1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam (phần 5)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thtcaymamtep, 25/06/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    1 Cao điểm mà có 3700 lính VN bị giết, bốc phét vừa thôi
  2. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam muốn Pháp tham gia hiện đại hóa quân đội
    Cập nhật lúc 22:32, Thứ Hai, 26/07/2010 (GMT+7)
    ,
    - Việt Nam đã đề nghị Pháp tham gia tích cực vào quá trình hiện đại hóa quân đội của mình, trong đó đề cập mua bán các thiết bị quân sự mà Pháp có thế mạnh như radar, đạn dược, máy bay trực thăng?- Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Hervé Morin cho hay chiều 26/7 tại Hà Nội.
    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thực hiện chuyến thăm Việt Nam một ngày (26/7) theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Đây là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đầu tiên kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
    Sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Hervé Morin đã gặp ************* ***************** và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
    Hợp tác hải quân
    Tại cuộc gặp gỡ báo chí trước khi rời Hà Nội, Bộ trưởng Hervé Morin cho hay trong các cuộc làm việc tại Hà Nội, Việt Nam đã đề nghị ?omạnh mẽ? mong muốn Pháp tham gia tích cực vào quá trình hiện đại hóa quân đội của mình, trong đó đề cập mua bán các thiết bị quân sự mà Pháp có thế mạnh như radar, đạn dược, máy bay trực thăng, một số trang thiết bị quân sự mặt đất, hợp tác trong các lĩnh vực hải quân, lục quân, không quân, đào tạo nghiên cứu thủy văn và đại dương, đào tạo sĩ quan Việt Nam?
    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Hervé Morin. Ảnh: Lê Anh Dũng
    ?oPháp đã được Việt Nam đề nghị một danh sách dài những yêu cầu. Chúng tôi hiểu rằng Việt Nam mong muốn trang bị hiện đại hóa quân đội từ nhiều nguồn khác nhau và Pháp sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn không chỉ dừng ở các hợp đồng mua bán trang thiết bị quân sự đơn thuần mà phát triển mối quan hệ đối tác sâu sắc, lâu dài, và trong cả lĩnh vực công nghiệp quốc phòng?, ông khẳng định với VietNamNet.
    Ông cho hay, thời gian gần đây, Việt Nam đã mua một số trang thiết bị quân sự của Pháp như thiết bị radar, máy bay trực thăng, máy bay vận tải?Một trong những hướng Việt Nam yêu cầu đó là phát triển quan hệ hợp tác để Việt Nam có được khí tài quân sự có trình độ công nghệ cao nhất.
    ?oPháp muốn xây dựng một khuôn khổ hợp tác mà trong đó có thể mang lại cho phía Việt Nam những hiểu biết sâu sắc của mình về thiết bị quân sự nhằm giúp Việt Nam triển khai tốt nhất chương trình trang bị thiết bị quân sự?, ông nói với báo giới.
    Bộ trưởng Pháp ngỏ ý sẽ có các cuộc làm việc ?oba bên? giữa đại diện Bộ quốc phòng hai nước với các doanh nghiệp về công nghệ quốc phòng của Pháp và Châu Âu. Pháp sẽ xác định nhà công nghiệp quốc phòng nào có thể tham gia và Việt Nam sẽ chỉ định những doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ quốc phòng của phía Pháp.
    Pháp cũng hy vọng không chỉ cung cấp các thiết bị quốc phòng đơn thuần theo hợp đồng thương mại cho phía Việt Nam mà kèm theo là gói chương trình đào tạo, huấn luyện, bảo trì?, tất cả các khâu trong quá trình sử dụng trang thiết bị quân sự do phía Việt Nam đặt hàng.
    Một trong những chương trình Pháp muốn sớm triển khai thời gian tới là tổ chức các lớp đào tạo của Pháp cho sĩ quan Việt Nam ở Việt Nam.
    Chia sẻ quan tâm chung về hòa bình, ổn định khu vực giữa hai nước, Bộ trưởng Pháp tin tưởng Việt Nam sẽ là cường quốc trong thế kỷ 21, là nước quan trọng trong việc đảm bảo ổn định, hòa bình trong khu vực.
    Một trong những hoạt động cuối trong lịch trình của Bộ trưởng Hervé Morin ở Việt Nam bị rút ngắn đó là chuyến thăm Điện Biên. Do vấn đề đột xuất, ông phải trở về nước.
    *
    Xuân Linh
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nhà bác SSX lạc hậu quá rồi
  4. doanhladen

    doanhladen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Truyền thông TQ bình luận về Biển Đông
    Truyền thông Trung Quốc tiếp tục có bài chỉ trích việc Mỹ tỏ ý muốn can dự sâu hơn vào tranh chấp các quần đảo ở Biển Đông.
    Tuần rồi ở Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố "ưu tiên ngoại giao hàng đầu" của Mỹ là giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
    Ngay sau đó, Bộ trươ?ng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tri? cảnh báo trên website bộ ngoại giao rằng tuyên bố của Mỹ là "tấn công" nhằm vào Trung Quốc va? ca?nh báo không nên quốc tế hóa chu? đê? na?y.
    Trong một bài bình luận vừa ra ngày hôm nay, hai cây bút của Tân Hoa Xã Wu Liming và Chen Yong bác bỏ chữ "đe dọa" mà bà Hillary Clinton sử dụng, và nói tình hình Biển Đông "vẫn yên bình" nhờ Tuyên bố Hành xử của các bên tại Biển Đông (DOC) ký năm 2002.
    Hai tác giả này viết: "Lịch sử liên tục chứng minh rằng sự can dự của một siêu cường tại các vùng tranh chấp thường là làm phức tạp tình hình và đem lại bi kịch cho các bên liên quan."
    "Các siêu cường thường áp dụng chiến lược "chia để trị". Họ khuấy động căng thẳng, tranh chấp và thậm chí xung đột, rồi bước chân vào như một nhà "trung gian hòa giải" hay "quan tòa" nhằm tối đa hóa quyền lợi riêng."
    Bấm Bài của Tân Hoa Xã viết tiếp rằng Washington đang "chơi trò cũ" ở Biển Đông để duy trì vùng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương.
    Bài này cáo buộc "quan chức, học giả và truyền thông Mỹ đang phóng đại "căng thẳng" ở Nam Hải, trong khi đa số các nước trong vùng tin rằng tình hình ở đó yên bình."
    Không may, một số nước quanh Nam Hải đang hoan nghênh chiến lược của Mỹ, và như thế tự nguyện rơi vào tay Washington.
    Bài của Tân Hoa Xã
    Hai cây bút của Trung Quốc nói thêm: "Không may, một số nước quanh Nam Hải đang hoan nghênh chiến lược của Mỹ, và như thế tự nguyện rơi vào tay Washington."
    "Những nước này có thể nuôi ảo tưởng về sự quốc tế hóa vấn đề Nam Hải và hy vọng sự tham gia của bên ngoài sẽ đáp ứng quyền lợi của họ."
    "Nhưng sự thật là tình hình hầu như chắc chắn sẽ đi ngược lại mong ước, và họ rồi sẽ thành quân cờ của một siêu cường."
    Bài báo mỉa mai trong khi vừa nói về Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích một số nước Asean về "nhân quyền" và "tự do báo chí".
    Theo họ, đây là ví dụ chứng tỏ "Washington luôn đặt quyền lợi riêng lên trên quyền lợi các nước Asean và lãnh đạo bất kỳ khi nào phải giúp đỡ các nước này."
    Hai tác giả khuyên "đàm phán song phương trực tiếp là cách tốt nhất giải quyết tranh chấp, và tìm kiếm sự tham gia của bên ngoài luôn sẽ thất bại".
    Họ kết luận các nước Á châu "nên chứng tỏ sự khôn ngoan trong giải quyết vấn đề thông qua tham vấn thân thiện trực tiếp, và nên cảnh giác kẻo bị làm quân cờ mở đường cho sự can dự của người ngoài."
    Trước đó, tờ báo tiếng Anh ở Bắc Kinh, Global Times, có Bấm bài xã luận nói việc duy trì và kích động căng thẳng khu vực là phương cách "đặc Mỹ" để duy trì sự hiện diện và can thiệp vào các khu vực có tranh chấp.
    Bài báo hôm 26/07 nhắc nhở các nước trong vùng rằng "ổn định khu vực sẽ khó duy trì nếu các nước liên quan cho phép mình bị kiềm chế bởi sự hướng dẫn chiến lược của Mỹ".
    Bài xã luận lạc quan rằng Trung Quốc và các quốc gia láng giềng "đã xây dựng cơ chế tham vấn để dàn xếp bất đồng ở vùng biển tranh chấp, và các kênh liên lạc để ngỏ. Dù xung đột thỉnh thoảng xuất hiện, nhưng người ta trông đợi chúng sẽ giảm dần khi có sự thông hiểu sâu sắc hơn".
    Global Times than phiền niềm tin tưởng giữa các nước đang bị đe dọa vì ý định can thiệp của Mỹ và "buộc các nước phải chọn giữa Trung Quốc và Mỹ".
    Theo bài báo, "xung đột quân sự sẽ đem lại kết cục xấu cho toàn bộ các nước trong vùng, nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ quyền lợi cốt yếu của mình bằng phương tiện quân sự".
    Global Times nói "để duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải, giải pháp ''gác lại bất hòa và cùng phát triển'' là lựa chọn duy nhất".
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/07/100727_china_media_reax.shtml
    Tàu khựa sắm thật nhiều đồ chơi nhằm răng đe cac nước nhỏ nhưng mẽo vừa có ý định nhúng tay vào thì lại la toán lên. mẽo đã đặt căng cứ QS bao quanh vùng biển của khựa từ nhật bản đến philipin bây giờ chốt ở phía nam khựa nữa kể như khựa tiêu đời .đúng là thằng côn đồ chỉ dám bắt nạt những nước nhỏ.
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    Thằng Tàu này đúng là to mồm sủa, nó bảo các nước phải tránh dẫn tới tình trạng Mỹ thao túng dẫn đầu làm bất ổn khu vực, và tránh là quân cờ cho Mỹ, nhưng các nước Asean cũng đâu phải là quân cờ của Tàu, tình trạng bất ổn hiện nay là do cái thói từ ngàn đời nay thích ăn bẩn cho bụng nó toàn Sán với Giun thôi thì lại chẳng bất ổn trong người
    Được lionking_arc sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 28/07/2010
  6. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    @all:
    Một bài hay, đọc sướng quá
    Mời các Bác ngó
    tks
  7. space613

    space613 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Nga bàn giao tàu ngầm lớp Kilo cho một khách hàng ?ogiấu tên?
    Báo mạng "Quân Đội Nhân Dân" đưa lại tin của ~ТАР-ТАСС (Hãng Thông Tấn Nga) cho biết: Ngày 27-7, xưởng đóng tàu Admiralty Shipyards vừa tiến hành buổi lễ bàn giao cho khách hàng nước ngoài giấu tên một tàu ngầm chạy điện-diesel thuộc dự án 636 (tên NATO - lớp Kilo).
    Ngày 27-7, xưởng đóng tàu Admiralty Shipyards vừa tiến hành buổi lễ bàn giao cho khách hàng nước ngoài giấu tên một tàu ngầm chạy điện-diesel thuộc dự án 636 (tên NATO - lớp Kilo). Có mặt tại buổi lễ bàn giao nói trên là đại diện của công ty Rosoboronexport và phía quốc gia đặt hàng. Chiếc tàu ngầm lớp Kilo được bàn giao được đóng theo khuôn khổ chương trình xuất khẩu (tập trung chủ yếu vào tàu ngầm lớp Kilo) của Admiralty Shipyards.
    Cũng cần biết rằng, trước đó, trong tháng 3-2010, quốc gia giấu tên nói trên cũng đã tiếp nhận một tàu ngầm tương tự từ Admiralty Shipyards. Ngoài ra, vị khách hàng này cũng để nghị phía Nga tiến hanh đại tu các tàu ngầm thuộc dự án 877EKM (cũng thuộc lớp Kilo) của hải quân nước này. Dự kiến, việc sửa chữa nói trên sẽ được tiến hành từ tháng 9-2011.
    Tàu ngầm thuộc dự án 636 Kilo. Ảnh: admship.ru
    Các tàu ngầm thuộc dự án 887 và 877EKM hiện đang nằm trong biên chế hải quân Algeria (2 chiếc), Trung Quốc (2), Ấn Độ (11), Ba Lan (1), Iran (3) và Romania (1). Ngoài ra, theo Global Securit, các tàu ngầm thuộc dự án 636 hiện chỉ có hải quân Trung Quốc (9) và Algeria (2) là đang sở hữu.
    Như đã biết, giữa năm 2006, Rosoboronexport và Algeria đã ký hợp đồng về việc bán 2 tàu ngầm thuộc dự án 636 trang bị cho hải quân nước này. Theo điều kiện của hợp đồng, xưởng đóng tàu Admiralty Shipyards sẽ chịu trách nhiệm đóng các tàu ngầm lớp Kilo nói trên. Đến năm 2010, Rosoboronexport đã hoàn thành việc giao hàng cho phía Algeria. Tuy nhiên, không có thông tin nào xác nhận việc phía Algeria có ý định đại tu các tàu ngầm thuộc dự án 877 của mình hay không?
    Tháng 9-2009, trung tâm sửa chữa tàu thuyền Star đã nhận hợp đồng nâng cấp hệ thống vũ khí trang bị cho các tàu ngầm thuộc dự án 877EKM của hải quân Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng không hề có thông tin về ý định đặt mua các tàu ngầm thuộc dự án 636 cho hải quân quốc gia Nam Á này.
    Là sản phẩm do Cục thiết kế hàng hải Rubin thiết kế, tàu ngầm lớp Kilo (dự án 887, 877EKM và 636) là một trong những dòng tàu ngầm thông thường xuất khẩu chủ lực của Nga hiện nay. Tổng cộng Nga đã sản xuất khoảng 106 tàu ngầm thuộc dạng này để phục vụ xuất khẩu. Tàu ngầm lớp Kilo nổi tiếng ở khả năng hoạt động ít phát ồn, tầm phát hiện mục tiêu, tự động hóa hoạt động, tốc độ và vũ khí. Điểm đặc biệt của tàu ngầm lớp Kilo chính là việc được trang bị tên lửa có cánh (tên lửa Klub) để diệt hạm hay tấn công các mục tiêu trên cạn phóng qua ống ngư lôi. Thế hệ tàu ngầm kế tiếp của lớp Kilo là Amur hiện cũng đã xuất hiện và đang được đóng mới cho hải quân Nga.
    Theo báo mạng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
    http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA79573/default.html
    cái kilo này của ai đấy nhỉ?
  8. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Khả năng cao là Trung Quốc, vì việc VN mua 636 được cố tình công bố công khai thì bây giờ cũng không có lý do gì để giấu diếm. TQ cũng đang sở hữu 877 giống như bài báo đề cập.
  9. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    ặ hay :-)
    CĂi trặỏằ>c bà con mỏằông hỏằƠt tặỏằYng VN, nhặng rỏằ't cỏằƠc thơ là TQ 'ó;
    Tin này thơ chỏc chỏn là TQrôơu, vơ VN 'Âu có kilo là phỏÊi bỏÊo dặỏằĂng 'ỏĂi tu
  10. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Đọc thêm ở đây :
    http://www.youyiguan.com/bbs/redirect.php?tid=27193&goto=lastpost
    "Mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được."
    Đó là nhận xét của Trung đoàn trưởng pháo binh TQ, lính VN đã hy sinh rất nhiều trong trận Núi Đất, vì có sự phản phé trong nội bộ.
    "Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị địch quân. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh. "
    Cậu ước lượng thử xem con số quân ở trên là bao nhiêu !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này