Hoa Thịnh Đốn thì chỉ ít ngày sau khi Tòa Bạch Ốc gởi thư mời, Việt Nam là nước đầu tiên phúc đáp nhận lời mời và Hoa Kỳ đã hoan nghênh CSVN sẽ cử Thủ Tướng *************** tham dự hội nghị nầy.
    Nguồn tin nói rằng, đảng CSVN dự kiến cử một nhân vật cao cấp khác đại diện Việt Nam đến Hoa Thịnh Đốn họp Hội Nghị Thượng Đĩnh nầy, nhưng đã không được Hoa Kỳ hoan nghênh nên cuối cùng Hà Nội đã đề cử Thủ Tướng ***************.
    Việt Nam không có vũ khí nguyên tử, ngoại trừ một viện nghiên cứu nguyên tử tại Đà-Lạt đã có từ thời chế độ VNCH. Tuy nhiên vào giữa năm 2008, Quốc Hội CSVN đã biểu quyết thông qua một đạo luật cho phép xây dựng 2 nhà máy phát điện dùng năng lượng nguyên tử sẽ bắt đầu hoạt động vào khoảng năm 2014 tại xã Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận, và một nhà máy khác sẽ hoạt động vào năm 2020 tại tỉnh Lai Châu gần Trung Quốc. (Link:http://www.world- nuclear-news. org/NP-Vietnames e_congress_ approves_ nuclear_project- 2511097.html )
    Tuy nhiên những tiết lộ cho biết rằng, thực tế một phái đoàn cao cấp do Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN từ Hà Nội đã đến họp kín tại Hoa Kỳ để đề nghị mua vũ khí và tàu ngầm, phi cơ chiến đấu của Mỹ nhưng Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Nga cung cấp vì nại cớ Việt Nam vẫn còn bị lệnh cấm vận đối với các kỹ thuật công nghệ cao cấp. Do đó, lần nầy có thể sau khi Hoa Kỳ và Nga ký kết Hiệp Định ?oStrategic Arms Reduction Treaty? (SART) giảm bớt và tái bố trí vũ khí nguyên tử thì Việt Nam có thể sẽ là một nơi lựa chọn cho việc bố phòng nguyên tử, mà trước mắt là 6 chiếc tàu ngầm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vừa do Nga bán cho Việt Nam để phòng thủ Biển Đông.
    Tin nầy nói rằng, vừa qua Thứ Trưởng Quốc Phòng Nga đến Hà Nội để xem xét các nhu cầu về vũ khí cần thiết cung cấp thêm cho Việt Nam, và xem xét việc xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm nguyên tử mà Nga vừa bán cho Việt Nam và sắp chuyển giao. Tin tiết lộ nầy nói có 2 địa điểm sẽ được thiết lập cho căn cứ tàu ngầm của Việt Nam là tại Cam Ranh và tại Hải Phòng. Cam Ranh là căn cứ trước đây của Hải Quân Mỹ, nhưng sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam và VNCH rơi vào tay Bắc Việt thì Liên Bang Sô Viết (USSR) đã ký hợp đồng thuê hải cảng quân sự Cam Ranh 25 năm từ năm 1979 và biến Cam Ranh thành căn cứ Hải Quân Sô Viết lớn nhất ở ngoài lãnh thổ Liên Bang Sô Viết. Nhưng sau khi Liên Bang Sô-Viết tan rã dưới thời TT Ronald Wilson Reagan (1981-1989), nước Nga (Russia) tiếp nhận Cam Ranh nhưng đến sau đó Việt Nam đòi tiền thuê tăng lên US$200 Triệu Mỹ-Kim mỗi năm nên Nga đành rút lui từ ngày 02-5-2002. Hoa Kỳ đã có các thương thuyết sử dụng Cam Ranh, nhưng hiện nay sau khi Hoa Kỳ thu xếp với Nga bán tàu ngầm cho Việt Nam thì Nga sẽ lo việc lập căn cứ hải quân và tàu ngầm cho CSVN tại Cam Ranh.
    Tin cho hay rằng, để đến Hoa Kỳ tham dự Hội Nghị Thượng Đĩnh 40 quốc gia nguyên tử, Thủ Tướng CSVN *************** và phái đoàn sẽ sử dụng chuyên cơ là chiếc máy bay Boeing mới nhất 787 mà Vietnam Airlines vừa mua của Hoa Kỳ. Chiếc chuyên cơ nầy sẽ đáp xuống phi trường của căn cứ Không Quân Andrew Airforce Base của Mỹ cách thủ đô Hoa Thịnh Đốn lối 35 dặm. Khi chuyến chuyên cơ của Thủ Tướng *************** vào đến không phận của Hoa Kỳ từ Thái Bình Dương thì sẽ có một phi đội chiến đấu cơ siêu thanh của Không Lực Hoa Kỳ bay lên chào đón và hộ tống do NORAD (North American Aerospace Defense) đảm trách. Địa điểm cho chiếc chuyên cơ đậu và biện pháp bảo vệ, đoàn hộ tống và lực lượng an ninh Hoa Kỳ đều đã được sắp đặt.
    Nhân vật cho tin nói rằng, các nhân viên của Bộ Ngoại Giao và an ninh của CSVN đã đến Hoa Thịnh Đốn làm việc với Bộ Ngoại Giao và an ninh của Hoa Kỳ về chương trình nầy và tỏ ra lo ngại vấn đề người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ sẽ biểu tình. Tuy nhiên phía giới hữu trách Hoa Kỳ nói rằng ngành an ninh và vì danh dự cũng như trách nhiệm của Hoa Kỳ là bảo đảm các quốc khách đều được bảo vệ an toàn tuyệt đối; còn việc biểu tình là một nét đặc trưng của nền tự do và dân chủ của Hoa Kỳ mà ngay cả Tổng Thống Barack Obama cũng bị biểu tình.
    Có tất cả 40 nguyên thủ quốc gia về nguyên tử sẽ đến tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Tài Giảm Nguyên Tử do TT Barack Obama triệu tập, trong đó có cả Tổng Thống Nga là ôngDmitry Anatolyevich Medvedev. Tin phía ngoại giao tại Hoa Thịnh Đốn cho hay rằng bên lề hội nghị nầy, có phần chắc rằng Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Thống Nga Medvedev sẽ có một cuộc họp chung với Thủ Tướng *************** về tình hình Biển Đông và an ninh khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Có vẽ như phe thân Trung Quốc trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN không thích việc Thủ Tướng *************** đến dự Hội Nghị Thượng Đĩnh về nguyên tử tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng vừa qua Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đến Hà Nội đã có dịp giải thích trước rằng nếu Việt Nam thực tâm muốn Mỹ và Nga bảo vệ trước nạn bá quyền lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc xâm lược thì nên để Thủ Tướng *************** đến Hoa Kỳ dự họp theo mong muốn của Mỹ và Nga cũng như các cường quốc nguyên tử Âu Châu.
    Ngày 10-7-2004, ký giả Hạnh Dương có viết một bản tin đăng trên nhật báo Việt Báo (Link:http://www.vietbao. com/?ppid= 45&pid=4&nid=3287) tường thuật rằng Hoa Kỳ cho CSVN đặt Tổng Lãnh Sự tại Houston và Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam đối đầu với Trung Cộng trên Biển Đông, cũng như sẽ lập căn cứ tàu ngầm tại Cam Ranh. Lúc đó nhiều nhân vật cộng đồng và nhiều báo chí, truyền thông gốc Việt tại Hoa Kỳ đã cho rằng ký giả Hạnh Dương bịa đặt tin tức và loan tin có lợi cho CSVN. Thế nhưng ngày 24-6-2008 thì lần đầu tiên Thủ Tướng *************** chính thức đến Hoa Kỳ theo lời mời của TT George W. Bush và ông đã đến Houston cùng với Đại sứ CSVN Lê Công Phụng để công bố CSVN mở Tổng Lãnh Sự tại Houston (Link: http://www.u***po. org/index. html ). Đúng 5 năm 8 tháng 15 ngày sau khi bản tin của ký giả Hạnh Dương loan tải, thì thực tế là ngày Thứ Năm 25-3-2010 vừa qua, Tổng Lãnh Sự CSVN tại Houston đã chính thức mở cửa và đã bị Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt mang Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ đến biểu tình chống đối. Trong khi theo một tin khác cho hay cũng đã có trên 1,000 người Mỹ gốc Việt tại Texas và vùng phụ cận đến xin cấp Visa hay các thủ tục có liên quan với Việt Nam. Tin cho biết hiện có trên 250 công ty tại địa phương Texas đang có hoạt động thương mại hay đầu tư tại Việt Nam.
    Lần nầy Thủ Tướng CSVN *************** lại đến Hoa Thịnh Đốn dự Hội Nghị Thượng Đĩnh về cắt giảm vũ khí nguyên tử do TT Barack Obama triệu tập. Như vậy Thủ Tướng *************** là vị nguyên thủ nước ngoài đặc biệt đến Hoa Kỳ 2 lần liên tiếp do 2 vị Tổng Thống Mỹ khác nhau tiếp đón. Tuy nhiên lần nầy theo tin cho biết, Thủ Tướng CSVN *************** được Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng Thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev và một số thủ lãnh các quốc gia nguyên tử Âu Châu tín nhiệm trong việc hợp tác phòng thủ Biển Đông và ổn định khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Không biết rằng liệu các hỗ trợ nầy có ảnh hưởng tích cực gì cho vai trò của Thủ Tướng *************** trong kỳ Đại Hội Đảng CSVN sắp tới hay không? (Hạnh Dương - VietPressUSA@ yahoo.com ).
    HANH DUONG
    VietPress USA
    Cell. 408-591-6574
    Cell. 714-602-1535
    VietPressUSA@ yahoo.com
    _____________________________________________
    Oài! Mới chậm chân đọc bài này có mấy tiếng đồng hồ mà đã bao nhiêu người vào chặt, chém, đập... roài
    Đọc tít và lướt qua một cái thấy choáng Xem kỹ , càng xem càng mắc cừi wá Đúng là lá cải chỉ hù cơ số người "ở bển" bị bịt mắt, đói thông tin thoai. Đọc cái vàng vàng trên cùng là bít nguồn trên qưan trọng như thế nào roài. Vàng 2,3: Ơ thế CSVN giống cái xác chết VNCH từ khi nào ấy nhẩy mà vừa được Mỹ mời lại vừa được Mỹ chỉ định người đi "họp" thía. Vàng 4: À! hoá ra là thế! Vịt nhà mình đáng nhẽ ko mua tàu ngầm với máy bay của Nga đâu, đáng nhẽ lạy lục cầu xin mua đồ của Mẽo kia, nhưng Mẽo nó quân tử không thèm lách luật - cái lệnh cấm vận vũ khí ý, nên nhường vụ này cho Ngố, Ngố mới có cửa bán cho VN, công nhận thằng Mẽo nó thảo thật. Vàng 5: Quả này thằng Tàu khựa chết với Việt nam nhà mình zoài!, Nga - Mỹ bắt tay nhau đặt căn cứ hột nhơn trên đất Vịt, ngư dân nhà mình cứ gọi nà thoả con gà mái ra khơi sợ gi bố con thằng Ngư Chính nào, nó chơi đã có anh em 6 thèng Kilo mang "phóng lợn" bảo kê. Trên bờ, nhà nào có đất có vườn đừng có nghe "cò" bùi tai mà bán vội, đợi thời gian nữa Mẽo nó vào lấy xây căn cứ đền bù hẳn bằng USD chứ ko thèm trả bằng tiền Việt, giàu to.... Vàng 6,7: À! hoá ra thèng Mẽo nó ko những sui thèng Ngố bán vũ khí cho VN mà còn sui bán cả tàu ngầm nguyên tử nữa kia đấy, Mẽo tốt thật! Hoan hô Mẽo!! Vàng 8: Vịt mình giàu thật có cả chuyên cơ cho nguyên thủ nữa cơ đấy! Ủa, mà mua khi nào dzậy ta? Vàng 9, 10: Các cao thủ và các pro Nga - Mỹ trên này bắt tay nhau đi, yên tâm rùi nhá! Từ giờ Vịt mình có cả 02 thèng bảo kê khỏi phải lăn tăn này nọ, huynh đệ tương tàn, lấy đá ném nhau...
    Kàng đọc...Kàng vãi hàng!
     

    được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 08:11 ngày 31/03/2010
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Theo ngài đại sứ với thỏa thuận này sẽ là "bước tiến quan trọng " trong việc thúc đẩy các mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân và sự phát triển năng lượng nguyên tử tại Việt Nam với mục đích hòa bình. Michael cũng cho biết thêm rằng Thủ tướng *************** sẽ có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân được tổ chức tại Washington vào tháng tư tới theo lời mời của Tổng thống Obama.

    Với ký kết thỏa thuận song phương này sẽ là một bước nữa để chính quyền Obama thiết lập mối quan hệ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. http://ttvnol.com/forum/quansu/1204144/trang-31.ttvn#16305794
  3. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Chúng ta đã chắc chắn 6 chiếc tàu ngầm mới mua đều là Kilo ???
  4. claymore

    claymore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    973
    Đã được thích:
    1
    cái này tuy không nói về ViêtNam nhưng cũng có ảnh hưởng 1 phần đến Việt Nam :
    Mỹ dùng Lào kiềm chế Trung Quốc
    ,
    Cuộc họp cấp cao giữa các nhà ngoại giao Mỹ và Ủy ban sông Mekong (MRC) tại Lào được tổ chức ngày 4 và 5/4 tới giữa lúc những hoài nghi đối với việc quản lý vùng thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc đang gia tăng, khi những tuần gần đây, nước sông ở hạ nguồn cứ ngày một cạn dần.
    Cuộc trao đổi này được coi là đề nghị gần đây nhất trong nỗ lực mới của Mỹ nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc ở khu vực và cũng là để "đánh bóng" hình ảnh Mỹ tại một đất nước, nơi vì các nguyên do lịch sử mà vẫn là một kẻ "thấp bé". Trong khi đó, Trung Quốc láng giềng mới đây đã có những bước xâm nhập sâu sắc qua các sáng kiến thương mại, viện trợ và đầu tư.
    Với vị trí địa chiến lược ngày càng quan trọng trong khu vực, Lào đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cường quốc. Ảnh: Bugbog.com

    Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã lưu lại hai ngày tại Viêng Chăn trong chuyến công du châu Á "dài hơi". Campbell đã gặp gỡ Thứ trưởng Ngoại giao Lào Phongsavath Boupha, có cuộc gặp xã giao với Bộ trưởng Ngoại giao Thongloun Sisoulith và tới dự cuộc đối thoại song phương toàn diện Mỹ - Lào.
    Mặc dù không có nhiều thông tin công khai về các cuộc gặp, nhưng Campbell nói tại quốc hội trước chuyến đi rằng ông muốn thảo luận về vấn đề cải thiện mối quan hệ song phương.
    Campbell là nhà ngoại giao cấp cao Mỹ đáng chú ý tham gia vào cuộc đối thoại toàn diện Mỹ - Lào, nhằm cải thiện quan hệ thông qua thảo luận những mục tiêu chính sách khu vực và toàn cầu chung, cũng như các vấn đề song phương. Các trợ lý ngoại giao Mỹ đã tham dự những cuộc họp như thế vào tháng 10/2006 và tháng 1/2008.
    Khi trả lời các câu hỏi về mối quan tâm của Mỹ ở Lào, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu với tờ Asia Times Online như sau: "Chúng tôi cam kết tham gia ở cấp cao vào đất nước Lào" và rằng sự gắn kết lớn hơn "là một phần trong nỗ lực rộng hơn nhằm khẳng định cam kết của chúng tôi tại Đông Nam Á, trong đó có các chương trình cải cách như Sáng kiến Hạ vùng sông Mekong".
    Sáng kiến mới ra đời được 8 tháng đó có thể là tâm điểm của các cuộc đàm phán khi Cambell gặp gỡ các quan chức MRC, một tổ chức liên chính phủ củng cố, phối hợp quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong. Sáng kiến hạ vùng sông Mekong được Mỹ đưa ra, trong nỗ lực hợp tác với Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, tại các cuộc gặp bên lề Diễn đàn ASEAN ở Thái Lan hồi tháng 7/2009. Mỹ cho tới nay đã cam kết chi 7 triệu USD cho các chương trình môi trường tại hạ vùng Mekong.
    Theo tuyên bố của bộ Ngoại giao Mỹ, chương trình này củng cố hợp tác trên các vấn đề quan trọng của khu vực và tập trung vào môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Tuyên bố cũng khái quát các thành tố đẩy mạnh quản lý nguồn nước, trong đó bao gồm quan hệ đối tác giữa MRC và Ủy ban sông Mississippi, bảo vệ rừng, đối tác khoa học và phát triển các chương trình năng lượng sạch.
    Có vẻ sáng kiến này vẫn mới ở giai đoạn tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác, tuy nhiên, nó có thể cho phép Mỹ bám đuổi Trung Quốc trên vấn đề quan trọng của khu vực mà Mỹ bị cho là lơ là trong những năm gần đây. Đây có thể là bước đi hợp lý của Mỹ tại một đất nước ngày càng có tầm quan trọng chiến lược trong khu vực và lại có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc.
    Trước chuyến công du châu Á, Campbell nói với Ủy ban đối ngoại quốc hội, "khu vực châu Á Thái Bình Dương có tầm quan trọng sống còn và lâu dài đối với Mỹ và rõ ràng những nước trong khu vực muốn Mỹ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ và tích cực. Chính sách của chúng ta sẽ đảm bảo rằng Mỹ hành động như một ?Tcường quốc địa phương?T, không chỉ là một vị khách, bởi vì những gì diễn ra trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của chúng ta".
    Quá ít viện trợ
    Tại Lào, ảnh hưởng của Mỹ rất yếu ớt. Báo cáo của Vụ khảo cứu quốc hội Hoa Kỳ (CRS) về quan hệ Mỹ - Lào công bố hồi tháng 1 nhận định: "Mỹ cung cấp tương đối ít viện trợ nước ngoài cho Lào". Năm 2009, Mỹ chỉ cấp 5 triệu USD viện trợ cho Viêng Chăn, và theo Kế hoạch Ngân sách quốc hội cho viện trợ nước ngoài, năm nay, Mỹ sẽ chỉ cấp nhiều nhất 5,15 triệu USD. SRS nhấn mạnh rằng con số đó thấp hơn nhiều so với mức 65 triệu USD cấp cho Campuchia năm 2009.
    Ngân sách này được dàn mỏng khắp các chương trình, từ hoạt động chống ma túy, các chương trình cải thiện năng lực thương mại, phòng chống và điều trị HIV/AIDS đến giáo dục và đào tạo quân sự.
    Chương trình hỗ trợ lớn nhất là tháo gỡ bom mìn sau chiến tranh. Theo một quan chức Ngoại giao Mỹ, 3,25 triệu USD được gửi tới Lào trong chương trình này. Trong khi Mỹ coi chương trình, như đã được ghi nhận trong Kế hoạch Ngân sách quốc hội cho viện trợ nước ngoài, là nhằm thúc đẩy "các mục tiêu nhân đạo và kinh tế" và tạo "môi trường hợp tác củng cố các mục tiêu chính sách khác", thì nhiều người Lào lại coi chương trình đó là hành động nhận trách nhiệm muộn màng của Mỹ trong việc dọn sạch những gì đã gây ra.
    Cùng lúc đó, Mỹ cũng can dự vào Lào về mặt kinh tế thông qua mở rộng hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng thực thi các thỏa thuận thương mại và hiện đại hóa khung pháp lý và quy định. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cơ quan viện trợ của chính phủ, đang tạo thuận lợi cho một chương trình cải cách thương mại nhằm cải thiện khả năng tham gia Tổ chức Thương mại quốc tế của Lào, thực thi thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Lào và tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến thành lập vào năm 2015.
    Ngân sách 2010 coi các sáng kiến này "là hành động quan trọng nhất mà chính phủ Mỹ có thể làm hiện nay để tác động tới hướng chính sách tương lai của Lào". Thương mại và đầu tư của Mỹ vào Lào nhỏ hơn so với Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, với các con số lần lượt là 8,5%, 15%, và 35% tổng giá trị thương mại của Lào. Thương mại của Mỹ với Lào dù đã tăng gấp 4 lần lên 60 triệu USD năm 2000 từ mức 15 triệu USD năm 2006, trong đó đứng đầu là hàng may mặc xuất khẩu, nhưng Mỹ là vẫn đối tác thương mại lớn thứ 7 của Lào.
    Để tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại, Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 6 đã loại Lào và Campuchia ra khỏi danh sách đen cấm ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ tài trợ cho những công ty Mỹ tìm kiếm làm ăn tại Lào. Việc Lào cam kết mở cửa thị trường được Mỹ hết sức tuyên dương, coi đó là sự thay đổi chính sách hợp lý. Khi Lào không còn nằm trong danh sách đen về thương mại, điều này có thể khuyến khích các công ty Mỹ đầu tư vào Lào, nhưng đầu tư sẽ ít có khả năng tăng sớm tới mức bằng với các nhà đầu tư chính của Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc.
    Các chương trình của Mỹ tại Lào cũng khiêm tốn hơn so với những nỗ lực viện trợ của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. USAID và các cơ quan khác của Mỹ, trong đó có Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Y tế và Xã hội liên bang, Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao, tất cả đều có các chương trình tại khắp nước này. Các chương trình của USAID bao gồm tạo việc làm khác cho nông dân trồng cần sa trước đây, hỗ trợ cải thiện cuộc sống cho nạn nhân bom mìn, thúc đẩy bảo vệ môi trường...
    Tuy nhiên, nhiều chương trình ở khu vực vùng sâu, vùng xa hiếm khi được người Lào nhìn nhận hay đánh giá cao. Hơn thế nữa, USAID vẫn gặp khó khăn vì vấn đề hình ảnh tại Lào, nơi một số thành viên chính phủ và đại bộ phận dân chúng vẫn tin rằng USAID có chức năng làm vỏ bọc cho hoạt động và việc thu thập thông tin của cơ quan tình báo Mỹ (CIA). Những quan điểm này được duy trì từ những năm 1960 và 1970, khi phần lớn "cuộc chiến bí mật" của Mỹ tại Lào thông qua CIA, mà các nhân viên này được cho là nhân danh USAID.
    Mỹ cũng có động thái mở rộng quan hệ quân sự với Lào. Sau cuộc trao đổi tùy viên quốc phòng đầu tiên trong 30 năm qua vào năm 2008, Mỹ đã mở văn phòng tùy viên quốc phòng hồi tháng 12 tại đại sứ quán ở Viêng Chăn. Mỹ cũng dạy tiếng Anh và kỹ thuật quân sự cho lính Lào thông qua chương trình đào tạo và giáo dục quân sự quốc tế (IMET) và nhận đào tạo 8 nhân viên Lào tại Mỹ.
    Những mục tiêu địa chiến lược
    Viêng Chăn có vẻ sẽ chấp nhận lời đề nghị của Mỹ. Trong khi nhiều người Lào hài lòng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp với Trung Quốc và số lượng lớn hơn hàng hóa sẵn bán và tiền tệ thu được từ thương mại, thì mối quan ngại với Trung Quốc vẫn tồn tại. Đặc biệt, đây là quan điểm rằng số lượng lớn hơn người Trung Quốc tới sinh sống và làm việc tại Lào là mối đe dọa đích thực, đặc biệt là sau việc chính phủ Lào cho các công ty Trung Quốc thuê đất dài hạn và quy mô lớn.
    Các chính sách của Trung Quốc với Mekong cũng đáng lo lắng nếu xét tới việc các trung tâm dân cư chính của Lào chủ yếu tập trung dọc con sông. Mặc dù Trung Quốc cho rằng tình hình hiện nay là kết quả của hạn hán ở vùng tây nam, nhưng một số người không thấy thuyết phục và đổ lỗi cho việc xây dựng các đập quy mô lớn của Bắc Kinh trên thương nguồn Mekong. Lào và MRC ở thế yếu hơn khi đàm phán với Trung Quốc, nhưng liệu mối quan tâm lớn hơn của Mỹ theo dạng Sáng kiến hạ vùng sông Mekong có thể làm tăng thêm sức nặng cho các khiếu nại?
    Trung Quốc đã xâm nhập mạnh mẽ vào Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 do sự thay đổi chính sách nhấn mạnh viện trợ phát triển, ưu đãi kinh tế và trao đổi văn hóa hơn là quyền lực chiến lược cứng. Còn Mỹ ít nhất đã bỏ lỡ một số cơ hội khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ giai đoạn đó, Condoleezza Rice, đã không tham dự hai cuộc họp cấp cao ASEAN trong 3 năm.
    Đối lập với những cải thiện chậm chạp trong quan hệ giữa Lào với Mỹ, sự hiện diện của Trung Quốc trở nên mạnh mẽ sau giai đoạn quan hệ không tốt những năm 1970 và 1980. Bắc Kinh đã cấp những khoản viện trợ rộng rãi cho Lào sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998 và từ đó nổi lên trở thành nhà cung cấp viện trợ kinh tế chính cho Viêng Chăn qua các khoản trợ cấp, cho vay lãi suất thấp, đầu tư nước ngoài và hỗ trợ kỹ thuật.
    Báo cáo của CRS tháng 1/2010 khẳng định rằng Lào nhận được khoảng 400 triệu USD viện trợ song phương và đa phương mỗi năm. Tỷ lệ viện trợ của Trung Quốc khó có thể đánh giá vì các chương trình viện trợ đó về cơ bản bao gồm phạm vi các hoạt động rộng hơn nhiều những gì thường được coi là viện trợ phát triển nước ngoài. Khoản viện trợ này bao gồm cho vay hỗ trợ dài hạn và không lãi, trợ cấp, giảm nợ, các dự án công, phát triển năng lượng, đào tạo nông nghiệp, đầu tư với các điều khoản ưu đãi và xây dựng trường học, cơ sở y tế và cơ sở hạ tầng.
    Trung Quốc đã nhấn mạnh tạo hình ảnh tích cực ở Lào thông qua xây dựng các dự án cao cấp như tòa nhà văn hóa quốc gia của Viêng Chăn và Đại lộ trung Lan Xang, dẫn tới khu tưởng niệm Patouxy nổi tiếng.
    Một công ty Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng sân vận động chính cho SEA Games 2009 tổ chức tại Lào hồi tháng 12/2009, được tổ chức lần đầu tiên tại Viêng Chăn. Trung Quốc cũng đào tạo hàng trăm quan chức quân sự và chính phủ và cấp nhiều học bổng cho các sinh viên Lào có triển vọng du học tại các trường đại học của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thành lập các trường cung cấp giáo dục có trợ cấp cho người Lào muốn học tiếng Hoa.
    Viện trợ nước ngoài của Bắc Kinh cùng với cam kết không can thiệp, khác với những điều kiện thường được gắn kèm trong các khoản viện trợ của Mỹ và châu Âu, thường yêu cầu những tiến bộ ở những lĩnh vực như cải thiện nhân quyền và chống tham nhũng.
    Hôm trước chuyến thăm của Campbell tới Viêng Chăn, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra báo cáo nhân quyền năm 2009. Với Lào, trong khi chỉ ra nhân quyền đã cải thiện phần nào, báo cáo vẫn chỉ ra nhiều vấn đề tồn tại khác.
    Những nhận định tồn tại này khó có thể chấp nhận với người Lào, và sự tham dự của Mỹ vào Sáng kiến hạ lưu Mekong và các nỗ lực khác để đối trọng lại ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ có khả năng ít được ủng hộ hơn ở Lào. Trong khi Mỹ không thể sớm cạnh tranh từng đôla với sự viện trợ hào phóng của Trung Quốc, thì Mỹ cần có những nhận định hợp lý để giành thiện cảm và thiết lập nền tảng cạnh tranh ảnh hưởng ngoại giao một cách vững chắc hơn.
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/201003/My-dung-Lao-kiem-che-Trung-Quoc-901602/
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Oài! Mới chậm chân đọc bài này có mấy tiếng đồng hồ mà đã bao nhiêu người vào chặt, chém, đập... roài
    Đọc tít và lướt qua một cái thấy choáng Xem kỹ , càng xem càng mắc cừi wá Đúng là lá cải chỉ hù cơ số người "ở bển" bị bịt mắt, đói thông tin thoai. Đọc cái vàng vàng trên cùng là bít nguồn trên qưan trọng như thế nào roài. Vàng 2,3: Ơ thế CSVN giống cái xác chết VNCH từ khi nào ấy nhẩy mà vừa được Mỹ mời lại vừa được Mỹ chỉ định người đi "họp" thía. Vàng 4: À! hoá ra là thế! Vịt nhà mình đáng nhẽ ko mua tàu ngầm với máy bay của Nga đâu, đáng nhẽ lạy lục cầu xin mua đồ của Mẽo kia, nhưng Mẽo nó quân tử không thèm lách luật - cái lệnh cấm vận vũ khí ý, nên nhường vụ này cho Ngố, Ngố mới có cửa bán cho VN, công nhận thằng Mẽo nó thảo thật. Vàng 5: Quả này thằng Tàu khựa chết với Việt nam nhà mình zoài!, Nga - Mỹ bắt tay nhau đặt căn cứ hột nhơn trên đất Vịt, ngư dân nhà mình cứ gọi nà thoả con gà mái ra khơi sợ gi bố con thằng Ngư Chính nào, nó chơi đã có anh em 6 thèng Kilo mang "phóng lợn" bảo kê. Trên bờ, nhà nào có đất có vườn đừng có nghe "cò" bùi tai mà bán vội, đợi thời gian nữa Mẽo nó vào lấy xây căn cứ đền bù hẳn bằng USD chứ ko thèm trả bằng tiền Việt, giàu to.... Vàng 6,7: À! hoá ra thèng Mẽo nó ko những sui thèng Ngố bán vũ khí cho VN mà còn sui bán cả tàu ngầm nguyên tử nữa kia đấy, Mẽo tốt thật! Hoan hô Mẽo!! Vàng 8: Vịt mình giàu thật có cả chuyên cơ cho nguyên thủ nữa cơ đấy! Ủa, mà mua khi nào dzậy ta? Vàng 9, 10: Các cao thủ và các pro Nga - Mỹ trên này bắt tay nhau đi, yên tâm rùi nhá! Từ giờ Vịt mình có cả 02 thèng bảo kê khỏi phải lăn tăn này nọ, huynh đệ tương tàn, lấy đá ném nhau...
    Kàng đọc...Kàng vãi hàng!
    ---------------------------------
    -------------------------------------
    Dám hỏi bác tuổi gì mà dám phê bình và bác bỏ cái tin đó. tôi nghĩ bác qua chơi với bọn teen bên HSO thì hợp hơn,
  6. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Các bạn cũng nên hiểu một chút là báo giới người Việt tại HK thường phải viết theo hướng trung dung dưới nhiều áp lực. Rất ít người có tiếng nói mà chúng ta đọc dễ chịu hơn, Đó là điều cần thông cảm. Quan trọng là ta đọc và lựa chọn thông tin cần quan tâm"Và bao nhiêu % trong đó) thôi!
  7. Walkers

    Walkers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    Đọc các bài báo của các bác ở bển mà thấy ngộ nghĩnh quá
  8. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Dạ thưa bác! Nhà bác hỏi thì nhà em cũng xin giả nhời ạ! Em tuổi dzề cũng ko quan trọng lắm đâu ạ, dzưng mà chắc chắn một điều rằng thì là mà nhà em ko được diễm phúc cầm tinh con @! Nhìn cái chữ ký của bác mà em thấy tiếc quá!, chắc chẳng có cơ hội gia nhập cái tổ chức mà nhà bác làm Giám đốc để được bảo vệ quyền lợi òi!.... Bác ơi! thế theo nhà bác, nhà em phải tin vào mấy cái vàng vàng đấy thì mới đủ tuổi vào đây chơi ạ? ...Nhà em té sang HSO chơi với lũ tuổi teen đây!!!
    Được dungma71 sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 31/03/2010
  9. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Nói thật với bác, quan điểm chính nhất của họ là "làm tiền", nên việc cắt dán, mổ xẻ thông tin chỉ toàn là chống (+) mà thôi, chẳng cần biết tốt, xấu, thật giả. Do đó, cái thông tin cần qua tâm trong các bài báo ấy thường là 0% .
    @bác Dungma71, cái "chuyên cơ" ấy mà mua được thì VN đúng là trùm... vì hiện giờ 787 mới có 1 chiếc duy nhất và hiện được đang thử nghiệm, trễ lên trễ xuống
  10. hanoiqueanh

    hanoiqueanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Người Nga hay Người Mỹ thì chẳng có ai hỗ trợ free hay vô điều kiện khi giúp VN. cái gì cũng phải có lợi cho họ thì họ mới làm. các bác nhiều khi bảo thủ quá, ở đâu cũng có TT này kia, nhưng không phải là tin tức bậy bạ, các bác nên nhớ là người VN ở hải ngoại họ hiẻu biết rất nhiều, không phải là cứ nói bậy nói bạ là họ tin và nghe đâu. họ có thông tin đa chiều mà, mấy cái thông tin là họ đi biểu tình chống ( + ) toàn là thành phần bất hảo là sai hoàn toàn, có những cuộc biểu tình có tới vài chục ngàn người đó. có ông chủ tịch nc nhà ta cũng phải đi cổng sau mà vào vì không thể vào bằng cửa chính được.
    VN chỉ có thông tin 1 chiều mà thôi. toàn là mầu hồng. nhiều khi tôi thấy mấy bác trong này tự tin thái quá về tiềm lực quân sự của VN . mấy cái vũ khí của VN đến 80% là hàng cổ lỗ sỹ, với vũ khí công nghê cao hiện giờ nó chỉ là hổ giấy mà thôi. tuy nhiên Tầu cộng muốn thắng VN cũng phải trả giá rất đắt.
    lòng yêu nước là vô hạn ai cũng biết là vậy, nhưng khi chiến tranh sảy ra thì phải nói đến hỏa lực , thời chiến tranh chống mỹ cứu nước, ta có lòng dân , có liên xô và tàu cộng viện trợ vũ khí tối đa. với lại công nghệ vũ khí thời đó còn rất thô sơ nếu so với bây giờ.
    nên nhờ có rừng núi và dân chúng che trở. giờ thì rừng cũng chẳng còn, lòng dân đã mất núi cũng chẳng ăn thua gì với mấy trái bom khoan sâu xuống đất
    khi xưa đói khổ quá và tuyên truyền quá nên ai cũng tin vào ngày mai tươi sáng. giờ đám trẻ sướng quá ăn chơi tối ngày. không biết cái đói khổ là gì . khi đạn nổ bom rơi chắc là té đái té *** mà chạy.
    nhất là đám con ông cháu cha thời nay, bình thường thì cậy quyền cậy thế GD làm càn làm bậy , khi có chiến sự GĐ chúgn cho ra hết nc ngoài lánh nạn. còn đám dân đen ở lại ra tiền tuyến là bia đỡ đạn.
    vài lời viết cho các bạn thấy là nên nhìn và nghe từ 2 phía đừng bao giờ nghe 1 phía. CSCN và TBCN thì cũng có cái hay cái dỡ, không có gì là hoàn hảo hết. nhưng chủ nghĩa nào được đa số ủng hộ thì đã rõ rồi đúng không nào. chúc vui
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này