1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Việt Nam chế thử nghiệm súng bắn tỉa 12,7mm
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/39/39/149035/Default.aspx
    Trong số các công trình được trao giải năm nay, có thể kể đến một số công trình "hội tụ" đầy đủ các ưu điểm như đã nêu: Công trình “Nghiên cứu, chế tạo máy vô tuyến điện sóng ngắn SV-25A”, của nhóm tác giả Trung úy Phạm Minh Tuấn, Thượng úy Lương Văn Hưng, Trung úy Nguyễn Đức Hiếu (Binh chủng Thông tin Liên lạc). Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế thử súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm” của nhóm tác giả Thiếu tá Mai Viết An, Thiếu tá Nguyễn Thanh Phúc, CNV Bùi Lương, thuộc Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng)
    Có bác nào có thông tin về loại súng này ko? Nói cho anh em biết với \:D/
  2. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Cái này phải dùng lực lượng tại chỗ thôi, đầu tư các thiết bị cảnh báo từ xa rất tốn kém, điều kiện tài chính chưa cho phép.
    Có lẽ nên đầu tư cho ngư dân tàu cá vỏ sắt, mũi nhọn nhọn 1 tí :))
  3. hiepsycom

    hiepsycom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0

    Dân Vịt mình vốn thông minh, sao không dựa vào con Yakhont Nga bán cho mà phát triển lên nhỉ? chứ tầm <300km thì ăn thua gi?
  4. nguyenlam988

    nguyenlam988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi dân Việt Nam như các cụ nhà vẫn nói "Khôn Vặt" thôi ! sử dụng 300 km là đã bảo vệ 3/4 chiêù rôngj vùng lãnh hải 200 mile rôì!
  5. anhvao

    anhvao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    75
    300 km mà phóng từ tầu hay từ đảo thì thằng béo cũng phải rét.
  6. littlemanonsmallearth

    littlemanonsmallearth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    168
    MOD khoá em chịu. Nhưng không biết đăng ở đâu.

    Trong diễn đàn này có bài tường thuật từ đầu đến cuối vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam, đặc biệt là, bài tường thuật này do một đồng chí trực tiếp công tác trên tàu thăm dò ghi lại:

    http://www.hdvietnam.com/diendan/7-...oc-ngang-nguoc-vi-pham-lanh-hai-viet-nam.html

    Anh em cứ đọc từ đầu đến cuối sẽ rõ hơn về khó khăn và gian khổ của không chỉ các chiến sĩ Hải quân cũng như các nhân viên tham gia vào công việc thăm dò khai thác.

    Thân ái !!!
  7. hiepsycom

    hiepsycom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Yakhpnt phóng ra từ đất liền mà. Vịt đã phóng được Yakhont từ tầu chiến hay máy bay đâu?
    Còn đặt ở đảo làm bia cho tên lửa của khựa ah?
  8. Mr_Miyagi

    Mr_Miyagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2010
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc nói về cáo buộc của Việt Nam


    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/05/28/110528055043_map_466x262_ttxvn_nocre***.jpg

    Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
    Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
    Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.
    Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động từ 17/03 là ở các lô 125, 126, 148, 149 cũng trong thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
    Tuy nhiên, Trung Quốc nói Việt Nam đã vi phạm.
    Bà Khương Du phát biểu: "Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối việc khai thác dầu khí của Việt Nam vì nó đi ngược lại lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm nhận thức chung mà hai bên đã đạt được về vấn đề này".
    Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động bảo vệ pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
    Người phát ngôn Trung Quốc Khương Du


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: "Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động thực thi pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc".
    "Trung Quốc luôn cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để tìm giải pháp cho các tranh chấp và thực hiện Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông."
    Phản đối của Việt Nam


    Sự kiện xảy ra hôm 26/05 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động trong dư luận ở trong nước.
    PetroVietnam nói đây là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
    Theo Phó Tổng giám đốc PetroVietnam, "tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02", sau đó tiếp tục uy hiếp tàu này và chỉ rút đi sau khoảng bốn tiếng đồng hồ.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam một hôm sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Sứ quán Trung Quốc.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/05/11/110511060341_jiang_yu_226x170_xinhua_nocre***.jpgBà Khương nói tàu Trung Quốc chỉ làm công việc bình thường


    Nội dung công hàm yêu cầu phía Trung Quốc "chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam".
    Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm công ước Luật biển 1982 của LHQ, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông".
    Tuy nhiên, dường như với phản hồi mới của phía Trung Quốc, công hàm ngoại giao nói ở trên sẽ bị dư luận người dân nhìn nhận là quá nhẹ.
    Cuối năm 2007-đầu 2008 đã có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    Trên các trang mạng đã có nhiều lời kêu gọi xuống đường lần này để phản đối hành động mới nhất của Trung Quốc.
    Trước đây Trung Quốc có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông.
    Trực tiếp và gián tiếp, nước này đã gây áp lực lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil để họ rút lui.
    Tuy nhiên đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
  9. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Thông báo tại cuộc họp báo ngày 29/05/2011 của Bộ Ngoại giao về việc tàu Hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Document actions (print, sendto etc)


    Ngày 29/5/2011, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ngày 26/05/2011, tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi tàu Bình Minh đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam.
    Phát biểu tại cuộc họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh:
    “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”
    Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước phát biểu ngày 28/5/2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề “Nam Hải”… “Hành động mà cơ quan chủ quản của phía Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển trong vùng biển do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định “Nam Hải”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ta nêu rõ:
    Chúng tôi bác bỏ phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/5/2011 về vấn đề này.
    Cần làm rõ một số điểm như sau:
    Thứ nhất là, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo công ước luật biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.
    Thứ hai là, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.
    Thứ ba là, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết có phải Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” với đường yêu sách chín đoạn không khi gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Phi-lip-pin, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định:
    Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết có phải sự việc này cho thấy thái độ nước lớn của Trung Quốc trong khi lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “Trung Quốc chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp”, “dù lớn mạnh cũng không xưng bá”, bà Nguyễn Phương Nga nói:
    Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc./.
    http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/tcbc/ns110529201615#KaIxic3xkmPn
  10. ta0_thjch_the

    ta0_thjch_the Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Ngày 29 tháng 5 (Reuters) - Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vào ngày Chủ nhật tăng căng thẳng trong khu vực và cho biết lực lượng hải quân của nó sẽ làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình sau khi tàu tuần tra của Trung Quốc "can thiệp" một dầu Việt Nam và tàu khảo sát khí đốt ở Biển Đông.

    Các nhận xét đã xuất hiện để nâng cổ phần trong các dòng mới nhất về khiếu nại hàng hải lâu đời chỉ vài ngày trước khi xung đột một hội nghị thượng đỉnh quốc phòng khu vực ở Singapore và làm nổi bật lo lắng về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

    Trong một cuộc họp báo hiếm hoi cuối tuần, quan chức Việt Nam bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng các tàu biển Việt Nam tiến hành một cuộc khảo sát địa chấn ở trong vùng biển của Trung Quốc. Vụ việc xảy ra khoảng 120 km (80 dặm) ngoài khơi bờ biển phía nam-trung tâm của Việt Nam và khoảng 600 km (370 dặm) về phía nam của đảo Hải Nam của Trung Quốc.

    "Hải quân Việt Nam sẽ làm tất cả mọi thứ cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết.

    Đỗ Văn Hậu, Phó giám đốc điều hành dầu khí nhà nước và nhóm dầu khí, được điều hành con tàu, cho biết một trong ba tàu tuần tra của Trung Quốc trong bối cảnh đó cố tình cắt cáp ngập nước kéo bởi tàu, Bình Minh 02. Nó không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc đã cắt giảm các loại cáp tàu khảo sát Việt Nam, ông nói.

    Các tàu thuyền Trung Quốc sau đó đe dọa các tàu biển Việt Nam bằng bạo lực, ông nói thêm mà không xây dựng.

    Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố tất cả các vùng lãnh thổ trong vùng biển Đông, trong đó bao gồm một tuyến đường vận chuyển quan trọng và được cho là nắm giữ chưa được khai thác dầu và khí đốt. [ID: nSGE6950BX]

    Trung Quốc yêu cầu bồi thường đến nay là lớn nhất, tạo thành một hình chữ U rộng lớn hơn hầu hết các của biển 648.000 dặm vuông (1,7 triệu sq km), bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    "Thực tế là Trung Quốc đang cố gắng tìm cách để nhận ra (chủ quyền lãnh thổ) rõ ràng là làm tăng căng thẳng trong khu vực", ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam của Bộ Ngoại giao.

    Trung Quốc đổ lỗi cho Việt Nam vào hôm thứ Bảy cho sự việc, nói như Việt dầu khí và các hoạt động phá hoại lợi ích của Trung Quốc và quyền tài phán.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu nói rằng hành vi của "các bộ phận của Trung Quốc liên quan" trong vụ việc đã được bình thường. [ID: nL3E7GS07E]

    Bộ trưởng Quốc phòng từ khắp nơi trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhóm họp tại Singapore từ ngày 3-5. (Báo cáo của John Ruwitch; Chỉnh sửa bởi Macfie Nick)
    nguồn http://in.reuters.com/article/2011/05/29/vietnam-china-sea-idINL3E7GT02620110529 các bác đọc kỹ nha.

Chia sẻ trang này