1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    :-bd
    Ôi bác mai cồ, ngưỡng mộ bác[r2)] chiên da lĩnh vực gì mà bác đi ngoài nước nhiều vậy nhỉ? Trách chi trình cao thế[r2)][r2)][r2)]
    Làm rõ hơn các đoạn bôi đỏ bác nhé, thực sự mình ít nghe quan hệ QP Việt-Ý!? Chỉ thấy nhiều thép V-Ý thôi hà hà
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Máy bị làm sao, post lên cứ hay bị lỗi rồi lặp lại ...vào e*** không xong rõ chán...
  3. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    phải chăng là bước đàm phán đầu tiên để rước em này về :-"
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...ac-phat-trien-tau-ngam-S1000/201210/52092.vnd

    [​IMG]
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ồ hay quá, cá quả Địa Trung Hải sánh vai cá chuối Biển Đen...biết đâu mươi năm nữa Vịt nhà mềnh có GP tự sản con lóc Biển Đông!?=D>=D>=D>
    Chém thế bọn cẩu nó kinh lại vô ị ra đây...thôi chỉ là giấc mơ đẹp hà hà=))
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Tên lửa bắn xa nhất Việt Nam

    Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Tài liệu Cán cân Quân sự năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
    Dưới đây là bài viết của tác giả Carlyle A. Thayer nói về loại tên lửa Scud của Việt Nam do Dương Lệ Chi dịch:
    [​IMG]Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.

    Hồi tháng 5/2012, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 ( theo đó tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud)
    Vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg).
    Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn kẻ thù ngoại bang đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên.
    Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam.
    [​IMG]Tên lửa khủng có tầm bắn 500 km của Việt Nam

    Trong tháng sau đó khoảng tháng 6-1994, Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên.
    Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Việt Nam để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
    Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
    [​IMG]Bộ đội tên lửa Việt Nam

    Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam.
    Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km.
    Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
    [​IMG]Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.

    Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.
    Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu có khoảng cách lên đến 500 km bao quanh khu vực biển Đông và vùng lân cận.
    (PNTD)
  6. gepard

    gepard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Zorya-Mashproekt sẽ xây dựng nhà máy tuabin khí cho hải quân Việt Nam
    18:35 | Được đăng bởi nghia hotrung | 0 nhận xét




    Đoàn đại biểu của Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có chuyến thăm đến công ty Zorya-Mashproekt của Ukraina, nhà máy là nơi sẽ cung cấp cho quân đội Việt Nam những động cơ tua bin khí cho các tàu hải quân của Việt Nam.

    Đoàn đại biểu bao gồm các sĩ quan cao cấp quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trương Quang Khánh và Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh.




    Hai bên đã thảo luận các vấn đề trong việc xây dựng các xưởng sửa chữa và phòng thử nghiệm duy tu và sửa chữa tua bin khí cho các tàu hải quân tại Việt Nam, thông tin được đăng tải trên trang web của công ty.

    Đoàn đã đến thăm nhà máy sản xuất và lắp ráp, và trực tiếp kiểm tra quá trình kiểm tra thử nghiệm các tua bin khí được thiết kế cho các tàu chiến của hải quân Việt Nam.
    http://defencevn.blogspot.com/2012/10/zorya-mashproekt-se-xay-dung-nha-may.html
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Giáo dục quốc phòng-an ninh để nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
    http://cdn9.truongsa*******.info/files/2012/09/phung-quang-thanh-ub-an-qp.jpg
    nguồn : http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/22/22/213473/Default.aspx
    “Trong quá trình xây dựng Dự án Luật Giáo dục QP -AN, Chính phủ đã chỉ đạo tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP -AN (2001-2010) từ cơ sở đến Trung ương; tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các văn bản pháp luật có liên quan; nghiên cứu các đề tài khoa học, chuyên đề, bài viết, tài liệu, báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà quản lý về giáo dục QP -AN. Tổ chức khảo sát tại các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, các quân khu, các học viện nhà trường. Tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm giáo dục quốc phòng của một số nước: Nga, ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc”.
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Giải mật quá trình điều động Su-22 bảo vệ Trường Sa

    cuối những năm 1980 tới nay, những chiếc Su-22M/M4 luôn giữ vai trò là chiến đấu cơ chủ lực bảo vệ Quần đảo Trường Sa.
    Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng. Trước tình hình này, ngày 6/11/1987, Bộ Quốc phòng ra lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa, quy định nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ quần đảo cho Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Không quân, Phòng không và Binh chủng Thông tin Liên lạc. Trong đó, Hải quân và Không quân được coi là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ chi viện cho đơn vị trên đảo.
    Lần đầu ra Trường Sa
    Để thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Quốc phóng giao phó, ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 (Trung đoàn 923) vào sân bay Phan Rang để huấn luyện làm quen với khu vực chiến đấu. Đồng thời, hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân sẵn sàng chiến đấu, đánh địch trên biển.
    [​IMG]Tiêm kích - bom Su-22 có khả năng vươn tới Trường Sa, hỏa lực máy bay tương đối mạnh với vũ khí điều khiển có thể đánh chìm tàu chiến lớn đối phương.

    Trường Sĩ quan Chỉ huy – Kỹ thuật Không quân được lệnh phối hợp với Sư đoàn 372 tổ chức chuyển sân, triển khai sở chỉ huy tiền phương, bảo đảm phương tiện chỉ huy, dẫn đường trong huấn luyện và chiến đấu.
    Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22 đã bay từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Từ ngày 21/11, sư đoàn 372 tổ chức trực ban chiến đấu và huấn luyện bay biển cho phi công lái Su-22 tại sân bay Phan Rang.
    Ngoài đơn vị Su-22, một bộ phận máy bay vận tải chiến thuật An-26 cũng được cơ động vào Nam để trinh sát chụp ảnh, chở quân tiếp viện, thả dù hàng…
    Sau thời gian dài huấn luyện, đầu năm 1988, máy bay Su-22UM do Phi đội trưởng Vũ Xuân Cương điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên, máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa.
    Sẵn sàng đánh chìm tàu địch
    Ngày 24/4/1988, Quân chủng Không quân điều thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Cuối tháng 6/1988, Quân chủng Không quân điều tiếp 10 chiếc Su-22M vào Phan Rang.
    Sư đoàn 372 tổ chức sở chỉ huy tiền phương tại Phan Rang, hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân và Binh đoàn 17.
    [​IMG]Tiêm kích - bom Su-22 phóng rocket tấn công mục tiêu trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: báo Quân đội Nhân dân

    Ngày 10/6/1988, Tư lệnh Không quân phê duyệt lại kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ và chi viện quần đảo Trường Sa.
    Theo đó, kế hoạch đề ra là sử dụng các lực lượng hiện có gồm các loại máy bay tiêm kích (MiG-21bis), tiêm kích – bom (Su-22M), vận tải (An-26), trực thăng (Mi-8, Ka-25/28) thực hiện 4 nhiệm vụ: bay trinh sát, vận chuyển đường không, đánh các mục tiêu trên biển và trên đảo, tiêm kích bảo vệ đội hình chiến đấu Không quân – Hải quân, hiệp đồng chặt chẽ với Quân chủng Hải quân và Phòng không bảo vệ Trường Sa.
    Ngày 24 và 28/6/1988, các kíp trực dẫn đường Sư đoàn 372 và Trung đoàn 923 đã phối hợp chặt chẽ thực hiện dẫn thành công 2 đôi Su-22M lần lượt bay ra đảo Trường Sa và An Bang. Đây là chuyến bay đầu tiên của Su-22M do các phi công Trung đoàn 923 độc lập thực hiện.
    Từ 24-29/10/1988, Tư lệnh Quân chủng sử dụng một phần lực lượng không quân phía Nam tham gia đợt diễn tập chi viện quần đảo Trường Sa (mang tên CV-88) trong tác chiến phòng thủ.
    Địa điểm diễn tập là căn cứ Phan Rang, Cam Ranh và vùng biển hai tỉnh Phú Khánh – Thuận Hải. Lực lượng tham gia có: phi đội Su-22M (Trung đoàn 923), 2 trực thăng Mi-8 (Trung đoàn 917), 2 vận tải cơ An-26 (Trung đoàn 918)…
    Trong cuộc diễn tập CV-88: phi đội Su-22M luyện tập phương án tấn công tiêu diệt và ngăn chặn đội hình tàu hải quân đối phương trên biển, chi viện yểm hộ cho tàu hải quân ta phản công chiếm lại đảo; tiêm kích MiG-21 hộ tống bảo vệ đội hình tàu hải quân và phi đội Su-22M; máy bay An-26 làm nhiệm vụ trinh sát, chụp ảnh, chuyển quân và Mi-8 tìm kiếm cứu nạn…
    [​IMG]Phi công điều khiển Su-22M4 Trung đoàn 937 sau chuyến bay nhiệm vụ.

    Su-22M ra Bắc, Su-22M4 ra biển
    Bước sang năm 1989, lực lượng chiến đấu cơ bảo vệ Trường Sa tiếp tục được tăng cường thêm lực lượng.
    Ngày 3/3/1989, Trung đoàn tiêm kích – bom 937 (Sư đoàn 372) tiếp nhận 4 chiếc Su-22M4 đầu tiên tại Đà Nẵng và tổ chức chuyển sân về Phan Rang. Su-22M4 là biến thể được sản xuất cuối cùng của dòng máy bay Su-22 với những cải tiến đáng kể trong hệ thống điện tử.
    Từ ngày 17/4/1989, trung đoàn 937 tổ chức bay huấn luyện phi công. Cuối tháng 8/1989, 7 chiếc Su-22M4 được cơ động chuyển sân ra Thọ Xuân thực hiện bắn thử vũ khí mới.
    Ngày 19/10/1989, tiêm kích – bom Su-22M4 do phi công Vũ Kim Điển và Nguyễn Văn Thận (Trung đoàn 937) hoàn thành xuất sắc chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên ra Trường Sa. Cuối tháng 10/1989, Su-22M4 thực hiện thành công cuộc bắn đạn thật tại trường bắn Hòn Tý.
    Sau khi hoàn thành đầy đủ công tác huấn luyện chiến đấu cho phi công, ngày 20/12/1989, Trung đoàn 937 được Tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng kinh tế biển phía Nam thay cho Trung đoàn 923 trở lại Thọ Xuân – bảo vệ miền Bắc.
    Từ 1989 tới nay, những chiếc Su-22M4 đảm nhiệm vai trò chính trong nhiệm vụ bay tuần tra, bảo vệ Trường Sa. Dù, hiện nay, các máy bay tiêm kích đa năng Su-27/30 hiện đại hơn của Không quân Nhân dân Việt Nam đủ khả năng thực hiện chuyến bay tuần tiễu Trường Sa. Nhưng trong tương lai gần, “đôi cánh ma thuật” Su-22M4 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thiêng liêng tổ quốc giao phó.
    Phượng Hồng (BDV)
  9. Hoanghai.btkt

    Hoanghai.btkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đưa cái link là đc rồi,post nguyên bài làm chi cho tốn tài nguyên của 4r
  10. gepard

    gepard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này