1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhaidong, 06/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 14:47 ngày 24-09-2008

    Bộ đội học tiếng đồng bào Mông
    --------------------------------------------------------------------------------

    Lớp học tiếng Mông cho bộ đội.
    ND ?" Để gần dân, sát dân hơn, những năm qua quân khu 2 đã mở các lớp dạy và học tiếng Mông cho cán bộ, chiến sĩ ở các đoàn kinh tế, các nông trường và những đội xây dựng cơ sở, tổ công tác thực hiện nhiệm vụ nơi có đồng bào Mông cư trú.
    Những ngày đầu khi mới đến xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, anh Chảo Xuân Sáng, đội trưởng đội Xây dựng cơ sở số 3 và anh em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn đội đến công tác là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông. Trình độ nhận thức và hiểu biết của bà con không đồng đều, trong số đó nhiều người nghe, nói tiếng phổ thông không thành thạo, thậm chí hoàn toàn không biết, nhất là trẻ em và người già.
    Ðội được biên chế từ một đến hai nhân viên là người Mông. Số lượng đó quá ít, nên rất thiếu cán bộ mỗi khi xuống cơ sở cần người phiên dịch. Có thời điểm bộ đội phải nhờ đến trưởng bản, người có uy tín cùng đi để phiên dịch. Việc làm đó không thể tiến hành thường xuyên và những nội dung cần truyền đạt không đầy đủ theo yêu cầu.
    Từ thực trạng trên, anh em trong đội đã quyết tâm tự học tiếng Mông. Người đi đầu là đội trưởng Chảo Xuân Sáng. Anh người dân tộc Nùng, nhiều năm sống ở vùng núi, lại gần khu vực người Mông định cư nên hiểu khá rõ phong tục, tập quán đồng bào. Do hiểu biết của số đông dân bản còn hạn chế, vì vậy muốn dân nghe, hiểu, tin và tự giác làm theo, thì cán bộ cần phải nói chậm, dễ hiểu, dễ nhớ, lời nói sát với ngôn ngữ thường ngày bà con vẫn dùng. Việc làm cũng thế, phải làm đi làm lại...
    Ðiều đó đã được Chảo Xuân Sáng kiểm nghiệm qua những lần họp thôn, bản, hoặc trực tiếp hướng dẫn nhân dân cách trồng ngô, trồng lúa. Khi đã biết tiếng thì cán bộ nói đến đâu bà con nghe ra đến đó, thi thoảng họ còn cười ồ lên, tỏ vẻ tán thành.
    Việc tự học tiếng Mông đối với anh Chảo Xuân Sáng vô cùng vất vả. Anh học qua đồng đội, học trong những lần về bản tiếp xúc với người Mông, học cả trong sách báo, qua chương trình phát thanh tiếng Mông. Các anh còn có cách học rất độc đáo là viết những từ mới lên một tờ giấy, hoặc tấm gỗ lớn, rồi đặt sát tường ngay nơi nằm nghỉ để trước khi đi ngủ và sáng thức dậy ôn luyện.
    Hiện nay phần lớn các đội sản xuất và đội xây dựng cơ sở của quân khu 2 đều đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ chính của bộ đội là làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,ổn định cuộc sống.
    Song, có một thực tế, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong các tổ, đội nhiều người ở đơn vị cơ sở lâu năm vừa chuyển đến, hoặc quê ở vùng xuôi lên công tác. Ðể hiểu cặn kẽ đời sống nhân dân và có điều kiện gần dân, giúp dân, nhất thiết phải biết được tiếng của bà con.
    Việc tự học tiếng của đồng bào như anh Chảo Xuân Sáng mặc dù đem lại hiệu quả tốt, song thời gian để nghe nói thành thạo cũng rất lâu và cũng không phải ai cũng tự học được. Vì vậy, những năm qua quân khu đã mở các lớp dạy và học tiếng Mông cho cán bộ, chiến sĩ ở các đoàn kinh tế, các nông trường và những đội xây dựng cơ sở, tổ công tác thực hiện nhiệm vụ nơi có đồng bào Mông cư trú.
    Thiếu tá Vàng Mý Chờ, trợ lý dân quân huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đã nhiều lần tham gia lớp học, có lúc anh còn là giáo viên đứng lớp. Ðảm nhiệm chức vụ trợ giáo không khác gì một người giáo viên, nghĩa là phải hiểu biết phong tục tập quán, hiểu tường tận và chuẩn xác ngôn ngữ, trong bất kỳ câu văn nào cũng không cho phép sai, dù chỉ một từ, vì tiếng và chữ viết của người Mông rất đa nghĩa.
    Ðể thực hiện tốt vai trò trợ giáo trước khi lên lớp, Thiếu tá Vàng Mý Chờ chuẩn bị rất kỹ, như sưu tầm tài liệu liên quan nội dung học; giúp giáo viên dịch bài biết ***g ghép câu từ trong từng ngữ cảnh để truyền đạt, và giúp người học thấy được sự phong phú trong ngôn ngữ vùng cao.
    Hầu hết các học viên sau khi tham gia lớp học đã vận dụng tốt việc nghe, nói vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Khi các tổ, nhóm xuống cơ sở, hoặc tiếp xúc với bà con không nhất thiết phải cử người phiên dịch như trước. Qua đó cho thấy phương châm cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng của đồng bào đã phát huy tác dụng.
    Biết nói tiếng và cùng nói tiếng của đồng bào sẽ góp phần tạo dựng niềm tin, xóa đi khoảng cách giữa người miền xuôi và miền ngược. Khi tiếng Mông đã trở thành ngôn ngữ thường dùng của cán bộ, chiến sĩ các tổ, đội công tác thì sẽ không chỉ đơn giản là người Mông nói cho người Mông nghe, mà tất cả cán bộ, chiến sĩ đều trở thành tuyên truyền viên tích cực trong công tác vận động quần chúng.
    Biết được tiếng của đồng bào là con đường ngắn nhất để đến với dân. Ðiều này đã được khẳng định qua sự chuyển biến tích cực về nhận thức và cách làm của người Mông ở xã Chiềng Sơ, huyện Ðiện Biên Ðông, tỉnh Ðiện Biên, nơi có đội Xây dựng cơ sở số 4 đứng chân. Thượng tá, đội trưởng Phan Khắc Thiện sau khi tham gia lớp học tiếng Mông đã giao tiếp thông thạo với đồng bào, bà con nghe rất dễ hiểu.
    Ðồng bào Mông có nền văn hóa khá đa dạng. Ðó là những điệu múa khèn độc đáo, đêm chợ tình thơ mộng, ly kỳ, lễ hội ném pao sinh động, hay tục kéo vợ (còn gọi là Háy pù) mang đậm nét đẹp văn hóa buổi nguyên sơ...
    Vì vậy, đối với cán bộ, chiến sĩ, khi công tác ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cần học tiếng của dân, để có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về vùng đất và con người vùng cao. Ðó là một trong những yếu tố giúp công tác vận động quần chúng thành công.
    Bài và ảnh: Hoàng Nghiệp (Phú Thọ)
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 14:47 ngày 24-09-2008

    Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến
    Vi Dân, Chi đội trưởng Nam tiến
    --------------------------------------------------------------------------------

    Vượt Trường Sơn.
    ND ?" Qua tâm sự cũng như đọc thêm những trang hồi ký của những người đã từng hoạt động cùng người Anh hùng - Chi đội trưởng Vi Dân (hy sinh năm 1947), chúng ta càng rõ hơn quá trình hoạt động và gương hy sinh oanh liệt của anh.
    Trên bia mộ của người Anh hùng - Chi đội trưởng Vi Dân đã hy sinh trong trận Tú Thủy (An Khê, Gia Lai), thực dân Pháp đã ghi: "14-3-1947. Ici repose colonel Vi Dân, mort pour sa patrie". (Nơi yên nghỉ của Ðại tá Vi Dân, người đã hy sinh vì Tổ quốc).
    Ðảng bộ và nhân dân tỉnh Gia Lai đã xây Ðài tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận đánh này. Tên anh cũng đã được ghi trân trọng trong Lịch sử Ðảng bộ thành phố Hà Nội với phong trào Nam tiến.
    Tại buổi gặp gỡ với ông Nguyễn Công Lộc (tức Nguyễn Thế Bích) tại C15, tập thể Kim Liên, nguyên là đội viên đội công nhân tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu (CNTTXPHD) và đọc thêm những trang hồi ký của những người đã từng hoạt động cùng Vi Dân, chúng tôi có thêm những tư liệu làm sáng rõ hơn quá trình hoạt động và gương hy sinh oanh liệt của người anh hùng.
    Từ công nhân cứu quốc trở thành bộ đội giải phóng quân
    Tuổi ấu thơ của anh trôi đi trong đói nghèo, lam lũ, thiếu tình yêu thương của gia đình. Lên bảy tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Trợ đã mồ côi mẹ. Anh sớm phải xa quê hương Dưỡng Hòa (tổng Hoàng Ðạo, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), lên ở với chú thím trên thị xã Phúc Yên. Năm 1937, tốt nghiệp tiểu học, có bằng Xéc-ti-phi-ca, anh cùng người bạn thân là Hồ Văn Tuất đến Hà Nội tìm việc làm. Trợ đi dạy tư, còn Tuất làm nhân viên kế toán nhà in Tô-panh. Ðồng lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống nơi đô thị phồn hoa, hai anh em rủ nhau ra mỏ Cẩm Phả. Ở đây, Trợ lại càng thấy rõ ách áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn cai mỏ và đời sống bần hàn, cơ cực của người thợ.
    Gần một năm sau, họ rời khỏi khu "vàng đen", về Hà Nội. Trợ thi đỗ vào trường Kỹ nghệ thực hành, Tuất làm hương sư ở xã Tuần Lễ, huyện Ðông Anh. Sau ba năm học, đỗ tú tài phần Một (bán phần), Trợ vào làm thợ ở hãng ô-tô Citroen, sau chuyển sang làm nhân viên vẽ kỹ thuật ở Sở thủy lợi Bắc Kỳ.
    Ðây cũng là thời gian Trợ được tuyên truyền, giác ngộ cách mạng. Anh rủ Tuất về nội thành và giác ngộ thêm hai người bạn nữa là công nhân quân giới trong Thành. Cả nhóm Tuất-Trợ-Trúc-Quý rủ nhau thuê nhà ở chùa Bát Mẫu (Ngọc Hà) để hoạt động. Tháng 4-1944, đồng chí Trần Ngọc Minh kết nạp bốn anh em vào Công nhân cứu quốc (CNCQ) và họ đặt bí danh: Tuất-Nước, Trợ-Dân, Trúc-Giống, Quý-Nòi. Tiểu tổ CNCQ được thành lập do Trợ làm tổ trưởng. Lúc này, Xứ ủy hết sức chú trọng đến công tác công vận để phát triển CNCQ trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng thợ... làm nòng cốt cho Mặt trận *********. Tháng 8-1944, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bí mật, đoàn thể yêu cầu đồng chí Tuất xin thi vào cảnh sát, phát triển thêm lực lượng, đồng chí Vi Dân (tức Trợ) thôi làm ở Sở thủy lợi Bắc Kỳ, về dạy tư cho một gia đình ở phố Hàng Trống để có thêm nhiều thời gian hoạt động. Cuối năm 1944, tại một cơ sở ở Cổ Loa, Ðông Anh, Vi Dân được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương .
    Từ sau 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, các tiểu tổ CNCQ và phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh hơn trong cao trào tiền khởi nghĩa. Vi Dân và các đồng chí hoạt động tích cực ở nhiều nhà máy, xưởng thợ như Aviat, ô-tô Ford, ô-tô Hall, Indoto Hãng S.T.A.I...
    Ông Nguyễn Công Lộc, người được Vi Dân kết nạp vào CNCQ và cùng đi Nam tiến, nhớ lại: "Anh trai tôi là Nguyễn Ðình Bồ hoạt động trong tổ CNCQ ở xưởng Indoto và được anh Vi Dân tin tưởng. Vì thế, tôi được anh Vi Dân kết nạp vào CNCQ, lập thành tổ ba người gồm hai anh em tôi, và anh Nhân là thợ tiện ở Indoto. Tháng 5-1945, lễ thành lập Ðội công nhân tuyên truyền xung phong Hoàng Diệu được tổ chức tại đình làng Thanh Nhàn. Anh Vi Dân, Ðội trưởng thay mặt Ðội đọc lời tuyên thệ sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ðội có khoảng 30 đội viên, lấy hàng phở Châu ở làng Dịch Vọng tiền - nhà anh Thế Mỹ, làm địa điểm liên lạc".
    Vừa vũ trang tuyên truyền vừa phát triển tổ chức, đến đầu tháng 8-1945, Ðội CNTTXPHD đã phát triển được 60 đội viên. Chiều ngày17-8, Vi Dân và các đồng chí có mặt trong cuộc mít-tinh tại Nhà hát Lớn và tuần hành thị uy trên các đường phố. Mờ sáng 19-8-1945, Ðội trưởng Vi Dân phổ biến cho anh em nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn, sau đó sẽ đi chiếm Trại Bảo an binh.
    Ðêm đầu tiên của chính quyền cách mạng, theo lệnh của Xứ ủy, Chi đội Việt Nam giải phóng quân được thành lập ngay tại Bắc Bộ phủ, gồm cả anh em học sinh, sinh viên, thanh niên dân chủ, cứu quốc và một số lính bảo an tự nguyện đi theo cách mạng, lấy ÐCNTTXPHD làm nòng cốt. Ðồng chí Vi Dân trở thành Chi đội trưởng chi đội giải phóng quân của Hà Nội, có nhiệm vụ bảo vệ Bắc bộ phủ và UBND thành phố.

  3. quanbk

    quanbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Bạn gì đó ơi. Đây có phải là mục copy->paste từ báo QĐND sang đâu. Đề nghi đồng chí dừng ngay.

  4. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Thì có sao, tên topic là "Tin tức quân sự Việt Nam". Hồi mới reg nick, tớ làm hoài có sao đâu.
    Nhắc bạn gì copy&paste bài thì đưa luôn cả link dẫn đến nguồn của bài viết đó nhé. Tớ khi xưa bị nhắc về vụ này rồi, giờ nói lại thôi!
  5. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    Báo QDND là báo của QD của Đảng có cóp pết để tiện cho mọi người đọc cũng còn tốt chán hơn vạn thứ bạc nhạc trên này
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    @quanbk Em đang công tác ở báo QĐND mà bác
    Tin QS VN không lấy ở đây, báo ND và TTXVN thì lấy ở đâu ra?
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 24/09/2008, 10:01 (GMT + 7)
    Viện Chiến lược Quân sự (Bộ Quốc phòng):

    Nghiên cứu công tác Quốc phòng tại Phú Thọ
    QĐND - Viện Chiến lược Quân sự Bộ Quốc phòng vừa có buổi làm việc với Bộ CHQS tỉnh Phú Thọ. Lãnh đạo, chỉ huy Bộ CHQS tỉnh Phú Thọ đã báo cáo khái quát với đoàn về tình hình địa bàn, các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác quốc phòng - an ninh của địa phương và kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX).
    Trong 5 năm (2003-2008) thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Đảng ủy Quân sự tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo LLVT tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, nền quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân được giữ vững, tiềm lực mọi mặt trong khu vực phòng thủ được tăng cường.
    NGỌC LIỄU

  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 25/09/2008, 08:14 (GMT + 7)
    "Chuyên gia" phần mềm thương hiệu Hồng Hà

    Kỹ sư Nguyễn Thành Trung say mê lập trình phần mềm đóng tàu.

    Tốt nghiệp Trường đại học Hàng hải, hơn 4 năm về công tác tại Công ty Hồng Hà (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), kỹ sư trẻ Nguyễn Thành Trung đã có nhiều sáng tạo, thành công trong khai thác, nghiên cứu phần mềm thiết kế công nghệ đóng tàu thủy, góp phần tạo uy tín của công ty, nhất là trong đóng mới tàu xuất khẩu theo tiêu chuẩn châu Âu.
    Trước đây, công ty đã được trang bị một số phần mềm triển khai công nghệ của nước ngoài, nhưng khá nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng được, đặc biệt là trong thiết kế, lắp đặt các chi tiết, cụm chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao. Với lòng yêu nghề, nhiệt huyết, Nguyễn Thành Trung đã tự nghiên cứu đưa vào khai thác phần mềm 3D phục vụ sản xuất, được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao. Với phần mềm này, các khâu từ thiết kế ban đầu, thiết kế thi công đến chế tạo, lắp ráp các chi tiết, thử các mô hình ảo... đều được thực hiện trên máy vi tính, bảo đảm hiệu quả, chính xác cao trước khi đưa vào sản xuất, giảm thấp nhất sai, hỏng, phải thử nghiệm nhiều lần, đồng thời chủ động trong bảo đảm vật tư, máy móc, phân công lao động, đáp ứng chất lượng, tiến độ đóng tàu xuất khẩu. Được biết một số doanh nghiệp đóng tàu trong và ngoài quân đội cũng đã triển khai phần mềm trên, nhưng chưa thành công và hiện vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài, trong khi Công ty Hồng Hà đã có phần mềm xuất khẩu công nghệ cho đối tác nước ngoài.
    Sau loạt đóng 6 tàu vận tải đa năng xuất khẩu trọng tải 2.600 tấn, công ty đã ký hợp đồng đóng mới 8 tàu trọng tải 3.300 tấn. Để đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng sản phẩm, Nguyễn Thành Trung lại đề xuất nghiên cứu nâng cấp phần mềm triển khai thiết kế công nghệ tàu thủy với mục tiêu liên kết và khảo sát toàn bộ quá trình đóng mới tàu, từ bảo đảm vật tư, thiết bị đến tổ chức sản xuất... Anh còn đề xuất nâng cấp hệ thống công cụ trợ giúp thiết kế; xây dựng bộ tiêu chuẩn về đóng mới, sửa chữa thân tàu thủy; xây dựng bộ máy triển khai công nghệ chuyên sâu về nhân lực... góp phần tạo phong cách mới trong sản xuất, quản lý của công ty.
    Với thành tích xuất sắc, hằng năm Nguyễn Thành Trung đều được công ty khen thưởng; năm 2005 là chiến sĩ thi đua cấp Tổng cục. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, dám nghĩ dám làm, hy vọng, anh sẽ gặt hái thêm nhiều thành công trong lao động sáng tạo, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của Công ty Hồng Hà trong lĩnh vực đóng tàu.
    Bài và ảnh: ANH QUÂN

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Công ty Tân Cảng Sài Gòn được lập tổ chức hoa tiêu hàng hải
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tại Công văn số 1383/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép Công ty Tân Cảng Sài Gòn (thuộc Quân chủng Hải Quân) được thành lập tổ chức hoa tiêu hàng hải, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo Công ty Tân Cảng Sài Gòn lập đề án thành lập công ty hoa tiêu và hồ sơ đề nghị giao vùng hoạt động hoa tiêu hoặc tuyến dẫn tàu cụ thể, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định hiện hành.
    Theo : ND


  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Bài học về tập trung lực lượng


    Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), các chiến dịch tiến công của ta đều tổ chức lực lượng tiến công từ nhiều hướng, nhằm khoét sâu những nhược điểm về bố trí phòng ngự của địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó nhiều nơi. Hướng tiến công chủ yếu thường được tập trung lực lượng nhiều hơn các hướng khác để nhanh chóng phá vỡ thế trận phòng ngự của địch, đánh chiếm mục tiêu chủ yếu, tiêu diệt lực lượng địch ứng cứu, giải tỏa, giành thắng lợi. Tuy nhiên, cũng có chiến dịch chưa chú ý đúng mức đến việc tập trung lực lượng cho hướng chủ yếu, nên khi tạo được thời cơ để tiêu diệt địch ngoài công sự (địch hành quân giải tỏa, rút lui), lại không có lực lượng đủ mạnh để tiến công tiêu diệt, tiêu biểu là chiến dịch Đường 9-Khe Sanh năm 1968.
    Trong chiến dịch này, ta tổ chức lực lượng tiến công trên hai hướng (hướng Tây và hướng Đông, trong đó hướng Tây là hướng chủ yếu), nhưng lực lượng sử dụng trên hai hướng gần như bằng nhau trong suốt quá trình chiến dịch. Mặc dầu, trước đó ta đã dự kiến, khi vây lấn Tà Cơn địch sẽ tăng viện ứng cứu và nhận định đây là thời cơ thuận lợi để tiêu diệt quân địch. Nguyên nhân không tập trung được lực lượng cho hướng chủ yếu có nhiều, nhưng nổi lên mấy vấn đề chủ yếu là:
    Trước hết, do công tác chuẩn bị chiến trường chưa đầy đủ, chu đáo, nhất là đường cơ động cho cơ giới, lương thực, đạn dược, nên hướng chủ yếu không có điều kiện sử dụng được nhiều lực lượng, nhất là các binh khí kỹ thuật. Mặt khác, do đánh giá chưa đúng khả năng của ta, đề ra nhiệm vụ tiêu diệt 5 đến 7 tiểu đoàn Mỹ, dẫn đến muốn đánh mạnh ở nhiều khu vực, giành thắng lợi ở nhiều nơi, nên lực lượng phải phân tán. Nếu đề ra nhiệm vụ phù hợp hơn và kiên quyết tập trung lực lượng tiêu diệt 1 đến 2 tiểu đoàn Mỹ thì tình huống sẽ có nhiều chuyển biến có lợi cả về chiến dịch và chiến lược.

    Huấn luyện bắn ở Đoàn M68 pháo binh (Quân khu 2). Ảnh: ANH THU

    Chưa tin chắc vào việc chọn đúng hướng tiến công chủ yếu. Mặc dù Bộ chỉ huy chiến dịch đã chọn hướng Tây là hướng chủ yếu, nhưng lại dự phòng quá nhiều khả năng hướng Đông có thể trở thành hướng chủ yếu, nên phải giữ binh lực ở nhiều khu vực khác nhau để sẵn sàng đối phó với các tình huống khác có thể xảy ra, dẫn đến phân tán lực lượng.
    Cuối cùng là một số cán bộ chỉ huy chưa nhận thức đầy đủ giá trị của những trận đánh tiêu diệt gọn, những trận then chốt trong chiến dịch, nên không kiên quyết tập trung lực lượng đánh những trận quyết định. Chẳng hạn như trong đợt 2 ta vây hãm Tà Cơn, địch đang ở thế khốn quẫn về nhiều mặt, lẽ ra, nhân cơ hội đó ta tập trung lực lượng dùng Trung đoàn 2, Sư đoàn 325 và Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, kiên quyết đánh tiêu diệt bằng được tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ ở điểm cao 832 và 573 (Tây Bắc Tà Cơn) đồng thời tổ chức hỏa lực khống chế, uy hiếp sở chỉ huy trung đoàn thủy quân lục chiến Mỹ và sân bay Tà Cơn thì quân địch cố thủ trong Tà Cơn sẽ khốn quẫn hơn nữa, buộc địch phải đưa quân từ phía Trị-Thiên-Huế ra cứu nguy cho Tà Cơn sớm hơn. Như vậy, ta vừa tiêu diệt được một tiểu đoàn tinh nhuệ quân Mỹ phòng ngự trên điểm cao, vừa sớm thu hút thêm lực lượng quân Mỹ lên khu vực Khe Sanh, tạo ra những điều kiện có lợi. Trái lại, cuối tháng 2, ta lại rút toàn bộ Sư đoàn 325 đưa vào Tây Nguyên, còn nhiệm vụ bao vây các điểm cao 845, 832, 573 và đánh lấn Tây Bắc sân bay Tà Cơn chỉ giao cho Trung đoàn 66 đảm nhiệm. Vì lực lượng ít, nên vây cũng không chặt, lấn cũng không sâu, khi địch phản kích thì diệt cũng không gọn và cũng không còn lực lượng mạnh đột phá tiêu diệt phòng ngự trên điểm cao.
    Trong đợt 4 của chiến dịch, ta vây lại Tà Cơn và đánh địch rút chạy. Giữa tháng 5-1968, Sư đoàn 308 (thiếu Trung đoàn 36) vào chiến trường Khe Sanh, lực lượng đang sung sức, có kinh nghiệm đánh địch phòng ngự trên cao. Trung đoàn 102 đảm nhiệm tiêu diệt một đại đội Mỹ phòng ngự điểm cao Làng Cát (trên đường số 9), cắt đứt đoạn đường 9, nhưng do không tập trung lực lượng nên cả hai lần tiến công đột phá cứ điểm làng Cát đều không thành. Ở đây không phải thiếu lực lượng mà do vận dụng nguyên tắc tập trung lực lượng thiếu linh hoạt, sự quan tâm, chỉ đạo đánh trận then chốt thúc đẩy chiến dịch chưa đúng mức.
    Từ thực tiễn trên cho thấy, tiến công địch trên nhiều hướng nhưng phải tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu là nguyên tắc không được xem nhẹ.
    LÊ VĂN BẢO

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này