1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhaidong, 06/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của những người đi dọc đường biên

    20.09.2008 08:23

    [​IMG]
    Chào cột mốc trên biên giới Hà Giang.
    Tính đến ngày 20-8-2008, trên tuyến biên giới tiếp giáp với Trung Quốc đã có 1.252km/ 1.406km đường biên giới được phân giới, đạt 90% kế hoạch. Hai bên đã xác định được 1.241/1.373 vị trí, cắm thành công được 1.258 mốc. Như vậy, công tác phân giới cắm mốc đang trong giai đoạn về đích. Để có con số đầy tự hào này, những người tham gia nhiệm vụ quan trọng này đã phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách.
    Trên 1.406km đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, từ ngã 3 biên giới A Pa Chải (Điện Biên) đến mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh), suốt những năm qua, 12 nhóm PGCM như những chú ong thợ miệt mài, không ngừng, không nghỉ thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng. Tôi có may mắn được một vài lần theo chân các nhóm PGCM ra thực địa. Có đi cả ngày trong rừng, trèo đèo, vượt dốc mới phần nào hiểu được những vất vả mà các anh phải trải qua.
    Nói là phần nào vì những cung đường tôi đi chỉ mang tính chất ?ovăn nghệ?, vài tiếng đi bộ, một đêm ngủ rừng mà đồ đạc đã được mọi người mang giúp. Nhớ mãi lần đi theo nhóm PGCM số 2 do đồng chí Nguyễn Kim Trọng làm nhóm trưởng lên nhận bàn giao mốc 82 (nằm trên vị trí cao 2.300m thuộc địa phận xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Nhóm trưởng Nguyễn Kim Trọng là một người khá đặc biệt. Trước đây anh đã từng là Tham mưu phó, rồi Tham mưu trưởng BĐBP Lai Châu. Hiện tại, anh đã là người của Sở Ngoại vụ tỉnh Lai Châu. Vẫn giọng nói sang sảng, cắt việc đâu ra đấy, tố chất của người lính trong anh. Tình cảm với Biên phòng vẫn đọc được trong mắt anh nhìn.
    Với tư duy của người cầm bút, ?omuốn? tìm những ?ocái gì hay hay? của các nhóm PGCM nhưng chợt tự hỏi mình: ?oLiệu có gì hay hay ở những nơi gian khổ này ngoài những khó khăn, vất vả??. Vinh quang với nhiệm vụ thiêng liêng nhiều nhưng gian khổ, thậm chí là hi sinh mất mát của các anh cũng không phải là ít. Chỉ đơn giản như những chuyến đi kéo dài 2 tháng, 4 tháng, thậm chí là nửa năm mới ra đến thị xã, thành phố. Như anh Nguyễn Quang Thắng (Nhóm PGCM số 2) một mình ở lại ở lán trung chuyển giữa mốc 40 và 42 hai tháng trời.
    Một mình giữa rừng, thỉnh thoảng mới có dân công lên tiếp phẩm khiến nhiều lúc anh ?onhớ tiếng người?, ?othèm một bữa cơm với gia đình?... Một chiếc ra-đi-ô để nghe cũng không có vì mỗi nhóm PGCM chỉ được cấp 1 chiếc. Hơn nữa, vào đầu mùa mưa, thời tiết hanh khô hay xảy ra sấm sét nên chiếc đài cũng được tháo pin, cất vào hòm để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Sau những chuyến đi ấy, trở về nhà, chìa tay ra đón con thì đứa bé khóc thét lên và ôm chặt lấy mẹ...
    Đó là ?otình cảnh? chung của những người bố trẻ tham gia PGCM. Còn những khó khăn về vật chất khi triển khai thực địa kể sao cho hết. Trên những điểm cao từ 3.000m trở lên, chiếc khăn mặt hứng sương đêm để sáng rửa mặt, quần áo tháng giặt một lần vì nước để dùng vào việc này là một điều xa xỉ. Điều kiện khắc nghiệt là thế, nhưng thực phẩm chủ yếu là đồ hộp, đồ khô, hôm nào có tiếp phẩm, mọi người mới được một bữa tươi. Nhóm trưởng Nguyễn Kim Trọng tâm sự: ?oNhiều lần anh em ăn đồ khô, đồ hộp lâu quá, nên da dẻ cứ thế mà bóc từng mảng. Chúng tôi phải tìm cây chè rừng hay cây gì đó ăn được để bổ sung chất tươi?.


  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Chuyện của những người đi dọc đường biên

    20.09.2008 08:23

    [​IMG]

    Tiình quân dân. Ảnh: Trọng Phương

    Nhưng nào đã có ai một lần kêu khổ, đôi khi vất vả lại được suy nghĩ sang kỷ niệm vui, kỷ niệm đáng nhớ. Như chuyện của nhóm PGCM số 6 do đồng chí Triệu Quyết Long làm nhóm trưởng, khi triển khai lực lượng trên địa bàn biên giới huyện Mèo Vạc (Hà Giang), do tác động khách quan, tất cả đã ?ovề thị xã Hà Giang bằng con đường xuất ngoại?. Sở dĩ có chuyện lạ thường này vì: Đang làm nhiệm vụ, trời đổ mưa to, kéo dài hàng tuần, núi sạt lở, đường bị lấp khiến khu vực mọi người đang ở trở thành ốc đảo, ?onội bất xuất, ngoại bất nhập?. Một tuần, hai tuần ...lương thực đã cạn. Nhóm trưởng Triệu Quyết Long sau khi hội ý đã đề nghị nhóm bạn Trung Quốc tạo điều kiện cho đi nhờ đường và trở về Việt Nam qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang)...
    Đã hơn 3 năm trôi qua, vẫn không ai quên được ngày ra đi của chàng trai trẻ Đặng Xuân Đủ (Nhóm PGCM số 2) nơi thăm thẳm rừng U Ma Tu Khoòng vào rạng sáng ngày 2-5-2005. Sự hi sinh của người lính quân y mới 27 tuổi đời, và tròn 2 tháng tuổi PGCM để lại trong lòng đồng đội những tiếc nuối khôn nguôi. Rồi Trung úy Phạm Cao Tùng, người đã bị sét đánh sém người vào rạng sáng ngày 2 tháng 5 ấy chỉ sau hai tháng điều trị đã lại vui vẻ tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Những hi sinh, mất mát ấy không làm nản lòng những người lính mà lại càng thêm quyết tâm ?ohoàn thành đúng tiến độ? của các thành viên trong nhóm. Không có cuộc phát động nào nhưng các nhóm PGCM vẫn làm việc như những công trường đang ở thời điểm nước rút.
    Trên toàn tuyến, hiện còn 55 khu vực với 121 mốc chưa được xác định. Đây là những khu vực mà quan điểm hai bên còn khác nhau. Các vị trí này đã được đưa lên Ủy ban Liên hiệp hai bên để đàm phán, giải quyết. Cho tới lúc này, đã có nhóm PGCM số 3 ?ovề đích? đầu tiên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    Còn nhớ lần đến mốc Ngã ba biên giới ở A Pa Chải nằm chót vót trên đỉnh núi cao nhất khu vực, đi người không cũng mất nửa ngày đường, tôi tự hỏi làm thế nào để các anh có thể hoàn thành được kỳ tích này. Nhìn cột mốc hiên ngang, uy nghi ngự trên đường biên đánh dấu, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc với hai chữ Việt Nam thiêng liêng, lại càng nhớ những nỗi gian nan, đến các anh - những người ?ovẽ hình? Tổ quốc.

    ĐTBP
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Theo dấu chân chiến sĩ
    * Nhờ các chú bộ đội cả
    Đồng chí Vương Quang Thuộc, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai rất ấn tượng với những việc mà cán bộ, học viên Trường sĩ quan Lục quân 2 đã giúp đỡ nhân dân trong đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại địa phương vừa qua. Ông phát biểu: ?oNhờ các chú bộ đội về, học sinh của ấp mới bớt khổ?. Chẳng là trong khoảng thời gian về địa phương làm công tác dân vận, bộ đội đã giúp nhân dân bẻ bắp, cắt lúa và sửa sang nâng cấp gần 20km đường liên thôn. Đáng chú ý là con đường thuộc ấp 1 với chiều dài hơn 3km, mùa mưa nước từ trên cao đổ xuống làm cho đoạn đường dài gần 100m sâu hoắm khiến bà con, nhất là các em nhỏ đi lại rất khó khăn. Thường thì khi có mưa, qua đoạn đường này các em phải cởi quần áo rồi bám nhau lội qua rồi sau đó mới mặc vào để đến lớp. Hiểu được điều đó, cán bộ, học viên Trường sĩ quan Lục quân 2 đã vận chuyển đất đá từ trên cao đổ vào và cùng với địa phương đặt nhiều tầm cống tạo nên một con đường khô ráo, sạch đẹp.
    Nguyễn Văn Hoan (Hòm thư: 3CB-15 Long Thành, Đồng Nai)
    * Chiến sĩ ?othợ hàn?
    Chiến sĩ Đào Tiến Lâm, nhập ngũ về Phân đội 2, Đơn vị 47 (Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội). Ngay từ ngày đầu, chàng trai quê ở Hoàng Diệu, Chương Mỹ đã thể hiện khả năng của mình bằng cách sửa chữa một số đồ dùng sinh hoạt của đơn vị. Hỏi ra mới biết, Đào Tiến Lâm vốn đã được học nghề hàn, nên chỉ cần nhìn qua là đã biết cách sửa chữa những đồ dùng này. Hơn nữa Lâm lại làm rất khéo tay, nên được anh em tin tưởng. Lâm tâm sự: ?oVới nghề hàn em sẽ phát huy tại đơn vị nếu có điều kiện?. Lâm cũng có nguyện vọng được phục vụ lâu dài trong quân đội.
    Anh Nguyễn

  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Tuần đầu mang quân phục
    [​IMG]
    Các chiến sĩ mới của Đại đội 2, Phân đội 1 đang trao đổi nội dung học tập.

    Lần đầu xa mái nhà yêu dấu, các chiến sĩ mới của Đại đội 2, Phân đội 1 (Bộ CHQS TP Đà Nẵng) không thể nào quên được cảm giác mới lạ khi khoác trên mình bộ quân phục, khi chưa kịp đánh răng, rửa mặt đã thấy kẻng báo ăn cơm v.v.. Chiến sĩ Vũ Quang, quê Thái Bình cho biết: "Sáng dậy sớm tập thể dục, rồi huấn luyện, ăn uống, ngủ nghỉ... đều phải rất đúng giờ. Những ngày đầu em thấy sao mà khó thế. Giờ em và các chiến sĩ trong đại đội đã quen dần. Ăn, ngủ cũng đẫy giấc hơn. Nỗi nhớ nhà không cồn cào như ngày đầu nữa. Nhất là tóc tai, đi đứng đều gọn gàng và chững chạc hẳn ra". Bước đầu làm quen với môi trường quân ngũ, mọi việc đều khác xa so với ở nhà, nên ai cũng bỡ ngỡ, lo lắng.
    Bằng trách nhiệm chỉ huy và tình cảm của những người đi trước, các cán bộ của Đại đội 2, Phân đội 1 luôn ân cần, gần gũi, nghiêm khắc chỉ bảo nên các chiến sĩ đã sớm hoà nhập với cuộc sống mới". Đại úy Phạm Thanh Hải, Chính trị viên Đại đội 2 tâm sự: ?oMặc dù phải dồn sức cho nhiệm vụ diễn tập phòng thủ năm 2008 của thành phố, nhưng đơn vị vẫn tập trung sửa sang doanh trại, củng cố vật chất, nơi ăn nghỉ để các chiến sĩ mới có được môi trường huấn luyện, rèn luyện, công tác tốt nhất. Do nắm được tâm lý hoàn cảnh gia đình của từng đồng chí nên cán bộ trung đội thuộc Đại đội 2 thường xuyên chỉ bảo, uốn nắn, sâu sát với bộ đội cả từ lễ tiết tác phong đến giữ gìn nội vụ vệ sinh... Vì thế, tuy mặt bằng kiến thức văn hóa của các chiến sĩ trong đơn vị có khác nhau nhưng anh em vẫn thực hiện tốt các quy định của quân đội, không có trường hợp nào vi phạm kỷ luật...?. Cùng với việc nắm bắt tư tưởng của chiến sĩ, các cán bộ của Đại đội 2, Phân đội 1 còn tuyên truyền, giáo dục truyền thống của đơn vị, khơi dậy niềm tự hào cho các chiến sĩ để khích lệ mọi người phấn đấu, vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Bài và ảnh: Đỗ Thị Ngọc Diệp

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Hệ sau đại học (Học viện Quốc phòng):

    Nơi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ngành khoa học quân sự
    Trải qua hơn hai mươi năm đào tạo sau đại học, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hệ sau đại học (Học viện Quốc phòng) luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thành công quan trọng trước hết là Đảng ủy Hệ sau đại học đã xác định đúng đắn, mục tiêu, yêu cầu đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ngành khoa học quân sự.
    [​IMG]
    Các cán bộ trí thức quân đội nghiên cứu khoa học (ảnh Minh Trường)

    Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành, Đảng ủy và chỉ huy hệ luôn chú trọng bồi dưỡng toàn diện cho học viên cả về phẩm chất năng lực, tác phong công tác của người cán bộ nghiên cứu khoa học. Kể từ khi thành lập đến nay, Hệ sau đại học đã quản lý 20 khoá cao học với 483 học viên và 12 khóa đào tạo tiến sĩ quân sự với 195 nghiên cứu sinh; trong đó có 436 học viên bảo vệ thành công luận văn nhận bằng thạc sĩ khoa học quân sự, 117 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà nước, nhận bằng tiến sĩ quân sự. Sau khi tốt nghiệp ra trường, đa số học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và nghiên cứu khoa học đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng bảo đảm cho quân đội hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Phần lớn học viên được đào tạo tại Hệ sau đại học đã phát triển trở thành cán bộ chủ trì lãnh đạo, chỉ huy cấp quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, các học viện, trường và tương đương. Hơn hai mươi năm, tuy thời gian chưa nhiều, nhưng có thể khẳng định phần lớn các đồng chí tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo sau đại học tại Học viện Quốc phòng khi ra trường thực sự là những cán bộ ưu tú của Đảng trong quân đội.
    Ấn tượng lớn nhất của Hệ sau đại học là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và năng lực chỉ huy, quản lý của đội ngũ cán bộ hệ. Quân số học viên của Hệ thường xuyên đông nhất Học viện (có lúc chiếm 70% quân số học viên toàn Học viện); thời gian học lâu nhất? Đảng bộ có 12 chi bộ. Học viên của Hệ có cả những đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, là Đại biểu Quốc hội. Chức vụ cán bộ đi học từ trung đoàn và tương đương đến tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân binh chủng; các học viện, nhà trường trong toàn quân; quân hàm từ Trung tá đến Trung tướng. Tuy đối tượng đa dạng nhưng từ nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2005, Hệ liên tục đạt đơn vị quyết thắng; năm 2006 được tặng Bằng khen của Bộ Quốc phòng; năm 2007 được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều cán bộ, học viên của Hệ được tặng các danh hiệu và phần thưởng cao quí. Những năm gần đây, Hệ có nhiều học viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà nước với những đề tài thực sự xuất sắc được áp dụng trong thực tiễn và nhiều luận văn thạc sĩ có thể bổ sung phát triển thành những đề tài để nghiên cứu giảng dạy trong các nhà trường quân đội và thực tế ở đơn vị trong toàn quân.
    PHẠM VĂN THẮNG

  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Hà Tĩnh:

    Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho 633 chức sắc, chức việc tôn giáo
    Những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các chức sắc, chức việc. Cơ quan quân sự các cấp đã phối hợp chặt chẽ với ban, ngành, đoàn thể; tham mưu hiệu quả cho Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh các cấp xây dựng và tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các chức sắc, chức việc với nhiều nội dung như: đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù... từ đó xác định rõ vai trò trách nhiệm của các chức sắc, chức việc tôn giáo trong tuyên truyền, giáo dục, động viên giáo dân thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng phương châm ?otốt đời - đẹp đạo?. Đến nay, toàn tỉnh đã mở được 8 lớp bồi dưỡng cho 633 chức sắc, chức việc. Kết quả kiểm tra có 100% đạt yêu cầu, trong đó hơn 65% khá, giỏi.
    DƯƠNG HOÀNG

  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Quân khu 2:

    Hơn 1.000 tổ, đội công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ dân vận
    QĐND - Ngày 22-9, Đảng ủy Quân khu 2 tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 152 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của LLVT trong thời kỳ mới". Trung tướng Bùi Văn Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm TCCT đến dự.
    Trong giai đoạn 2003-2008, hoạt động công tác dân vận của LLVT Quân khu 2 đã bám sát diễn biến thực tế tình hình địa bàn và nhiệm vụ chính trị của Quân khu. Các đơn vị trong toàn Quân khu đã thành lập hơn 1.000 tổ, đội công tác với gần 4.000 lượt cán bộ, chiến sĩ cùng với 50 đội công tác 123 về hơn 1.000 lượt xã, phường làm công tác dân vận. Các hình thức dân vận khác như hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận, hoạt động kết nghĩa quân dân, ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan, đoàn thể địa phương đã có nhiều đổi mới theo hướng ngày càng thiết thực. Tại hội nghị, tham luận của đại diện cấp ủy, chính quyền các tỉnh trên địa bàn đánh giá cao kết quả công tác dân vận của LLVT Quân khu; hình ảnh Bộ đội ***** được in đậm và tỏa sáng trong lòng nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
    HỒNG HẢI

  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Quân khu 3:

    Hoàn thành đào tạo cơ bản cán bộ quân sự xã, phường trước 2 năm
    QĐND - Thực hiện Quyết định 85/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-BQP của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, BTL Quân khu 3 chỉ đạo Bộ CHQS các tỉnh, thành phố tuyển chọn nguồn, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quân sự ở cơ sở; phối hợp với các cơ quan chức năng giúp UBND xây dựng "Đề án đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn giai đoạn 2004-2010". Các địa phương đầu tư ngân sách nâng cấp trường quân sự tỉnh, thành phố; chuẩn bị cơ sở vật chất, bãi tập, giáo viên... đáp ứng yêu cầu đào tạo. Nhiều tỉnh, thành phố đã đầu tư thêm kinh phí, tăng thời gian đào tạo (có sự phối hợp của các trường chính trị) bảo đảm học viên ra trường đủ tiêu chuẩn cấp bằng trung cấp quân sự và trung cấp lý luận chính trị.
    Đến nay, các tỉnh, thành phố trên địa bàn quân khu đã mở từ 2 đến 3 khóa đào tạo cho gần 1.750 chỉ huy trưởng, chỉ huy phó quân sự xã, phường và gần 200 cán bộ dự nguồn, trong đó 1.258 đồng chí đã tốt nghiệp. Như vậy, so với chỉ tiêu đào tạo đến năm 2010, Quân khu 3 đã hoàn thành trước 2 năm; đến hết năm nay, 100% chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn được đào tạo cơ bản.
    ANH QUÂN

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Bộ CHQS tỉnh Kon Tum:

    Đỡ đầu làng đồng bào dân tộc thiểu số

    Ngọc Tụ là xã có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh của huyện Đắc Tô (Kon Tum), diện tích tự nhiên 4,7 nghìn héc-ta, dân số hơn 2,2 nghìn người chủ yếu là đồng bào Xê Đăng, sinh sống ở 5 thôn làng. Là địa bàn vùng sâu, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên kinh tế Ngọc Tụ chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều lạc hậu và thiếu thốn, cơ sở hạ tầng thấp kém, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp.
    Thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy Kon Tum ?oVề xây dựng các xã đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới khó khăn?, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum được giao nhiệm vụ giúp Ngọc Tụ xóa đói, giảm nghèo. Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nên Đảng ủy Quân sự tỉnh đã ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo LLVT tham gia xây dựng cơ sở chính trị các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với xã Ngọc Tụ, Đảng ủy Quân sự tỉnh thành lập tổ chỉ đạo, phân công một đồng chí trong cấp ủy phụ trách, trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương trình, triển khai thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy đạt kết quả. Kế hoạch, chương trình hành động được xây dựng cụ thể trong từng năm và sát tình hình thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở địa phương. Với phương châm ?otạo chuyển biến về nhận thức trước khi thay đổi hành vi?, ?ohỗ trợ cấp ủy xây dựng cơ sở chính trị trước khi giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế?, cán bộ, chiến sĩ các đội công tác đến với bà con các thôn, làng không làm thay, không nói suông mà phải ?omiệng nói, tay làm?, ?ocầm tay chỉ việc?. Với những việc khó, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh trực tiếp vận động những người gương mẫu, có uy tín làm trước. Đặc biệt, từng đơn vị tập trung xây dựng những mô hình điểm để mọi người học và làm theo.
    Hơn 10 năm qua, Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã cử 36 lượt tổ, đội công tác về các thôn, làng ở Ngọc Tụ, phối hợp với cấp ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước cho hơn 11.000 lượt người; tham mưu cho cấp ủy địa phương bồi dưỡng phát triển 18 đảng viên mới, xóa 3 ?olàng trắng? đảng viên. Đến nay, 100% thôn, làng ở Ngọc Tụ đã có đảng viên, góp phần tích cực cùng địa phương xây dựng Đảng bộ Ngọc Tụ đạt TSVM nhiều năm liền. Cán bộ, chiến sĩ LLVT Kon Tum đã vận động nhân dân xây dựng hai làng văn hóa, trong đó một làng đạt văn hóa cấp tỉnh. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, với sự giúp đỡ của các tổ, đội công tác, Ngọc Tụ không những vươn lên hoàn thành tốt công tác tuyển quân, mà còn xây dựng được lực lượng dân quân có tỷ lệ hợp lý với khả năng hoạt động ngày càng cao. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cán bộ, chiến sĩ LLVT Kon Tum hỗ trợ bà con gần 11.000 ngày công lao động, vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu. Từ chỗ, bà con chỉ biết phát nương làm rẫy, đến nay đã biết trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp, biết dãn dân, tách hộ, lập vườn; biết bón phân cho cây trồng và tổ chức chăn nuôi gia súc có chuồng trại,? 10 năm qua bộ đội đã hướng dẫn bà con khai hoang, sản xuất ổn định 12ha ruộng lúa nước hai vụ; đắp 6 đập thủy lợi; làm mới 32km đường liên thôn, 49 căn nhà và 1,2km kênh mương; đào 9 giếng nước, quyên góp hỗ trợ nhân dân hơn 70 triệu đồng trong những đợt thiếu đói, thiên tai. Nhờ vậy, đời sống nhân dân Ngọc Tụ đã có nhiều tiến bộ, thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt gần 4 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4 lần so với năm 1996. Nếu như năm 1996, xã còn 2 làng trung bình, 3 làng yếu, thì đến nay Ngọc Tụ đã có 80% thôn làng đạt ?ono đủ vững mạnh?, không còn làng yếu.
    Thành công trong đỡ đầu thôn làng khó khăn ở Ngọc Tụ chính là thông qua công tác vận động quần chúng, bằng những việc làm cụ thể, cán bộ, chiến sĩ LLVT Kon Tum đã tạo được chuyển biến về nhận thức, thay đổi được nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng tiến bộ, bà con không còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không cam chịu đói nghèo lạc hậu mà đã vươn lên, tự chủ trong cuộc sống, có ý thức xây dựng quê hương, đất nước. Trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, nhân dân đã nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh trước những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch.
    Mô hình đỡ đầu làng dân tộc thiểu số ở Ngọc Tụ đang được Đảng ủy, Bộ CHQS Kon Tum chọn nhân rộng ra các địa bàn khác.
    Bài và ảnh: KIỀU BÌNH ĐỊNH

  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 12/09/2008, 11:56 (GMT + 7)
    Tăng cường phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự-quốc phòng trên địa bàn Thủ đô
    QĐND - Ngày 12-9, Đảng ủy, BTL Thủ đô Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn nhằm tăng cường phối hợp tuyên truyền về nhiệm vụ quân sự-quốc phòng(QS-QP) trên địa bàn Thủ đô.
    Thiếu tướng Phùng Đình Thảo, Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội thông báo với các cơ quan thông tin đại chúng kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và Lệnh của ************* về tổ chức lại Quân khu Thủ Đô thành BTL Thủ đô Hà Nội. LLVT Thủ đô đứng trước nhiều thuận lợi và cũng có những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi phải tạo chuyển biến về phương pháp, tác phong công tác, năng lực làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền Thủ đô thực hiện tốt nhiệm vụ QS-QP địa phương; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng-an ninh...
    Đại diện các báo, đài và cơ quan BTL Thủ đô Hà Nội đã đề xuất nhiều biện pháp tăng cường phối hợp, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả về nhiệm vụ QS-QP, xây dựng Đảng và LLVT ba thứ quân, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trên địa bàn Thủ đô.
    PHẠM QUÂN

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này