1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangan2212

    hoangan2212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2010
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    (TT&VH) - Chiều 16/10, thông tin về thuyền trưởng Mai Phụng Lưu cái tên được nhắc đến nhiều nhất ở Quảng Ngãi trong mấy ngày qua - đã vượt biển cả “bay” về đất đảo Lý Sơn trong niềm xúc động trào dâng đến vỡ òa của hàng nghìn con người kiên trì đội mưa đón chờ trên bến cảng.
    Cả đảo Lý Sơn, ai gặp nhau cũng nói về niềm vui Mai Phụng Lưu cùng 8 thuyền viên trên tàu QNg 66478 TS còn sống sau nhiều ngày biệt tăm trên biển hiện đang ở đảo Trụ Cẩu thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tôi nối máy với Mai Thị Bích Huệ, con gái của anh Mai Phụng Lưu hiện đang đi làm thuê ở TP.HCM có chồng là Bùi Văn Hải, cũng đang ở Trụ Cẩu. Huệ cho biết: “Lúc đi làm thì em nhận được điện thoại của ba, ba kể, ngày 11/10 khi tàu trên đường trở về thì bị hỏng máy. Con thuyền cứ thế lênh đênh trôi dạt trên biển. Ba và các anh em trên tàu dùng tất cả các vật dụng có thể dùng được, cả chăn mền, quần áo làm cánh buồm, cho tàu trôi đi để nuôi hy vọng sống còn. Tàu trôi dạt trên biển suốt 5 ngày liền thì gặp tàu Trung Quốc và họ kéo tàu của ba em về đảo Trụ Cẩu. Em sẽ về quê để gặp chồng, gặp ba và các anh”. Trắng đêm nghe sóng biển ngóng chồng con Thời đại thông tin, thoáng chốc tin 9 người con của đảo tưởng chừng đã chết nay đã liên lạc được và vẫn mạnh khỏe nhanh chóng loan truyền khắp cả huyện đảo Lý Sơn. Tiếng người nói, tiếng cười, tiếng í ới gọi nhau bằng điện thoại di động để thông báo tin mừng xen lẫn với tiếng khóc nức nở của các mẹ, các chị hòa quyện vào nhau làm huyên náo cả một vùng biển đảo đang trong mùa biển động.
    Chị Phạm Thị Lan trong nỗi khắc khoải mong ngóng chồng con Đang ở cánh đồng, chị Phạm Thị Lan, vợ anh Mai Phụng Lưu nhận được điện thoại của con gái hiện đang ở TP.HCM gọi về báo tin vui. Tin người chồng mạnh khỏe và hiện đang ở đảo Trụ Cẩu thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi mà hàng mấy trăm năm trước các thế hệ cha ông vẫn khai thác sản vật làm chị như sống lại. Chị tất tả chạy về nhà, nước mắt lưng tròng. Người vợ của dân chài Lý Sơn kiên cường không quên hái vội những bông hoa đồng nội kính cẩn đặt lên bàn thờ gia tiên đã chở che cho chồng con chị khỏi cơn sóng dữ. Những ngày qua, nhà chị Lan lúc nào cũng có bà con lối xóm đến thăm hỏi động viên. Nay nhận tin mừng ai cũng vui khôn xiết. Cánh thanh niên trai tráng vừa mới trở về sau chuyến ra khơi dài ngày nhận được tin, mừng tủi tổ chức nhậu ngay sân nhà chị Lan. Phạm Văn Thanh, anh họ chị Lan đặt cốc bia vừa uống xong xuống bàn quay mặt về phía chị Lan: “Nay mai thằng Lưu nó về nó “bù” cho chứ còn khóc cái nỗi gì”. Cả nhà cười vang, chị Lan đỏ mặt, giữa nước mắt chan hòa. Chị nói trong nước mắt: “Nghe tin chồng con được thả về tôi mừng như được sống lại sau nhiều đêm thức trắng. Niềm vui chưa được bao lâu thì tai họa lại ập đến. Một ngày, hai ngày rồi cả một tuần qua, thông tin về chồng, con cùng các bạn chài vẫn biệt vô âm tín. Suốt đêm tôi chẳng thể chợp mắt được, chẳng biết tính mạng chồng con ra sao. Suốt đêm cứ lặng yên để lắng nghe từng cơn sóng biển, nghe tiếng máy của từng con tàu trên biển mà buồn đến tái tê, nhiều lúc chẳng thiết sống để làm gì nữa. Trên tàu đánh cá mang số hiệu QNg 66478 TS có cả thảy 9 con người thì gia đình tôi có 4 người, anh Mai Phụng Lưu mới ngoài 40 tuổi, hai con trai là Mai Chí Tâm, Mai Chí Hải và con rể Bùi Văn Hải tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, đều là cuộc sống của tôi”. Chị mong mỏi: “Bây giờ chồng và các con tôi cũng như các lao động khác trên tàu đang ở đảo Trụ Cẩu, tôi mong Nhà nước kịp thời có biện pháp giúp đỡ, cung cấp lương thực và nhiên liệu để chồng con tôi sớm được trở về nhà”. Trở về để tiếp tục bám biểnLão ngư Mai Văn Bình tâm sự: “Biển cả mênh mông, trong cuộc mưu sinh, khi có người gặp nạn, nhất là bạn chài lúc gặp nạn trên biển thì cả đảo Lý Sơn này như là một gia đình, cùng chung sức chung lòng. Bây giờ tàu của thằng Lưu đang ở đảo Trụ Cẩu, dân đảo mong Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ nhiên liệu để nó sớm về với gia đình”.
    Những người dân đảo Lý Sơn ngồi mong ngóng bạn chài gặp nạn trở về
    Những ngày ở đảo Lý Sơn để chờ tin anh Lưu cùng các bạn chài, thêm một lần nữa tôi hiểu được tấm lòng của những con người nơi đầu sóng ngọn gió này dành cho nhau. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, suốt ngày trên đảo có mưa vừa đến mưa to nhưng ngay từ sáng sớm, hàng trăm con người không ai bảo ai đã kéo nhau ra bến thuyền hướng mắt ra khơi xa chờ mong. Nhiều hôm, chúng tôi ngồi chờ tin anh Lưu đến gần 1 giờ sáng nhưng trên bến vẫn có nhiều người kiên trì bám trụ dõi mắt chờ mong. Nhận được tin vui, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên vui mừng cho biết: “Từ khi tàu cá của anh Lưu bị mất liên lạc nhiều ngày liền trên biển, gia đình các ngư dân, lãnh đạo huyện Lý Sơn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cùng các cơ quan chức năng đã tìm mọi cách để liên lạc nhưng vẫn biệt tăm. Từ khi nhận được tin của gia đình và cơ quan biên phòng cho biết tàu cá của anh Mai Phụng Lưu được tàu Trung Quốc phát hiện gặp nạn trên biển và lai dắt vào đảo Trụ Cẩu, tôi vui như bắt được của, tôi cũng liên tục nhận được điện thoại hỏi thăm và chúc mừng của mọi người. Nay mai tàu cá của anh Mai Phụng Lưu sẽ về đất liền rồi vẫn tiếp tục ra khơi bám biển dài ngày”. Phát triển đội tàu thuyền đánh bắt hiện đại
    Ngay sau khi nhận được thông tin tàu cá QNg 66478 TS cùng 9 ngư dân Việt Nam đã được đưa vào một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hồi 12h45' ngày 16/10, đất liền đã bắt liên lạc được với thuyền trưởng Mai Phụng Lưu và những ngư dân trên tàu QNg 66478 TS. Do thời tiết xấu nên tàu cá QNg 66478 TS và 9 ngư dân Việt Nam sẽ còn phải lưu lại đảo một vài ngày nữa.
    Phó Chủ tịch Trần Ngọc Nguyên khẳng định: “Chiến lược phát triển kinh tế thủy sản của huyện Lý Sơn đến năm 2020 đề ra mục tiêu mỗi năm khai thác đạt từ 52.500 tấn đến 60.000 tấn hải sản. Để đạt mục tiêu này huyện sẽ thành lập đội tàu làm dịch vụ hậu cần có công suất mỗi chiếc 2.000 CV để ra các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa vừa cung cấp lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nhiên liệu vừa vận chuyển hải sản ngư dân khai thác được vào đất liền, đảm bảo cho ngư dân có đủ điều kiện đánh bắt hải sản dài ngày trên biển”. Trước mắt trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, huyện Lý Sơn sẽ khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóng mới và cải hoán tàu có công suất từ 90 CV trở lên, duy trì ổn định đội tàu thuyền khai thác hải sản của huyện khoảng 420 chiếc. Giai đoạn 2015-2020 sẽ đưa giá trị ngành thủy sản tăng bình quân hàng năm đạt 15%, sản lượng khai thác tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2010-2015; phát triển đội tàu thuyền đánh bắt hải sản có công suất lớn từ 6.000-7.000 CV được trang bị đầy đủ phương tiện đi biển hiện đại để khai thác ở ngư trường khơi xa, tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh hải và cứu nạn, cứu hộ khi có ngư dân gặp nạn trên biển”.
    Bài : Đoàn Hữu Trung

    http://vn.news.yahoo.com/ttvh/20101017/ten-li-n-lc-c-vi-9-ng-d-n-mt-t-ch-l-sn-v-8ea68bc.html
  2. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Mã điện thoại của TQ là +86

    Có bác nào gọi được số này không?
    00870763672497

    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201042/20101017015414.aspx

  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    87 là mã đt của vùng 1 nơi có tên Inmarsat
    87 là mã đt Quốc gia Kenya
    870 là mã đtdđ của Lithuania - Cellular
    870 còn là là mã vùng đt nhiều nước.
    Tuy nhiên mọi người hẳn biết vế IP phone, mà mấy anh Tàu là chúa trùm trong việc ăn trộm viễn thông.
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Tôi vừa kiểm tra lại, không có quốc gia nào có mã đt là +87 cả.

    Kenya là 254.
    Lithuania là 370
    Chẳng có quốc gia nào cùng mã đt với QG khác cả.
    Như vậy đầu +87 có thể là đầu số của công ty viễn thông Inmarsat.

    http://www.inmarsat.com/

    Đồng chí Phúc Đình nhầm rồi.
    Và số ở trên tôi cũng không gọi được.
  5. Generalkid

    Generalkid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2009
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Em không chắc lắm,nhưng bạn em bên Anh,gọi về cho em mấy lần,em thấy hiện số 008 đầu này,em gọi lại thì nó lại nói là dịch vụ viễn thông quốc tế (hình như là VNPT)của Việt Nam??????
  6. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Nếu là số phone IP thì gọi không được đâu bác chimcanhcut1212 ạ. Nhà tớ có làm việc với vài cty Tàu (Mao, Tưởng) thấy dùng phone IP như vậy đó.
    Còn mã vùng thì bác xemm thêm cái này: http://www.everdial.net/countrycodes.asp trong đó có ghi:


    Inmarsat 87Kenya 254
    Kenya 87
    Kenya - Cellular 572
    Kenya - Mombassa 588
    Kenya - Nairobi 778Lithuania 370
    Lithuania 203
    Lithuania - Cellular 870
  7. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    -----------------------------------------------------------------------------
    Đây là tàu chở tăng đổ bộ, ước gì Việt Nam nhà mình có vài em này nhỉ !!!.
    Một số thông tin về em n:

    L209 RSS Persistence
    Endurance class

    Builder: Singapore Tech. Marine, Jurong. Launched: 13.03.1999
    Dimensions: 141 x 21 x 5m Displacement: 8,500 tons full load
    Armament: 2/Simbad SAM systems, 1/76mm 62-cal OTOBreda DP gun, 2/12.7mm mg.
    Nguồn: http://pages.intnet.mu/warbirds/warships/persistence.htm
  8. babyphu

    babyphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    522
    Đã được thích:
    55
    Ấn Độ xem xét bán tàu tấn công cực nhanh cho Việt Nam
    Việc Ấn Độ xem xét bán tàu tuần tra tấn công cực nhanh cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam sẽ nâng cao khả năng tuần tra, bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ hoạt động đánh bắt của ngư dân được thuận lợi hơn. Sau đây là một số thông tin về loại tàu ưu việt này của hải quân Ấn Độ:


    [​IMG]
    Tàu tuần tra tấn công cực nhanh của Ấn Độ.àu được trang bị ba động cơ phản lực nước mạnh mẽ, tốc độ vượt quá 35 hải lý/ giờ và hệ thống điện tử rất hiện đại, đáp ứng yêu cầu khắt khe trong tác chiến.

    Vũ khí chính của tàu là một pháo bắn nhanh 30mm CRN-91, đặc biệt trái tim của tàu là hệ thống OPS (Optronic Pedestal Sight) là một hệ thống kiểm soát đường ngắm mục tiêu quang điện tử, cho phép tàu đối phó hiệu quả với các mục tiêu chuyển động nhanh trong mọi điều kiện thời tiết.

    Ngoài ra tàu còn được trang bị 11 súng máy các loại và một hệ thống phóng tên lửa Igla-S để đối phó với các mục tiêu trên không ở tầm thấp. Tàu có thủy thủ đoàn gồm 3 sỹ quan và 38 thủy thủ.

    Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ AK Antony đã tuyên bố trong cuộc họp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh và Thủ tướng *************** ngày 13/10 tại Hà Nội rằng: Quân đội hai nước sẽ mở rộng hợp tác đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, đào tạo kỷ năng sử dụng tiếng Anh, liên kết đào tạo kỷ năng tác chiến vùng rừng núi tại Ấn Độ vào năm 2011. Đặc biệt chương trình cải thiện năng lực tác chiến, kỹ năng sửa chữa bảo trì các tàu chiến cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam. Hai bên cũng sẽ hướng tới việc hợp tác nghiên cứu, phát triển, chia sẽ kinh nghiệm công nghệ quốc phòng của các Viện nghiên cứu quốc phòng hai nước.

    Ông Antony nói rằng “Việt Nam chiếm vị trí chiến lược trong chính sách ưu tiên hàng đầu của New Delhi, cả khuôn khổ song phương cũng như chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ”. Ấn Độ cũng đã hoàn thành việc đào tạo một số kỹ sư của Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Mazagon Docks ở Mumbai, Ấn Độ. Số kỹ sư này khi về nước sẽ đóng góp quan trọng cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung cũng như công nghiệp đóng tàu chiến cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam.
  9. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Công nghệ đúc mẫu chảy
    27/03/2009
    KS. Lê Việt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ khí đúc kim loại Sài Gòn (SAMECO) và nhóm cộng sự vừa chính thức công bố đã thực hiện thành công quy trình công nghệ đúc mẫu chảy các chi tiết phức tạp chất lượng cao cho ngành cơ khí, với công suất 600 tấn/năm.

    Đây là lần đầu tiên công nghệ này được công ty trong nước thực hiện thành công. Kết quả này sẽ thiết thực góp phần cung cấp cho thị trường trong nước những sản phẩm phôi đạt chất lượng cao (giúp các doanh nghiệp trong nước giảm giá thành sản xuất), nâng cao khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cho các doanh nghiệp cơ khí...
    Theo KS. Lê Việt, tạo phôi (phôi thô và tinh cung cấp cho các khâu gia công lắp ráp) là một trong những khâu quan trọng của ngành công nghiệp cơ khí. Các doanh nghiệp trong nước cho đến nay chủ yếu vẫn đang sử dụng công nghệ đúc bằng khuôn cát, mà mặt hạn chế là chất lượng vật đúc thấp và tỷ lệ phế phẩm cao (trên 30%). Đúc trong khuôn mẫu chảy là một phương pháp mới nhiều ưu điểm. Mẫu đúc được làm bằng vật liệu có nhiệt độ chảy thấp, khá bền nhưng dễ chảy nhằm tạo ra lỗ khuôn mà không cần mặt phân khuôn. So với đúc bằng khuôn cát, đúc mẫu chảy có thể làm được các chi tiết phức tạp, có thành mỏng, chất lượng bề mặt cao, giảm đáng kể lượng gia công cơ khí, nhiều chi tiết đúc xong có thể sử dụng ngay. Đúc mẫu chảy có thể làm được các sản phẩm có trọng lượng từ vài gram đến vài chục kilogram.
    Đúc mẫu chảy hiện đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới. Các dòng sản phẩm đúc bằng công nghệ mẫu chảy ngày càng nhiều vì có chất lượng cao và tỷ lệ sản phẩm hư hỏng thấp. Theo khảo sát của khoa công nghệ vật liệu Trường đại học bách khoa TP.HCM, ở TP.HCM hiện chỉ có một doanh nghiệp sử dụng công nghệ đúc mẫu chảy, chỉ để sản xuất các sản phẩm trang trí mỹ nghệ. Trong khu chế xuất Tân Thuận có một công ty của Nhật áp dụng công nghệ này để sản xuất các chi tiết máy, song các sản phẩm chủ yếu được xuất về thị trường Nhật và ra thị trường thế giới.
    KS. Lê Việt đã quyết định “phải tìm cách nhanh chóng chuyển giao được, nắm và làm chủ được công nghệ tiên tiến này, có như vậy mới có thể giúp cho ngành cơ khí chế tạo của TP.HCM phát triển”. Ông Việt mạnh dạn đầu tư gần 10 tỷ đồng cho mục tiêu nói trên (với vốn tự có của công ty là hơn 3 tỷ; vay từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của TP.HCM 4,7 tỷ; vay từ Công ty phát triển KCN Sài Gòn 1,6 tỷ). Sau một thời gian tham khảo, KS. Lê Việt và nhóm cộng sự đã tiếp cận với Tổ chức phát triển kinh tế hải ngoại (JODC) và Công ty Wakoh của Nhật. Phía Nhật đồng ý chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý (công nghệ đúc mẫu chảy, tổ chức sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện 5S) cho Sameco.
    Khi đã có được thỏa thuận, Sameco khẩn trương tiến hành xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, và chuẩn bị đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Đầu tháng 1/2009 KS. Lê Việt cho biết hiện nay Sameco đã nắm và làm chủ được các bí quyết công nghệ do chuyên gia Nhật chuyển giao - cụ thể là quy trình công nghệ đúc sản phẩm hợp kim và làm các loại phụ tùng chi tiết máy có trọng lượng 0,1 - 30 kg, với sản lượng 40 - 50 tấn/tháng (480 - 600 tấn/năm). Sameco cũng đã sản xuất thành công những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên do Nhật đặt hàng - sau khi kiểm tra đã đạt yêu cầu chất lượng của Nhật - những sản phẩm mà phía Nhật sẽ sử dụng trong các lĩnh vực như chi tiết trang trí trên máy bay, tàu điện ngầm, phụ tùng ô tô, xe máy, máy may, thiết bị điện, thiết bị công nghiệp, các loại van công nghiệp áp lực cao, van thực phẩm, y tế...
    Sameco cho biết, sau khi xem xét năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của Sameco, tổ chức JODC (Nhật) đã quyết định sẽ đặt hàng dài hạn đối với Sameco, với giá trị có thể đến 100 triệu đô la/năm. Một tín hiệu đáng mừng khác là Sameco cũng đã nhận được đơn đặt hàng của Hàn Quốc và một số nước châu Âu...
    KS. Lê Việt chia sẻ: “Trước tình hình ngành cơ khí và đúc kim loại ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung còn lạc hậu so thế giới, chúng tôi mạnh dạn đứng ra đầu tư dây chuyền công nghệ đúc mẫu chảy với mong muốn tạo một cú đột phá để tạo ra những sản phẩm mới và mẫu mã mới có chất lượng cao. Những kết quả lạc quan bước đầu cho thấy sự đầu tư này là cần thiết, hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn, trong thời gian tới chúng tôi hy vọng các cơ quan chức năng sẽ cho chúng tôi được miễn giảm các khoản thuế đối với khoản đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ cho dự án”.
    [​IMG]
    (Hình minh họa Thân động cơ được đúc mẫu chả)

    Theo Khoa học Phổ thông
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Phóng viên TT cũng gọi không được:

Chia sẻ trang này