1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhaidong, 06/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungnguyen31

    dungnguyen31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Tàuđổ bộ thường được thiết kế để có thể đổ bộ lên những vùng viển nông cạn, bờ biển. Liệu loại hoa sen này đổ bộ vào đâu
  2. bananamod

    bananamod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Báo Hải dương (TQ): Các nước liên tiếp thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa
    TTXVN (Bắc Kinh 2/4) - Báo Hải dương (TQ) ngày 1/4 đăng bài ?oCác nước xung quanh Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) liên tiếp thách thức chủ quyền của Trung Quốc?, cho rằng ?otrong thời gian gần đây, một số nước xung quanh Nam Sa bằng các phương thức khác nhau đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa?. Bài báo nhận xét: ?ochủ trưong gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác? của Trung Quốc dường như không hề nhận được sự hiểu biết, hồi đáp hoặc hưởng ứng tích cực của các nước hữu quan?, và ?oxu thế quốc tế hóa vấn đề Nam Sa ngày càng rõ rệt?.
    Sau khi nêu ra việc gần đây một số nghị sĩ ở Philíppin định ?ođưa quần đảo Nam Sa vào bản đồ nước mình?, bài báo viết:
    ?oTừ đầu thập kỷ 1970 đến nay, Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây đều tuyên bố có chủ quyền đối với một bộ phận quần đảo Nam Sa, dùng khái niệm hiện đại về khoảng cách xa gần của quần đảo Nam Sa đối với lãnh thổ mình và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (như Philíppin và Việt Nam) và thềm lục địa (như Việt Nam và Malaixia) để đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa, và đã lần lượt chiếm lĩnh một số quần đảo hoặc đảo đá?.
    Một chuyên gia về vấn đề hải dương nói căn cứ vào ?oCông ước Luật biển Liên hợp quốc?, bao gồm luật quốc tế trước kia, khoảng cách xa gần của đảo-đá với lãnh thổ một nước không thể được dùng để thay đổi thuộc tính chủ quyền của đảo-đá đó, cũng giống như việc đảo Guam và quần đảo Hawai cách xa lãnh thổ Mỹ nhưng chúng vẫn thuộc chủ quyền của Mỹ vậy. Cũng như vậy, khái niệm vùng đặc quyền kinh tế cũng không thể được dùng để thay đổi sự quy thuộc chủ quyền của đảo-đá. Nguyên tắc của luật quốc tế là ?olấy lục địa để xác định biển (dĩ lục định hải), ?otrước hết cần phải căn cứ vào luật quốc tế để xác định lục địa, bao gồm sự quy thuộc về đảo bãi, sau đó căn cứ vào đây để xác định vùng biển quản hạt bao gồm vùng đặc quyền kinh tế trong đó. Bởi vậy, xét từ sử liệu và pháp lý, Trung Quốc đều có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận của nó?.
    Bài báo viết tiếp: Những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Sa đồng thời với việc tăng cường thực hiện sự kiểm sóat quân sự đối với các đảo đá và vùng biển chiếm cứ, càng gấp rút tiến hành tuyên bố về chủ quyền và khai thác tước đoạt về tài nguyên. Hiện nay, ngoài 8 đảo đá nước ta chiếm cứ (Đại lục 7 đảo, Đài Loan 1 đảo), đã có 44 đảo đá bị xâm chiếm. Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây lợi dụng ưu thế về địa lý gần vùng biển Nam Sa, đã hợp tác với các nước phương Tây, tăng cường thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển Nam Sa, hiện đã có hơn 500 giếng dầu khí, trong đó hơn 100 giếng ở trong đường đứt nối Nam Hải Trung Quốc (tức đường ?olưỡi bò? do Trung Quốc vạch ở Biển Đông - TTXVN), thu được lợi ích kinh tế to lớn. Ngoài ra, Việt Nam , Malaixia, Philíppin mỗi năm đều có nhiều tàu thuyền đánh cá ở vùng biển Nam Sa.
    Từ thập kỷ 1980, Trung Quốc đề ra phương châm ?ogác tranh chấp, cùng khai thác?, hi vọng giải quyết được tranh chấp. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên ngôn về hành vi ứng xử của các bên ở Nam Hải, đặt cơ sở cho ổn định và khai thác khu vực Nam Hải. Các bên cam kết duy trì tự kiềm chế về vấn đề Nam Hải, không đơn phương có hành động làm cho tranh chấp phức tạp thêm, mở rộng ra và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định khu vực. Cũng chính là theo sự chỉ đạo và quán triệt tinh thần nêu trên mà quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN có được tiến bộ to lớn. Khi mưu cầu an ninh khu vực, Trung Quốc nhấn mạnh nhiều hơn đến phát triển kinh tế, lấy phát triển để mưu cầu hòa bình, lấy kinh tế để thúc đẩy an ninh. Kiên trì nguyên tắc thúc đẩy kinh tế lẫn nhau, thông qua tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước, không ngừng làm sâu sắc sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy phồn vinh và ổn định của toàn khu vực.
    Từ khi Tuyên ngôn được ký kết đến nay, tuy tình hình an ninh khu vực về cơ bản có xu thế hòa dịu, nhưng tình thế đối đầu ở khu vực Nam Sa không hề thay đổi, Việt Nam, Philíppin, Malaixia tiếp tục liên tiếp đưa máy bay, tàu chiến tới hoạt động ở khu vực Nam Sa, gấp gáp tiến hành đo đạc vùng biển và giám sát có trọng điểm những bãi đá bãi cát không người ở. Năm 2005, Việt Nam đưa nhiều tàu đo đạc tiến hành đo đạc vùng biển của hơn 30 đảo đá, hai chiếc tàu đo đạc của Philíppin cũng tới vùng biển phía Tây đảo Balawan tiến hành đo đạc thủy văn và hải dương. Tháng 4/2007, Chính phủ Việt Nam phân định thêm các lô gọi thầu dầu khí ở một phần Nam Sa, và tiến hành cái gọi là bầu cử đại biểu Quốc hội ở Nam Sa, còn lần đầu tiên tổ chức 130 người đi tàu chiến tới du lịch ở Nam Sa. Cuối năm ngoái, Việt Nam tiến hành tu sửa sân bay trên đảo Trường Sa quần đảo Nam Sa. Trung tuần tháng 1 năm nay, tàu đánh cá tỉnh Hải Nam Trung Quốc khi tác nghiệp ở khu đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam cướp. Tháng 5/2003, Malaixia lần đầu tiên phê chuẩn 27 tàu câu cá và 1 tàu du lịch kinh doanh hạng mục du lịch ở bãi ngầm Du Á.
    Đồng thời, để tiếp tục duy trì tư thế chiến lược có lợi ở khu vực Á-Thái Bình Dương, ngăn chặn và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản cũng tích cực nhúng tay vào vấn đề Nam Hải, lôi kéo các nước ASEAN. Các nước ASEAN thi hành chính sách cân bằng ?olấy lớn kiềm chế lớn?, nối lại quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ, và tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự phối hợp quy mô lớn, xu thế quốc tế hóa vấn đề Nam Sa ngày càng rõ rệt. Xem ra, dù là sách lược gác lại chủ quyền, cùng nhau khai thác hay là làm bạn với láng giềng, thân thiện với láng giềng, thiện chí của Trung Quốc dường như không hề nhận được sự hiểu biết, hồi đáp hoặc hưởng ứng tích cực của các nướcs hữu quan.
    Ngày 12/3, tại cuộc họp báo nhân Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa 11 Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì đã chỉ ra rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận, Trung Quốc tích cực chủ trương thông qua phương thức gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác để giải quyết vấn đề hữu quan.
    Báo Hải dương Trung Quốc ngày 1/4 còn có bài tư liệu ?oLịch trình diễn biến lịch sử về quần đảo Nam Sa?, nêu ra rằng ?oTheo ghi chép lịch sử, ngay từ thời Hán Vũ Đế ở thế kỷ II trước Công nguyên, thông qua thực tiễn hàng hải, Trung Quốc đã phát hiện quần đảo Nam Sa. Từ đời Đường, đời Tống đến nay, nhân dân Trung Quốc đã sinh sống và tiến hành những hoạt động đánh bắt sản xuất ở quần đảo Nam Sa./.
  3. quangtungah

    quangtungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi là mấy hôm nọ ở khu vực Mỹ Đình có chuyên gì thế mà chiều hôm thứ 5 em đi học về thấy cônh an đứng dọc dg Cầu Giấy nhiều lắm, trưa hôm thứ 6 em lại thấy mấy xe chở CS113 di lên chỗ Hồ Tùng Mậu là sao hở các bác. Mà em nhìn thấy mấy anh CS113, hay đăc nhiêm gì đấy ngồi trong xe trông mặc quần áo đẹp vãi.
  4. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    10h sáng nay, máy bay AN-26 của một cơ quan quân sự đã rơi tại địa phận huyện Thường Tín (Hà Tây), cách trường học và khu dân cư vài trăm mét.
    Hiện trường máy bay rơi là cánh đồng lúa. Theo những người dân đang cắt cỏ gần đó, khoảng 10h, họ nghe thấy tiếng máy bay gầm rú, kèm theo nổ lớn. Chiếc máy bay nặng khoảng 20 tấn cháy đen, vỡ nát.
    Theo nguồn tin của VnE, nguyên nhân tai nạn có thể do trục trặc động cơ. Đây là máy bay của một trung đoàn thuộc Bộ Quốc phòng.

    Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng cứu hộ đã tiến hành tìm kiếm nạn nhân. Có nguồn tin, toàn bộ 5 người trên máy bay đã tử nạn. Không có người dân bị thương.
    Cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân sự cố.
    Antonov-26 (AN-26) là loại máy bay vận tải hai động cơ cánh quạt do Nga sản xuất, chủ yếu được sử dụng vào mục đích quân sự. AN-26 ra đời năm 1969, có khoang chứa hàng rộng, dài 24 m, sải cánh gần 30 m, năng lực vận tải 40 hành khách với tốc độ 440 km/h. Loại phi cơ này đang phục vụ tại Nga và nhiều nước trên thế giới.
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thành thật xin gửi lời chia buồn tới gia đình các phi công lái máy bay AN26 và những người thiệt mạng, buồn quá, máy bay đã ko nhiều, vậy mà còn bị rơi nữa
  6. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    vô cùng thương tiếc
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Trung đoàn ông chú em 918. Rơi khi đang huấn luyện. Đang tìm hiểu thêm chi tiết. 918 đang cấm trại nên hơi khó vào khu sân bay. Bác nào gần có thể vào trường dạy lái xe hàng không để quan sát khu đáp.
  8. NeptuneLL

    NeptuneLL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2008
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các chiến sĩ.
    (Tin ngoài lề, tất cả các trang báo lớn đều đã xoá bài viết về vụ tai nạn này, không hiểu vì sao nữa.)
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Thật tiếc thật tiếc. Các anh đã hy sinh vì tổ quốc. Xin chia buồn về sự mất mát to lớn này với gia đình có người thân bị nạn, và với đơn vị
  10. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Hai năm hai chiếc (M-28 và An-26), buồn quá, đoàn 918 bay lâu lâu cỡ mười mấy năm rồi chẳng có tai nạn gì mà. Hic, mấy năm nay tập bay nhiều đâm ra tai nạn nhiều hơn chăng?
    Từ 7h30-9h45 hôm qua em vẫn thấy em An-26 ấy bay ù ù qua đầu cơ quan, thế mà...
    Tình hình này báo cáo sếp chuyển địa địa điểm thôi...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này