1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Sài Gòn (trang 64: Từ 29/7/2002)

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 23/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Huyện Bình Chánh sẽ xử lý 200 đầu nậu đất đai.
    Tại Hội nghị triển khai chỉ đạo, chỉ thị của Thành ủy, UBND thành phố ngày 6.5.2002, ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND thành phố cho biết, theo báo cáo của UBND huyện Bình Chánh trong cơn sốt đất vừa qua, trên địa bàn huyện có 200 đầu nậu mua bán, đầu cơ đất đai, sang lấp trái phép, phân lô bán đất nền nhà trên đất nông nghiệp chưa được phép chuyển mục đích sử dụng. Cũng tại hội nghị ông Lê Thanh Hải đã chỉ đạo cho UBND huyện Bình Chánh tiến hành xử lý nghiêm khắc 200 đối tượng này để lập lại trật tự trong quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhà đất.
    (Ngọc Huân)
  2. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    TPHCM sẽ ưu tiên phát triển hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại
    (NLĐ)- Theo đề án dự kiến của Sở Thương mại TPHCM về phát triển ngành thương mại năm 2005-2010, ngành thương mại dự kiến sẽ ưu tiên tập trung phát triển hệ thống các trung tâm thương mại và các siêu thị thay cho hệ thống chợ hiện nay.


    Trước mắt, trong giai đoạn 2001-2005 dự kiến sẽ xây mới từ 1 - 2 trung tâm thương mại loại lớn, 2 - 3 trung tâm thương mại trung bình và 4 - 5 trung tâm thương mại nhỏ. Hệ thống siêu thị được ưu tiên phát triển, đặc biệt các siêu thị cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ tập trung phát triển ở An Phú, Thủ Thiêm, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu vực Bình Chánh. Dự kiến đến năm 2005 thành phố sẽ có 94 siêu thị loại nhỏ đồng thời đầu tư mở rộng 50 siêu thị loại vừa và lớn.
    Roma@
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Đến tháng 6/2003, TP HCM sẽ không còn xe buýt quá date
    Tại cuộc họp chiều qua, ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Sở GTCC TP HCM, khẳng định ngành giao thông thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi xe buýt, đảm bảo đến tháng 6/2003 sẽ không còn xe buýt vi phạm Nghị định 92 lưu thông trên đường.
    Hiện nay, thành phố có khoảng 2.300 xe buýt, trong đó có 1.300 xe cần chuyển đổi. Mới đây, trong các buổi làm việc với những ngành chức năng, Phó thủ tướng *************** đã đồng ý cho phép thành phố kéo dài thời gian chuyển đổi xe buýt quá hạn đến năm 2003 (thay vì đến ngày 26/4).
    Đồng thời, Chính phủ cũng đồng ý cho TP HCM vay vốn ưu đãi đầu tư mua 1.300 xe buýt mới để phân phối chủ yếu cho 51 tuyến xe buýt hiện hữu. Số xe này được sản xuất trong nước, do Tổng Công ty Cơ khí GTVT đảm nhận. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, Tổng Công ty có khả năng sản xuất khoảng 500 xe.
    (Theo Lao Động, Thanh Niên)
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hậu trường của "Nhật thực"

    "Tối 17-18/5, tôi sẽ để Trần Thu Hà biểu diễn lần cuối ở sân khấu Long Phụng, TP HCM vì Nguyễn Công Trí đã trót may trang phục cho Hà. Còn sau đó thì thôi, tôi còn sống giờ nào, sẽ không có Nhật thực giờ ấy", nhà thơ Vi Thuỳ Linh đã tuyên bố như vậy với VnExpress sáng nay.
    - Tại sao chị lại có quyết định như vậy?
    - Tôi đã bỏ quá nhiều công sức vào Nhật thực. Vậy mà, băng rôn, tờ rơi quảng cáo không có tên tôi, đến giờ phút này, tôi chưa được nhận một cái đĩa nào, chưa được một đồng nhuận bút nào. Tôi không đồng ý cho sử dụng tác phẩm của tôi. Và tôi không bao giờ cộng tác với Ngọc Đại nữa.
    - Nhạc sĩ Ngọc Đại đã trả nhuận bút, nhưng Linh không nhận?
    - Tôi không nhận vì đó là sự coi thường đối với tác giả, sự không trung thực của Ngọc Đại trong suốt quá trình làm chương trình. Thơ tôi đã đăng ký bản quyền và tôi không cho sử dụng nữa.
    Nhạc sĩ Ngọc Đại và ca sĩ Trần Thu Hà:
    - Ông sẽ làm thế nào nếu Vi Thuỳ Linh không đồng ý cho ông sử dụng tác phẩm của cô ấy?
    - Nhạc sĩ Ngọc Đại: Làm chương trình nữa hay không là quyền của tôi. Linh đã đi ngược hết cả luật, cả tình cảm. Tôi trả tiền 3,3 triệu đồng tiền nhuận bút, Linh không lấy. Linh bảo đó là cái giá bèo bọt. Linh thật hoang đường, nổi loạn. Đến giờ phút này, tôi và Trần Thu Hà vẫn chưa thu đủ tiền hai chú cháu bỏ ra. Trần Hoàng, đạo diễn chương trình, vẫn chưa được một đồng nào. Vậy mà trả thế, Linh còn chưa vừa lòng. Tôi đã phải bán một số đồ đạc đi để làm Nhật thực.
    - Nhưng Vi Thuỳ Linh cho rằng, ông bán cả tivi, đàn piano để chuẩn bị vào Huế sống cùng vợ con chứ không phải để làm chương trình?
    - Nhạc sĩ Ngọc Đại: Linh là người ngoài cuộc. Điều này có Trần Thu Hà biết đấy.
    - Linh nói rằng, ông đã hứa in ảnh Vi Thuỳ Linh trong CD, nhưng rồi lại không làm?
    - Nhạc sĩ Ngọc Đại: Chưa có thông lệ nào về việc đưa tên, ảnh nhà thơ cả. Và cũng không có điều luật nào về việc phải đưa tên nhà thơ trên băng rôn cả.
    - Vi Thuỳ Linh nói rằng cô chưa có một cái đĩa và chưa được một đồng nào từ Nhật thực?
    - Nhạc sĩ Ngọc Đại: Tôi đã đưa cho Linh 2 cái đĩa, vé thì đưa 10 chiếc. Linh bán vé được 29 triệu đồng, tôi đã đưa cho Linh 2,8 triệu tiền hoa hồng và có ký nhận tiền hẳn hoi. Thậm chí, Linh còn thiếu của tôi 1,8 triệu đồng tiền bán vé, tôi cũng cho qua.
    - Hà nghĩ gì trước thông tin Vi Thuỳ Linh đưa ra?
    - Ca sĩ Trần Thu Hà: Trả bao nhiêu tiền bản quyền đã có luật quy định, chứ không phải nhà thơ muốn yêu cầu bao nhiêu phải trả bấy nhiêu. Việc trả bản quyền, có chú Đại lo. Tôi để chú Đại giải quyết với Vi Thuỳ Linh. 17-18/5, tôi sẽ biểu diễn tại sân khấu Long Phụng để ra mắt CD.
    Thu Hương (thực hiện)
    Lời bàn : không hiểu sao tôi không thích Trần Thu Hà, lộn xộn quá!
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Phải đi tắt mới bắt được Năm Cam vào trại cải tạo??T
    Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Thiện Ngộ, người đứng mũi chịu sào trong việc bắt giữ Năm Cam năm 1995, tiết lộ như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí. Ông khẳng định việc làm tắt đó không trái quy định về thủ tục xét duyệt tập trung giáo dục cải tạo nhưng Bộ đã phải chịu sức ép rất lớn của VKSND Tối cao.
    - Thưa ông, hồi đó ông tham gia như thế nào vào việc bắt giữ Năm Cam?
    - Trước khi có vụ Năm Cam, chúng tôi đã nhận được khá nhiều thông tin về hoạt động phạm pháp của các băng nhóm tại TP HCM. Sau đó, một hôm anh Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) gọi tôi đến nhà riêng và đưa một tập hồ sơ liên quan đến Năm Cam. Chờ tôi xem xong, anh yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu kỹ vụ việc và sớm có biện pháp xử lý băng nhóm tội phạm này.
    Trước yêu cầu của Thủ tướng, tôi đã triển khai cho các đồng chí có trách nhiệm, đặc biệt là thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, lúc đó là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp và báo cáo thường xuyên với tôi.
    - Với ý kiến về việc đưa Năm Cam đi tập trung cải tạo hồi đó là trái luật, ông nghĩ sao?
    - Khi tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ phạm tội của Năm Cam, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Với sự giúp đỡ của lãnh đạo Công an TP HCM, chúng tôi đã thu thập được khá nhiều tài liệu. Theo đánh giá của các trình sát trực tiếp điều tra, nếu không kịp thời xử lý thì băng nhóm này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, không chỉ ở TP HCM. Cái khó nhất là phải bắt được Năm Cam. Đánh giá được mức độ nguy hiểm của hắn, tôi đã đích thân bay vào TP HCM để chỉ đạo việc bắt theo hướng khác.
    Chúng tôi xin quyết định bắt Năm Cam nhưng không được VKSND Tối cao phê chuẩn. Vì vậy chúng tôi buộc phải áp dụng biện pháp đưa Năm Cam đi cải tạo để có điều kiện khai thác, tiếp tục làm rõ tội ác của hắn.

    Theo nguyên tắc, để đưa một người đi cải tạo phải có Hội đồng xét duyệt từng trường hợp và ý kiến của lãnh đạo ngành công an, đề nghị của UBND địa phương... Nếu làm tuần tự các bước theo quy trình thì phải kéo dài thời gian, và tôi nghĩ chưa chắc có thể giải quyết được. Vì vậy, tôi phải bàn trực tiếp với Thường trực Thành ủy TP HCM, và UBND thành phố để họ ký lệnh cưỡng bức cải tạo lao động. Có sự đồng tình này thì mới bắt ông trùm đi cải tạo được. Tại buổi làm việc với thành phố, tôi nói: Việc bắt giữ Năm Cam không được VKSND Tối cao phê chuẩn, nên chúng ta phải thay đổi biện pháp ngăn chặn. Không khởi tố vụ án, khởi tố bị can được thì trước mắt cần bắt hắn đi tập trung cải tạo. Các anh cứ ký đi, tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu trường hợp bắt giữ Năm Cam là sai với quy định của pháp luật. Với tư cách Bộ trưởng, tôi cũng ký vào đó. Cuối cùng, mọi người đều thống nhất với ý kiến của tôi và sau đó anh Bảy Thanh (ông Võ Viết Thanh, nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM) đã ký lệnh này.
    Việc làm tắt đó không trái với quy định về thủ tục xét duyệt tập trung, cải tạo. Ấy vậy mà VKSND Tối cao lại năm lần bảy lượt ra văn bản kiến nghị cho là việc bắt Năm Cam sai quy trình tố tụng, phải thả y ra ngay... Tôi biết, trong việc này có gì khó hiểu đây, nên bảo anh em: Thôi cứ lẳng lặng mà điều tra đi. Mình có làm cho ra thì lúc ấy mới dễ nói được. Nếu tôi làm sai thì Quốc hội cứ cách chức tôi, còn bây giờ tôi đang là Bộ trưởng thì tôi vẫn quyết tâm làm rõ những tội trạng của Năm Cam cho đúng luật. Khi cách chức tôi rồi, ai muốn thả thì thả.
    Hôm vừa rồi, anh Tư Thành (thiếu tướng Nguyễn Việt Thành) có cho tôi biết, hồ sơ ngày đó còn rất đầy đủ, đều có ghi những ý kiến rất cụ thể của tôi về việc bắt giữ Năm Cam.
    - Có tin rằng khi bắt Năm Cam đi tập trung cải tạo, nhiều người đã tìm cách tiếp cận, đề nghị ông theo hướng thiên lệch cho Năm Cam. Việc đó xảy ra như thế nào?
    - Điều đó có, nhưng lúc đầu bản thân tôi cũng không nhận ra. Bởi nguyên tắc làm việc là mọi tiếp xúc đều do thư ký của tôi sắp lịch. Hơn nữa, tôi không bao giờ tiếp khách công việc tại nhà riêng. Có lần nghe báo cáo có người từ miền Nam đến tận cơ quan gửi đơn kêu oan cho chồng, anh Báu đã sắp lịch nhưng tôi không tiếp. Lý do là, việc của địa phương thì phải nghe địa phương trực tiếp báo cáo, sau đó mới chỉ đạo xử lý chứ không tiếp cá nhân.
    Người phụ nữ đó là vợ của Năm Cam, đi cùng với một người mà sau này tôi đoán là Thuyết ??otrăm voi???. Bởi Thuyết từng làm trong ngành công an, mà số điện thoại của tôi chỉ có người trong ngành mới có khả năng tìm được. Các cuộc điện thoại nhờ vả tôi đều giới thiệu đến Tổng cục Cảnh sát là đơn vị trực tiếp thụ lý vụ việc để giải quyết.
    - Ông đã gặp Năm Cam bao giờ chưa?
    - Sau khi bắt hắn, trong một lần đi làm việc tại trại giam Tam Đảo, anh em có đưa tôi đi kiểm tra nơi ăn chốn ở của phạm nhân. Tại một phòng giam, có phạm nhân bị bệnh không đi làm được, anh em cho biết đó là Năm Cam. Hắn đứng dậy chắp tay xá, chào đúng tên tôi. Điều đó chứng tỏ hắn cũng biết khá nhiều về tôi. Lúc đó, Năm Cam gầy gò, đen đúa chứ không mập mạp như hình đăng trên báo bây giờ.
    - Việc nghỉ hưu của ông và Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp vào đúng lúc chuyên án xử lý Năm Cam đang dang dở liệu có bất thường không?
    - Không có gì bất thường vì tôi đã có đơn xin nghỉ việc nộp cho Ban Tổ chức trung ương trước đó khá lâu. Việc này trong lãnh đạo công an và cấp ủy, UBND các cấp đều rõ. Nếu tôi phải nghỉ vì Năm Cam thì xúc phạm đến Bộ Chính trị quá vì nếu có chuyện ép tôi nghỉ thì phải là Bộ Chính trị.
    Còn Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp nghỉ trong đợt này là đúng với tiêu chuẩn, chế độ. Theo quy định, từ cấp thiếu tướng trở lên thì do Ban Tổ chức trung ương và Thủ tướng quyết định, và việc này đã được giải quyết từ trước khi điều tra vụ Năm Cam.
    - Việc thả Năm Cam trước thời hạn nửa năm, ông có biết gì không?
    - Đại hội Đảng 1996 tôi mới chính thức nghỉ hưu, nhưng trước đó vài tháng tôi đã giao mọi việc của Bộ cho anh Hương (Bộ trưởng Lê Minh Hương). Chính vì thế, quá trình khai thác tội trạng của Năm Cam tiếp theo tôi không theo dõi được. Sau này tôi mới biết Năm Cam được tự do sớm hơn theo quy định. Việc này còn thể hiện rõ tại tàng thư công an.
    Hồi năm 1998 hay 1999 gì đó, tôi gặp anh Tư Tạo (Trần Văn Tạo, nguyên phó giám đốc Công an TP HCM) và nói vui với nhau: Năm Cam được thả rồi, coi chừng nó trả thù cả tôi lẫn ông đó. Nói vậy thôi, chứ tôi làm việc, được dân bảo vệ. Dân thương mình là được rồi, còn đâu có sợ bọn tội phạm.
    (Theo Tiền Phong, Công An Nhân Dân)
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hầm Văn Thánh 2 có thể sập trong 6 tháng tới
    GS Nguyễn Văn Đạt, chuyên viên cấp cao ngành xây dựng, nhận định như vậy, vì mức lún hiện nay của hầm là 1,1 cm/ngày, đã vượt giới hạn cho phép. Theo ông, sửa chữa hầm chui mà vẫn giữ hệ cừ tràm thì xem như không giải quyết được vấn đề và việc lún nứt sẽ tiếp tục.
    Mới đây, đoàn thanh tra TP HCM cho biết đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thanh tra toàn diện công trình hầm chui, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Trước hết, phải yêu cầu đơn vị liên quan ngưng ngay các biện pháp khắc phục sửa chữa mang tính tức thời. Bên cạnh đó, cần có một cơ quan nghiệp vụ uy tín và khách quan đảm nhiệm việc giám định. Tiếp theo là thực hiện thu thập hồ sơ, chứng cứ để đối chiếu, kiểm toán... Một cuộc thanh tra phải kéo dài ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, đại diện đoàn thanh tra tỏ ra băn khoăn: "Bộ GTVT đã có kết luận vấn đề này bằng văn bản là chỉ sai sót về mặt kỹ thuật, vậy có cần thanh tra nữa không?"
    Ông Trần Hồi Sinh, Phó ban Kinh tế ngân sách HĐND thành phố, không đồng tình với kết luận của Bộ trưởng GTVT Lê Ngọc Hoàn. Ông cho rằng để kết luận một sự cố công trình có chi phí gần 4 tỷ đồng (chưa kể chi phí khắc phục trên 1 tỷ), không thể tiến hành trong vòng 1-2 giờ tiếp xúc với các bên trong cuộc và xem xét trạng thái hư hỏng của công trình chỉ bằng cảm quan.
    Ông Sinh đưa ra hàng loạt câu hỏi để nói rằng tự thân nội dung kết luận của Bộ về sự cố này đã bộc lộ tính chủ quan và có nhiều mâu thuẫn. Trước hết, dựa trên cơ sở nào để có thể mạnh dạn khẳng định hầm chui bảo đảm chất lượng, không có hiện tượng bớt xén vật tư trong quá trình thi công? Thứ hai, nếu sự cố đã được công nhận là nghiêm trọng này không sai về chất lượng, đảm bảo về nguyên vật liệu thì tại sao lại kiểm điểm cả đơn vị thi công (bởi chỉ sai về kỹ thuật thì phần lỗi sẽ thuộc về thiết kế và giám sát)? Thứ ba, nếu sự cố được đánh giá là "tuy nhỏ" thì sao còn nhận định là "nghiêm trọng" và phải kiểm điểm, xử lý kỷ luật hàng loạt từ chủ đầu tư, thiết kế, giám sát và thi công? Sao có thể dựa vào bề mặt công trình đã vội vàng quả quyết: Hệ thống cống không bị nứt, gãy?
    Vì vậy, ông Sinh nhấn mạnh vẫn phải lập đoàn thanh tra, có bộ phận giám định kỹ thuật và báo cáo đầy đủ, công khai trước dân các hướng xử lý kỹ thuật, khắc phục, sửa chữa..., tránh cách làm "xử lý nội bộ" như ở nhiều công trình khác thuộc ngành giao thông.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Côn đồ đánh chết sinh viên ở Phú Nhuận chưa bị xử
    Một trận đòn oan đổ xuống đầu 3 sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp 4 TP HCM khiến một cậu thiệt mạng. Bọn côn đồ còn đưa một sinh viên lên ôtô, ??odiễu hành??? trên phố, rồi chém bị thương một cảnh sát khi anh can thiệp... Vụ án xảy ra đã 3 năm nhưng đến nay, việc điều tra, truy tố vẫn chưa hoàn tất.
    Đêm 12/10/1999, do mâu thuẫn với những kẻ bán heroin giả ở chợ Tân Sơn Nhất, phường 2, quận Tân Bình, Hùng sicola (Dương Thanh Hùng), sinh 1971, ngụ phường 7, quận Phú Nhuận bị đánh rách đầu. Chạy về quán nhậu Ngọc Hương bên chân cầu Kiệu (đường Phan Đình Phùng), Hùng gọi một nhóm bạn lên chiếc xe Jeep do Nguyễn Hữu Tưởng lái quay lại khu Tân Sơn Nhất để rửa hận. Chiếc ôtô phóng bạt mạng kéo theo một đoàn xe phân khối lớn đến nơi thì những tên cần trả thù đã biến mất. Đúng lúc đó, 3 cậu sinh viên năm thứ nhất Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp 4 TP HCM đi qua.
    Hùng cùng cả bọn tiến đến 3 sinh viên và ra tay. Hai sinh viên chạy kịp còn Nguyễn Văn Dũng (quê ở Vũng Tàu) bị bọn Hùng bắt. Chúng đưa Dũng đến một khu đất trống ở Cù Lao, phường 2, Phú Nhuận rồi thi nhau đánh đập. Hùng sicola còn lôi Dũng lên ôtô, bắt đi tìm 2 người bạn. Chiếc xe Jeep cùng đoàn xe ầm ầm diễu qua các phố, đến ngã ba Nguyễn Kiệm - Hồ Văn Huê thì đụng phải dân phòng, cảnh sát khu vực. Bọn côn đồ bất chấp, vung mã tấu chém toạc tay trái anh Bùi Văn Triều, cảnh sát phường 4...
    Đến 6h sáng hôm sau, Dũng được phát hiện đang thở thoi thóp ở khu Cù Lao và đã chết ngay khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
    Qua 3 năm điều tra, lập hồ sơ, đến nay Cơ quan Điều tra Công an TP HCM đã khởi tố được 13 bị can về các tội bắt người trái pháp luật, giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... Nhưng theo xác minh ban đầu, lúc Hùng và bạn là Cường tới quán nhậu Ngọc Hương rủ đồng bọn đi gây án thì ở đó đã có tới 18 người và đều hưởng ứng. Ngoài ra, Ngô Duy Bách, kẻ hung hăng nhất, đã vung mã tấu chém công an, rồi chém bồi vào ngực Dũng khi cậu đã ngất dẫn đến chết người, lại chỉ bị xem xét trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích. Trong thời gian thụ lý vụ án này, cơ quan tố tụng đã buông dần những kẻ đã được xác định rõ hành vi phạm tội như: Lê Văn Tư được thả với lý do ??ochưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự???; Tên Bình cũng thoát tội do ??okhông rõ địa chỉ nên không có cơ sở truy bắt???...
    (Theo Thanh Niên)
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Sẽ thu hút 1 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào TP HCM
    Phát biểu tại buổi tọa đàm về đầu tư nước ngoài (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hôm qua tại Hà Nội), Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, để thu hút được 1 tỷ USD vốn FDI năm nay, TP sẽ cử một đoàn công tác sang Mỹ để kêu gọi đầu tư trong tháng 7.
    Cũng theo ông Nhân, trong năm nay, thành phố sẽ mở văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư, thương mại tại San Francisco (Mỹ), Đài Bắc (Đài Loan) và một số nước châu Âu. Tổng kinh phí dành cho các công tác thu hút vốn FDI năm nay của TP là 5,4 tỷ đồng.
    Cuộc tọa đàm tập trung tổng kết tình hình xúc tiến đầu tư nước ngoài giai đoạn 1998-2000, đề xuất, định hướng các giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2001-2005. Đồng thời, các đại biểu thảo luận đóng góp ý kiến cho mục tiêu thu hút khoảng 12 tỷ USD vốn FDI trong giai đoạn này.
    Tham dự buổi tọa đàm, có đại diện các bộ Thương mại, Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, đại diện UBND và Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh, thành phố.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    TP HCM: Tiêu thụ điện năng tăng cao kỷ lục
    Theo Công ty điện lực TP HCM, do thời tiết nắng nóng, lượng điện năng tiêu thụ trên địa bàn tuần qua tăng vọt, đặc biệt trong ngày 6/5 lên tới 25,2 triệu KWh, cao nhất từ trước tới nay.
    Cũng theo Công ty, bình quân trong những ngày đầu tháng 5, sản lượng điện phân phối đạt mức 23,5- 24,5 triệu KWh/ngày và có xu hướng gia tăng.
    Theo Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam, sản lượng điện tiêu thụ bình quân hiện nay tại 19 tỉnh thành phía Nam ở mức 56-57 triệu KWh/ngày. Dự báo từ nay đến cuối tháng 5, việc cung cấp điện sẽ ổn định hơn và đáp ứng được nhu cầu phụ tải.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    TP HCM phát hiện nhiều cán bộ "cò" đất
    Trong hội nghị triển khai công tác chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà đất sáng qua, báo cáo của UBND thành phố cho thấy, chính quyền các địa phương còn lúng túng, mỗi nơi áp dụng một kiểu khi thực thi chỉ thị 08. Đặc biệt, qua thanh tra ở bốn quận, huyện (quận 2, 7, 12 và huyện Bình Chánh) đã phát hiện hàng chục cán bộ địa chính sai phạm.
    Chủ tịch UBND quận 9 Lê Thành Đại công bố: "Từ 5/4 đến nay, quận chỉ nhận 151 hồ sơ xin xác nhận chuyển nhượng đất, giảm 800 hồ sơ so với tháng 3". Mặc dù quy định người nhận chuyển nhượng đất sau 12 tháng mới được chuyển nhượng lại đã bị bãi bỏ, nhưng quận 9 vẫn tiếp tục kiến nghị thành phố nên có quy định thời gian tối thiểu cho người nhận chuyển nhượng được chuyển nhượng lại đất nông nghiệp. Còn ông Phan Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cho biết, huyện đã vận dụng chỉ thị 08 theo hướng cứng rắn hơn với một loạt biện pháp: không giải quyết các trường hợp nhận chuyển nhượng nhưng không có nhu cầu, không giải quyết chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa cho người có hộ khẩu nội thành...
    Huyện Hóc Môn còn nêu vấn đề: Các trường hợp đất nông nghiệp nhưng thuộc quy hoạch trong khu dân cư, người dân tự chuyển nhượng, đã xây dựng nhà tự phát, theo quyết định trước đây thì được hợp thức hoá, nhưng theo chỉ thị 08 thì không giải quyết được. Vậy biết xử lý như thế nào? Đây cũng là sự lúng túng chung của hầu hết các quận ngoại thành khác.
    Về tác dụng của chỉ thị mới về quản lý đất đai của UBND thành phố cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Ông Nguyễn Văn Đua, Trưởng ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm khẳng định: "Chỉ thị 08 nhằm bảo hộ cho những nhà đầu tư chân chính. Môi trường đầu tư trước đây bị biến dạng bởi có một số chủ dự án không chịu triển khai, bỏ đất hoang, sau đó chờ giá lên rồi bán lại, thu lợi nhuận". Nhưng ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM, lại lo ngại: "Nhiều người dân và các cơ sở sản xuất rất lo lắng khi chỉ thị được ban hành. Vấn đề là làm sao bảo vệ cho được quyền lợi chính đáng của người dân. Các trường hợp lỡ mua bán rồi thì giải quyết thế nào đây?". Tại hội nghị, các xã, phường đều cho rằng, nhiều vấn đề nêu trong chỉ thị chưa biết vận dụng như thế nào.
    Bốn tháng, hơn 7.000 vụ chuyển nhượng đất đai
    Kể từ 27/3, đoàn thanh tra của Sở Địa chính Nhà đất thành phố đã tiến hành kiểm tra tại các quận 2, 7 và huyện Củ Chi, đồng thời làm rõ hiện tượng một số cán bộ địa chính phường, xã làm giàu quá nhanh. Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều vùng đất dù đã được Nhà nước quy hoạch nhưng vẫn tiến hành chuyển nhượng và đổi chủ sở hữu nhiều lần trong thời gian ngắn. Chỉ riêng hai phường Bình Khánh và Thạnh Mỹ Lợi của quận 2 đã có gần 800 vụ chuyển nhượng trong vòng chưa đầy 4 tháng (từ 11/2001 đến 3/2002), tại huyện Củ Chi có 6.000 vụ chuyển nhượng và quận 7 là 400 vụ.
    Đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều trường hợp cán bộ tiếp tay cho cò đất, đầu cơ đất đai và đang tiếp tục làm rõ, tổng hợp báo cáo lên ban giám đốc Sở Địa chính Nhà đất thành phố ngay trong tuần này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, các sai phạm vẫn chưa được xử lý nghiêm. Chẳng hạn vụ án Nguyễn Hoàng Hùng, cán bộ địa chính kiêm "thần đất" chuyên mua bán đất công ở quận 7. Nhiều người tỏ ra bất bình khi Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố đình chỉ điều tra đối với vụ án này.
    Các vụ sai phạm tiêu biểu
    Quận 7: Đã có bảy cán bộ nhà nước bị khởi tố vì nhận hối lộ và môi giới nhà đất. Điển hình nhất là vụ Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Hoàng Hùng, nguyên là cán bộ địa chính - nhà đất phường Tân Quy. Từ năm 1989, lợi dụng chức vụ, Nguyễn Văn Hải đã trắng trợn đòi bồi dưỡng giải quyết hồ sơ sang nhượng mua bán đất đai, mỗi vụ 3 chỉ vàng. Hơn cả Hải, Nguyễn Hoàng Hùng không những đòi bồi dưỡng mà còn gian lận bán đất công, khai gian để lấy tiền bồi hoàn, gây thất thoát tài sản của nhà nước.
    Huyện Bình Chánh: Các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú và thị trấn An Lạc là những nơi có nhiều vi phạm về đất đai. Kiểm tra 353 đơn vị kinh tế sử dụng gần 749 ha đất trên địa bàn huyện, đã có 100 đơn vị sử dụng trên 45 ha đất nhưng chưa có quyết định giao đất hoặc thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các đơn vị này đã san lấp trái phép trên đất nông nghiệp.
    Quận 2: UBND xã Bình Trưng Tây (lúc chưa tách quận) và phường Bình Trưng Tây (sau khi tách quận) đã làm thất thoát 13.098 m2 đất công, 124 m2, trị giá hàng tỉ đồng.
    (Theo Thanh Niên, Người Lao Động)

Chia sẻ trang này