1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 26/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhs

    nhs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Chương trình tuần trước thấy nói về S300 và rada, tối qua thì đề cập đến hải quân, kilo. Nó phát nhiều hình ảnh về quân đội VN, mời chuyên gia phân tích, nghe giọng điệu khá hiếu chiến.
  2. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Công nghệ nào cho điện hạt nhân Ninh Thuận?
    SGTT - Ngày 25.11.2009, Quốc hội đã chính thức thông qua chủ trương xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Mỗi nhà máy sẽ có hai lò phản ứng, mỗi lò công suất 1.000MW với khả năng sẽ phát triển lên 4.000MW. Tuy nhiên đây chỉ là quyết định nguyên tắc, còn những vấn đề cụ thể về đào tạo nhân lực, nguồn vốn, chọn lựa công nghệ và chọn lựa đối tác xây dựng và vận hành những nhà máy vẫn còn bỏ ngỏ.
    Chúng tôi đã nêu những vấn đề nhân lực cần giải quyết trong một bài trước (Sài Gòn Tiếp Thị ngày 7.12.2009). Trong bài này xin bàn về công nghệ và những đối tác sẽ xây và vận hành nhà máy tương lai.
    Không phải công nghệ nào cũng như nhau
    Năng lượng điện hạt nhân ảnh hưởng đến môi trường tùy cách xử lý mỗi khâu của chuỗi nhiên liệu (Trong ảnh: một nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng tại tổ hợp hạt nhân lớn nhất Hàn Quốc ở Gori, một thành phố ven biển). Ảnh: AFP
    Trong uranium tự nhiên, tỷ số hạt nhân U-238 quá cao nên sau mỗi phản ứng phân hạch hạt nhân U-235, quá nhiều neutron thế hệ hai bị hấp thụ và trung bình còn quá ít neutron để duy trì dây chuyền phản ứng. Để giải quyết vấn đề đó, có năm công nghệ chính thể hiện bằng năm loại lò phản ứng: UNGG (Unranium Naturel Graphite Gaz) của Pháp, CANDU (Canadian Deuterium Uranium) của Canada, RBMK (Reaktor Bolshoy Moshchnosti Kanalniy, lò phản ứng công suất lớn có ống chịu tải) của Liên Xô cũ, BWR (Boiled Water Reactor, lò phản ứng nước sôi) và PWR (Pressurized Water Reactor, lò phản ứng nước nén). UNGG, CANDU, PWR, BWR hay RBMK là những công nghệ khác nhau vì nguyên tắc vật lý để thiết kế, xây dựng và vận hành khác nhau. Mỗi hãng cũng dùng ký hiệu riêng làm thương hiệu, tỷ dụ EPR là thương hiệu lò phản ứng loại PWR của hãng Pháp Areva có nghĩa là European Pressurized Reactor (lò phản ứng nước nén âu châu). Những nhà máy UNGG và CANDU rất an toàn và chạy bằng uranium tự nhiên nên chi phí điều hành thấp. Nhưng những nhà máy này cần vốn đầu tư cao. Một nhà máy có đời sống kỹ thuật 40 năm, phải hoạt động trong hơn một chục năm mới hoàn lại được năng lượng bỏ ra để xây ra nó!
    Sau khi xây vài nhà máy UNGG, Pháp ngưng không xây tiếp nữa và chuyển sang công nghệ lò phản ứng nước nhẹ. Canada chỉ xuất khẩu vài nhà máy rồi ngưng vì loại lò phản ứng này cho phép lén lút rút một vài thanh nhiên liệu để xử lý lấy plutonium chế tạo vũ khí hạt nhân. Những nhà máy RBMK bây giờ chạy cầm chừng cho hết đời sống kỹ thuật vì ba lý do: lò phản ứng chạy không ổn định, loại lò phản ứng này cũng cho phép lén lút rút một vài ống nhiên liệu để xử lý lấy plutonium và lò phản ứng bị tai nạn ở Tchernobyl là loại lò này. Những lò phản ứng loại PWR và BWR có mật độ công suất lớn nhất và được coi là an toàn nhất. Những lò này chạy bằng uranium đã được làm giàu. Lò loại PWR có ba vỏ cách ly uranium nên được coi là an toàn hơn lò BWR chỉ có hai vỏ. Rút cục bây giờ người ta chỉ xây những nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ PWR thôi.
    Về chiến lược công nghệ, người ta phân biệt ba giai đoạn khai triển: thế hệ một khi tiềm năng công nghệ mới được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm; thế hệ hai khi có những nguyên mẫu được chế tạo hay xây dựng để thử nghiệm và xác định những thông số kỹ thuật, kinh tế; và thế hệ ba khi đã có một thị trường toàn cầu với những kiểu mẫu được tiêu chuẩn hoá và tối ưu hoá để đưa vào sản xuất hay xây dựng một cách công nghiệp. Trên nguyên tắc, một công nghệ không có thế hệ bốn. Nhiều khi người ta gọi nội bộ thế hệ bốn một công nghệ mới đang được khai triển để thay thế công nghệ đang thịnh hành. Tỷ dụ, trong ngành năng lượng hạt nhân, người ta gọi Generation 4 (thế hệ 4) nhóm 12 cường quốc đang hiệp sức để nghiên cứu sáu loại lò phản ứng để sau này sẽ chọn loại lò tận dụng tất cả những hạt nhân U-235 cũng như U-238 của uranium tự nhiên. Bây giờ những lò phản ứng loại PWR đều thuộc thế hệ ba. Hãng Areva nói rằng lò phản ứng EPR của họ thuộc thế hệ bốn là chỉ huênh hoang thôi.
  3. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Hợp tác với ai?
    ?oĐối tác cung cấp nhà máy điện hạt nhân đầu tiên phải là đối tác sẵn sàng giúp chúng ta tiến tới độc lập về công nghệ năng lượng hạt nhân vào năm 2035?
    Khi một công nghệ đã đi vào thế hệ ba thì những xí nghiệp cùng ngành có xu hướng sáp nhập để liên đới củng cố địa vị. Số những đối tác cung cấp công nghệ năng lượng hạt nhân bây giờ rất giới hạn. Mỗi nước chỉ có tối đa một xí nghiệp. Có khi xí nghiệp hai cường quốc khác nhau, tỷ dụ Westinghouse của Mỹ và Toshiba của Nhật, phải liên doanh để có thể cạnh tranh với những đối thủ khác.
    Năng lượng hạt nhân ảnh hưởng đến môi trường tùy cách xử lý mỗi khâu của chuỗi nhiên liệu. Ở khâu sản xuất năng lượng thì những lò phản ứng loại PWR của hãng nào cũng đều ảnh hưởng đến môi trường như nhau. Ngược lại độ an toàn của một lò phản ứng hạt nhân, dù theo công nghệ nào chăng nữa, thì tuỳ ở kết cấu hệ thống kiềm chế an toàn.
    Mỗi bên cung cấp nhà máy điện hạt nhân sẽ có hệ thống kiềm chế an toàn riêng của họ. Để đánh giá độ an toàn một lò phản ứng và những thiết bị phụ cận thì phải có kỹ sư tự động học chuyên về an toàn những hệ thống phức tạp.
    Giá thành toàn bộ một nhà máy gồm giá bán và kỳ hạn thanh toán tài chính những hạng mục nhà thầu chính cung cấp, những hạng mục các nhà thầu phụ cung cấp và những hạng mục tự mình cung cấp. Khi thương lượng với các đối tác chào hàng thì phải có kỹ sư về thiết kế xây dựng những cơ sở công nghiệp. Một nhà máy điện hạt nhân giá trị cả tỉ đôla Mỹ. Chúng tôi không biết nước ta bây giờ có bao nhiêu chuyên gia về thiết kế xây dựng công nghiệp. Nhưng, khi ôn lại diễn tiến của dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, chúng tôi e ngại về khả năng chúng ta sẽ bị ép giá.
    Giá thành chỉ là một yếu tố tuyển chọn đối tác cung cấp. Yếu tố quan trọng là an ninh nguồn cung cấp uranium đã được làm giàu và chuyển giao công nghệ. Về an ninh nguồn cung cấp uranium đã được làm giàu, chúng tôi đã có dịp đề nghị chúng ta xây trên lãnh thổ Việt Nam một nhà máy làm giàu uranium chung với các nước thuộc khối ASEAN và với sự giúp đỡ của IAEA (International Atomic Energy Agency ?" cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế). Nếu việc này khó có thể thực hiện được ngay trước mắt thì phải chọn đối tác cung cấp nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có thể bảo đảm nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân trong suốt đời sống kỹ thuật của nhà máy. Chúng tôi ước lượng, năm 2035, Việt Nam phải có 37 lò phản ứng hạt nhân, tổng cộng 46.000MW, để thoả mãn 70% nhu cầu điện của thời điểm đó. Để đạt số lượng đó, không những phải có đủ nhân lực chuyên môn mà còn phải độc lập về công nghệ năng lượng hạt nhân trên tất cả chuỗi xử lý nhiên liệu. Nếu không có chính sách để đạt mục tiêu đó thì nhà máy điện hạt nhân đầu tiên dự tính đưa vào hoạt động năm 2020 chỉ có công dụng thoả mãn tự ái những người được phân công đi động thổ và khánh thành nhà máy thôi: năm 2035 nhân loại vẫn có thể sản xuất điện với giá phải chăng bằng những công nghệ cổ điển. Vậy, đối tác cung cấp nhà máy điện hạt nhân đầu tiên phải là đối tác sẵn sàng giúp chúng ta tiến tới độc lập về công nghệ năng lượng hạt nhân vào năm 2035.
    Sớm muộn gì thì chúng ta cũng phải có nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm an ninh năng lượng. Ở trạng thái khoa học kỹ thuật hiện nay, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của chúng ta chỉ có thể là một nhà máy công nghệ PWR. Giá thành của nhà máy chỉ là một yếu tố quan trọng tuyển lựa đối tác giúp ta xây và vận hành nhà máy. Nhưng, với nhu cầu điện rất lớn, không những chúng ta phải có nhà máy, có đủ nhân lực, có nguồn nhiên liệu được bảo đảm mà lại còn phải độc lập về công nghệ năng lượng hạt nhân. Vì thế phải chọn đối tác nào sẽ giúp ta đạt được sự độc lập đó.
    Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn
    ------------------------------------------------
    http://www.sgtt.vn/Detail55.aspx?ColumnId=55&newsid=65400&fld=HTMG/2010/0406/65400
  4. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Điều tra khoa học ở Trường Sa và Hoàng Sa
    Sẽ hợp tác với các nước có thế mạnh cả về khoa học lẫn quan hệ quốc tế như Nga, Nhật, Mỹ?
    ?oThông qua các hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ ở những vùng biển có tranh chấp để tạo cơ sở khoa học cho việc đấu tranh khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển. Đặc biệt là đối với vùng thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?. Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo đề án Hợp tác quốc tế trong điều tra khảo sát khoa học trên thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì soạn thảo.
    Theo đó, vùng quần đảo Trường Sa là vùng biển nhạy cảm, hiện đang có tranh chấp. Vùng biển này sẽ có sự hợp tác đa phương, song phương với các nước xung quanh biển Đông, cùng với các nước có thế mạnh cả về khoa học lẫn quan hệ quốc tế như Nga, Nhật, Mỹ?
    Với vùng quần đảo Hoàng Sa, vùng biển này có rất ít số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. Đây cũng là nơi đang có tranh chấp và là vùng biển đặc biệt nhạy cảm. Vùng này khó có thể tiến hành điều tra, khảo sát hiện trường. Vì vậy, tại đây có thể tiến hành hợp tác dưới hình thức thu thập thông tin tư liệu ở trong nước, nước ngoài và sử dụng công nghệ viễn thám.
    Dự kiến Việt Nam sẽ hợp tác áp dụng công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc? để tìm kiếm, đánh giá triển vọng khoáng sản ở đáy biển và khoan thăm dò ở những vị trí có triển vọng trong vùng thềm lục địa đối với những khoáng sản có giá trị kinh tế cao như dầu khí?
    Được biết, hiện Việt Nam mới chỉ tập trung điều tra, nghiên cứu khoáng sản ở vùng biển nông ven bờ, vùng có độ sâu nhỏ hơn 100 m. Do đó, các khoáng sản vùng đáy biển thuộc thềm lục địa chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, kể cả đối với dầu khí.
    HOÀNG VÂN
    -----------------------------------
    http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.phapluattp.vn/Dieu-tra-khoa-hoc-o-Truong-Sa-va-Hoang-Sa/4098318.epi
  5. KAMAZTANK

    KAMAZTANK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    2
    bác này nhanh tay thật!. Thấy nguyên cả bài viết dài thế mà ko có một chữ TQ nào các bác nhỉ?. Chắc là bình phong thế thôi chứ chắc là khảo sát, xây dựng bản đồ đáy biển Đông để cho kilo sau này đây mà!
  6. HoaTuLonghp

    HoaTuLonghp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietnamplus.vn/Home/Thuc-day-hop-tac-quoc-phong-Viet-NamDan-Mach/20104/40672.vnplus
  7. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    hình như anh đan mạnh quốc phòng chỉ có mỗi máy bay thôi thì phải
  8. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ Việt Nam muốn đưa tranh chấp biển Đông lên bàn hội nghị ASEAN lần này mà cả Philippines cũng đang thúc giục Trung Quốc và các nước ASEAN khác thông qua việc cho phép các công ty tư nhân đầu tư thăm dò và khai thác khoáng sản ở khu vực Trường Sa.
    http://businessmirror.com.ph/index.php?option=com_content&view=article&id=23866:spratlys-issues-on-asean-agenda&catid=23:topnews&Itemid=58
  9. caubedungcam

    caubedungcam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Các Bộ trưởng ASEAN hôm nay đã kí một bộ qui tắc giải quyết xung đột lãnh thổ. Qui tắc này có thể áp dụng trong các tranh chấp vũ trang như giữa Cambodia và Thailand, đồng thời cũng có thể áp dụng nếu xảy ra tranh chấp ở biển Đông (tuy nhiên khả năng xung đột vũ trang giữa Philippines, Malaysia và Việt Nam ở biển Đông là rất thấp). Bộ qui tắc này đương nhiên không có sự tham gia của Trung Quốc.
    http://www.vietnam-about.com/forums/showthread.php/15-South-China-Sea-dispute-news?p=812
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    chúng ta đang thấy bước đi chủ động của VN: đoàn kết hợp tác với các nước ĐNÁ tăng thêm sức mạnh trong khối để làm nhiều việc có ích cho Cộng Đồng ASEAN và VN trước tham vọng của "nước lạ"
    các bác thấy sao?
    1.Việt Nam muốn hợp tác mạnh hơn với Philippines
    Tiếp Tổng thống Philippines Gloria Arroyo, Thủ tướng cho rằng hai nước đã hợp tác tốt trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư cũng phát triển tích cực
    Để hợp tác giữa hai nước ngày càng hiệu quả, Thủ tướng đề nghị hai bên sớm họp ủy ban hỗn hợp nhằm triển khai mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, sớm ký biên bản ghi nhớ hợp tác về quốc phòng, thủy sản, giáo dục-đào tạo, trong đó có hợp tác về tuần tra chung trên biển.
    Thủ tướng *************** khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng với Malaysia thảo luận với Philippines các vấn đề liên quan tới thềm lục địa giữa ba nước trên tinh thần láng giềng hữu nghị và hợp tác trong ASEAN...
    http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-muon-hop-tac-manh-hon-voi-Philippines/20104/40690.vnplus
    2.Thúc đẩy đầu tư, thương mại Việt Nam-Indonesia
    Thủ tướng *************** tiếp Tổng thống Indonesia:
    "...
    Thủ tướng đề nghị hai bên nỗ lực triển khai sớm ký thỏa thuận hợp tác về quốc phòng, trong đó có việc phối hợp tuần tra chung trên biển nhằm đảm bảo an ninh trật tự giữa hai nước, đồng thời đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước.."
    http://www.vietnamplus.vn/Home/Thuc-day-dau-tu-thuong-mai-Viet-NamIndonesia/20104/40715.vnplus
    3.Phát triển sâu rộng quan hệ Việt Nam-Malaysia
    Hội kiến với Thủ tướng Malaysia, Ngài Najib Bin Tun Abdul Razak :
    "...
    Thủ tướng *************** cho rằng quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, giáo dục-đào tạo, lao động? đang phát triển tốt đẹp..."
    http://www.vietnamplus.vn/Home/Phat-trien-sau-rong-quan-he-Viet-NamMalaysia/20104/40691.vnplus
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 08/04/2010
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này