1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jemand

    jemand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    3.081
    Đã được thích:
    0
    Thần tốc tới Trường Sa
    11/05/2011 17:52
    Trường Sa gọi: có hai ngư dân gặp nạn trên biển, đang được cấp cứu ở đảo. Đất liền trả lời: một trực thăng chở đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm vượt trùng khơi.
    Sau hơn 3 giờ cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, chiếc Mi 171 của Trung đoàn Không quân 917, thuộc Sư đoàn Không quân 370 từ từ hạ độ cao để đáp xuống sân bay thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Từ trên trời cao, chúng tôi thấy một hòn đảo xanh mướt, với cơ sở hạ tầng khang trang hiện lên giữa vùng biển nước mênh mông. Máy bay đáp xuống, quân dân trên đảo ùa ra đón.
    [​IMG]
    Máy bay của Trung đoàn Không quân 917 làm nhiệm vụ cấp cứu ngư dân gặp nạn ở Trường Sa
    Đảo là nhà
    Mấy ngày nay, các tổ bay của Trung đoàn 917 hoạt động không ngừng với cường độ cao và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tổ thì bay chở khí tài ra đảo Phú Quý còn chuyến bay mà chúng tôi đi cùng thực hiện nhiệm vụ cấp cứu và chở ngư dân gặp nạn tại vùng biển Trường Sa về đất liền.
    Tiếp tổ bay dưới tán những cây bàng vuông mát mẻ, ông Nguyễn Hữu Lục, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, chia sẻ: Những ngày này, người dân trên đảo rất vui mừng vì có nhiều đoàn khách từ đất liền ra thăm. Mới sáng hôm trước, đảo vừa tiễn một đoàn và trưa hôm nay lại tiếp tục đón máy bay của Trung đoàn Không quân 917 ra làm nhiệm vụ. Ông Lục xúc động: “Ở ngoài này chúng tôi cảm thấy không còn xa nữa. Rất gần là đằng khác. Mới cách đây vài giờ, các anh còn ở TP.HCM, mà giờ đã có mặt ở đây rồi. Mấy năm gần đây, không quân thường xuyên bay ra làm nhiệm vụ, mỗi lần máy bay ra, chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và rất yên tâm…”.
    [​IMG]
    Trực thăng đáp xuống sân bay thị trấn Trường Sa để đưa ngư dân gặp nạn về đất liền

    [​IMG]
    Bác sĩ Bệnh viện 175 kiểm tra sức khỏe bệnh nhân
    Chúng tôi xuống bệnh xá, nơi làm việc của bộ phận quân y trên đảo. Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc tiếp chúng tôi trong bộ quân phục rằn ri, anh giải thích mình đang trực chiến. Bác sĩ Ngọc trước đây công tác ở Bệnh viện 175, được tăng cường ra đảo với chức danh Bệnh xá trưởng thị trấn Trường Sa tròn 1 năm. Anh cho biết hiện có 2 ca nặng đang cần chuyển về đất liền ngay để tiếp tục điều trị. Đó là các ngư dân Nguyễn Quế và ngư dân Nguyễn Mỹ ở Quảng Ngãi, bị hôn mê do tai biến sau khi lặn sâu. Anh Mỹ đã qua cơn nguy kịch, còn sức khỏe của anh Quế diễn biến phức tạp, phải thở máy. Bác sĩ Ngọc cho biết 3 ngày trước đây, tổ quân y đã tiếp nhận và điều trị đến bây giờ và đã gọi điện vào đất liền xin chuyển viện.


    [​IMG] Ở ngoài này chúng tôi cảm thấy không còn xa nữa. Rất gần là đằng khác... Mấy năm nay không quân thường xuyên bay ra làm nhiệm vụ...
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hữu Lục, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa




    Anh Võ Thanh Trang - ngư dân cùng tàu với anh Mỹ, quê ở Phổ An, Đức Phổ (Quảng Ngãi) - cho biết tàu đang đánh cá cách Trường Sa Lớn 60 hải lý thì xảy ra tai nạn. Thuyền viên sau đó dùng máy E-com liên lạc với đảo rồi vào đảo để cấp cứu. “Anh em chúng tôi mừng run khi gặp các chiến sĩ hải quân. Đến đảo là coi như về nhà rồi”, anh Trang nói. Anh cho biết tàu của mình thường xuyên đánh cá ở vùng biển Trường Sa và anh em ngư dân luôn cảm thấy an toàn với sự bảo vệ của bộ đội hải quân trong vùng. “Bây giờ máy bay thường xuyên ra vô như vậy thì đất liền với đảo trở nên gần hơn. Anh em ngư dân càng yên tâm hơn nữa”, anh Trang nói.
    Sau khi thăm khám bệnh nhân, các bác sĩ Phùng Văn Việt, Nguyễn Xuân Tiến của Bệnh viện 175 và quân dân trên đảo đưa 2 bệnh nhân ra máy bay trở về đất liền. Anh Việt tâm sự: “Cấp cứu ở nơi xa xôi là nhiệm vụ thường trực của chúng tôi. Trong lần này, nhiệm vụ trở nên rất đặc biệt, khi chúng tôi tham gia cấp cứu cho ngư dân đánh cá ở Trường Sa. Những ngư dân này, bên cạnh công việc đánh cá, cũng đồng thời là những chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”. Anh Việt cho biết Bệnh viện 175 có 5 tổ trực chiến, luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cấp cứu ở bất cứ nơi đâu khi có lệnh.
    [​IMG]
    Đưa bệnh nhân lên máy bay
    [​IMG]
    Cấp cứu trên máy bay - Ảnh: Đỗ Hùng - Tấn Tú
    Mệnh lệnh từ trái tim
    Vất vả nhất trong chuyến công tác này là tổ bay do thượng tá Đỗ Thanh Hồng, Trung đoàn phó - Tham mưu trưởng 917 và thượng tá Trần Như Vy, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 917 cùng các cơ giới trên không gồm Phương Văn Lý, Đỗ Văn Bằng và Nguyễn Chí Hiền. Vừa ra đến nơi, trong lúc bác sĩ săn sóc bệnh nhân thì các phi công nạp thêm dầu, tranh thủ bày xôi, giò lụa để ăn trưa. Trong bữa ăn, thượng tá Đỗ Thanh Hồng, người đã 5 lần lái máy bay ra Trường Sa, tâm sự: “Bay ra biển rất khó khăn vì thời tiết trên biển luôn thay đổi khó lường nhưng cứu người dân gặp nạn, đối với chúng tôi, đó là mệnh lệnh xuất phát từ trái tim người lính”.
    Được biết, để tổ chức một chuyến bay ra Trường Sa đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, chu đáo, sự chỉ huy thống nhất của nhiều cấp từ Bộ Quốc phòng xuống các quân, binh chủng. Thiếu tướng Võ Văn Tuấn, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân nói: “Quân đội ta là quân đội nhân dân, vì nhân dân phục vụ nên với chúng tôi, cứu người là trên hết, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ mà không quản ngại bất cứu điều gì. Khi có nhiệm vụ là anh em đều thực hiện khẩn trương, đạt hiệu quả cao nhất”.
    Những chuyến bay thần tốc từ đất liền ra Trường Sa đã đưa vùng biển đảo xích lại gần hơn. Không chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, những ngày này, phi công của Sư đoàn 370 - từ trực thăng vận tải, trực thăng chiến đấu tới tiêm kích Su-30 - còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, như huấn luyện trên biển, vận chuyển trang thiết bị, khí tài… Ở bất cứ nhiệm vụ nào, họ cũng hoàn thành một cách xuất sắc, bảo đảm bình yên cho một vùng biển trời Tổ quốc.
    Đỗ Hùng - Tấn Tú
  2. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    nơi vùng biên, điều kiện kinh tế, giao thông còn hạn chế thì việc dịch bệnh phát tán nhanh trên đ/v và con người là chuyện rất bình thường. và chẳng có mấy ai có đủ điều kiện đi chích ngừa.
  4. hoamaiden_ttvn

    hoamaiden_ttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
  5. banchym

    banchym Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2009
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Muốn tiêu diệt đàn chó này dễ thôi mà.Chỉ cần vài cụ lang có tiếng chút bảo giống chó này nấu cao rất tốt không thua cao hổ cốt là mấy đảm bảo sau vài hôm tiệt chủng hết:D
  6. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    đồng ý với ý kiến này [r23)]
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Không có chuyện thỏa thuận song phương với TQ về Trường Sa

    Cập nhật lúc 13/05/2011 01:05:00 PM (GMT+7)
    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam quay trở lại cách tiếp cận song phương với Trung Quốc sau nỗ lực tăng cường giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các cơ chế đa phương.
    >> 'Cần đưa Trung Quốc vào hội đàm khu vực về Biển Đông'
    >> Bầu cử ở Trường Sa là việc nội bộ của Việt Nam

    Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị tổng kết công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 12/5, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn cho biết hai bên cố gắng đạt thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo đàm phán trên Biển Đông trong năm nay.

    Hợp tác nhưng không ảnh hưởng chủ quyền


    Trả lời báo Sài Gòn Tiếp thị, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn bác bỏ thông tin cho rằng Việt Nam quay trở lại cách tiếp cận song phương với Trung Quốc sau nỗ lực tăng cường giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các cơ chế đa phương.

    Ông chỉ rõ, trong tranh chấp ở Biển Đông có những vấn đề thuộc song phương và có những vấn đề thuộc đa phương.
    Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán “là để giải quyết các vấn đề song phương”, ông Sơn nhấn mạnh.

    [​IMG]

    Bộ đội hải quân Việt Nam trên đảo Song Tử Tây, Trường Sa. Ảnh: Minh Thăng

    Vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc là ở quần đảo Hoàng Sa và cửa vịnh Bắc Bộ.
    Đến nay hai bên đã đàm phán được năm vòng. Còn một vài tồn đọng về kỹ thuật mà hai bên chưa giải quyết được và đang tìm cách xử lý.
    Dự kiến vòng sáu sẽ họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau.
    Ông Sơn cho hay, hai bên “hy vọng thoả thuận này có thể sớm đạt được, có thể là trong năm nay”.
    Khi Việt - Trung ký được thoả thuận nói trên, chúng ta sẽ có cơ sở để chỉ đạo đàm phán, sẽ mở ra một số diễn đàn tiếp theo, vị Thứ trưởng phụ trách công tác biên giới nói thêm.
    Theo ông, có thể mở diễn đàn về phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, thậm chí cũng có thể đàm phán về hợp tác cùng phát triển ở những khu vực tranh chấp mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
    Nói cách khác, khu vực nào đó mà tranh chấp chưa giải quyết được, hai bên có thể hợp tác với nhau vì lợi ích chung, không ảnh hưởng tới yêu sách chủ quyền của mỗi bên.
    “Tất nhiên hợp tác đó phải ở khu vực tranh chấp, không thể là hợp tác ở các khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phải đúng là khu vực mà hai bên thừa nhận đó là khu vực tranh chấp”.
    Lập trường của Việt Nam là phải ở ngoài khu vực 200 hải lý, thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Với vấn đề đa phương: quần đảo Trường Sa, ông Sơn chỉ rõ, đó không chỉ là vấn đề giữa Việt Nam - Trung Quốc, mà còn liên quan đến nhiều bên, không chỉ liên quan đến các nước ven Biển Đông mà còn liên quan tới lợi ích của các nước ngoài Biển Đông như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Mỹ…
    “Việt Nam đã nói rõ chủ trương của chúng ta là cần phải trao đổi với các bên liên quan trực tiếp để cùng nhau giải quyết vì tranh chấp có liên quan đến nhiều nước, nhiều bên”.
    Chủ trương của Việt Nam là giải quyết hoà bình, đối thoại hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc năm 1982.
    Bên cạnh đối thoại với Trung Quốc, Việt Nam cũng tiến hành đối thoại, hợp tác với các quốc gia ASEAN: hợp tác xây dựng báo cáo về ranh giới thềm lục địa với Malaysia, bàn với Indonesia để giải quyết ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, thúc đẩy hợp tác nghề cá, hợp tác về biển thời gian qua bị gián đoạn với Philippines.
    Việt Nam cũng đang chuẩn bị, thăm dò các bên để mở ra các vấn đề khác nữa, ví dụ như hợp tác ở vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, tiến tới đối thoại ba bên Việt Nam - Malaysia - Thái Lan về vùng chồng lấn giữa ba nước…
    Đang xây dựng cơ chế cho vấn đề ngư dân
    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, việc ngư dân bị bắt trên các vùng biển đang hoạt động bình thường là “vấn đề rất nhạy cảm”.
    “Nếu giải quyết không tốt việc này cũng phần nào ảnh hưởng tới quan hệ chính trị hai nước, thậm chí có thể gây khó khăn cho đàm phán về giải quyết tranh chấp”, ông nói.
    Nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của người dân đối với mỗi nước.
    Thời gian qua, song song với việc đàm phán giải quyết tranh chấp chủ quyền, Việt Nam và Trung Quốc cũng thường xuyên trao đổi với nhau về vấn đề bảo vệ ngư dân.
    Mới đây, hai bên đã nhất trí sẽ cố gắng xây dựng một cơ chế hợp tác để xử lý vấn đề ngư dân, Thứ trưởng cho hay.
    Chính phủ đã giao cho bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Theo ông Sơn, hiện nay Bộ Nông nghiệp cũng đang tích cực đàm phán, trao đổi với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc, để sớm xây dựng một cơ chế xử lý vấn đề ngư dân.
    Ngoài ra, vấn đề cứu hộ, cứu nạn trên biển, đặc biệt là cứu hộ, cứu nạn ngư dân khi gặp bão, cũng là vấn đề nổi cộm và hai bên đang phối hợp để giải quyết.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/2...oa-thuan-song-phuong-voi-tq-ve-truong-sa.html

    mời các bác đọc và nhận xét quan điểm của VN mình đối với vấn đề giải quyết tranh chấp ở biển Đông
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Giải quyết tranh chấp trên biển của Việt Nam
    13/05/2011 0:22
    Bên lề Hội nghị Tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới (PGCMBG) trên đất liền Việt Nam (VN) - Trung quốc (TQ) được tổ chức tại Hà Nội ngày hôm qua 12.5, ông Hồ Xuân Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban BG quốc gia - Bộ Ngoại giao trả lời báo chí một số câu hỏi liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển hiện đang được VN - TQ đàm phán giải quyết. Thứ trưởng Sơn cho biết:
    Hiện VN và TQ đang đàm phán để tiến tới ký kết một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển. Công tác đàm phán đã qua 5 vòng ở cấp chuyên viên, vòng 6 dự kiến sẽ diễn ra ở Bắc Kinh (TQ) vào đầu tháng 6 tới. Những nguyên tắc cơ bản này là gì? Đó là các nguyên tắc đã được pháp luật, cộng đồng quốc tế công nhận như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước... Bên cạnh đó là thỏa thuận về việc giữ hòa bình, ổn định, không để các vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước là đối tác chiến lược toàn diện.

    [​IMG]
    Ông Hồ Xuân Sơn

    Vấn đề BG trên bộ TQ, VN đã mất hơn 30 năm để giải quyết. BG trên biển phức tạp hơn, do vậy không thể mong đợi giải quyết trong thời gian ngắn được. Trong quá trình đàm phán giải quyết từng bước từ đơn giản đến phức tạp. Trong khi tìm những giải pháp cơ bản lâu dài có thể tính đến những hợp tác cùng phát triển, ví dụ khu vực nào đó đang tranh chấp chưa giải quyết được nhưng có thể hợp tác với nhau để cùng phát triển, khai thác đảm bảo hai bên cùng có lợi nhưng không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của nhau.

    [​IMG]
    Đánh bắt trên biển là khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam - Ảnh: D.Đ.M
    Ảnh nhỏ: Bản đồ Đường yêu sách 9 đoạn phi lý của Trung Quốc trên biển Đông

    Nhưng các khu vực này phải là những khu vực cả hai bên cùng thừa nhận là đang tranh chấp, chứ không thể chấp nhận chuyện khai thác chung ở những khu vực thuộc chủ quyền của VN.

    Hội nghị ASEAN 18 vừa qua đã thống nhất phấn đấu đến 2012 sẽ đưa ra được Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) thay thế cho DOC. Xin ông cho biết lộ trình hợp tác giữa ASEAN và TQ?

    Trước mắt, các bên cần thực thi đầy đủ DOC ký giữa TQ và ASEAN năm 2002. Đến nay các bên, kể cả TQ đều đã cam kết nghiêm túc tuân thủ DOC. DOC tuy đã tốt nhưng vẫn phải thúc đẩy tiến tới COC là văn bản có cơ sở pháp lý cao hơn. ASEAN cơ bản đã nhất trí cao phấn đấu đến 2012 đưa ra COC, nhưng để có thể ra được COC hay không còn phụ thuộc rất lớn vào TQ. Nếu chỉ riêng ASEAN thì sẽ không thực hiện được. Thời gian tới đây ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy TQ hợp tác, giải quyết nốt các vấn đề liên quan đến tiến trình này.

    "Theo UNCLOS, mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Quan điểm của VN là khu vực tranh chấp phải là khu vực ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế này, chứ không thể có chuyện trong thềm lục địa của VN"

    Xin ông cho biết giữa VN - TQ đã có công nhận chung vùng nào là vùng tranh chấp chưa?

    Hiện nay vẫn đang trong quá trình đàm phán, quan trọng nhất là phải thỏa thuận được nguyên tắc. Trước mắt, trong khi chưa tìm được một giải pháp cơ bản lâu dài thì chúng ta có thể vừa đàm phán giải quyết tranh chấp. Theo UNCLOS, mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Quan điểm của VN là khu vực tranh chấp phải là khu vực ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế này, chứ không thể có chuyện trong thềm lục địa của VN lại nói là khu vực tranh chấp được.

    Cụ thể như thế nào hai bên sẽ bàn, hiện nay chưa bàn ngay chuyện này mà đang bàn các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo. Hiện vẫn còn một số tồn đọng mà hai bên chưa giải quyết được, nhưng hai bên cũng đang tìm cách thể hiện thế nào đó để cùng chấp nhận được. Nếu giải quyết được một vài điểm tồn đọng về mặt kỹ thuật, hai bên có thể sẽ ký được thỏa thuận này. Cá nhân tôi hy vọng trong năm nay hai bên có thể ký được thỏa thuận, từ đó có cơ sở chỉ đạo đàm phán và có thể mở ra các diễn đàn tiếp theo. Ví dụ như diễn đàn giải quyết phân định khu vực chồng lấn ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Nếu chưa giải quyết được, có thể mở ra diễn đàn khác hợp tác cùng phát triển ở khu vực hai bên cùng chấp nhận được, hợp tác có lợi cho cả hai bên.

    Quan điểm của ASEAN về cách tiếp cận song phương, đa phương của VN với vấn đề biển Đông như thế nào?

    Giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền

    Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về PGCM Phạm Gia Khiêm đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành công tác PGCMBG trên đất liền Việt - Trung. Phó thủ tướng chỉ rõ các nhiệm vụ cần tiếp tục quán triệt trong thời gian tới nhằm bảo vệ chủ quyền BG quốc gia và xây dựng đường BG đất liền Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài; yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả ở trong và ngoài nước để dư luận thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoàn thành PGCM và giải quyết dứt điểm vấn đề BG trên đất liền VN - TQ.

    Trong giải quyết các vấn đề ở biển Đông, có những vấn đề song phương và có cả vấn đề đa phương. Ví dụ như vấn đề cửa vịnh Bắc Bộ chỉ có VN và TQ là vấn đề song phương. Vấn đề Hoàng Sa cũng chỉ có VN và TQ là vấn đề song phương. Nhưng vấn đề Trường Sa liên quan đến một loạt các bên khác nữa nên nếu song phương sẽ không thể có một giải pháp cơ bản lâu dài được. Chủ trương của VN là cùng nhau giải quyết vì vấn đề Trường Sa liên quan nhiều nước, nhiều bên chứ không thể giải quyết song phương.

    Trước mắt làm sao giữ được hòa bình ổn định thì cũng là vấn đề đa phương. Không chỉ các nước trong khu vực biển Đông mà các nước ngoài có lợi ích ở đây, nhất là về an toàn hàng hải như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc... cũng rất quan tâm. Đây là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của nhiều bên và tất cả các bên đều phải có trách nhiệm giữ gìn hòa bình ổn định.

    Vấn đề BG lãnh thổ là một trong những mối quan tâm chính đáng nhất của nhân dân. Xin ông cho biết qua quá trình phân giới cắm mốc vừa qua đã có kinh nghiệm nào được rút ra trong việc tuyên truyền đến người dân về công tác này?

    Quan trọng nhất là tạo đồng thuận nhất trí cao. Nếu như nội bộ thiếu nhất trí, thiếu đồng thuận sẽ rất khó khăn, đặc biệt cho việc đàm phán do có thể tác động đến tâm lý đàm phán. Có sự ủng hộ cao, đồng thuận cao trong dư luận sẽ rất tốt cho công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến BG lãnh thổ. Một kinh nghiệm trong vấn đề BG trên bộ và chúng ta cũng đang cố gắng làm trong vấn đề biển Đông là làm sao giáo dục tuyên truyền cho các tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền của chúng ta trên biển Đông, từ đó góp phần giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Đây là vấn đề phức tạp, trong tranh chấp có nhiều vấn đề nảy sinh, phải giải quyết bằng hòa bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế, thỏa thuận cấp cao nước ta và các nước. Trên cơ sở đó có sự ủng hộ của nhân dân để chúng ta có thể vừa bảo vệ chủ quyền, vừa giữ gìn hòa bình ổn định, đồng thời thúc đẩy hợp tác, phục vụ công cuộc phát triển của đất nước ta.

    Nguyên Phong
    (thực hiện

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110513/Giai-quyet-tranh-chap-tren-bien-cua-Viet-Nam.aspx
    thêm 1 bài hay nữa
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Bọn cẩu tặc Trung Quốc lại giở trò khốn nạn cấm đánh bắ cá nữa rồi kìa các bác


    Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở biển Đông
    Thứ Sáu, 13/05/2011 22:51
    (NLĐ) - Trang Thông tin của chính quyền TP Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam - Trung Quốc ngày 11-5 đăng “Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011” từ 12 giờ ngày 16-5 đến 12 giờ ngày 1-8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
    Trả lời câu hỏi của báo giới về việc này, ngày 13-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), làm cho tình hình biển Đông phức tạp thêm. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc”.

    http://nld.com.vn/20110513105158508p0c1002/phan-doi-trung-quoc-cam-danh-bat-ca-o-bien-dong.htm

    phản đối BỌN TRUNG QUỐC LƯU MANH NGẠO MẠN
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Ngư dân đã điêu đứng vì giá dầu giờ còn phải điêu đứng đối mặt với bọn Cẩu Tặc này nữa,
    Phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Chia sẻ trang này