1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bwalker

    bwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2011
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tình hình này em nghĩ mình cũng nên tập một trận ở Lạng Sơn và Lào Cai các bác ạ.

    Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam

    Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.

    Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

    Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

    Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.

    Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.

    Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.

    Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.

    'Trả giá đắt'
    Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.

    Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

    Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).

    Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.

    Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".

    Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.

    "Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."

    Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".

    "Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/08/110810_china_guangzhou_drill.shtml
  2. xuanhuy310

    xuanhuy310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Tăng cường an ninh biên giới phía Bắc
    Thứ Tư, 10/08/2011 16:48
    (NLĐO)-Ngày 10-8, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BTL - BĐBP) đã tổ chức Hội nghị trao đổi với UBND các tỉnh phía Bắc, với sự tham dự của Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh BĐBP cùng lãnh đạo 12 tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
    Tại Hội nghị, Trung tướng Trần Hoa nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới và công tác phối hợp giữa BTL - BĐBP và chính quyền địa phương các tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc.

    Trong báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của BTL - BĐBP nêu rõ sự phối hợp giữa BTL - BĐBP với 12 tỉnh, thành phố biên giới, bờ biển phía Bắc đạt kết quả tốt. Tình hình chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cơ bản ổn định. Các hoạt động vi phạm Hiệp định, vi phạm quy chế tuyến biên giới Việt - Trung giảm so với những năm trước. Việt Nam và Lào tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dự án tăng cường bảo vệ, tôn tạo hệ thống mốc giới. Đến nay, trên toàn tuyến đã khảo sát song phương xác định được 496/792 vị trí; xây dựng xong 390/826 cột mốc.

    Theo TTXVN, tình hình di dân tự do khỏi địa phương cũng được cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các địa phương tuyên truyền, giáo dục, phân tích... để người dân nắm rõ tư tưởng và ổn định cuộc sống trong các thôn bản. Trên tuyến đường biển, tình trạng ngư dân sử dụng thuốc nổ, kích điện để khai thác thuỷ sản vẫn xảy ra, tập trung chủ yếu ở vùng biển Nam Định, Ninh Bình... Tình hình tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng, BTL - BĐBP phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường đấu tranh, ngăn chặn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội.

    Tại hội nghị, Thiếu tướng Phạm Sóng Hồng - Phó Tư lệnh BĐBP cho biết: Thông qua hội nghị, các tỉnh nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác xây dựng lực lượng biên phòng trong thời gian tới. Đây là dịp để các ban, ngành trao đổi thông tin thống nhất với các chủ trương đề ra, đặc biệt giữa BTL - BĐBP với lãnh đạo UBND các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới Quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng đường biên giới hoà bình hữu nghị cùng phát triển.
    http://nld.com.vn/20110810044818488p1002c1206/tang-cuong-an-ninh-bien-gioi-phia-bac.htm

    Đồng chí Phạm Minh Chính giữ chức Bí Thư Tỉnh ủy Quảng Ninh


    Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa phân công đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Công an giữ cương vị Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng; trung tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an để đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.



    Trung tướng ************** tặng hoa chúc mừng đại tướng Lê Hồng Anh nhận trọng trách mới

    Đại tướng Lê Hồng Anh sẽ đảm nhiệm cương vị mới thay người tiền nhiệm Trương Tấn Sang vừa được Quốc hội khóa 13 bầu làm *************.

    Đại tướng Lê Hồng Anh năm nay 62 tuổi, quê Kiên Giang, là cử nhân luật, cử nhân chính trị, từng đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Phó chủ nhiệm và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Công an. Ông là ủy viên Bộ Chính trị khóa 9, 10 và 11, đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12 và 13.


    Đồng chí Phạm Minh Chính

    Trước đó tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các thành viên Chính phủ. Trung tướng **************, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Công an.

    Theo Chinhphu.vn, Bộ Chính trị cũng vừa phân công trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an để đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình và trung tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an để đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
    http://baoquangninh.com.vn/default.asp?lang=V&func=newsdetail&newsid=67750&CatID=22&MN=2
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
  4. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    ủng hộ bác Thanh vụ này vote cho bác
  5. magic_player

    magic_player Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Mình không nghĩ bác Thanh có biết về website này, có thể là của fan nào đó.
  6. sonnu15

    sonnu15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2008
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ tập trận của BC chắc là nắn gân NC rồi. Trước đây có thấy nói gì đâu đùng một cái tập trận thường niên, đáng yêu thiệt. Đánh thật hay ko mình chưa biết nhưng chắc chắn NC cũng phải có động thái tương tự. Chơi với thằng hàng xóm này đau đầu thiệt.
  7. bbhasta

    bbhasta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
  8. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
  9. autovina

    autovina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Đầu cơ gớm...còn một cơ số các bác lãnh đạo khác đây :-w
  10. Mr_Miyagi

    Mr_Miyagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2010
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam mua thêm hệ thống tên lửa bờ biển
    Cập nhật lúc :10:05 PM, 11/08/2011
    Tập đoàn NPO Mashinostroenia bắt đầu chuẩn bị hợp đồng bán hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam.
    Tập đoàn NPO Mashinostroenia đã bắt đầu chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P với Việt Nam không thông qua công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport. Kinh phí cho hợp đồng này được lấy từ tín dụng nhà nước do Nga cấp cho Việt Nam.

    Hiện nay, hai bên đang xác định các điều kiện sơ bộ của hợp đồng xuất khẩu: số lượng chính xác trang bị mua bán, quy mô tín dụng nhà nước của Nga và thời hạn chuyển giao.

    Theo một nguồn tin gần gũi với Bộ Tài chính Nga, Nga đang đàm phán với Việt Nam về việc cấp tín dụng mua vũ khí Nga. Quy mô tín dụng nhà nước này chưa được xác định vì “phụ thuộc trực tiếp vào số lượng vũ khí mua sắm, mà điều đó thì hiện đang được thảo luận”. “Một trong các bên của hợp đồng mới sẽ là NPO Mashinostroenia. Vai trò đó được xác định cho NPO và hãng này đang đàm phán với Việt Nam về việc cung cấp một số hệ thống Bastion”. Nguồn tin này cũng cho biết, việc chuyển giao các hệ thống tên lửa cho Việt Nam có thể diễn ra không sớm hơn năm 2013-2014 do phía Nga cần chuẩn bị và có những bổ sung vào luật ngân sách để có thể cấp tín dụng xuất khẩu cho Việt Nam.

    Một nguồn tin gần gũi với Rosoboronoexport, hôm 10.8, cho biết, “vấn đề cấp tín dụng có liên quan cho Việt Nam để mua vũ khí Nga đang ở giai đoạn bàn bạc thống nhất cuối cùng”.

    NPO Mashinostroenia đã được phép của đích thân Tổng thống Nga Dmitri Medvedev tự chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu, mặc dù việc đó chưa được hợp thức hóa về mặt pháp lý. Tập đoàn này sẽ chỉ có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu không qua Rosoboronoexport nếu có được quyền này về mặt pháp lý.

    Một nguồn tin trong văn phòng Tổng thống Nga tiết lộ, Tổng thống Dmitri Medvedev đã được báo cáo từ tháng 6.2011 về kế hoạch của NPO độc lập xuất khẩu vũ khí thành phẩm, người đệ trình báo cáo này là trợ lý Tổng thống Sergei Prikhodko đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị của NPO Mashinostroenia và Tổng thống Medvedev đã viết lên tờ trình là “Đồng ý”, tuy nhiên chưa có sắc lệnh chính thức của Tổng thống.

    Một nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cho hay, NPO Mashinostroenia đang thực sự chuẩn bị tự đi ra thị trường thế giới. Đến năm 2007, NPO đã tự xuất khẩu vũ khí và hiểu rõ thị trường Việt Nam, và nay đã được Tổng thống Nga cho phép tiếp tục làm việc đó. Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự đã thông báo việc này cho Rosoboronoexport.

    NPO Mashinostroenia cho đến năm 2007 đã từng xuất khẩu độc lập một số mẫu sản phẩm quân dụng nên có đủ kinh nghiệm. Năm 2007, thị trường xuất khẩu vũ khí Nga đã hình thành rõ ràng và toàn quyền bán sản phẩm quân dụng thành phẩm chuyển sang tay một công ty nhà nước là Rosoboronoexport đóng vai trò nhà trung gian cung cấp vũ khí.

    Quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự không trao quyền xuất khẩu thành phẩm, song cho phép cung cấp cho khách hàng nước ngoài phụ tùng, các tổng thành, bộ phận hay dịch vụ hiện đại hóa và bảo dưỡng.

    Hiện nay, có quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự là Rosoboronoexport (công ty trung gian quốc doanh), Rostechnologyy (hoạt động marketing) và 21 hãng phát triển và sản xuất hàng quân sự. Trong đó, chỉ có Rosoboronoexport có quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng quân sự, trước hết là thành phẩm. Các hãng còn lại chỉ có thể xuất khẩu phụ tùng, các tổng thành, tài liệu, cũng như dịch vụ bảo dưỡng hậu mãi cho các vũ khí trang bị đã cung cấp trước đó.

    Ngoài Rosoboronoexport, hiện chỉ có 2 công ty có quyền bán sản phẩm thành phẩm ra nước ngoài - đó là hãng đóng tàu Zvezdochka ở Severidvinsk và Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg. Hai hãng này nằm trong Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK. Tháng 11.2010, Admiralteiskye Verfi công bố chiến lược phát triển của mình, trong đó đề xuất trao cho họ “quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự”. Quy chế này sẽ trao cho tập đoàn toàn quyền độc lập cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường thế giới mà không cần sự trợ giúp của Rosoboronoexport.

    Hiện nay, Rosoboronoexport kiểm soát phần lớn hoạt động xuất khẩu quân sự của Nga. Năm 2010, Nga đã bán ra nước ngoài 10 tỷ USD vũ khí trang bị, trong đó có 8,6 theo kênh Rosoboronoexport. Trong khi đó, năm 2009, các chỉ số này tương ứng là 8,8 và 7,4 tỷ USD. Tính đến đầu năm 2011, khối lượng đơn đặt hàng của Rosoboronoexport là 38 tỷ USD.

    Có ý kiến cho rằng, nếu hợp đồng bán trực tiếp Bastion cho Việt Nam sẽ được ký kết, thì đây là đòn đau đầu tiên vào sự độc quyền của Rosoboronoexport, nhà xuất khẩu sản phẩm quân sự thành phẩm duy nhất của Nga.

    Tuy nhiên, chuyên gia Konstantin Makienko, thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (TsAST, Nga) thì cho rằng, tổn thất tài chính của Rosoboronoexport do NPO Mashinostroenie độc lập xuất khẩu vũ khí là không lớn. “Nhiều lắm là bằng số hợp đồng mà NPO có thể ký được, trung bình cung cấp 1 hệ thống/năm.

    Hệ thống này rất mạnh, rất đắt và rất nhạy cảm về chính trị. Ở phân khúc này, thị trường chắc chắn sẽ tập trung vào hệ thống thay thế khác là Bal-E. Vì thế, Rosoboronoexport có thể có biện pháp đối phó đối xứng là bắt đầu tiếp thị hệ thống dễ bán hơn nhiều là Bal-E. Năm 2010, trong khuôn khổ các hợp đồng mà Rosoboronoexport đã ký trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 1 hệ thống Bastion có giá 150 triệu USD.

    Còn theo ý kiến của ủy viên Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, ông Ruslan Pukhov thì tổn thất lớn hơn nhiều là tổn thất về hình ảnh của Rosoboronoexport.

Chia sẻ trang này