1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Nếu nhạy bén chút có lẽ ai cũng nhận ra HN hượng đỉnh sắp diễn ra sẽ có mặt Các nước lớn là: NGa, Mỹ, Úc, Ấn, Korea, Nhật. Đó là những nước không mặn mà lắm với China. Giờ thi2nhu74ng động thái của Nga, Mỹ, Nhật, Ấn đã rõ, không biết Úc, Korea (dm của US) sẽ mang lại "quà" gì nữa đây.[r2)]
  2. jacobkruse

    jacobkruse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    41
    Nga không được chào đón ở VN đâu, và nhất là trong giai đoạn hiên nay [-X. Nga chả có lợi lộc gì, cũng gì không có các lợi ích ở TBD mà cần bảo vệ, có chăng người Nga đang lo sợ việc người Mĩ đang quay trở lại đây mạnh mẽ và cũng muốn đặt một chân ở đây để coi như gọi là có mặt.

    Tự xưng là chuyên gia quốc tế thì cũng phải có chính kiến một tí, không nên gió chiều nào theo chiều đó để post bài nhảm trên này.
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    [r2)] đó là nhiều động thái hội tụ lại tạo thành kết quả, còn bác chống lại những nhận định của cả các chuyên gia quốc tế thì người khác sẽ nói bác rằng "nhờ vậy mà hàng xóm biết nó...":-*
    Sự có mặt của Nga ở CR cũng với những trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại và sự hợp tác chia sẽ tin tức với chúng ta sẽ giống như viên "tăng lực" nâng cao sức mạnh của chúng ta[​IMG]
  4. mig2129

    mig2129 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    ấy làm bác ấy tự ái thì ....:-", VN giờ cần hợp tác quân sự với các nước + sắm hàng cho thằng khựa nó giảm bớt cái ý định "Nam tiến" ,xem nó làm đếch gì được VN mình nào
  5. ninjavn2007

    ninjavn2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    853
    Đã được thích:
    219
    Có quà gì gì đó chắc chỉ là mời mình tập tành cho vui khi em ghẻ về, chứ chẳng có gì mới mẻ đâu vì VN và US (+đồng minh) vẫn chưa đủ niềm tin với nhau đâu. Này nhé vì VN không muốn phải phụ thuộc vào ai để mà sau này bị ép, trong khi đó mối quan hệ giữa VN và Ấn Độ, nếu phải nói thì giống như Mr. Hunsen nói rằng: Nhận đồ viện trợ của TQ vì TQ không xía vào nội bộ của CPC.

    Thành thử ra, những gì mới có thể là trao đổi sĩ quan, học bổng đào tạo sĩ quan, trao đổi thông tin (cái này có lẽ là rất quan trọng), sau đó là tham dự những cuộc diễn tập quân sự khu vực, có HQ và KQ tham dự, không còn phải dự thính như trước kia. Kế tiếp là lobby để Quốc Hội Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, cái này các bác biết là rất quan trọng, không phải là chỉ mua vũ khí ÚS (vì mình ko đủ gạo :P), mà mở ra các cơ hội mua hàng từ các nước đồng minh với US như Pháp, Ý, Đức, v.v...
  6. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    Các kĩ nghệ quân sự có khả năng sát thương đến từ châu âu nếu không có lắp đồ của Mĩ thì không chịu ràng buộc bởi lệnh cấm của Mĩ.Ví dụ như mua quả tên lửa chống tàu Exocet của Pháp thì Hoa kì không cản được.còn những thứ như radar,hệ thống truyền tin thì không mang tính sát thương mua vô tư miễn nó được phép xuát khẩu và có đủ tiền.
    Cái lợi của việc Mĩ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương theo em nó nằm ở các gói hỗ trợ đi đằng sau,hiện tại Mĩ đang có gói hỗ trợ vũ khí cho các quốc gia đồng minh,tương lai ...biết đâu lại có gói hỗ trợ cho các quốc gia thân thiện chả hạn nhằm vào các vấn đề như chống khủng bố ,an ninh hàng hải,cân bằng cán cân sức mạnh khu vực...vv lí do.
  7. Thangvn

    Thangvn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    5
    Tôi thật sự không thích sự có mặt người Nga ở Việt Nam. Nó kéo theo nhiều hệ luỵ.
    • Văn hoá: chúng ta hỏi xem khi người Nga ở Cam Ranh đã có bao nhiêu người quốc tịch Nga - Việt. Sẽ có sự lai tạp văn hoá tại nơi Nga đóng quân. Mất bản sắc dân tộc...
    • Quân sự: Thông tin tình báo của ta có bị đối phương nắm, bán rẽ? Nga cũng giống Mỹ (Dẫn chứng: Vụ tàu Choenan, Hiệp định Genervo 1972, Điện Biên Phủ trên không)
    • Chính trị: Thế của ta như thế nào nếu Nga trở lại Cam Ranh? Ta còn quan hệ rộng với các nước khác? hay mang tiếng một đất nước phụ thuộc?
    Nhưng tôi thật sự không thể không thích vì nước ta phải:

    • Trả nợ
    • Vũ khí sát thương có mua được? nếu không cho anh Nga thuê CR.
    Nghĩ đến chuyện trả nợ tôi căm vụ Vinashin. Nợ 600 triệu $, gia đình tôi mỗi người phải trả nợ hơn 400.000, giờ tòi ra hơn 300 triệu tiền lãi nợ.
  8. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Chẳng qua đây là Nga nên nhiều bác tỏ vẻ công bằng, chứ mà là Mỹ, bảo đảm nhiều bác nhảy vào hà hơi tiếp sức, có khi lập lại cái việc từ xxx năm trước là mở poll để bình chọn cho nước nào thuê CR nữa kìa 8-}
    Không biết bài hôm qua đi đầu rồi, có điều nhiều bác hay bắt người khác nghĩ nhiều, trong khi các bác nghĩ lại rất đơn giản 8-}
    Báo Nga là 1 đằng, Hiệp định là một nẻo, nhà đã tuyên bố - một kiểu; còn "quay lại" không có nghĩa là lập căn cứ quân sự.
  9. sky_man72

    sky_man72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2005
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    7
    Sáng nay lại một em C17 đến NB
  10. Mr_Miyagi

    Mr_Miyagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2010
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    0
    Ngắm mô hình học cụ của học viên quân đội
    Cập nhật lúc :11:40 AM, 20/10/2010
    Các mô hình học cụ có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền tại các nhà trường quân đội, các đơn vị vũ trang.

    >> Công nghệ quốc phòng
    Thông qua mô hình học cụ, các học viên quân sự sẽ được trang bị những hiểu biết cơ bản về hình dáng, cấu tạo, tính năng... của các trang thiết bị, khí tài quân sự cũng như các công trình quốc phòng.

    Ở Việt Nam, nhiều đơn vị thuộc các quân-binh chủng khác nhau có những cơ cơ sở chuyên sản xuất mô hình học cụ quân sự. Các mô hình này được chế tạo theo đúng tỉ lệ kích thước, tái hiện đầy đủ các chi tiết để mô phỏng tuyệt đối chính xác nguyên mẫu.

    Dưới đây là một số mô hình học cụ phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền, biển, đảo của Việt Nam được Bộ Quốc phòng giới thiệu trong một triển lãm gần đây, hình ảnh do Đất Việt ghi nhận.
    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình tàu cảnh sát biển Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đã sản xuất được tàu cảnh sát biển, tiêu biểu là mẫu tàu CSB-9001. Với tính cơ động cao, tàu cảnh sát biển có vai trò quan trọng trông việc ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của tàu nước ngoài và cứu hộ ngư dân gặp nạn trên vùng biển Việt Nam.

    [​IMG]
    Ảnh: mô hình tàu cao tốc tên lưả Molniya. Tháng 12/2007 Hải quân Việt Nam được trang bị thêm 2 chiến hạm mới là tàu cao tốc tên lửa Molniya Project 1241.8. Tính năng kỹ chiến thuật và vũ khí trên tàu tên lửa Molniya cho phép sử dụng trong tác chiến hải quân chống nhiều loại mục tiêu trên mặt nước và trên không.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình tàu hộ tống/tuần tiễu tàng hình cỡ nhỏ Project 20382. Project 20382 được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm, tàu nổi và ngăn chặn các cuộc tấn công từ trên không một cách độc lập hoặc hiệp đồng cùng các nhóm tàu tác chiến khác, cũng như tuần tra bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Nhiều nước ở Đông Nam Á, Algeria, UAE, Venezuela... đang bày tỏ sự quan tâm lao đến loại tàu này.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình máy bay trực thăng Ka-27 trên bãi đậu của tàu Project 20382. Được coi là “sát thủ của tàu ngầm”, Ka-27 được trang bị các thiết bị săn ngầm, cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình tàu ngầm lớp Kilo. Được các chuyên gia quân sự xếp vào nhóm tàu ngầm diesel ít phát sinh tiếng ồn nhất khi hoạt động, tàu ngầm lớp Kilo được mệnh danh là sát thủ vô hình dưới biển.

    Tàu được thiết kế cho mục tiêu chống lại các chiến hạm, tàu ngầm khác, cũng như hoạt động trinh sát và tuần tiễu. Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo trị giá gần 2 tỷ USD.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình máy bay Su-27. Sukhoi Su-27 là một máy bay cường kích phản lực có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động, linh hoạt.

    Mẫu máy bay này có nhiều phiên bản khác nhau. Không quân Nhân dân Việt Nam hiện có 36 Su-27 SK (phiên bản 1 chỗ xuất khẩu) và 4 Su-27 UBK (phiên bản 2 chỗ xuất khẩu).

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình nhà giàn DK1. Nhà giàn là tên gọi tắt của các trung tâm dịch vụ - kinh tế - khoa học biển, nằm trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Sở dĩ gọi là nhà giàn bởi những ngôi nhà này có kết cấu chân đế giống như các giàn khoan dầu, gồm 4 cột trụ sắt lớn, được đóng xuống thềm san hô. Nhà giàn được trang bị các thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn, trạm thông tin, hải đăng để phát tín hiệu báo bão, định hướng bãi cá, đảm bảo an toàn hàng hải cho ngư dân và tàu bè qua lại, đồng thời cũng có vai trò như cột mốc khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình nhà lâu bền trên quần đảo Trường Sa. Nhà lâu bền được xây dựng tại những đảo chìm (ngập hoàn toàn khi thủy triều lên) bằng cách tôn cao nền và xây kiên cố ở phía trên.

    Không chỉ có khả năng chống chọi với bão tố, những công trình này còn có tính phòng thủ cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình đảo Trường Sa Lớn. Trường Sa Lớn là hòn đảo nằm ở Tây Nam quần đảo Trường Sa, cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Là đảo lớn thứ tư của quần đảo Trường Sa, đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km2. Đảo được Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đảo ngày 29 tháng 4 năm 1975. Năm 2007, thị trấn Trường Sa đã được thành lập trên nền tảng dân cư và cơ sở vật chất của đảo.

    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình đảo Song Tử Tây. Đảo Song Tử Tây là một cồn san hô trong quần đảo Trường Sa. Đảo rộng 12 ha, là đảo lớn thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa. Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây vào tháng 101993. Đây là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế.

Chia sẻ trang này