1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Cho cái link bạn ơi
  2. duyvanp

    duyvanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
  3. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
  4. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Có lẽ lâu ngày chưa cập nhật thôi!:))
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Nỗi đau sông Hồng: Vấn đề thực sự rất nghiêm trọng
    19/03/2011 0:34
    Luật sư, TS Nguyễn Trường Giang, chuyên gia về Luật Quốc tế, tác giả cuốn sách Luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế, trong cuộc trao đổi với PV Thanh Niên đã nói rằng: Sông Hồng hiện đang trong tình trạng đối mặt với nguy cơ thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả Mê Kông.
    Nguy cơ khủng hoảng nguồn nước của VN hiện được đánh giá là rất nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh 63% lượng nước mặt của VN đến từ ngoài lãnh thổ.


    Xin ông chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề này?

    VN có tổng trữ lượng nước mặt khoảng hơn là 800 tỉ m3, trong đó riêng Mê Kông (Cửu Long) là 520 tỉ m3, sông Hồng khoảng 120 tỉ m3. Điều có thể thấy là lượng nước được tạo ra từ bên ngoài đổ vào VN rất lớn. Hiện tại nguy cơ đối với nguồn nước của VN bao gồm hai vấn đề từ trong và ngoài quốc gia.

    [​IMG]
    Nước sông Hồng ô nhiễm tại làng chài xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, Phú Thọ - Ảnh: Minh Sang

    Trong nội địa, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, trong khi tình hình ô nhiễm ngày càng tồi tệ. Điều này có nghĩa là nếu tình hình ô nhiễm quá nghiêm trọng thì có nước cũng vô nghĩa vì nước đó không sử dụng được. Thứ hai, 63% lượng nước mặt của VN được sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Việc các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng nguồn nước như thế nào cũng tạo ra những ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta.



    Chúng tôi có những thông tin không chính thức về việc Trung Quốc xây dựng những đập nước lớn ở thượng nguồn sông Hồng, có những đập thậm chí lên tới 20 tỉ m3. Chỉ cần 2-3 chiếc đập như vậy coi như sông Hồng không còn gì khi vào đến VN. Bên cạnh đó, cốt của sông Hồng rất thấp, nên khi nước ngọt tụt thì nước mặn sẽ tràn vào và tạo ra nguy cơ nhiễm mặn là rất lớn. Nếu như ở ĐBSCL khi nước mặn rút đi phải mất tới 6 tháng để rửa mặn thì ở sông Hồng khả năng nước mặn rút đi là rất thấp. Vấn đề thực sự là rất nghiêm trọng.

    Thực tế hiện nay chúng ta không hề có được những thông tin chính thức về việc Trung Quốc sử dụng thượng nguồn sông Hồng như thế nào, các đập thủy điện, công trình thủy lợi, vấn đề ô nhiễm… Do không có hợp tác nên phía VN chỉ có thể tìm hiểu đơn phương, các thông tin có được chỉ mang tính đại thể và chưa hẳn có số liệu chính xác.

    Vấn đề hợp tác chia sẻ các dòng sông quốc tế hiện đang được áp dụng ở sông Hồng như thế nào, thưa ông?


    Một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất hiện nay đối với vấn đề nguồn nước sông Hồng đó là hiện tại chưa có một cơ chế quốc tế nào để kiểm soát cả. Ở đây chúng ta cần phải nhắc tới những kinh nghiệm về vấn đề sông Mê Kông. Mặc dù không phải toàn bộ các quốc gia có chia sẻ chung dòng sông này đều tham gia Ủy hội sông Mê Kông (MRC - hiện gồm 4 thành viên Campuchia, Lào, Thái Lan và VN) nhưng với tư cách là một tổ chức, MRC cũng tạo được những sức ép và tiếng nói nhất định.

    Sông Hồng, trên thực tế đang trong tình trạng không có sự phối hợp kiểm soát, quản lý, không có cơ chế chính thức để xử lý. Nguy cơ của sông Hồng ngày càng đậm nét và thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả Mê Kông. Xin nhấn mạnh rằng một con sông là một cơ thể sống, nó cần một lưu lượng nhất định để sinh tồn, để duy trì hệ sinh thái của mình. Chỉ mất đi một lượng nước nhất định cũng có nghĩa là con sông đó sẽ suy thoái và chết dần. Điều khẩn thiết hiện nay là phải có một hình thức để quản lý sông Hồng.

    Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền trên các sông quốc tế. Xin ông cho biết một số thông tin liên quan đến vấn đề này?

    Những năm đầu thế kỷ XXI vẫn có các quốc gia ở thượng lưu áp dụng quan điểm chủ quyền tuyệt đối với nguồn nước quốc tế. Tuy nhiên quan điểm này chắc chắn sẽ bị loại bỏ do những nguy hại to lớn mà nó có thể gây ra. Quan điểm được cộng đồng quốc tế ủng hộ là quan điểm về việc sử dụng công bằng nguồn nước quốc tế. Theo đó các quốc gia có chia sẻ nguồn nước quốc tế đều phải tôn trọng quyền sử dụng và khai thác của các nước có liên quan, đồng thời có nghĩa vụ không tiến hành hoặc cho phép tiến hành những hoạt động có thể gây ra tác động bất lợi cho các quốc gia khác và cho bản thân nguồn nước quốc tế chảy qua lãnh thổ mình.

    Điều đã được cộng đồng quốc tế đồng thuận đó là mỗi dòng sông quốc tế là một thể thống nhất từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các quốc gia chia sẻ nguồn nước quốc tế đó đều có quyền sử dụng và bảo vệ nguồn nước cho sự sinh tồn của mình cũng như tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác.

    Vấn đề thực tế là khá phức tạp do hiện tại chưa có các cơ chế khu vực và song phương. Song điều đó không có nghĩa là VN không có gì để bảo vệ nguồn nước của mình. Vũ khí cơ bản của VN trong vấn đề bảo vệ nguồn nước sông Hồng là những nguyên tắc căn bản nhất của luật pháp quốc tế, những trật tự pháp lý trong bảo vệ nguồn nước mà không ai có thể bác bỏ.

    Chưa có số liệu về mùa cạn

    Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai, VN và Trung Quốc hiện chưa có thỏa thuận hợp tác về quản lý và khai thác sông Hồng và sông Mê Kông. Sông Mê Kông chảy qua 6 nước gồm: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và VN. Hiện 4 nước đã tham gia Ủy hội sông Mê Kông, riêng Myanmar và Trung Quốc chưa tham gia. Trong đó, mới đây, thông qua sự thuyết phục của Thủ tướng ***************, Myanmar đã bày tỏ mong muốn gia nhập ủy hội. “Về sông Hồng, chúng ta đã nhiều lần đàm phán đề nghị phía bạn có cơ chế chia sẻ khai thác nguồn nước nhưng hiện Trung Quốc mới đồng ý cung cấp cho VN số liệu thủy văn mùa lũ, chưa cung cấp số liệu về mùa cạn”, ông Lai nói. (Quang Duẩn)

    Suy giảm lượng nước từ Trung Quốc


    Cục Quản lý tài nguyên nước khẳng định, chế độ vận hành các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm căng thẳng thêm tình trạng cạn kiệt, thiếu nước trên các sông của VN, trong đó có sông Hồng. Các kết quả quan trắc tại các trạm thủy văn trên sông Đà, sông Lô và sông Thao cho thấy đã có hiện tượng suy giảm lượng nước từ Trung Quốc chảy vào nước ta. Cụ thể, trên sông Đà, tại trạm thủy văn Lai Châu trong các năm 2007 - 2009 đã xuất hiện các giá trị lưu lượng nhỏ nhất trong lịch sử từ năm 1957 đến nay. Lưu lượng nhỏ nhất trong tháng 1.2007 là 181 m3/giây và năm 2008 là 151 m3/giây, trong khi lưu lượng trung bình là 318 m3/giây. Lưu lượng nhỏ nhất trong tháng 3 năm 2007 là 133 m3/giây và tháng 3 năm 2008 là 103 m3/giây trong khi lưu lượng trung bình là 198 m3/giây...


    Nguyên Phong (thực hiện

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110319/Noi-dau-song-Hong-Van-de-thuc-su-rat-nghiem-trong.aspx

    mời các bác đọc và suy ngẫm.
    "lực lượng nước ngoài" không chỉ chăm sóc chúng ta ở Biển Đông mà còn ở ngay Sông Hồng(Hậu tuyến) họ cũng săn sóc vào môi trường sống của hàng triệu dân mình. buồn. mong cho trời mưa thật nhiều.
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Phải đấu tranh qua ngoại giao thôi bạn ơi chứ đừng mong mưa nhiều mà trôi hết miền trung và các hành phố lớn đi lại bằng xuồng thì khổ
  7. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Xời, lo nạo vét lòng sông, chăm lo cho chính mình thì không lo, toàn cho bọn vét cát nó nạo ven bở rồi ăn phần trăm của chúng nó, rồi cứ đổ cho nước ngoài, tớ dek tin.
    Nếu nước ngoài làm hại được mình, tức là bản thân mình đã có vấn đề.
  8. HoaSenVang

    HoaSenVang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Việt Nam mua chiến hạm Nga, đổi tên thành ‘Ðinh Tiên Hoàng’[/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Wednesday, March 16, 2011 5:18:54 PM [/FONT][​IMG] [​IMG] [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT][FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
    Tối tân nhất của Hải Quân Việt Nam hiện nay



    CAM RANH (TH) - Việt Nam tiếp nhận một trong hai khu trục hạm lớp Gepard 3.9 mua của Nga và đổi tên thành chiến hạm Ðinh Tiên Hoàng.

    [​IMG] Tàu Gepard 3.9 đang sản xuất gần xong ở xưởng đóng tàu Zelenodolsk.
    Theo bản tin Bee.net và vitinfo.vn, chiến hạm này có buổi lễ “treo quốc kỳ Việt Nam” hôm 5 tháng 3, 2011 ở quân cảng Cam Ranh với sự tham dự của đại diện Bộ Quốc Phòng, tư lệnh Hải Quân Việt Nam, nhiều sĩ quan cao cấp ngành này và đại diện hai chính phủ cùng công ty xuất khẩu võ khí Rosoboronexport, nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

    Tuy chỉ là tàu loại nhỏ nhưng khu trục hạm Ðinh Tiên Hoàng là chiến hạm tối tân nhất của Hải Quân Việt Nam hiện nay.

    Ðây là một trong hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 được đặt đóng tại Nga từ năm 2006 có chiều dài 102 mét, trọng tải 2,100 tấn, được cải tiến với khả năng tránh radar của đối phương, thường gọi là kỹ thuật tàng hình. Tầm hoạt động khoảng 5,000 hải lý hay 8,000km.

    [​IMG]Các đại diện của Nga chụp hình với đại diện Việt Nam với khu trục hạm Ðinh Tiên Hoàng ở sau lưng. (Hình: Vitinfo)
    Tàu được trang bị hệ thống hỏa tiễn Uran với tầm bắn 130km gồm 2 ống phóng, một đại bác 76.2 ly, một hệ thống pháo kép 30 ly tự động. Chiến hạm được trang bị 2 ống phóng ngư lôi và mìn để chống tàu ngầm. Chiến hạm được trang bị 2 ống phóng ngư lôi và mìn để chống tàu ngầm.

    Tàu cũng có sân đậu cho một trực thăng nhưng không thấy tin tức cho biết Việt Nam có mua loại trực thăng chống tàu ngầm của Nga trang bị cho chiến hạm như Ka-27, Ka-28 hay Ka-31 hay không.

    Theo Vitinfo “Ðinh Tiên Hoàng” là “chiến hạm dùng để thực hiện các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và hoạt động tuần tiễu, cũng như bảo vệ các đặc khu kinh tế ở biên giới quốc gia trên biển.”

    [​IMG] Tư lệnh Hải Quân Việt Nam, Phó Ðô Ðốc Nguyễn Văn Hiến (giữa) trong buổi lễ tiếp nhận khu trục hạm Ðinh Tiên Hoàng. (Hình: Vitinfo)

    Những tin tức ban đầu nói tàu này có vận tốc 23 hải lý nhưng nay Vitinfo nói: “Qua quá trình cải tiến, tàu đã đạt được vận tốc vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (21 hải lý thay vì 18 hải lý).”

    Chưa thấy tin tức cho hay khi nào thì chiếc Gepard 3.9 thứ hai chính thức gia nhập lực lượng hải quân của Việt Nam dù đã được hạ thủy và chạy thử từ tháng 3 năm ngoái.

    Với sự tiếp nhận khu trục hạm nói trên, tuy khả năng của Việt Nam được cải thiện phần nào nhưng còn quá nhỏ bé để bảo vệ biển đảo trước một Trung Quốc bá quyền bành trướng và hùng mạnh.

    Người ta chỉ thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội đưa ra các lời phản đối suông mỗi khi Trung Quốc có các hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. (TN)
    [/FONT]www.saigonbao.com
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Ký kết hiệp đồng bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển, đảo

    Ngày 17-3, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam diễn ra hội nghị hiệp đồng bảo vệ chủ quyền an ninh, trật tự an toàn xã hội (TTATXH), bảo vệ môi trường, các nguồn lợi trên vùng biển, đảo, thềm lục địa và công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa lực lượng BĐBP và vùng 2 Cảnh sát biển.
    [​IMG]

    Lễ ký kết biên bản ghi nhớ.
    Hai bên thống nhất trong thời gian tới sẽ thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghiệp vụ và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trên biển, tạo điều kiện cho nhau trong công tác nắm tình hình, có phương án hoạt động phù hợp và đạt hiệu quả cao.

    Lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm thông báo tình hình quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh chính trị, TTATXH vùng biên giới biển có liên quan đến nhiệm vụ của Vùng 2 Cảnh sát biển và tình hình thiên tai, hoạt động tìm kiếm cứu nạn cũng như tàu cá ngư dân của ta bị nước ngoài bắt giữ, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam bị ta bắt giữ, xử lý...

    Trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát, tác chiến trên biển, hai bên chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền kịp thời tăng cường lực lượng, phương tiện để hỗ trợ nhau. Nếu trong quá trình phối hợp phát hiện các vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng nào thì do lực lượng đó thụ lý, xử lý theo đúng pháp luật. Đồng thời, tạo điều kiện giúp đỡ cho tàu thuyền mỗi bên về bến bãi, vị trí neo đậu tàu thuyền, chủ động phối hợp tốt công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển và ứng phó với sự cố môi trường nghiêm trọng theo nhiệm vụ Bộ quốc phòng giao…

    Kết thúc hội nghị, Đại tá Lê Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Nam và Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng vùng 2 Cảnh sát biển đã ký biên bản ghi nhớ.

    Hoàng Anh- Quốc Vũ.

    http://bbp.bienphong.com.vn/nd5/det...-va-dia-ban-tiep-giap-nam-2011/41960.075.html
  10. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9

Chia sẻ trang này