1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhaidong, 06/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên thấy chữ Binh Chủng HQ là thấy tin vịt rùi ko cần bàn đến .
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bài của Rockerfeller_III
    Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng nước ta thăm và làm việc tại Ô-xtrây-li-a
    Hà Nội (TTXVN 15/3)--
    Theo phóng viên TTXVN tại Xít-ni, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Ô-xtrây-li-a, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng nước ta do Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã sang thăm hữu nghị chính thức Ô-xtrây-li-a từ ngày 11-15/3. Trong thời gian ở thăm Ô-xtrây-li-a, đoàn đã có cuộc hội kiến với ông Ních Oa-nơ ( Nick Warner ), Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Ô-xtrây-li-a, ông Mai-cơn Pê-zu-lô ( Michael Pezzullo),Thứ trưởng Bộ quốc phòng, và ông Ken Gi-le-xpê ( Ken Gillespe ), Trung tướng, quyền Tổng Tư lệnh các lực lượng quốc phòng Ô-xtrây-li-a. Trong các buổi gặp gỡ và hội đàm, hai bên nhất trí đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian qua và cam kết đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương trong những năm tới. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, đoàn cũng có buổi làm việc với ông The-ô The-ô-phê-nút (Theo Theophenous ), Bộ trưởng Công nghiệp và Phát triển khu vực tiểu bang Vích-to-ri-a ( Victoria ), đến thăm một số đơn vị quân đội, cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ô-xtrây-li-a. Đại sứ nước ta tại Ô-xtrây-li-a Nguyễn Thanh Tân và Tuỳ viên Quốc phòng Nguyễn Đức Thịnh đã tham gia các hoạt động của đoàn.
  3. quizas

    quizas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ nhìn về phía Đông:
    Việt Nam - Đối tác chiến lược của Ấn Độ
    Cập nhật lúc 18h56, ngày 18/03/2007
    (Hanoinet) - "Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, trung tâm chính trị và kinh tế toàn cầu đang chuyển từ khu vực châu Á-Ðại Tây Dương sang Ðông Á- Thái Bình Dương. Ngày nay Ấn Ðộ đang hoà nhập hoàn toàn về mặt kinh tế và chính trị với Ðông Á. Sự hoà nhập với cơ cấu an ninh Ðông Á của Ân Ðộ sẽ đòi hỏi phải thiết lập các đối tác chiến lược trong khu vực. Việt Nam là sự lựa chọn chiến lược tốt nhất khi xét về một đối tác chiến lược với Ấn Ðộ ở khu vực này". Ðó là nhận định của Tiến sĩS. Kapila, thuộc Nhóm phân tích Nam Á (Ấn Ðộ) trên trang web của nhóm này:

    Theo Tiến sĩ Kapila: Thực tế cụm từ "đối tác chiến lược" của Ấn Ðộ hiện mới có hiệu lực với Nga. Ðối tác Mỹ-Ấn hiện nay không phải là đối tác chiến lược thực sự vì còn phải được thử thách qua thời gian.
    Ân Ðộ, đang nổi lên về mặt kinh tế và quân sự, hy vọng nếu không là cường quốc thế giới thì cũng là đối tác toàn cầu chủ chốt. Ðể giành được mục tiêu trên, cần đầu tư về mặt chiến lược và quân sự trong tương lai vào những nước bạn bè truyền thống đang nổi lên trong các khu vực khác nhau.
    Quan hệ "đối tác chiến lược Ấn Ðộ-Việt Nam" nổi lên như là một đối tác chiến lược thật sự có thể phát triển với toàn bộ tiếm năng chiến lược đầy đủ nhất. Những yếu tố quyết định mà Ấn Ðộ cần đưa ra trong những biện pháp đối với đối tác chiến lược này là:
    - Việt Nam ngày nay nằm trong một ngã ba chiến lược nơi những tài sản địa chính trị và địa chiến lược của Hà Nội trở thành trọng tâm chiến lược của Mỹ, Trung Quốcvà Nhật Bản.
    - Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đang tăng cường trao đổi với Việt Nam.
    - Việt Nam đã gia nhập WTO và là thành viên đầy đủ của ASEAN, APEC và EAS.
    - Tốc độ tăng truởng kinh tế vững bền của Việt Nam cao thứ 2 tại châu Á.
    - Tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam bởi vị thế của nước này ở giữa các tuyến đường biển của Ðông Á đặc biệt là đối với biển Ðông.
    Tất cả các nhân tố trên cho thấy Việt Nam đang đóng vai trò chủ chốt tại khu vực Ðông Nam Á.
    Ðể thúc đẩy quan hệ chiến lược này, theo Tiến sĩ Kapila, Ấn Ðộ phải thay đổi cho phù hợp và thay đổi quan điểm, chính sách trong việc thiết lập một đối tác chiến lược với Việt Nam. New Dehli cần thoát ra khỏi những quan điểm cho rằng "trong khi tìm kiếm đối tác chiến lược to lớn, Ấn Ðộ không nên làm xáo động với những nhạy cảm chiến lược của các cường quốc khác trong khu vực". New Dehli có thể học tập các chiến lược của Bắc Kinh. Trung Quốc không bao giờ nhạy cảm với chiến lược của Ấn Ðộ trong việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan. Vậy thì tại sao Ấn Ðộ lại phải nhạy cảm với những quan điểm của Trung Quốc, khi muốn hợp tác với Việt Nam.
    Xét trên những khía cạnh này, Ấn Ðộ cần giúp Việt Nam nổi lên thành một cường quốc khu vực Ðông Nam Á.
    Tiến sĩ S. Kapila nhận định: Ấn Ðộ đang ở vào thời điểm chính trị thuận lợi hơn so với Mỹ và Nhật Bản trong việc giúp đỡ Việt Nam nổi lên thành một cường quốc khu vực.
    (Linh Phương - Báo Kinh tế & Đô thị)
  4. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Mỹ - Nga - VN hợp tác cung cấp nhiên liệu hạt nhân
    TT - Tin từ đại sứ quán Mỹ cho biết Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã ký một hợp đồng với Ủy ban Năng lượng nguyên tử (VAEC) thuộc Bộ Khoa học - công nghệ VN hồi tuần trước ở thủ đô Washington về việc lò phản ứng Đà Lạt của VN sẽ được chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu uranium làm giàu ở mức cao (HEU) sang nhiên liệu uranium làm giàu ở mức thấp (LEU).
    Trước đó, ngày 15-3, bản tin của Tập đoàn Sản xuất nhiên liệu hạt nhân Nga (TVEL) cũng thông báo đã ký kết với NNSA và Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt văn bản hợp tác. Văn bản cho biết kể từ tháng chín năm nay, TVEL sẽ cung cấp cho Đà Lạt nhiên liệu uranium 235 làm giàu 20% thay cho nhiên liệu uranium làm giàu ở 36% như trước đây.
    Việc sử dụng nhiên liệu LEU sẽ tạo điều kiện vận hành an toàn hơn cho lò hạt nhân. TVEL cũng khẳng định việc cung cấp nhiên liệu của Nga cho VN sẽ thực hiện trong chương trình hợp tác Nga - Mỹ. TVEL là tập đoàn 100% vốn nhà nước ở Nga, hiện đang cung cấp nhiên liệu cho 73 lò phản ứng năng lượng tại Nga và 13 nước trên thế giới.
    Trên cơ sở của sự hợp tác này, Bộ Năng lượng Mỹ và Bộ Khoa học - công nghệ VN cũng đã ký các hợp đồng nhằm tăng cường hơn nữa an ninh tại lò phản ứng Đà Lạt và ba cơ sở phóng xạ khác ở VN để bảo vệ các vật liệu có thể bị sử dụng vào các mục đích xấu. Các dự án này sẽ được điều hành thông qua NNSA.
    Theo tuoitre.com.vn
  5. quizas

    quizas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    US seeks closer defence ties with Vietnam: Pentagon official
    Last Updated 24/03/2007, 08:18:48
    A senior Pentagon official says the United States hopes to step up military relations with Vietnam and is planning the sale of non-lethal defence equipment to its former enemy.
    Brigadier General John Toolan says Washington has invited Hanoi to send military observers to regional naval exercises and plans to soon sell it equipment including helicopter parts and coastal patrol craft.
    He says the two nations are building a relationship where they can trade and sell equipment and technology that they need, adding that this could eventually include military hardware.
    ABC Radio Australia
  6. quizas

    quizas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    China build strategic nuclear-missile sub ... and Vietnam want 2 or 3 sub Kilo class
    ---------------------
    New arms race under the waves
    Tim Shipman and Chad Bouchard
    Monday, April 02, 2007
    A dramatic increase in the number of submarines being built in Southeast Asia has sparked claims that a new arms race is under way beneath the waves in the Western Pacific.
    Dozens of hunter-killers, armed with missiles and intelligence-gathering equipment, are being built, fanning fears of potential conflict in a volatile corner of the world and threatening to alter the global balance of military power.
    The Indonesian government has announced that it wants to build 12 submarines by 2024 to patrol the strategically vital waters around its 17,000 islands. Singapore, Malaysia, Vietnam, Thailand, South Korea, Bangladesh and Pakistan are all buying submarines "off the shelf."
    China and India - the two emergent superpowers of the Asia-Pacific region - are now planning a new generation of nuclear-powered boats that, in China''s case, could fire nuclear missiles capable of hitting the US mainland.
    A report published by the Australian Strategic Policy Institute think-tank warns: "There is an element of an arms race at work here." Andrew Davies, the author of The Enemy Below, said: "Submarines will be able to seriously threaten the operation of surface fleets and commercial trade."
    His report predicts that the growing number of submarine operations could lead to a serious international incident and that the "potential for miscalculation is significant, leading to accidents or escalation of response."
    The major peril in these waters has been, until recently, the prevalence of modern-day paramilitary pirates, who blight the trade routes through the Malacca Strait between Sumatra and Malaysia.
    Now they are becoming the hunting ground for a new generation of U-boats capable of sinking ships, attacking ports and oil facilities, laying mines and landing covert raiding parties.
    The potential for conflict became a reality last October. The USS Kitty Hawk aircraft carrier, at 82,000 tonnes, is the embodiment of US naval superiority in the Pacific, which has gone unchallenged since the Battle of Midway in 1942.
    Supported by an attack submarine and anti- submarine helicopters, it was conducting routine exercises around the island of Okinawa when its crew was startled - and embarrassed - by the sudden appearance of a Chinese Song-class submarine.
    The boat, apparently practicing anti-carrier warfare, had gone undetected until it surfaced eight kilometers away - putting the American vessel within range of its Russian-made, wake-homing torpedoes and anti-ship cruise missiles.
    US commanders admitted they had been caught off guard because Chinese boats are rarely found in the "blue water" so far from their own coastline. Admiral William Fallon, then the head of US Pacific Command, who has been promoted to take charge of the wars in Iraq and Afghanistan, warned that the incident "could have escalated into something that was very unforeseen."
    Indonesia is adding submarines to its fleet faster than any other country of comparable size. Four Russian Kilo-class diesel-powered boats have been ordered from the Russian Far East at a cost of US$200 million (HK$1.56 billion) each.
    A US$750 million deal last month with South Korea will supply another two submarines. By 2016, Singapore plans to have six submarines. Earlier this month, a French Scorpene submarine ordered by Malaysia reached its final stage of construction, the first of two destined for the Royal Malaysian Navy.
    Vietnam wants two or three Kilo-class boats. Defense advisers in Australia, Britain''s closest ally in the region, are voicing concern that the country''s regional naval superiority is under attack.
    British military officials, who conduct submarine exercises alongside Australia in the South Pacific, fear that nuclear warheads could be mounted on missiles fired by conventional submarines acquired by the other nations, creating a nuclear standoff in the region.
    A British military official said: "If you are looking for a nuclear deterrent, it makes sense to acquire a submarine fleet. They are the best solution for nuclear power projection because they are difficult to detect and destroy."
    Jason Alderwick, a maritime defence analyst at the International Institute of Strategic Studies, said: "Submarines are potent platforms and will be a key factor in any dispute over Taiwan or the Moluccas."
    Indonesia''s military spokesman, Rear Admiral MSunarto Sjoekronoputro, said that increasing naval power was critical for a country of 17,000 islands. "To secure our borders, two outdated submarines are not enough," he said. "We will buy new submarines step by step, as the economy allows."
    The reason, set out in the Australian report, for the rise in submarine power is China, with which Jakarta has had uneasy relations for 40 years. Since 1996, when the United States sent two carrier battle groups to Taiwan to deter Chinese aggression, China has invested in arms to boost its power.
    President Hu Jintao told Communist Party delegates last year he wants a navy prepared at any time for military action. The US Office of Naval Intelligence says China is intent on building five strategic nuclear-missile boats, equipped with 8,000-km range JL-2 missiles, which will give it an arsenal of 60 strategic nuclear missiles at sea, each with multiple warheads. The first will go to sea next year, and the first two of a new class of nuclear-powered attack submarines will enter service this year.
    Chinese defense spending will rise 17 per cent this year to 23 billion (HK$353.08 billion) - the 19th year of double-digit growth. Last November China shifted its defensive posture, from the Mao doctrine, which envisaged destroying enemies within the borders of China, to one that would protect the homeland offshore.
    The US Department of Defense''s recent military power report on China concluded that the country was working on a combat air wing for a future aircraft carrier, capable of projecting power far into the Pacific.
    Robert Karniol, the Asia-Pacific bureau chief of the magazine Jane''s Defence Weekly, said: "There are deep suspicions around the region fed by China''s lack of transparency. If you build up offshore capability your intention may be defensive but the equipment can be used for offensive action. As military capabilities grow more sophisticated offshore, the possibility of misunderstandings and small incidents building into something serious is heightened."
    Chinese submarines may be shifting the balance of power. Karniol said: "The Chinese have made clear they retain a military option on Taiwan. The consensus is that the Americans would not be able to prevent an invasion. They would be able to move and defeat it but they wouldn''t be able to stop it happening."
    THE DAILY TELEGRAPH
  7. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    RA MẮT VIỆN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ
    (TT-Hà Nội)- Sáng 3-4, Viện Công nghệ vũ trụ thuộc Viện Khoa học - công nghệ VN đã chính thức ra mắt với tên quốc tế Space Technology Institute (STI).
    STI sẽ là cơ quan thường trực thực hiện các dự án, đề án về vũ trụ VN. Ông Đặng Vũ Minh, chủ tịch Viện Khoa học-công nghệ Vn, đồng thời là chủ tịch STI, cho biết STI sẽ tập trung xây dựng công nghệ vũ trụ để chế tạo vệ tinh. Tiến tời làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ và nghiên cứu công nghệ viễn thám ứng dung, cung cấp ảnh vệ tinh để dự báo thời tiết, quan trắc tài nguyên, theo dõi diễn biến môi trường phụ vụ phòng chống thiên tai.
    Viện này ra đời và hoạt động hiệu quả thì em và các bác có thể "mơ về nơi xa lắm" nhỉ!!!!???
  8. dangnam0511

    dangnam0511 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    297
    Nhưng thằng Khựa nó đã có tên lửa diệt vệ tinh rồi đó bác.
    Nhưng dù sao cũng vẫn có quyền mơ 1 ngày nào đó NC mình sẽ cho thằng Khựa 1 trận cả trên biển, mặt đất, trên không và cả vũ trụ nữa..hy vọng vào thế hệ tương lai của đất nước.
  9. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Hình như phải viết là TRUNG chứ nhỉ (từ chữ "Trung Thành" mà ra), còn neus viết là CHUNG thì là từ "Thuỷ Chung Son sắc" à?
    Câu này nguyên gốc bốn điều Bác hồ dạy quân đội ta là "Quân đội ta: Trung với nước, hiếu với dân; Nhiệm vụ nà cũng hoàn thành; Khó khăn nào cũng vượt qua, Kẻ thù nào cũng đánh thắng." Về sau này (thời kỳ sau sự kiện Thiên an môn) ai đó mới đổi chữ "nước" thành chữ "đảng". Bậy giờ lại đổi "trung" thành "chung" nữa ư?
  10. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Đó là một tín hiệu đáng mừng, chỉ mong là cái viện này sẽ không trở thành một PMU 18 thứ hai thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này