1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quần vợt Việt Nam

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 10/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. red_shorts

    red_shorts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Thế Blog của sao khoằm đâu ?
  2. tlockts

    tlockts Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    1.667
    Đã được thích:
    0
    http://360.yahoo.com/profile-.368A509dLDXJfduTKdH3EuhZlKL đây blog của sao Khoằm của chú đây hehe anh em có thêm chỗ để vào ném đá nhé
  3. Commandos08

    Commandos08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    Hoàng Thiên thành công quá! Xin chúc mừng em... VN sắp có thêm 1 đại diện ra thi đấu ở đấu trường lớn nữa rồi...
     [nick][nick]

    được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 10/11/2008
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Giải PCC Master Cup (Thái Lan):
    Đỗ Minh Quân và Huỳnh Mai Huỳnh vô địch

    [​IMG] [​IMG]
    Hôm qua, HLV Nguyễn Đình Bảo Trị từ Bangkok điện về cho biết: 2 tay vợt VN thi đấu dưới màu áo CLB Tanimex là Đỗ Minh Quân và Huỳnh Mai Huỳnh đã xuất sắc thắng giải PCC Master Cup - là giải đấu dành cho các tay vợt hàng đầu của Thái Lan mở rộng hằng năm.
    Trong trận chung kết nam kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, Quân đã thắng Dain (hạt giống số 5) người đã từng thắng anh ở vòng bảng, với tỷ số 2-1 (6/4, 4/6, 6/3). Quân đã chơi tự tin, đánh đều 2 bên, liên tục gài bóng đẩy đối thủ vào thế chống đỡ vất vả ở ván 1. Nhưng có phần chùng lại để thua ở ván 2.
    Đến ván quyết định, Quân đã chơi rất tập trung và buộc Dean phạm một số sai lầm, để rồi kết thúc với tỷ số 6/3. Ở trận chung kết nữ, Mai Huỳnh thắng Asilaza cũng 2-1 (7/5, 0/6 và 6/1). Tương tự Quân, Huỳnh thắng ván đầu nhưng hạt giống số 1 người Thái đã chơi cực hay thắng lại ván 2 áp đảo. Đến ván 3, Huỳnh đã biết gài bóng giảm hưng phấn của đối thủ, đồng thời lên lưới nhanh dứt điểm ngoạn mục đã thắng 6/1. Minh Quân được giải thưởng 30 ngàn bath (khoảng 15 triệu đồng VN), còn Mai Huỳnh được 20 ngàn bath.
    (theo Thanhnienonline)
  5. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Bầu Thắng ?otấn công? qua quần vợt!

    Nói đến bầu Thắng, người hâm mộ thể thao nghĩ ngay đến đội bóng đá Đồng Tâm Long An. Nhưng hôm qua, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đồng Tâm, đã xác nhận với tôi rằng, trong thời gian sớm nhất, Đồng Tâm sẽ là nhà tài trợ cho cậu bé 13 tuổi Nguyễn Hoàng Thiên, một tài năng dạng hiếm của quần vợt Việt Nam.
    Ông Thắng cho biết đã có cuộc nói chuyện với ông Nguyễn Ngọc Minh, ba của Hoàng Thiên, và sắp tới cả hai ông sẽ ngồi lại bàn luận để hai bên ký kết hợp đồng.
    Theo ông Thắng, việc gia đình ông Minh đầu tư cho Thiên đi theo con đường quần vợt chuyên nghiệp cùng với hình ảnh ông Minh thường xuyên thức dậy lúc 4 giờ sáng theo dõi Hoàng Thiên tập luyện theo giáo án của HLV người Ấn Độ (ông Minh thuê riêng), khiến ông Thắng rất lấy làm cảm kích.
    Nói về việc tài trợ Thiên, ông Thắng tâm sự: ?oTôi rất khâm phục nghị lực của hai cha con ông Minh. Ông Minh là một doanh nhân giàu có, nhưng không phải ai cũng đầu tư cho con đi theo con đường thể thao bằng tất cả sức lực, tinh thần và tài chính như ông Minh. Riêng Hoàng Thiên tuy trẻ, nhưng phong cách ứng xử rất người lớn và Thiên là VĐV rất tự tin, luôn thể hiện khát vọng chinh phục đỉnh cao. Những gì Thiên đã thực hiện được trong hơn một tháng qua với những danh hiệu vô địch U-18 ITF tại Bình Dương, vô địch đơn và đôi ở hai giải U-14 châu Á tại Bahrain và Ấn Độ để trở thành cây vợt số 1 U-14 châu Á, theo tôi, Thiên đã làm rạng danh đất nước Việt Nam. Sự đóng góp này xã hội phải nhìn nhận và Hoàng Thiên cũng như gia đình Hoàng Thiên cần phải được tôn vinh. Cái cảm giác khi được trông thấy lá cờ Việt Nam tung bay, được nghe tên gọi tổ quốc Việt Nam ngân vang trên đấu trường thể thao xứ người rất là hạnh phúc. Có bao nhiêu nhân tài làm được điều này? Với tôi, Hoàng Thiên là một tài năng và tôi mong muốn cùng với gia đình ông Minh chăm lo Hoàng Thiên?.
    Thật ra đối với ông Minh, giá trị bản hợp đồng lúc này chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu. Với ông, chỉ cần ông Thắng đặt vấn đề là ông vui lắm rồi. Vì ít ra đã có người đồng cảm, chia sẻ với hướng đầu tư của gia đình dành cho Thiên. Bởi ông biết rõ không ít người cho rằng ông chơi ngông khi bỏ ra mấy trăm ngàn USD cho Thiên tập luyện, thi đấu quần vợt. Với những gì có được hôm nay, ông Minh khẳng định Thiên chưa là gì cả. Do vậy gia đình và Thiên còn phải phấn đấu nhiều nếu muốn đạt được điều mong muốn: ít nhất Thiên nằm trong TOP 100 thế giới.
    Với ông Minh, điều ông mong đợi là sự quan tâm, chia sẻ của xã hội, của ngành thể thao Việt Nam, TP. HCM. Với ông Thắng, lời đề nghị của ông đã chinh phục cả hai phía gia đình ông Minh và xã hội.
    Nói theo ngôn ngữ bóng đá, ông Thắng đã ghi bàn thắng tuyệt đẹp và có cuộc ra mắt ngoạn mục ở sân chơi mới: quần vợt!
    Đặng Hoàng[
    http://www.thanhnien.com.vn/thethao/Pages/200846/20081110084436.aspx
  6. PHARAOH_76

    PHARAOH_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Nhìn lại giải quần vợt Thanh thiếu niên quốc tế 2008:
    HOÀNG THIÊN- ?~ANH HÙNG XUẤT THIẾU NIÊN?T!
    Sau 7 ngày tranh tài, giải quần vợt Thanh thiếu niên quốc tế đã khép lại vào chiều 11-10 với chiến thắng áp đảo của các tay vợt chủ nhà Việt Nam. Một tương lai đầy hứa hẹn đã mở ra với quần vợt Việt Nam sau giải đấu để lại nhiều ấn tượng này?
    Không còn nghi ngờ gì nữa, tay vợt xuất sắc nhất giải phải là Nguyễn Hoàng Thiên. Chẳng phải vì Hoàng Thiên đoạt danh hiệu vô địch đơn nam của giải mà báo giới và người hâm mộ ?ođặt? anh vào vị trí trên. Ngay sau khi đánh bại hạt giống số 3 Phasawit Buraphatittha (Thái Lan) với tỉ số 2-0 (6/4, 7/5) trong trận chung kết, giữ danh hiệu cao quý nhất của giải nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) ở lại Việt Nam, ông Đặng Hữu Hải, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LĐQV Việt Nam đã khẳng định: trong hơn 10 năm qua, quần vợt Việt Nam mới có được một nhân tài như Hoàng Thiên. Đánh giá của ông Hải chẳng phải là lời tán dương suông cho đồng hương sau khi ?otay vợt triệu đô? này giành ngôi vô địch giải quốc tế mà thực sự rất có cơ sở, nếu nhìn lại những gì mà Hoàng Thiên đã thể hiện trong suốt giải đấu.
    Chỉ mới 13 tuổi, nhưng Hoàng Thiên đã liên tiếp ?oxỏ mũi? các đàn anh lớn hơn mình từ 3 đến 5 tuổi, được xếp hạt giống, ?ohạt mầm? của giải, vừa vượt trội hơn em cả về thể hình lẫn thâm niên chơi bóng, để làm mát mặt quần vợt Việt. Hoàng Thiên không được xếp hạt giống. Đã vậy, ngay từ vòng đầu tay vợt nhí này lại đụng độ ngay với cao thủ đến từ Nhật Bản là Hayashi Daichi (hạt giống số 4 của giải). Trong thế kèo dưới, Hoàng Thiên đã gây ngỡ ngàng cho BTC giải, giới chuyên môn và người hâm mộ khi hạ gục đối thủ sau 2 ván đấu cực kỳ ?oú tim?: tay vợt TP.HCM thắng 7/5, 7/6! Bước vào vòng 2, Hoàng Thiên lại giáp mặt với đối thủ cũng ?ocứng cựa? không kém, là Lee Tae Woo (Hàn Quốc, tay vợt đang giữ hạng 1441 trên bảng xếp hạng của ITF). Sau gần 3 giờ đua marathon về thể lực và tinh thần chiến đấu, Hoàng Thiên buộc đối thủ gác vợt sau chiến thắng 2-1 (6/2, 6/7 và 6/1). Đến đây, nhiều người đã tưởng rằng cuộc phiêu lưu của Hoàng Thiên sẽ chấm dứt vì lộ bài quá nhiều vì khó hồi phục thể lực kịp. Nhưng, mọi suy đoán vẫn chỉ là suy đoán khi Hoàng Thiên knock-out một ?ogã khổng lồ? khác của giải là Singnil Kittibodee (Thái Lan, hạt giống số 7, hạng 1220 của ITF). Ở trận đấu tứ kết, Singnil - đối thủ đã loại Tuấn Anh và Tạ Quốc Bảo của Bình Dương ở các vòng đấu trước đó- dù đã giở hết bản lĩnh của mình nhưng vẫn không thể chịu nổi ?onhiệt? và uy lực của những pha trả bóng của Hoàng Thiên và đành nhận thất bại với tỉ số 0-2 (6/4 6/3).
    Chiến thắng của Thiên làm cho người hâm mộ nức lòng bao nhiêu thì các tay vợt Thái Lan đồng hương của Singnil còn lại ở vòng bán kết có thêm chừng ấy sự quyết tâm để đánh bại chú nhóc của chủ nhà để phục thù cho đồng đội. Ai cũng lo lắng cho Thiên khi ở vòng bán kết, ?ocậu nhóc? phải gặp Adirek Khundarnpinitvon (Thái Lan, hạt giống số 1 của giải, hạng 388 của ITF). Tay vợt này có đầy đủ những ngón nghề của một sát thủ tầm cỡ: giao bóng mạnh và hiểm, điềm tĩnh, đôi công khá tốt và kinh nghiệm ?ochiến trường đầy mình? trước khi trở thành tay vợt trẻ xuất sắc nhất châu Á. Nhưng khi chạm mặt với Thiên, tất cả những vũ khí trên của Adirek đều ?ohỏng hóc?, để rồi để thua nhanh 2/6 trong ván 1. Bước sang ván đấu thứ hai, Adirek đổi lối đánh, từ chủ động tấn công chuyển sang phá lối chơi của đối thủ. Đến lúc này, Thiên bắt đầu bối rối, đánh hỏng nhiều quả ngon ăn và để thua lại 6/7. Trong ván đấu quyết định, bản lĩnh của tay vợt từng có hơn 1 năm tập luyện và thi đấu tại Mỹ đã được thể hiện đúng lúc, giúp Hoàng Thiên chơi xuất thần thắng 6/3, đánh bại Adirek với tỉ số chung cuộc 2-1. Cần phải nói thêm, trận này do vắt kiệt thể lực ở trước đó nên Thiên đã bị đau ở cổ tay, phải nhờ bác sỹ chăm sóc nhưng em vẫn cắn răng thi đấu và vượt qua đối thủ một cách tâm phục khẩu phục sau gần 3 giờ quần nhau dưới trời nắng gắt! Chứng kiến phong độ và bản lĩnh phi thường của Thiên (có lúc quá mệt, 2 tay vợt phải nằm vật ra sân), nhiều người hâm mộ đã khen tặng, gọi VĐV này là ?oanh hùng xuất thiếu niên?!
    Chinh phục được tảng đá lớn nhất ở giải, ai cũng tưởng rằng Thiên sẽ có một trận chung kết dễ dàng. Nhưng, những trận đấu với người Thái không bao giờ ?odễ nuốt? cả. Trong trận tranh vô địch, Phasawit đã gây rất nhiều khó khăn cho Thiên, thậm chí có thời điểm chỉ cần thắng thêm 1 giơ nữa là sẽ kết thúc ván đấu khi dẫn trước đến 5/2 nhưng vẫn bị Thiên bình tĩnh hóa giải: mượn lực từ các cú đánh của đối phương để chống lại đối thủ và xuất sắc gỡ hòa 5/5 trước khi thắng ngược 7/5 để bước lên ngôi vô địch. Quá tuyệt vời!
    Box: Ngoài danh hiệu vô địch đơn nam, Việt Nam còn gặt hái thêm vô địch đôi nữ (Huỳnh Phương Đài Trang của Bình Dương đứng cặp cùng tay vợt Upapong của Thái Lan, thắng cặp Lam Anh/Ngọc Vân ở chung kết), và đôi nam (Tạ Quốc Bảo của Bình Dương cùng với Anh Khoa của Quân đội, hạ cặp Adirek/ Phasawit của Thái 2-0 trong trận chung kết). Ngoài ra, Việt Nam còn có thêm danh hiệu á quân đơn nữ của Lam Anh (thua Upapong của Thái Lan ở chung kết); chưa kể Đài Trang còn vào đến bán kết nội dung này. Xếp hạng toàn đoàn: nhất Việt Nam, nhì Thái Lan, và hạng 3/13 quốc gia là Malaysia.
    Long Vĩnh
  7. PHARAOH_76

    PHARAOH_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Kết thúc giải quần vợt Thanh thiếu niên quốc tế 2008:
    VIỆT NAM NHẤT TOÀN ĐOÀN
    *HOÀNG THIÊN XUẤT SẮC VÔ ĐỊCH ĐƠN NAM
    Hôm qua (11-10), sau 8 ngày tranh tài, giải quần vợt thanh thiếu niên quốc tế (Vietnam Internaional Junior Championship) do Liên đoàn quần vợt Quốc tế (ITF), Liên đoàn quần vợt Việt Nam và Bình Dương tổ chức đã kết thúc với chiến thắng áp đảo của đoàn VĐV nước chủ nhà.
    Không phụ lòng chờ đợi của người hâm mộ cả nước, hôm qua tay vợt thiếu niên Nguyễn Hoàng Thiên đã xuất sắc đánh bại đàn anh Phasawit Buraphatittha (Thái Lan, hạt giống số 3 của giải) ở trận chung kết đơn nam để bước lên ngôi vô địch. Cần phải nói thêm, đây không phải là chiến thắng dễ dàng cho tay vợt 13 tuổi của Việt Nam vì đối thủ vừa lớn hơn Thiên đến gần 5 tuổi, vừa có thể hình, thể lực vượt trội. Nhưng đối thủ đến từ Thái Lan lại không có được, trong khi đó lại là sỡ hữu của Hoàng Thiên: bản lĩnh, kinh nghiệm và tâm lý thi đấu vững vàng. Đã nhiều lần lọt vào chung kết và đoạt chức vô địch các giải quốc tế khi tập huấn hơn 1 năm tại một học viện quần vợt nổi tiếng của Mỹ nên Hoàng Thiên có thừa sự tự tin để phô diễn các pha bóng sở trường của mình.
    Trong khi đó, phải đối diện với tay vợt từng hạ bệ các tay vợt được xem còn mạnh hơn cả Phasawit như Singnil (Thái, hạt giống số 7), Hayashi (Nhật Bản, hạt giống số 4), và đặc biệt là Adirek (Thái Lan, hạt giống số 1) thì chẳng trách sao đối thủ người Thái không cuống trước những pha gài bóng đầy uy lực của chú nhóc Hoàng Thiên. Ở ván 1, Hoàng Thiên dẫn trước 1/0 rồi 3/2 trước khi bị Phasawir bắt kịp 3/3 rồi dẫn ngược 4/3. Nhưng đúng vào lúc này, bản lĩnh của Thiên mới được bộc lộ khiến các khán giả ở cụm sân quần vợt Becamex- TX.TDM, Bình Dương muốn nổ tung vì sung sướng khi chứng kiến tay vợt Việt lần lượt ghi điểm gỡ hõa 4/4, rồi nhanh chóng kết thúc ván đấu ở điểm số 6/4.
    Bị dẫn trước 0-1, trong thế không còn gì để mất, Phasawit vùng lên mạnh mẽ. Để phá sở trường gài bóng và những cú vụt trái tay đầy hiểm hóc về góc sân của Thiên, Phasawit sử dụng lối cắt bóng cực kỳ khó chịu để rồi liên tiếp ghi điểm ở ván thứ hai. Nỗ lực và cách điều chỉnh chiến thuật rất hiệu quả của tay vợt người Thái đã giúp Phasawit dẫn một mạch đến 5/2. Đến lúc này, khán giả và giới chuyên môn hầu hết đều nghĩ đến việc 2 tay vợt sẽ phải phân định cúp vô địch bằng ván đấu thứ 3 vì Phasawit đã ở rất gần với điểm kết thúc ván đấu. Nhưng Hoàng Thiên đã một lần nữa khiến cho cầu trường muốn nỗ tung khi em đổi chiến thuật thi đấu, chú trọng những pha lên lưới để phá thế đối phương và nhanh chóng gỡ lại 5/5, sau đó thắng luôn 7/5. Đánh bại Phasawit 2-0 (6/4 và 7/5), Hoàng Thiên đoạt cúp vô địch và được cộng 25 điểm thưởng của ITF vào bảng xếp hạng cá nhân.
    Trần Lam Anh bước vào trận chung kết đơn nữ, diễn ra ngay sau đó đó, cùng ?ohổ tướng? Upapong. Tưởng chừng Lam Anh sẽ tiếp nối được đà chiến thắng do Hoàng Thiên để lại nhưng trước Upapong chơi điềm đạm, già giơ hơn nên tây vợt TP.HCM đành chịu gác vợt với tỉ số 0-2 (5/7 và 4/6). Điểm đáng nhớ nhất trong trận đấu này là cuộc lội ngược dòng bất thành của Lam Anh. Bị dẫn trước với cách biệt rất lớn ở ván 1 nhưng Lam Anh chỉ ?ođeo? được đến 5/6 rồi bị Upapong ?ohạ sát? với điểm số 7/5. Ở ván 2, kịch bản lại lặp lại và Lam Anh đành thúc thủ với điểm số 4/6.
    Box; Trước đó, Huỳnh Phương Đài Trang và Upapong đã đoạt danh hiệu vô địch đôi nữ sau khi thắng cặp Lam Anh/Ngọc Vân trong trận chung kết với tỉ số 2-1 và Quốc Bảo/ Anh Khoa hạ cặp VĐV Adirek Khundarnpinitvon/Phasawit Buraphatitha của Thái Lan với tỉ số 2-0 trong trận chung kết đôi nam. Như vậy, tại giải này Việt Nam thắng lớn với 2 danh hiệu vô địch đơn nam, đôi nam, 1 danh hiệu vô đich đôi nữ (ghép chung với Thái Lan) 1 danh hiệu á quân đơn nữ, chưa kể Huỳnh Phương Đài Trang cũng vào đến bán kết đơn nữ. Thái Lan xếp hạng nhì toàn đoàn. Malaysia, Trung Quốc đồng hạng 3.
    Long Vĩnh
  8. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Cuội đọc bài này trên trang www.tennis.com mà không khỏi nghỉ đến tài năng trẻ quần vợt ở nước Việt Nam. Thấy những đứa trẻ được sự ủng hộ của cha mẹ, và sự huấn luyện chuyên nghiệp ở nước ngoài, Cuội cũng ước gì trong một tương lai gần đây, những trẻ năng khiếu tennis ở Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tương tự. Bài dịch này tặng cho các thành viên tennis đang hoặc sắp sẽ có con, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ đọc được một Tuanvs Jr hoặc Hamabien Jr đoạt những giải tennis quốc tế S
    Wunderkinds: The future of the tennis prodigy
    Đối đầu với sự cạnh tranh toàn cầu, những tài năng trẻ huấn luyện sớm hơn, tập thông minh hơn, và nhiều hơn. Nếu bạn nghỉ đánh tennis trong vòng ngoại hạng đã sẵn khó rồi, hãy đọc những gì thế hệ kế tiếp đang làm để trở thành tay vợt chuyên nghiệp.
    By Tom Perrotta
    Jan Silva ở trong biệt thự trên một căn đồi ngó xuống Trung Tâm Quần Vợt Mouaratoglou ở Thiveuval-Grignon, Pháp, khoảng 20 dặm phía tây của Paris. Mỗi sáng, bé tập gần một tiếng với mẹ, Mari Maattanen-Silva, một cựu tay vợt có hạng của Phần Lan, sau đó đi học ở trường làng kế bên. Bé trở về và ăn trưa ở căn tin, quản lý bởi một nhà dinh dưỡng. Sau đó bé học bồi dưỡng ở trung tâm, Jan trở lại với quần vợt một tiếng với mẹ cháu hoặc một huấn luyện viên khác. 3 giờ chiều, bé thăm Sébastien Durand, huấn luyện viên thể hình, để tập cân bằng và phản xạ với những loại banh và mục tiêu nhiều màu. Durand thả một trái banh xanh lá cây, Jan lao đến mục tiêu xanh. Banh đỏ với mục tiêu đỏ, cam với mục tiêu cam. Bé có thể đánh banh khoảng một tiếng nữa nếu thích, hoặc thảy bóng rổ với ba cháu, Scott, tiếp theo là một liều bổ phim hoạt hình. Jan gần đây mới mừng sinh nhật thứ 6 của bé.
    Đấy là một ngày bình thường trong cuộc sống của một năng khiếu quần vợt, năm 2008. ?oNếu? Jan và gia đình bé ở lại trung tâm đến khi Jani (tên cúng cơm của bé) trở thành vận động viên chuyên nghiệp, Patrick Mouratoglou, chủ trung tâm, ước lượng rằng cha bé sẽ đầu tư khoảng 2-3 triệu đô để đào tạo Jan, từ huấn luyện đến dụng cụ đến sự chăm sóc thường xuyên của bác sĩ để quan sát sự tiến triển của Jan và các học sinh trẻ khác phản ứng thế nào với tennis và sự huấn luyện.
    Dĩ nhiên đây là một ?oNếu? lớn. Scott Silva, 38 tuổi, thích nói rằng gia đình anh đang đi vào ?ovùng đất mới,? và thật sự họ đang làm vậy: Không có cháu trẻ nào nhận được học bổng toàn phần vào một trung tâm tầm cỡ. Vì tiềm năng của Jan, cả nhà Silvas-gồm anh trai Kadyn, 11 tuổi, và em gái Jasmin, 3 tuổi-bán nhà họ ở bang Cali năm 2006 và dời đến một nước lạ với tiếng nói khác (lớp học của Jan và hoạt hình bé xem đều bằng tiếng Pháp, và bé nói tiếng Pháp không pha giọng Mỹ). Nhưng nếu bé thành đạt hay thất bại, bé chứng minh rằng sự huấn luyện trong bộ môn quần vợt-Sự khởi đầu, sự đòi hỏi, và sự áp lực cho cả cha mẹ và con họ-đã phát triển song song với cú giao banh, tay phải và tay rờ ve của bộ môn quần vợt hiện đại.
    ?oTôi nghỉ đó là phát triển tự nhiên của tennis,? cựu hạt giống số một thế giới Tracy Austin nói. ?oTôi nhìn những gì các bé đang học ở trường, và họ đi trước chúng tôi hồi đó. Mọi thứ đều được nâng cao lên.? Austin là thần đồng đầu tiên của tennis. Trước Andrea Jaeger, Andre Agassi, Jennifer Capriati, Venus và Serena Williams, và Maria Sharapova, chúng ta có một Tracy, một thần đồng với bím tóc được đăng trên trang bìa của tạp chí World Tennis khi cô mới 4 tuổi. Khi 14, cô thắng giải chuyên nghiệp đầu tiên. Cô đoạt giải Mỹ Mở Rộng lúc 16 tuổi và là người trẻ nhất được xếp hạng số một vào tuổi 17, đến khi Monica Seles trở thành tay vợt chuyên nghiệp. Trước khi có Austin, những tay vợt chuyên nghiệp đến với quần vợt khá trễ: John McEnroe bắt đầu lúc 8 tuổi; Billie Jean King cầm vợt lúc 11 tuổi. Ngược lại, hầu như các cao thủ tennis bây giờ đều bắt đầu cầm vợt khi họ bằng tuổi Austin thay vì King. Dù vậy, Austin nói cô không bao giờ cảm thấy mình là một nhà vô địch trong thời gian tập huấn. Cô chỉ là một đứa trẻ mê tennis, đi học, và nhận tiền ăn vặt mỗi tuần từ bố mẹ. Cô không có một huấn luyện viên thể hình, một dinh dưỡng gia, trang web riêng, hoặc những bộ phim bán trên mạng.
    Austin nói cô chơi tennis nhưng không có mục tiêu nào cho bản thân trong 10 hoặc 12 năm. Đó là một điều biến đổi lớn nhất giữa thế hệ cô và những đứa trẻ bây giờ, cô nói. Hiện nay, hầu hết các trẻ năng khiếu đều huấn luyện với một định hướng và mục tiêu, một sự chú tâm hầu như không có trong khi Austin lớn lên.
    ?oTôi nghỉ những gì Maria đã làm (ghi chú: Maria Sharapova), như xa mẹ lúc 7 tuổi và dọn xuống tiểu bang Florida với cha cô, đó là sự điểm khởi đầu của sự quy góp tất cả các trứng vào một giỏ,? Austin nói tiếp, ?oVà mội người thấy nó đã có kết quả tốt cho Maria.? (Ghi chú: Nguyên tác câu ngụ ngôn Mỹ: Putting your eggs in one basket. Có nghĩa rằng bạn bỏ tất cả để đầu tư vào một việc, vừa lợi cao nhưng sự rủi ro cũng nhiều.)
    Khi bạn coi Maria Sharapova, một kết quả của sự đầu tư hàng triệu, tất cả đều đến suôn sẽ và dễ dàng. Nhưng mà dự đoán một tương lai sáng chói như Agassi hoặc Sharapova cho một đứa trẻ thì là một việc rất khó. Nick Bollettieri, ông chủ nổi tiếng của trung tâm huấn luyện Bollettieri Tennis Academy kiêm cựu huấn luyện viên của Agassi, Seles, và Sharapova (chỉ nêu lên vài tên tuổi nổi tiếng) nói ông ta có thể dự đoán được nhiều thứ khi xem một đứa trẻ 4 tuổi chơi. Ông nói rằng cách cầm vợt và phản ứng của một đứa bé với banh tennis có thể cho ông một cảm giác về ?onhững gì Trời ban? cho đứa trẻ. Nhưng ông không thể đoán được với năng khiếu đó, một đứa trẻ có thể trở thành tay chuyên nghiệp hay không. Khi người viết tiếp xúc ông ở giải Mỹ Mở Rộng năm ngoái để hỏi tại sao, ông bước lại gần và chĩa ngón trỏ vào ngực tôi và trả lời, ?oBạn có đến cả thế giới,? Bolletieri nhấn mạnh từ ?ocả? như muốn nói rằng quả địa cầu vừa lớn lên gấp đôi, ?ohãy xem Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia (NBA) và bóng chày.? Ý ông muốn nói đến Nga, Serbia, Đông Âu và xa hơn nữa như Trung Quốc. Nhiều trẻ bắt đầu làm quen với tennis, và họ đều đánh tốt khi tuổi còn non.
    ?oHồi xưa, khi tôi có một Agassi hoặc Seles, tôi có thể tự nhủ, ?oTôi đã có thêm một đứa nhiều triển vọng.?? Bollettieri nói, ?oNhưng bây giờ thì tôi chào thua.?
  9. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0

    Vào lúc bộ môn quần vợt đang mở rộng, nhiều huấn luyện viên đồng ý rằng sự huấn luyện cao độ cần được áp dụng sớm hơn. Điều này không làm một người như bác sỹ K Anders Ericsson ngạc nhiên. Ông hiện là giáo viên ở đại học Florida State, và ông chuyên nghiên cứu về đề sự liên kết giữa sự huấn luyện và tài năng. Sau nhiều năm theo dõi những vận động viên thể thao thượng hạng và các nhạc sĩ bậc thầy, ông thấy rằng họ đều cần thời gian dài để phát triển tài năng của họ. Ví dụ như bộ môn cờ vua, một bộ môn mà ông đã dùng máy vi tính để so sánh những nhà vô địch đương thời với các cựu vô địch trong quá khứ.
    ?oNhững nhà vô địch cờ vua trong cuối thể kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20 có thể được coi là những tay cờ có hạng trong nhiều hội cờ vua nhưng chưa phải là tay cờ thượng thặng,? Ericsson nói, ?oHọ cần thêm sự huấn luyện nâng cao và thêm thời gian để đi lên đỉnh cao của cuộc thi.?
    Đối với những phụ huynh không có nhiều tiền tài để đầu tư vào con mình, như gia đình Silvas, tìm được những sự huấn luyện cần thiết cho con họ còn khó hơn nữa. Bollettieri đã và đang phát nhiều học bổng quần vợt cho nhiều đứa trẻ, nhưng ông chưa bao giờ phát cho một trẻ nhỏ tuổi như Jan (gần 6 tuổi). Sự cạnh tranh của bộ môn quần vợt giúp ông giữ vững lập trường của mình, nhất là đối với con trai. Những huấn luyện viên chuyên nghiệp hầu như đều trả lời ?oBất khả thi? khi được hỏi họ có thể đoán triển vọng chuyên nghiệp của một đứa bé trai hay không vì sự cạnh tranh nâng cao và năng khiếu thể thao trong bộ môn tennis cho nam. So với nam, dự đoán sự thành công của một bé gái thì tương đối khó nhưng không phải là không làm được.
    ?oĐầu tư tất cả vào một đứa trẻ 5 tuổi ư?? Bollettieri nói về Trung Tâm Mouratoglou, ?ođài thọ mọi thứ, xin lỗi tôi không thể làm vậy. Không thể được.?
    Rick Macci, cựu huấn luyện viên của Capriati, Andy Roddick, và chị em nhà Williams, nghỉ rằng phụ huynh bây giờ chấp nhận bỏ nhiều tiền hơn để nâng cao trình độ của con mình. Cũng như Bollettieri, Macci nhận được nhiều cuộc gọi từ phụ huynh của các trẻ năng khiếu cùng với lời mời coi video. Mặc dù vậy, Macci nghỉ rằng bắt đầu huấn luyện sớm hơn và thông minh hơn sẽ không đem lại kết quả như mội người nghỉ, thật sự có thể có hại hơn. Ông nghỉ sẽ không có ai vượt qua thành tích của Capriati (số 8 thế giới ở tuổi 14 vào năm 1990) hoặc Tommy Ho (vô địch đơn nam toàn quốc của giải U-18 của Hiệp Hội Quần Vợt Mỹ (USTA) khi mới 15 tuổi năm 1988). Nhưng khi trở thành chuyên nghiệp, Tommy Ho không vượt qua được ngưỡng hạng 80. Al Parker và Brian Dunn, hai đứa trẻ năng khiếu của Mỹ ở thập niên 80 và 90 còn có thành tích xấu hơn khi trở thành chuyên nghiệp. Thời buổi này, sự cạnh tranh được nâng cao đến độ Mike Agassi, ba của Andre Agassi, nói với người viết ông sẽ không cho con ông chơi tennis trong thời buổi này. ?oTôi sẽ hướng nó vào golf và bóng chày,? Agassi tiếp, ?oNghề golf lâu bền hơn, và trong bóng chày, nếu bạn thua, bạn không thua một mình, mà cả đội thua chung.?
  10. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Cũng dễ hiểu cho phụ huynh khi họ phân vân không biết con mình có phải là một năng khiếu thể thao hay không. Theo lời nói của Mike Agassi thì, ?oNếu con bạn đánh một trái banh tốt, bạn sẽ nhớ trái đó. Nếu con bạn đánh hư 500 trái thì bạn lại dễ dàng bỏ qua.? Nhưng bạn sẽ làm sao nếu con bạn không chịu bỏ cây vợt và chơi môn khác? Bạn sẽ nói gì nếu con bạn, mới 4 tuổi, hăm hở đòi gặp lại huấn luyện viên sau một buổi tập? Đó là chuyện đã xảy ra cho cặp người Canada: Arman Glodjo và vợ, bác sĩ Deidre F. Glodjo. Họ gặp phải tình huống như trên sau khi họ tặng con gái họ, bé Greer, một cây vợt khi bé mới lên 4. Một năm sau, bé tiến bộ đến mức mà hai phụ huynh (hai người chơi tennis rất ít) quay phim của con và gửi cho Bollettieri (Arman nói con ông thấy Bollettieri trên truyền hình và xin cha). Ban đầu, Bollettieri không ấn tượng lắm vì ông nghỉ Greer vẫn còn hơi nhỏ. Nhưng sau đó ông có mời bé Greer xuống trung tâm của ông chơi một tuần vào tháng 8 năm 2005, lúc đó bé mới 5 tuổi. Một tuần biến thành 6 tuần dưới sự huấn luyện của Bollettieri, và sau đó bé hăm hở đòi quay lại trung tâm sau khi bé về (theo lời của cha bé, Arman). Vài tuần sau, bé được gửi lại trung tâm và ở đó huấn luyện với Bollettieri luôn, nhưng bé không được học bổng toàn phần (Quy luật của Bollettieri vẫn còn được áp dụng). Hiện tại, bé và gia đình gồm cha mẹ, một chị, và hai em trai đều dọn xuống ở gần trung tâm huấn luyện.
    Bollettieri nói khi ông mới gặp bé Greer, cú phải trái của bé vẫn còn yếu, nhưng bé có thể ?otập trung như một trẻ 15 tuổi.? Bollettieri chưa có có hội huấn luyện một vận động viên từ nhỏ đến khi người đó bước vào vòng chuyên nghiệp, và ông hy vọng bé Greer sẽ là tay vợt đầu. Ông nghỉ bé sẽ phá vỡ những căn bản mà nhiều trung tâm dạy cho học sinh họ: tay phải, rờ ve, tiếp tục. Hiện tại bé đánh đôi nhiều hơn đơn và đang dần dần phá bỏ thói quen rờ ve hai tay để sử dụng rờ ve một tay. Bollettieri dự đoán khi bé bắt đầu tham gia vào các giải ngoại hạng khoảng 11-12 tuổi thì bé sẽ chuộng cách chơi giao banh và lên lưới.
    Bé Greer hiện có một gia sư dạy bé ở nhà, theo chương trình của trường Gia Nã Đại (Bé sanh ra ở bang North Carolina và lớn lên ở đó và quốc đảo Bermuda, có quốc tịch Gia Nã Đại, học trước một lớp so với những trẻ khác). Lịch trình hằng ngày của bé bao gồm tennis, học hành, và tập thể lực. Bé tập võ 2 ngày trong tuần, và tập yoga 3 ngày trong tuần. Sybel Boss-Ayme, thầy dạy yoga cho Sharapova và những vận động viên khác, nói bé Greer thích tự tạo thế tập cho mình và búp bê của cháu. Ngoài ra, bé có một sở thích khác: ngủ 12 tiếng trong ngày.
    Bollettieri ước lượng bé Greer, hiện đang 7 tuổi, một trong những vận động viên hay nhất ở tuổi của bé, nhưng lại nói ở thời buổi bây giờ, lời khen đó không có nghĩa gì. ?oTôi có một vô địch ư? Tôi không biết,? ông tiếp. ?oTôi chắc chắn tôi sẽ có một vận động viên hoàn hảo, nhưng tôi không thể đọc được những gì trong đầu bé.?
    Mặc dù bé Greer chưa lên truyền hình nhiều, cha bé Arman đã nhận được sự chỉ trích từ người ngoài. Ông nghỉ ông sẽ nhận lời chê bai. Ông nói tốt hơn hết là mọi người trong gia đình nên chú trọng vào đời sống của họ và tạo cơ hội cho con gái ông thành công.
    ?oChuyện gì có thể xảy ra trong 5-6 năm, không ai biết,? Arman nói. ?oNếu cháu bỏ cây vợt và chuyển sang ngành hội họa, tôi hoàn toàn ủng hộ cháu.?

Chia sẻ trang này