1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quần vợt Việt Nam

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 10/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Gia đình Silva cũng được chú ý và người ngoài chỉ trích. Hè năm ngoái, bé Jan bắt đầu tôn thờ thần tượng James Blake và mê tennis, Scott dự đoán bé sẽ đoạt được giải Grand Slam khi bé lớn lên. Ngoài ra, anh còn đoán Kadyn, đang học tennis mùa thu ở bang Florida, sẽ đạt được giải tương tự hoặc ít ra được cấp học bổng chơi tennis ở trường đại học. Để thành công, anh nói con anh chỉ cần sự tự tin vào chính mình. Khi bé Jan lên chương trình Today Show và trang đầu của tờ báo USA Ngày Nay, khán giả và đọc giả lại không tán thành. Trên trang mạng của tờ USA Today, nhiều đọc giả lên án nhà Silvas đang cưỡng bức con họ, đang sống lại thời gian huy hoàng của họ qua con họ (Bố, Scott, chơi bóng rổ cho đại học Southern Oregon. Mẹ thì đã từng nằm trong đội năng khiếu của Phần Lan). Họ nói nhà Silvas đang lợi dụng con họ để biến thằng nhỏ thành một vật làm tiền. Họ chỉ trích bề ngoài của bé Jan. Một đọc giả còn kiến nghị rằng bé Jan nên quan tâm đến việc dùng kem chống nắng hơn là tennis (da bé Jan hơi nâu vì cha bé là người Mỹ gốc Châu Phi, còn tóc vàng của bé là từ mẹ, Mari) Có vài đọc giả chúc gia đình Silvas mọi sự như ý, nhưng đa số bài viết đều lên án gia đình Silvas. Scott bực quá anh đăng bài trả lời, ?oNhững người lên án gia đình tôi, họ không biết sự thật. Sự thật là đời sống con tôi được sắp xếp có trình tự, nhưng bản thân nó không cảm thấy bị áp đặt!?
    Scott, một cựu viên chức phục vụ xã hội, và Mari, một cựu huấn luyện viên quần vợt ở Câu Lạc Bộ Quần Vợt Gold River, nghỉ rằng họ không thể từ chối lời mời và học bổng của trung tâm huấn luyện Mouratoglou. Họ liên tưởng đến thời gian một đứa con khác, Kadyn, phải ngưng huấn luyện và thi đấu từ tuổi 9 đến 11 vì vấn đề tài chính của gia đình. Ở giải Pacific Life Mở Rộng 2006, gia đình Silvas được công ty IMG mời đến, và Marcos Baghdatis, cựu học sinh của Mouratoglou, thấy Jan tập với bố, Scott, trên một sân trống. Baghdatis gọi Mouratoglou, và sau đó gia đình Silvas bay qua Pháp để thăm ông. Hồi xưa ông Mouratoglou cũng có triển vọng tennis, nhưng cha ông, một giám đốc điều hành công ty năng lượng Pháp, lại không cho ông theo quần vợt và hướng ông đi vào việc học hành. Nếu gia đình Silvas cho con họ học ở trung tâm của ông, họ nên suy nghỉ kỹ và chính chắn. Ông khuyên họ không nên bán nhà, bán xe và dời sang Pháp. Hãy đến thăm và suy nghỉ kỷ.
    Nhưng Scott nghỉ đây là cơ hội ngàn năm một thởi, và Mari, một người điềm tỉnh hơn chồng, cũng cảm thấy vậy. Gia đình nhà Silvas quyết định dọn sang Pháp. Khi nhà viết sang thăm cả nhà Silvas hè năm ngoái, Scott đang tổ chức một buổi nướng thịt ngoài trời với hàng xóm. Còn Jan thì chạy ra chạy vô với bộ đồ Batman. Bé Jasmin, mặc dù còn nhỏ nhưng có nhiều tiềm năng thể thao, đang leo trèo. Bọn trẻ nhìn rất là thoải mái và tự tại trong môi trường mới.
    Mặc dù vậy, cuộc sống ở trung tâm quần vợt không trôi chảy tốt đẹp. Cuối mùa thu năm ngoái, gia đình Silvas mới vòng về Pháp sau chuyến thăm Cali, và Scott vẫn nói về định mệnh và cơ hội, nhưng anh có nói thêm về sự hối hận và đời sống hiện tại. Anh đang thất nghiệp, và theo lời của vợ anh, nó đã tạo cho anh nhiều thời gian để suy nghỉ lung tung. Cả hai người muốn Smith, một huấn luyện viên ngoài giờ cho bé Kadyn, tham gia vào việc huấn luyện bé Jan, nhưng ông Mouratoglou không cho họ đem vào người ngoài. Scott cũng đang bất đồng với quản lý mới của trung tâm, ông Luca Appino, một cựu giám đốc của công ty Babolat. Luca mới nhậm chức với trung tâm Mouratoglou năm ngoái, và ông muốn thương lượng một hợp đồng với gia đình Silvas. Nhưng cuộc thương lượng trở thành sự bất đồng và Scott bay về California để hỏi ý kiến luật sư và tìm một nguồn tài trợ mới để Jan có thể huấn luyện bên Mỹ. Cả hai người hiện đang dần dần nói chuyện với nhau, nhưng gia đình Silvas có thể rời khỏi Pháp sớm hơn họ nghỉ. Lúc người viết phỏng vấn Scott, anh nói anh sợ anh sẽ quyết định xấu và ảnh hưởng đến tương lai con anh. Anh nói, ?oTôi không biết tại sao Jan chọn bộ môn này ở tuổi rất nhỏ, nhưng tôi nghỉ tôi sẽ không làm tròn bổn phận của mình nếu tôi không giúp con tôi thành tài.?
    Hết
  2. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Thiên có HLV tầm cỡ thế giới!
    Sau khi chia tay với ông thầy Ashok Bikkannvar (người Mỹ gốc Ấn), 2 tháng qua, gia đình tay vợt Nguyễn Hoàng Thiên đã thử nhiều HLV mới nhưng vẫn không tìm được người thích hợp. Tuy nhiên, lo lắng của gia đình Hoàng Thiên đã được tháo gỡ khi ông thầy người Mỹ Roy Coopersmith tỏ ra có chất lượng sau khi huấn luyện thử cho Hoàng Thiên vào hôm qua.
    [​IMG]
    Hoàng Thiên trong buổi tập đầu tiên cùng ông thầy mới Roy Coopersmith.

    Đây là HLV người Mỹ có bằng huấn luyện đạt chuẩn Masters, từng huấn luyện gần 1 năm cho tay vợt nữ số 5 thế giới hiện nay Jelena Jankovic. Trong thời gian huấn luyện Jankovic vào năm 2006, ông đã đưa tay vợt này từ thứ hạng 38 thế giới lên hạng 15. Ngoài ra, ông từng huấn luyện cho nhiều tay vợt trẻ Đức, Croatia? lọt vào tốp 10 tay vợt trẻ hay nhất châu Âu.

    Mặc dù chỉ mới quan sát HLV Roy Coopersmith huấn luyện cho Hoàng Thiên chỉ một ngày, nhưng ông Nguyễn Ngọc Minh (bố Hoàng Thiên) tỏ ra hài lòng về cách giảng dạy cũng như những bài tập mà HLV này đưa ra.
    Trong khi đó, dù đã theo ông thầy ngoại trong 3 năm qua, nhưng Hoàng Thiên vẫn còn bỡ ngỡ và chưa đáp ứng hết những yêu cầu của HLV Coopersmith. Thậm chí tay vợt kỳ cựu Lê Quốc Khánh - đang hỗ trợ tập luyện cho Hoàng Thiên - cũng phải đầu hàng với những bài tập của ông.
    Hiện HLV Coopersmith sẽ huấn luyện cho Hoàng Thiên thử 3 tháng. Tuy nhiên, qua cách huấn luyện quá chuyên nghiệp của ông, bố của Hoàng Thiên cho biết: ?oChỉ cần HLV Cooper-smith đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng thì chúng tôi có thể ký ngay chứ không cần phải thử việc?.
    Nếu HLV trước đây của Hoàng Thiên được trả 50.000 USD/năm, thì lương của HLV có tầm cỡ thế giới này e không phải rẻ. Tuy chưa chính thức ký hợp đồng, nhưng dự kiến nằm ở khoảng 100.000 USD/năm.
    HLV Roy Coopersmith: Tôi cố gắng đưa thiên vào tốp 20 tay vợt trẻ thế giới
    Kết thúc buổi tập với Hoàng Thiên vào hôm qua, HLV Roy Coopersmith cho biết:
    ?oTôi đã nhận được vài lời mời từ một số tay vợt của châu Âu và châu Phi, nhưng sau khi xem được thành tích của Hoàng Thiên, tôi rất ấn tượng và thích huấn luyện cho em, đặc biệt khi đây là một tay vợt châu Á.
    Theo tôi, Hoàng Thiên là một tay vợt có triển vọng, nhưng kỹ thuật cơ bản vẫn còn nhiều động tác thừa, cần phải chỉnh sửa. Huấn luyện cho một tay vợt trẻ không hề dễ dàng chút nào. Bởi đào tạo 5 tay vợt vô địch U14 thì lên đánh tốt ở U18 hay lắm chỉ khoảng 1 người. Tôi cố gắng huấn luyện cho Thiên lọt vào tốp 200 thế giới khi lên 17 tuổi, và lọt vào tốp 20 thế giới năm 18 tuổi. Lúc đó, tôi mới tính tiếp lọt vào tốp cao hơn.
    Tôi không sợ về điều kiện tập luyện ở đây, nhưng chỉ sợ thiếu tay vợt cho Hoàng Thiên cọ xát. Nếu có thêm một tay vợt có trình độ tương đương với Hoàng Thiên, thì em sẽ có động lực hơn trong tập luyện và xem đó là thước đo cho những bước tiến của mình?.

    Theo www.sggp.org.vn


  3. PHARAOH_76

    PHARAOH_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Các bác ở trỏng có biết cụm sân của nhà Thiên mà Thiên đang luyện tập địa chỉ ở đâu quận mấy không nhỉ ? Lúc nào vào trong đó ghé thăm quan được thì tốt quá . Việt Nam mà có tay vợt vào top 20 thế giới thì quả là tuyệt vời .
    Quốc Khánh bây giờ là quân xanh của Thiên thiết nghĩ nếu có những tay vợt tốt hơn làm quân xanh thì chắc chắn Thiên sẽ có tiến bộ nhanh hơn.
  4. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Bi hài làng quần vợt Việt Nam: Chuyển đơn vị như? đi chợ!
    Thực tế đáng buồn ở làng quần vợt Việt Nam hiện tại là hầu hết các tay vợt đều ?osợ? đầu quân dài hạn cho một đơn vị nào đó, và điều này đã dẫn đến cảnh: mỗi giải, các tay vợt lại thi đấu cho một đơn vị khác nhau?
    TỰ DO SƯỚNG NHẤT!
    Đấy là khẳng định của những tay vợt từng ?onhảy? sang thi đấu cho nhiều địa phương, bởi theo họ, khi trở thành VĐV tự do sẽ được đầu quân cho bất kỳ đơn vị nào, ở bất kỳ giải đấu nào mà không dính vào chuyện bị kiện cáo.
    [​IMG]
    Trần Đức Quỳnh, tay vợt lão làng và cũng bôn ba nhất làng banh nỉ Việt Nam.

    Tay vợt lão luyện Trần Đức Quỳnh hiện trong vai trò VĐV kiêm HLV của Becamex Bình Dương cũng từng là VĐV ?onhảy việc? số 1 trong làng banh nỉ nước ta. Xuất thân từ TPHCM, sau đó Đức Quỳnh về đầu quân cho Quân đội trước khi bôn ba về đất mũi Cà Mau rồi ngược ra Bắc làm HLV cho đội Hà Nội, và bây giờ là cho Bình Dương.
    Nói về những lần ?onhảy? việc của mình, Đức Quỳnh bày tỏ: ?oLà VĐV - HLV chuyên nghiệp, bất kỳ ai cũng có cách làm việc chuyên nghiệp. Họ có quyền đầu quân cho đơn vị trả tiền cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn. Trái lại, VĐV - HLV cũng có ý thức thi đấu, huấn luyện chuyên nghiệp cho các đơn vị mà mình đầu quân?. Vì thế, ở bất kỳ nơi nào, Đức Quỳnh đều sẵn dàng cống hiến hết mình và cũng sẵn sàng? ra đi nếu thấy nơi đó không hội tụ những điều kiện cần để đầu tư cho môn thể thao này.
    Ngay cả việc ở Bình Dương hiện nay, Đức Quỳnh cũng hết sức thoải mái với công việc vì Liên đoàn quần vợt Bình Dương, cũng như nhà tài trợ Becamex IDC sẽ không bằng mọi giá giữ chân bất kỳ tài năng nào nếu họ muốn ra đi. Điển hình là trường hợp tay vợt nữ Huỳnh Phương Đài Trang khi từ TPHCM về với Bình Dương chưa được 1 năm đã muốn chuyển sang đơn vị mới Đà Nẵng, và được đồng ý ngay.
    Ngoài ra, các tay vợt mạnh khác như Thành Trung, Ngô Đức Dương? đều được xem là VĐV tự do. Bởi hiện nay không bị ràng buộc với đơn vị nào nên hễ có giải đấu, họ muốn đầu quân cho ai cũng được, miễn là được đơn vị đó đồng ý. Do vậy người hâm mộ không lạ khi thấy Đức Dương vừa dự giải đồng đội 2008 trong màu áo Bà Rịa Vũng Tàu, sang năm 2009 anh lại thi đấu trong màu áo Becamex Bình Dương, hay đánh các giải phong trào trong màu áo doanh nghiệp. Đặc biệt, tay vợt này chỉ thi đấu theo từng giải chứ không ký hợp đồng chính thức với đơn vị nào.
    ĐÂU LÀ NGUYÊN NGÂN?
    Lý do khiến các tay vợt trên dù muốn, nhưng không dám đầu quân dài hạn cho các đơn vị vì họ sợ bị những điều kiện ràng buộc đi kèm mà tuyển thủ quốc gia Lê Quốc Khánh đã mắc phải.
    Lê Quốc Khánh đầu quân cho Quân đội, nhưng khi anh muốn chia tay đơn vị này thì mới nảy sinh nhiều vấn đề. Đầu tiên là việc Khánh đã lỡ ký hợp đồng với Quân đội đến năm 2010, do vậy khi anh xin nghỉ, đơn vị này đã giải quyết cho nghỉ, nhưng lại trói chân Khánh bằng cách không giải phóng hợp đồng cho tay vợt này. Hậu quả là Lê Quốc Khánh không được đánh các giải trong hệ thống thi đấu quốc gia cả năm vừa qua. Trong vụ việc này, Quốc Khánh đã nhờ Liên đoàn quần vợt Việt Nam can thiệp, nhưng vẫn không được giải quyết.
    Thực tế, hiện quần vợt Việt Nam vẫn chưa có quy chế chuyển nhượng chuyên nghiệp và cũng chưa có các chế tài cụ thể trong quản lý VĐV cũng như các Liên đoàn thành viên. ?oCông sức, tiền bạc để bỏ ra đầu tư cho sự nghiệp quần vợt là rất lớn, do vậy khi bị ràng buộc hợp đồng với một đơn vị với mức lương không tương xứng, lẽ ra chúng tôi có quyền được giải quyết cho nghỉ. Tiếc là các đơn vị vì cạnh tranh thành tích đã không nghĩ đến tương lai của VĐV?, tay vợt Lê Quốc Khánh bày tỏ.
    Trở thành VĐV tự do xem ra chỉ là giải pháp tạm thời của các tay vợt Việt Nam trong cảnh họ không biết bấu víu vào đâu, nhất là khi Liên đoàn quần vợt Việt Nam chưa phát huy được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của mình.

    Theo www.sggp.org.vn

  5. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Giải quần vợt U14 châu Á năm 2009: Vỡ giải vì Liên đoàn!
    (SGGP Thể Thao) Theo kế hoạch, giải quần vợt U14 châu Á 2009 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 13-6 tại Bình Dương, tuy nhiên, giải đấu trên không thể diễn ra bởi có quá ít VĐV đăng ký tham dự.
    Theo ông Nguyễn Ngọc Minh - Tổng thư ký Liên đoàn quần vợt Bình Dương: ?oGiải không thể diễn ra vì các VĐV đăng ký không đủ số lượng, chứ không phải Bình Dương không đủ điều kiện tổ chức, bởi Bình Dương từng tổ chức thành công giải U18 ATF. Số lượng VĐV đăng ký quá ít một phần là do Liên đoàn quần vợt Việt Nam đưa ra thời hạn đăng ký quá ngắn, chỉ có 2 ngày nên nhiều tay vợt nước ngoài không đăng ký kịp...?.
    Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tìm cách liên lạc với ông Trần Ngọc Lịnh - Tổng thư ký Liên đoàn quần vợt Việt Nam trong suốt 2 ngày qua. Tuy nhiên, máy điện thoại của ông Lịnh khi thì ngoài vùng phủ sóng, lúc lại có chuông nhưng không bốc máy.
    Bất đắc dĩ, chúng tôi liên lạc với cô Nguyễn Thùy Linh - Thư ký của Liên đoàn quần vợt Việt Nam - người phụ trách gởi thông tin đăng ký giải cho các đoàn và được biết: ?oLiên đoàn đã gởi cho các đơn vị trong nước và các đoàn quốc tế bảng đăng ký dự giải vào ngày 20-5. Thời gian hết hạn đăng ký vào ngày 22-5. Bây giờ, giải tạm hoãn và sẽ lùi vào một thời gian thích hợp. Tôi đã gởi thư thông báo cho các đoàn về điều này và gởi lời xin lỗi đến họ?.
    (Botay.com)
    Theo www.sggp.org.vn

  6. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Quần vợt nữ Việt Nam - Trước sau đều? trắng!

    Quần vợt Việt Nam từng hy vọng vào lứa VĐV nữ tài năng như Nguyễn Thùy Dung, Ngô Việt Hà, Huỳnh Phương Đài Trang, Trần Lam Anh? Nhưng niềm hy vọng đã trở thành nỗi lo khi các tay vợt này gần như ?ogiậm chân tại chỗ? về chuyên môn?
    DU ĐẤU RỒI... MẤT HÚT!
    Cách đây vài tháng, 3 tay vợt Việt Nam là Thùy Dung, Việt Hà và Đài Trang đều có mặt trong Top 1.000 trên bảng xếp hạng quần vợt nhà nghề nữ. Tuy nhiên, 2 tuần nay, 2 tay vợt Đài Trang và Việt Hà bỗng dưng biến mất trên bảng xếp hạng này.
    [​IMG]
    Những chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế chưa đủ giúp Nguyễn Thuỳ Dung trở thành tay vợt chuyên nghiệp thực sự.
    Đài Trang vẫn được đầu tư đi du đấu nhiều nơi, nhưng thành tích không khả quan chính là nguyên nhân dẫn tới việc tụt hạng. Trong khi đó, gần nửa năm qua, người ta không còn thấy sự xuất hiện của tài năng trẻ Ngô Việt Hà ở các giải đấu trong nước và trên lịch thi đấu các giải quốc tế, lùng sục mãi cũng không thấy cô. Việt Hà là người từng được đầu tư từ Liên đoàn quần vợt Hà Nội để tập huấn tận Tây Ban Nha và Mỹ, nhưng cuối cùng, tay vợt này tập trung việc học văn hóa là chính, nên cũng dễ hiểu khi cô ngày càng mất dạng trong đời sống quần vợt đỉnh cao.
    Còn những HLV từng theo sát Đài Trang ngay từ khi cô còn thi đấu cho TPHCM rồi Đà Nẵng và một số giải quốc tế đều nhận định rằng, tay vợt này rất khó phát triển. Và bây giờ dù mới 16 tuổi, nhưng những gì Đài Trang thể hiện trên sân đã nằm trong dự báo buồn của giới chuyên môn.
    CÀNG ?oBƠI? CÀNG ĐUỐI!
    Trường hợp Nguyễn Thùy Dung khác một chút. Thùy Dung có năng khiếu, thừa đam mê và rất nhiều nỗ lực để theo con đường chuyên nghiệp. Với sự đầu tư mạnh mẽ từ gia đình, Thùy Dung đã được đi tập huấn, du đấu từ Âu sang Á, từ giải nhỏ đến giải lớn. Nhờ đó, Dung vươn lên thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp là 419 thế giới. Từng đó vẫn chưa đủ, bởi Thùy Dung nhận ra rằng con đường theo quần vợt chuyên nghiệp mới truân chuyên làm sao. Điển hình là sau khi vừa kết thúc 3 tháng tập huấn tại Mỹ, tay vợt này tự tin trở về tham dự các giải quốc tế tại châu Á, nhưng cô như bị dội gáo nước lạnh bởi thành tích quá tệ của mình.
    Dù chọn giải đấu chỉ có tổng giải thưởng 10.000 USD vốn thu hút các tay vợt không mạnh tranh tài, nhưng Thùy Dung đều bị loại ngay từ trận đầu tiên. ?oThực tế là các VĐV châu Á được đầu tư bài bản và họ rất mạnh, tiến bộ từng ngày. Ngay trong khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan có rất nhiều tài năng mà trình độ của mình không hơn họ bao nhiêu??, Thùy Dung cho biết điều đó như là sự thừa nhận thất bại của mình.
    Khi Thùy Dung, Đài Trang đang mãi ?obơi ra biển? với mục tiêu ngày càng bóp lại dần thì tay vợt kỳ cựu Huỳnh Mai Huỳnh xác định chỉ thi đấu giữ phong độ và chỉ ?ochơi? trên sân nhà và vài giải nhỏ ở khu vực để kiếm tiền. Nhìn ngược một chút về lứa kế cận như Trần Lam Anh, Tâm Hảo, Ngọc Vân, Thanh Bình, Đan Thi? thì vẫn không tìm thấy ai đủ sức gây đột biến cỡ như Nguyễn Hoàng Thiên ở đội nam. Do vậy, gần như chắc chắn ở SEA Games 25 tới, việc tìm chiếc huy chương ở quần vợt nữ Việt Nam vẫn là điều xa vời.
    Theo www.sggp.org.vn

  7. blackmen1976

    blackmen1976 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    nói túm lại cho nó ngắn thì hiện nay quần vợt nữ vn giờ chỉ còn chông chờ vào các tay vợt kỳ cựu đã được tôi luyện nhiều năm tại thánh đường box tennis ttvnol và các gỉai nghiệp dư của HN đó là quethửunique77, sợmôngemquáđi, nếuyếuphảikêulênchứ.....
    còn các tay vợt Nam thì không nghi ngờ gì nữa, các tay vợt tiềm năng lọt vào top 11 châu lục đó là zlite, blackmen, nguyenbang09, hieuntn, tnspro,..... Tuy nhiên mới đây blackmen đã chính thức xin rút lui khỏi tennis đỉnh cao do chấn thương lưng. Hãy chia buồn với black nhé.

    RA ĐƯỜNG SỢ NHẤT CÔNG NÔNG
    VỀ NHÀ SỢ NHẤT VỢ KHÔNG ... MẶC GÌ​
  8. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Giải quần vợt U18, nhóm 4 Oneject Indonesia 2009: Hoàng Thiên thắng trận đầu
    Thi đấu không thành công và thua ngay trận đầu tại giải U18, nhóm 4 tại Indonesia cách đây 1 tuần, tay vợt trẻ Nguyễn Hoàng Thiên thi đấu tốt hơn tại giải thứ 2 diễn ra vào sáng qua. Vòng chính đơn nam 1/64, Nguyễn Hoàng Thiên vượt tay vợt nước chủ nhà Revel 2-0 (6/4, 6/4).
    Trong khi đó, hai tay vợt nữ Nguyễn Ái Ngọc Vân và Trần Lam Anh đều dừng bước. Nguyễn Aùi Ngọc Vân thua ngay vòng đầu 1/64 trước tay vợt Indonesia 0-2 (3/6, 2/6), còn Trần Lam Anh thắng được 1 trận, nhưng thua tay vợt nước chủ nhà 0-2 ở vòng 1/32.
    Nội dung đôi nữ, Lam Anh/Ngọc Vân thua đôi Indonesia với tỷ số 0-2 (3/6, 5/7) ở vòng 1/32.
    Giải quần vợt Thái Lan 2009: Đài Trang dừng bước ở vòng chính
    Giải có tổng giá trị tiền thưởng 10.000 USD khởi tranh vào ngày 22-6 tại Bangkok (Thái Lan). Đài Trang là tay vợt duy nhất đại diện Việt Nam tham dự giải.
    Thi đấu vòng loại đơn nữ, Đài Trang vượt qua hai tay vợt nước chủ nhà Thái Lan Khuntaket Nahathai 2-0 (6/2, 6/1), Wongteanchai Varunya 2-0 (6/3, 6/4). Lọt vào vòng chính, Đài Trang thua Lertpitaksinchai Nicha 0-2 (0/6, 0/6), nên dừng bước.
    Chia tay với giải, Đài Trang trở về Việt Nam tham dự giải quần vợt vô địch Thanh thiếu niên toàn quốc tại Đắc Lắc vào cuối tháng này.
    Theo www.sggp.org.vn

  9. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Trần Nam Sơn: Thêm một niềm hy vọng tennis Việt Nam
    (TT&VH) - Ai đó ở Việt Nam muốn thành công với tư cách một tay vợt chuyên nghiệp thì bắt buộc phải ra nước ngoài tập luyện ở những quốc gia phát triển môn thể thao này, hoặc tối thiểu cũng phải có một ông thày đẳng cấp thế giới dẫn dắt và huấn luyện.
    Trần Nam Sơn, 15 tuổi, đang theo học quần vợt ở FC Tennis xứ Catalan cũng có thể là một niềm hy vọng khác, bên cạnh những cái tên mà chúng ta đã biết lâu nay. Tay vợt trẻ người Hà Nội này đã và đang có gần một năm du học ở đất nước đã sản sinh ra những Carlos Moya, Albert Costa, Ferrero? và Nadal hiện tại.
    Sơn là 1 trong số 3 tay vợt đã được chấm cách nay hơn 1 năm trong một cuộc tuyển chọn tài năng trẻ của Quỹ Prudence và Liên đoàn Quần vợt VN (VTF). Và sau đó Sơn là 1 trong 2 tiềm năng (cùng với Nguyễn Ngọc Minh, TP HCM) được gửi sang Học viện ở Barcelona tập luyện.
    Từ ao làng ra biển lớn
    5 giải đấu đầu tiên thử sức với các tài năng trẻ của đất nước Tây Ban Nha từ khắp nơi hội tụ về FC Tennis de Catalan, Sơn đều bị loại ngay từ vòng một. 10 tháng sau đó, cũng là giải đấu gần nhất Sơn thử sức để kiểm tra khả năng, Sơn lọt vào tới vòng tứ kết, chỉ thua trước tài năng trẻ và là hạt giống số 7 Sergi Sanchez Carrillo, người sau đó đã vào tới chung kết.
    Thành tích ấy chỉ ra một điều Sơn có tiềm năng và 10 tháng ở trời Âu có thể bằng vài năm thậm chí hàng chục năm ở Việt Nam. Nếu như mỗi năm ở Việt Nam chỉ có một vài giải trẻ, thì chỉ riêng học viện của tay vợt trẻ này theo học đã tổ chức tới 23 giải đấu trong 9 tháng qua.
    [​IMG]
    Trần Sơn (phải) bên cạnh nhà vô địch Grand Slam Abert Costa
    ?oThực sự là chỉ sợ mình không có sức tham dự thôi ạ. Còn giải lúc nào cũng có để cọ xát và học hỏi?, Sơn nói nhân một lần nghỉ phép mới đây về những trải nghiệm của cậu ở Barcelona.
    Tại học viện, những giải đấu như thế cũng là để sát hạch sự tích lũy và quá trình tập luyện của các tài năng trẻ. Sơn hằng ngày tập từ 4-6 tiếng, trên sân, bơi, trong phòng thể lực. Nhưng ở đó, người ta không tập để phát triển cơ bắp cho các tài năng trẻ. Sơn hiện cao 1m72 và theo tính toán, có thể cao tối thiểu 1m8, cũng khá lý tưởng.
    ?oĐiểm tiến bộ nhất của em đó là bộ chân. Học ở bên đó em đã được sửa cách di chuyển rất nhiều?, Sơn nói về những thành quả thu được. Trong tennis, di chuyển quyết định phần lớn tới khả năng thành bại của các tay vợt. ?oQuả giao bóng và cú trái (2 tay) của em cũng được cải thiện nhiều?, đó có thể coi là điểm mạnh hiện tại. Nhưng em vẫn còn phải học rất nhiều?.
    Cơ may
    10 tháng ở Barcelona tập luyện, Sơn khá may mắn khi thỉnh thoảng lại được tập luyện cùng với đội tuyển trẻ của Tây Ban Nha. Albert Costa, tay vợt từng vô địch Grand Slam (Ronald Garros) là HLV, cũng thỉnh thoảng tranh thủ qua chỉ dạy và sửa động tác cho Sơn. Albert Costa cũng đánh giá khá cao tiềm năng của Sơn và nhìn nhận như một tay vợt châu Á có triển vọng.
    Ước mơ của Sơn bắt đầu từ những nấc thang gần nhất: lọt vào tốp 50 bảng xếp hạng của ITF (dành cho các tay vợt trẻ). ?oNhư thế cũng đã là cao rồi. Chưa thể nói đến những điều gì xa hơn?.
    Chỉ vài năm trước, Sơn chỉ đi chơi tennis cho khỏe. Năng khiếu bộc lộ lại găp cơ duyên khi Quỹ tài năng trẻ Prudence với ngân sách lên tới 1 triệu USD và dành cho tennis nhiều nhất đã làm cầu nối cho Sơn sang Tây Ban Nha du học. Gia đình Sơn chỉ phải bỏ tiền túi chi trả tiền học văn hóa.
    Một giấc mơ đang được chắp cánh. Và tennis Việt Nam lại có thêm 1 niềm hy vọng.
    Theo thethaovanhoa.vn
  10. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    29 tay vợt, chỉ 1 có tên trên bản đồ thế giới
    (TT&VH) - Giải đấu được coi là đã hội tụ gần như đầy đủ những tay vợt hàng đầu của Việt Nam, nhưng chỉ có đúng 1 tay vợt hiện diện trên bảng xếp hạng của WTA (dành cho nữ). Còn ở ATP (nam) thì tuyệt nhiên không có tay vợt nào, kể cả Đỗ Minh Quân.
    Nữ VĐV có tên đó là Thùy Dung (860, 16 điểm). Còn lại, á quân Huỳnh Mai Huỳnh, hay tay vợt trẻ 16 tuổi Đài Trang (người đã chơi khá hay trong trận bán kết với Dung) cũng không được xếp hạng.
    Đây quả là thực tế rất buồn cho tennis Việt, khi chúng ta ngày càng bước thụt lùi. Minh Quân khá sa sút so với anh, chật vật trước Huỳnh Chí Khương, ?omột chuyên gia cắt xẻo? trong trận chung kết, nhưng Quân vẫn vô địch. Thùy Dung vất vả ở sân chơi quốc tế, nhưng ở Việt Nam thì vô đối (nhờ bộ chân khá hiện đại so với các tay vợt khác chơi khá cổ điển).
    [​IMG]
    Quần vợt VN chỉ có Thùy Dung là có tên trên bản đồ quần vợt thế giới
    Sau giải VĐQG, nỗ lực và ý chí của Thùy Dung thật đáng khen, khi hôm nay cô lại xách vợt sang Mỹ để trui rèn và tham dự các giải đấu quốc tế. Xem ra, cả Việt Nam lúc này chỉ có mỗi Dung là tay vợt chuyên nghiệp, bỏ tiền túi đi tham dự các giải khắp thế giới để tích lũy điểm số và kiếm tiền thưởng (hiện thu ít hơn chi).
    Chắc phải thêm vài thế hệ nữa, may ra tennis Việt mới khá!

    Thành tích thi đấu quốc tế của Thùy Dung năm 2009

    Rancho Mirage (Mỹ, 2/2)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    Loại 1 HARMSEN, DANIELLE (Hà Lan) 527 Bại 6-1 6-2

    Surprise (Mỹ, 16/2)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    Loại 1 VAKULENKO, JULIA (Ukraina)
    273 B 6-2 6-2

    Charlottesville (Mỹ, 27/4)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    Loại 1 KISSELL, JOELLE (Mỹ) T 7-5 6-3
    Loại 2 MARROW, AMANDA (Mỹ)
    T 6-0 6-1
    Loại 3 HSU, CONNIE CHIEH-YU (Mỹ) 785 B 6-4 7-6(7)
    1 BYCHKOVA, EKATERINA (Nga) 167 B 7-5 6-1

    New Dehli 2 (Ấn Độ, 1/6)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 LI, TING (Trung Quốc) 777 B 6-3 6-3

    Bangkok (Thái Lan, 8/6)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 NARATTANA, KANYAPAT (Thái Lan) 871 B 5-7 6-2 7-5

    Pattaya (Thái Lan, 15/6)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 PANTUSART, PRANG (Thái Lan) 9999 B 6-2 6-3

    Solo (Indonesia, 3/8)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 BINNIE, RENEE (Australia)
    922 T 6-3 2-6 6-3
    2 WONGTEANCHAI, VARATCHAYA (Thái Lan)
    466 B 6-1 6-2

    Nothanburi 1 (Thái Lan , 17/8)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 WANNASUK, NUNGNADDA (Thái Lan) 546 B 6-4 6-0

    Nothanburi 2 (Thái Lan, 24/8)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 FERGUSON, NANCY (Australia)
    831 T 6-3 6-3
    2 GUMULYA, SANDY (Indonesia)
    355 B 6-4 6-1

    Nothanburi 3 (Thái Lan, 31/8)
    Vòng Đối thủ Hạng T/B Tỷ số
    1 DOKEI, TOMOKO (Nhật Bản) 745 B 6-2 6-3
    Theo www.thethaovanhoa.vn

Chia sẻ trang này