1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Sài Gòn (trang 64: Từ 29/7/2002)

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 23/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM tổ chức trung thu cho 3.000 trẻ em nghèo, khuyết tật
    (16:41:00 13-09-02)
    Ngày 15/9, tại Dinh Thống Nhất, 3.000 trẻ em lang thang đường phố, khuyết tật... hoặc đang sinh hoạt tại các mái ấm, nhà mở, ở TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An sẽ được dự chương trình ''Đêm hội trăng rằm lần 3''.
    Đó là thông báo của ông Nguyễn Quang Thọ, Tổng biên tập Báo Yêu trẻ tại cuộc họp báo sáng qua (12/9).
    Đêm hội trăng rằm năm nay có các hoạt động: biểu diễn ca nhạc (với sự tham gia của 120 thiếu nhi và ca sĩ nổi tiếng); thi tô màu; bắn pháo hoa; rước đèn trung thu; diễu hành qua các đường phố chính trong thành phố...
    Chương trình do báo Yêu trẻ và Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em TP.HCM đồng tổ chức với tổng kinh phí hơn 350 triệu đồng.
    (Theo Thanh Niên)

    208
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  2. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị cách chức Viện trưởng VKSND quận 4, TP.HCM
    Ban Chấp hành Đảng bộ quận 4 vừa bỏ phiếu cách chức quận uỷ viên và khai trừ khỏi Đảng với ông Nguyễn Văn Thành, Viện trưởng VKSND quận 4, TP.HCM.
    Trong thời gian làm quyền Viện trưởng thay bà Tô Thị Yến (Viện trưởng đang chữa bệnh), ông Thành thụ lý vụ án Nguyễn Văn Lắn (Lũng ''đầu bò'', một đàn em thân tín của Năm Cam) và không hoàn thành kiểm sát vụ án dẫn tới VKSND quận 4 ra quyết định đình chỉ điều tra, trả tự do cho Lũng ''đầu bò''. Liên quan tới vụ án này, ông Đặng Văn Bình, nguyên Trưởng phòng Kiểm sát giam giữ - cải tạo (VKSND TP.HCM) đã bị đình chỉ công tác, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
    Quận uỷ quận 8 cũng quyết định cách chức quận uỷ viên - Thường vụ Quận uỷ và đề nghị Công an thành phố và Bộ Công an ra quyết định cách chức trung tá Phan Văn Nguyên, Trưởng Công an quận 8. Ông Nguyên bị kỷ luật vì không hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời gian dài, ông Nguyên không ngăn chặn để đàn em Năm Cam tổ chức sòng bài trên địa bàn và mua chuộc nhiều cán bộ công an phường, quận thuộc quyền.
    Mới đây, Thành uỷ TP.HCM ra quyết định khai trừ khỏi Đảng ông Nguyễn Bá Phong (đã bị bắt), nguyên Viện trưởng VKSND quận 1.
    Không bố trí thẩm phán Lê Văn Ban xét xử vụ Năm Cam
    Ban Pháp chế HĐND TP.HCM cho biết, đã nhận báo cáo của các cơ quan chức năng và thống nhất không bố trí thẩm phán Lê Văn Ban xét xử vụ ''Năm Cam và đồng bọn'' như TAND thành phố dự kiến.
    Theo báo cáo của VKSND thành phố, từ 17/1/2001-12/6/2001, với tư cách chủ toạ phiên toà, thẩm phán Lê Văn Ban xử sai một số vụ án tàng trữ và mua bán trái phép chất ma tuý. Những vụ án này đã được xử phúc thẩm.
    Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa quyết định lập Ban chỉ đạo liên ngành xét xử vụ án Năm Cam gồm 7 thành viên. Dự kiến, phiên toà sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12 tại TP.HCM.
    (Theo Thanh Niên)

    208
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  3. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã lập 23 biên bản xử phạt hành chính trong lĩnh vực vi phạm buôn bán động vật hoang dã, thu gom 113 con thú quý hiếm, 1.291 động vật các loại (chủ yếu là rắn...). Trong số đó, có 15 nhà hàng bị xử phạt và đề nghị rút giấy phép kinh doanh.
    Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm, TP.HCM là thị trường tiêu thụ thịt rừng lớn nhất nước. Hầu hết các ngả đường thịt rừng nói chung đều đổ về đây.
    Ông Nguyễn Anh Vũ - Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động cho biết, nguồn thịt thú rừng được đưa về đây có hướng chính: từ các tỉnh Tây Nguyên (Đak Lak; Gia Lai, Kon Tum) về thành phố theo quốc lộ 14; hướng thứ hai từ rừng quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng) theo quốc lộ 20. Tại các đầu mối chính ở hai hướng này, các đầu nậu thu mua các loại thú rừng rồi xé lẻ đưa về bỏ mối cho các chủ vựa ở chợ Cầu Mống (quận1), Ngã sáu Cộng Hoà, Thị Ngè (quận 1)... hoặc bỏ trực tiếp cho các nhà hàng, quán nhậu.
    Bên cạnh đó, TP.HCM còn là khu chung chuyển thịt rừng, động vật hoang dã ra các tỉnh phía Bắc và nước ngoài (Hongkong, Campuchia, Đài Loan...) theo đường sắt và hàng không. Mặc dù hai tuyến đường này quy định cấm chở các mặt hàng thú rừng, nhưng bằng cách này, cách khác, hàng ngày thú rừng vẫn có thể chu du ra tận các tỉnh phía Bắc hoặc xuất ngoại dễ dàng.
    (Theo Phụ Nữ TP.HCM)
    208
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  4. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Đêm 11/9, Đội Cảnh sát phòng chống tệ nạn xã hội Công an TP.HCM đã bắt cùng một lúc 27 đối tượng trong một đường dây *** tour lớn tại khách sạn Tân Dương Hoàng (33-35 Lê Anh Xuân, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM).
    Trong số đó có 25 gái mại dâm và 2 ''má mì'' thuộc nhà hàng karaoke Seoul nằm trên đường Nguyễn Huệ (quận 1).
    Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, đêm 11/9, một đoàn du khách nước ngoài đã đến karaoke Seoul chơi và sau đó kéo một số tiếp viên nữ của nhà hàng đi hành lạc tại các khách sạn trong thành phố với giá 100 USD/đêm.
    Hiện số gái mại dâm nói trên đã thừa nhận hành vi phạm pháp và cho biết, tuy được trả 100 USD nhưng mỗi người chỉ được hưởng 70 USD, số còn lại phải chia cho ''má mì'' và hướng dẫn viên du lịch.
    (Theo Thanh Niên)
    208
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  5. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    Theo đơn thư tố cáo của nhân dân, việc định giá mặt bằng nhà xưởng số 250 Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận (TP.HCM) gây thất thoát của Nhà nước khoảng 2.000 cây vàng. Giá này do một ''hội đồng'' các cán bộ nhà nước đặt ra, trong đó có vai trò quan trọng của Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá Lâm Triều, Chủ tịch ''hội đồng''.
    Nhà xưởng số 250 Nguyễn Trọng Tuyển là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, được xác định là vốn ngân sách góp vào Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn, mức giá ấn định gần 400 triệu đồng. Từ 23/4/1999, tài sản này do Địa ốc Sài Gòn quản lý, sử dụng. Khuôn viên này rộng 1.100m2, gồm 9 phòng làm việc, 3 xưởng sản xuất, 2 nhà kho... còn lại là sân đất, khoảng 677m2 kèm một số phần phụ xung quanh. Diện tích thực tế đến thời điểm giao đất (26/6/2000) tổng cộng là 1.748m2.
    Bán rẻ như cho
    1 năm sau ngày được giao quản lý, ngày 2/3/2000, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn có công văn gửi cơ quan chức năng xin được giao quyền sử dụng mặt bằng này với mục đích xây dựng nhà ở kinh doanh''. Việc... xin xỏ diễn ra quyết liệt. Đến công văn xin lần thứ 4, Sở Địa chính - Nhà đất và Sở Tài chính - Vật giá đồng ý trình lên UBND TP xem xét. Sau đó, Văn phòng HĐND và UBND TP có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hùng Việt: ''Giao Hội đồng định giá xác định giá trị mặt bằng nhà xưởng 250 Nguyễn Trọng Tuyển theo cơ chế thị trường để bán chỉ định cho Công ty CP Địa ốc Sài Gòn''.
    Văn bàn chỉ đạo còn nêu rõ: ''HĐĐG chịu trách nhiệm xác định giá để bán''.
    Có được ''bửu bối'', một hội đồng gồm 5 thành viên, do ông Lâm Triều làm chủ tịch, đã họp bàn tính giá và đến 21/12/2001, công bố giá cho cả khu mặt bằng, nhà xưởng này. Theo giới kinh doanh địa ốc, đầu năm 2002, giá đất ở khu vực phường 10, quận Phú Nhuận (nơi có nhà xưởng này) không dưới 4 cây vàng/m2. Như vậy, giá thị trường của lô đất này ước tính trên 35 tỷ đồng.
    Nhưng ''giá thị trường'' mà hội đồng định giá đưa ra chỉ hơn 7 tỷ đồng, tương đương 1.394,5 cây vàng SJC! Giá bán này đã được hội đồng định giá (chỉ có 4 thành viên ký tên, ông Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng vắng mặt) trình UBND và được UBND TP duyệt ngày 9/1/2002.
    UBND quận Phú Nhuận ''ngủ mê?
    Thông tin về một lô đất giá rẻ nhanh chóng lan truyền trong giới kinh doanh địa ốc. Xót tiền Nhà nước, nhiều cán bộ hưu trí lẫn đương chức tìm cách phản ánh với chính quyền các cấp. Mãi đến tận kỳ họp thứ 8 khoá VI (28/6/2002), vụ việc mới được mổ xẻ. Tại kỳ họp, nhiều đại biểu tỏ ra rất bức xúc về việc này. Ông Đặng Văn Khoa chất vấn: ''Tại sao hội đồng định giá lại để thất thoát đến 2.000 lượng vàng từ một công trình không lớn lắm như vậy?''
    Ông Lâm Triều mất khá nhiều thời gian để giải trình việc này. Theo ông Triều, việc hội đồng định giá đưa ra giá trên - tức 7,62 triệu đồng/m2 đất mặt tiền và 5,08 triệu đồng/m2 đất không mặt tiền - là có tham khảo giá đất thị trường do UBND quận Phú Nhuận đưa ra. Ông Triều khẳng định, giá này đã cao hơn giá theo Quyết định 05 của UBND TP cho khu vục này gấp 3 lần. Ông còn nói: ''Giá đất này không khác mức giá các cơ quan pháp luật áp dụng cho các bản án''.
    Đúng là hội đồng định giá có tham khảo giá đất do UBND quận Phú Nhuận đưa ra, song, ''hội đồng'' này đã không áp dụng đúng. Cụ thể, giá đất mặt tiền do quận đưa ra là 9,6 triệu đồng/m2 thì HĐĐG chỉ tính có 7,62 triệu đồng/m2 (thấp hơn 20%); đất không mặt tiền quận đưa ra là 7,62 triệu đồng/m2, hội đồng định giá tính 5,08 triệu đồng/m2 (thấp hơn 33%).
    Quận Phú Nhuận đã căn cứ vào ''thị trường'' nào để đưa ra giá đất ở phường 10 trên địa bàn thời điểm 26/4/2001 từ 7,6 đến 9,6 triệu đồng/m2, để đến đầu năm 2002 HĐĐG mới áp dụng để tính?
    208
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng chuyên đề "Lịch" lần đầu tiên tại Việt Nam
    Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh đồng tổ chức, sẽ khai mạc sáng 1.10.2002 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (kéo dài 5 ngày) . Triển lãm mang tên "Ðồ họa lịch 5 mùa" (tức xuân hạ thu đông và Mùa tuổi trẻ sáng tạo) trưng bày 100 bộ thành phẩm, mẫu thiết kế, mẫu in thử lịch treo tường và để bàn theo phong cách đồ họa do kiến trúc sư họa sĩ thiết kế Nguyễn Tri Phương Ðông chủ trì, với sự cộng tác của 5 cử nhân mỹ thuật công nghiệp. Trương Ân Triêm, Ðặng Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thanh Nga, Vũ Quỳnh Chi, Trần Thanh Thảo và 8 sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệp Trường ÐH Kiến trúc TP Hồ CHí Minh: Phạm Thiên Phú, Ðặng Thiên Thư, Nguyễn Hoàng Minh, Hoàng Việt, Thiều Kim Ngân, Nguyễn Thanh Cầm, Nguyễn Linh Thoại, Nguyễn Thị Ngọc Ðiệp. Các tác giả đã sử dụng 550 hình ảnh và tác phẩm của trên 100 nhà nhiếp ảnh, họa sĩ, nhà thơ nhạc sĩ, nhà thiết kế, người mẫu trong cả nước để thực hiện công trình Lịch 2003 thú vi này.
    (TN)
    ---> Rất ấn tượng đó, đi xem sẽ biết
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2002
    Ngày 9/10/2002, tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh 2002. Hội chợ này có 374 gian hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 14 gian hàng của các tổ chức xúc tiến thương mạI và các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài.
    Trong khuôn khổ hội chợ còn có Hội nghị bàn tròn 12 thành phố đối tác Osaka PCB - 12 thành phố châu á-Thái Bình Dương. Các diễn giả tham gia Hội nghị bàn tròn này sẽ đưa ra các tham luận để giới thiệu và tìm cơ hội hợp tác giữa các thành phố. Cũng trong dịp này còn tổ chức nhiều hội thảo với các chủ đề lý thú dành cho các doanh nghiệp như ??oLàm thế nào để tiếp cận hệ thống phân phối thương mại của Mỹ???; ??oHướng đến Liên minh châu ¢u, một thị trường thống nhất???... Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể trưng bày sản phẩm, trao đổi các cơ hội kinh doanh và đưa sản phẩm Việt Nam vào các thị trường mới.
    An Yên
    --------------------------------------------------------------------------------
    ??oChúng tôi hết sức hỗ trợ các DN và ngân hàng ở VN???
    P/v ông Andy Gent, Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam
    Ngày 11/10/2002, Ngân hàng HSBC tại VN đã kỷ niệm 10 năm ngày trở lại VN.
    Xin ông điểm lại những hoạt động đáng ghi nhớ nhất của HSBC tại VN?
    Chúng tôi là một ngân hàng nước ngoài có mặt sớm nhất ở VN, từ năm 1870. Nếu tính tổng thời gian có mặt ở VN thì đến nay đã là 115 năm. Trong vòng 10 năm qua, từ khi trở lại VN, chúng tôi luôn cố gắng là một ngân hàng tiên phong trong việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong dịch vụ ngân hàng mà VN cho phép, dù những lĩnh vực này chưa đem lại nhiều lợi nhuận và có thể phải chịu rủi ro. Tại VN hiện nay, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ phục vụ cá nhân, dịch vụ chứng khoán, các dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối. Chúng tôi đã hỗ trợ khá nhiều ngân hàng của VN trong vai trò là một ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới.
    Ông có nhận xét gì về môi trường làm việc của các ngân hàng nước ngoài tại VN?
    Môi trường này đang ngày một tốt dần. Với các ngân hàng nước ngoài thì trong khoảng từ 5-10 năm nữa, khi VN gia nhập WTO, các hoạt động và dịch vụ sẽ phát triển tốt hơn và hoạt động bình đẳng với các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, nói như nhận xét của ông cựu Chủ tịch Ngân hàng thế giới ở VN,thì VN hiện vẫn có 2 vấn đề cần quan tâm là cải cách ngân hàng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các vấn đề về cải cách hệ thống ngân hàng và pháp lý đã được đẩy mạnh trong Diễn đàn doanh nghiệp tại VN do Chính phủ VN cùng WB tổ chức hàng năm và HSBC có tham gia với tư cách là thành viên. Nhưng còn về cách phát triển hạ tầng thì Việt Nam cần phát triển mạnh thị trường vốn và nợ.
    Anh Thi thực hiện
    <:3~~ <:3~~ <:3~~ <:3~~
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tiền chiêu hiền, hậu đãi sĩ
    Chỉ ưu đãi vật chất thôi không đủ!
    Sau rất nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, đến nay Tp.HCM vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị cho ra đời "Qui định về một số chính sách đối với người có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn Tp.HCM". Những chính sách nêu trong bản dự thảo (lần 1) được công bố vào chiều 2/10/2002, có thực sự làm nức lòng "hiền sĩ" là đối tượng áp dụng chính nói riêng, và người dân thành phố nói chung?
    Theo dự thảo của Sở lao động, thương binh và xã hội, những người có trình độ cao, bao gồm: người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư có các công trình khoa học kỹ thuật (KHKT) có giá trị đã được các cơ quan KHKT trong và ngoài nước công nhận và công trình đã có ứng dụng vào thực tế có hiệu quả cao; các nhân tài, chuyên gia có trình độ cao, nắm vững những sáng chế, bí quyết sản xuất, dịch vụ, kinh doanh; những nghệ nhân nhiều năm hoạt động trong những ngành nghề thủ công có uy tín về kỹ xảo và qui mô hoạt động rộng, cần cho sự phát triển của Tp.HCM; sinh viên các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp thủ khoa; công nhân có trình độ, tay nghề từ bậc 6/7 và tương đương.
    Liệu có giữ chân được nhân tài?
    Cũng theo dự thảo, những đối tượng trên sẽ được hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác, ngoài những chính sách theo qui định của Luật lao động và các chính sách của TP hiện hành. Trong đó đáng chú ý là: được ưu tiên tuyển dụng; được trả lương, trả công đúng với tài năng và trình độ, được phụ cấp đặc biệt để đảm bảo thu nhập không thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng; được ưu tiên giải quyết cho mua nhà ở tại các khu chung cư, hoặc đất làm nhà, có chính sách giảm thuế mua nhà hay sử dụng đất; được tự chọn trường cho con theo học, không buộc học theo tuyến, miễn đóng học phí; người phải nuôi dưỡng cha mẹ già yếu hang tháng được trợ cấp 150.000 đồng/suất v.v...
    Thực sự đã có không ít người cho rằng, những chính sách ưu đãi này sẽ giúp cho thành phố giữ chân được nhiều chuyên gia giỏi, người có trình độ cao. Bởi thực tế trong thời gian qua, không ít đối tượng này đã chạy sang làm việc cho các công ty nước ngoài, hay các tỉnh thành bạn. Tại đây họ đã được thu hút bởi nhiều chế độ ưu đãi vượt trội so với thành phố, nhất là về mặt thu nhập và điều kiện làm việc.
    Thế nhưng, với mức thu nhập không thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng rõ là không đủ sức hấp dẫn những người có trình độ KHKT cao, có học hàm học vị, hay những nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm; lại càng không đủ sức thu hút các chuyên gia là Việt kiều hay người nước ngoài đến thành phố làm việc. Mức thu nhập này mới chỉ có thể thu hút các đối tượng là sinh viên mới ra trường với hạng thủ khoa, hay công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề từ bậc 6/7 và tương đương trở lên. Nhưng theo nhiều doanh nghiệp, khả năng để chi trả mức thu nhập này rất khó. Vấn đề đặt ra là chính quyền thành phố có thể sử dụng nguồn ngân sách nào để chi trả khoản thiếu hụt nếu có, và chắc chắn là có, cho các doanh nghiệp khi họ buộc phải thực hiện chính sách này; hơn nữa đây lại là điều trái với Luật doanh nghiệp!
    Một số chính sách ưu đãi khác, được dự thảo đề ra, theo nhiều người là những chuyên gia đang hoạt động tại các cơ quan KHKT nhận xét, là cũng không thực tế.
    Cần xác định đúng bậc hiền tài!
    Nhiều người dân và chuyên gia các ngành KHKT đang làm việc tại TP, khi được hỏi thăm đều có ý kiến: có thể suy đoán mục tiêu của những chính sách này là một cuộc cạnh tranh, nhằm giữ được nguồn nhân lực có trình độ cao cho thành phố. Nhưng đối tượng được gọi là trình độ cao, chuyên gia giỏi như dự thảo nêu, là quá "bao la", đông đúc đến độ thừa thãi, và trở thành nguyên nhân dẫn đến tính bất khả thi của chính sách. Một vị GSTS không muốn nêu tên đã cho rằng không thể gọi một nhà khoa học có các công trình quốc tế công nhận, với một công nhân bậc 6/7 cùng chung cụm từ là những người có trình độ cao, để rồi dàn đều các ưu đãi; cần phải có sự phân loại, từ đó có chính sách cụ thể mới mong đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra.
    Hầu hết đều nhất trí với ý kiến của PGS.TS Huỳnh Văn Hoàng, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Tp.HCM là: cần xem lại khái niệm "người có trình độ cao", và thế nào là người có trình độ cao? Một cách đơn giản, theo nhiều người: đó là lực lượng trí thức KHKT thực sự có năng lực chuyên môn. Chính họ là những người có khả năng làm việc hiệu quả và cống hiến ở mức vượt trội so với những người bình thường khác trong mọi lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển thành phố. Đó thực sự là đối tượng cần có những ưu đãi.
    Thực tế hiện nay TP đã có khoảng trên 10.000 tiến sĩ, thạc sĩ các ngành khoa học (trong đó có 2.700 tiến sĩ). Hầu hết đã có cuộc sống ổn định, và những ưu đãi như dự thảo đề ra là không quá cần thiết đối với họ. Những chính sách ưu đãi cần có là để thu hút các trường hợp khác, nhất là từ nước ngoài, và thuộc các lãnh vực khoa học- kỹ thuật mới, tiên tiến, ngành nghề công nghệ cao cần thiết cho sự phát triển của thành phố, PGS.TS Đặng Văn Phan, PGĐ Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam nhận xét.
    TS Trương Đình Hiển, Phòng thủy hải văn công trình (Phân viện vật lý Tp. HCM) nói: "Lực lượng trí thức KHKT tại Tp.HCM, dù làm việc ở đâu, trong nhiều năm qua đã không ngừng đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước nói chung và Tp.HCM nói riêng mà đâu đòi hỏi một ưu đãi nào; thậm chí có khi còn bị nghi ngờ về động cơ (!). Có thể rằng với đội ngũ trí thức hiện nay chưa đủ đảm bảo để TP phát triển, nên cũng cần có thêm những người hiền tài từ nơi khác tụ hội. Nhưng muốn chiêu hiền đãi sĩ từ muôn phương, đầu tiên là TP hãy có chính sách để phát huy lực lượng tại chỗ. Chính sách đó trước hết không phải là lương, tiền, hay những ưu đãi đặc quyền đặc lợi, mà là thực sự tin cậy lực lượng trí thức, và để lực lượng trí thức tin cậy. Đã có bao nhiêu đề án, công trình nghiên cứu phục vụ yêu cầu phát triển thiết thực của thành phố, được các nhà khoa học đệ trình chính thức thông qua tổ chức và lãnh đạo của mình, để hiến tặng không cho TP, nhưng TP tiếp nhận rồi lãng quên không phản hồi phúc đáp? Với cung cách sử dụng trí thức, sử dụng các nguồn có trình độ cao như thế thì khó thành công trong chuyện "chiêu hiền đãi sĩ" được".
    "Chúng tôi không có điều kiện vật chất dồi dào để làm như một số tỉnh, thành bạn nhằm thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi về sống và làm việc tại địa phương; nhưng suốt mấy năm qua rất nhiều chương trình, dự án, công trình phát triển kinh tế-xã hội của chúng tôi đã được các nhà khoa học từ Tp.HCM tham gia tích cực từ khâu chuần bị, đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng. Có công trình nhờ ý kiến phản biện của họ, chúng tôi tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng...", một quan chức một tỉnh bạn đã tiết lộ. Thực tế kinh nghiệm huy động, sử dụng có hiệu quả chất xám từ các nhà khoa học Tp. HCM có thể ghi nhận được khắp nơi trong cả nước: ưu đãi bằng vật chất không mang tính quyết định, mà cái chính là thái độ trân trọng những cống hiến của họ!
    Phạm Hùng Nghị
    <:3~~ <:3~~ <:3~~ <:3~~
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tốc độ ?otăng trưởng? rác thải
    Một năm chi gần 250 tỷ đ thu gom và xử lý
    Theo Sở giao thông công chánh Tp.HCM, một năm TP chi khoảng gần 250 tỷ đồng cho thu gom và xử lý rác thải. Năm 2001, tổng kinh phí cho hoạt động quản lý chất thải đã lên đến 242,212 tỷ đồng, chưa tính chi phí đầu tư mới. Trong đó, quét thu gom rác thủ công của các công ty xí nghiệp đô thị, huyện khoảng 70 tỷ đ, thu gom vận chuyển rác cơ giới khoảng trên 141 tỷ đ và xử lý rác chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 30,8 tỷ đồng.
    Nhân Tuần lễ khoa học, công nghệ và giáo dục đại học Tp.HCM năm 2002, ngày 11/10, tại Tp.HCM diễn ra hội thảo về quản lý chất thải rắn. Theo bà Nguyễn Thị Dung, Phó giám đốc Sở GTCC, bình quân tốc độ tăng trưởng của rác thải trong 5 năm từ 1997 đến nay là khoảng 11 - 13%/năm và xu hướng trong 5 năm tới dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ cao.
    Rác thải tăng theo tốc độ kinh tế
    Tính đến hết nửa đầu năm nay, khối lượng rác thải bình quân được thu gom mỗi ngày là 4159 tấn rác sinh hoạt, 954 tấn rác xây dựng và 7 tấn rác y tế. Về rác công nghiệp, hiện chưa có số liệu chính thức nhưng tình toán sơ bộ cũng vào khoảng 1500 tấn một ngày và trong đó có đến 20% là rác có tính chất nguy hại. Một thống kê cho thấy hiện nguồn gốc các loại rác ở Tp.HCM khác nhau, trong đó rác của hộ dân chiếm 57,91% tổng khối lượng rác, 14,29% là rác đường phố, 13% là rác từ các chợ, 12% là rác công nghiệp và chỉ có 2, 8% là rác từ các văn phòng.
    Phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Tp.HCM hiện nay còn khá đơn giản, theo đó thì việc quét dọn rác đường phố sẽ do lực lượng vệ sinh quận huyện thực hiện theo địa bàn. Lực lượng thu gom rác hộ dân chủ yếu do các công nhân vệ sinh địa phương (dọn 40% trên tổng hộ dân thu gom rác được) và khoảng 60% còn lại là của lực lượng tư nhân. Rác sinh hoạt từ nguồn thải ra được chứa trong các thùng chứa và chuyển đến các điểm hẹn trên đường phố hay các bô và trạm trung chuyển rác gần nhất. Về thu gom rác bằng cơ giới, khoảng 55%-60% lượng rác hàng ngày được thực hiện bởi Công ty môi trường đô thị Tp.HCM. Ngoài ra, công ty này còn phải đảm nhận toàn bộ phần thu gom vận chuyển rác thải y tế. 40% còn lại do các công ty và xí nghiệp công trình đô thị quận huyện cùng các hợp tác xã vận tải rác công nông thực hiện. Riêng rác vớt trên các kênh rạch do hai công ty dịch vụ công ích quận 8 và Công ty môi trường độ thị thực hiện. Khu xử lý rác sẽ tiếp nhận rác và chôn cất trong ngày, có phun chất EM khử mùi, còn nước rác được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn mới xả thải ra sông .
    Tuy nhiên, có thể thấy các loại rác thải có tính nghiêm trọng vẫn được xử lý rất đơn giản. Rác thải xây dựng được dọn về, chuyển bằng container và đổ vào các xe ben nhỏ trọng tải 7-10 tấn và đổ ở bãi rác. Rác y tế hiện có khá hơn khi đã phân loại rác y tế- bệnh phẩm chuyển đến lò đốt rác y tế tại Bình Hưng Hòa thiêu huỷ. Riêng rác y tế từ các cơ sở y tế tư nhân vẫn đang được lập kế hoạch quản lý. Rác công nghiệp được tự phân loại thành loại không thể tái chế thì đưa đến bãi rác và loại có thể tái chế thì giữ lại và bán cho những nơi cần sử dụng.
    ý thức cộng đồng về vệ sinh môi trường
    Nhìn chung, Tp.HCM vẫn phải đứng trước vấn đề rác thải, khi mà một số bộ phận dân cư vẫn có thói quen xả rác bừa bãi vào nơi công cộng, nhất là các tuyến đường vào ban ngày. Trong khi đó, quy hoạch của ngành vệ sinh chưa được phê duyệt làm cơ sở quản lý, đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của TP. Đặc biệt là vấn đề địa điểm, đất xây dựng các công trình thu gom trung chuyển rác và khu xử lý rác. Tổ chức hoạt động ngành vệ sinh thành phố hiện có nhiều đầu mối quản lý, chỉ đạo điều hành thiếu tập trung xuyên suốt. Chưa kể việc đầu tư phương tiện của các quận huyện không đồng bộ và không hợp quy cách và không đảm bảo yêu cầu sử dụng dẫn đến chất lượng vệ sinh kém.
    Hiện công nghệ và kỹ thuật làm rác ở Tp.Hồ Chí Minh còn có nhiều nhược điểm như chưa thực hiện phân loại rác từ nguồn. Các thiết bị lưu chứa, thu gom rác không đạt tiêu chuẩn và chứa rác vượt quy cách thiết kế. Tại một số điểm đặt bô rác hay trạm trung chuyển vẫn có mùi hôi và rác bị đổ tràn ra ngoài bô. Phần lớn xe thu gom vận chuyển rác còn quá cũ kỹ (chiếm từ 40- 60%) và thường xuyên bị hỏng, bị hở không đảm bảo vệ sinh. Trong khi các thùng rác loại 240 lít luôn bị những người thu nhặt phế liệu bới lượm đổ tràn lan ra đường. Một bộ phận những người thu gom rác dân lập và các xe bán hàng rong đổ rác vào thùng gây quá tải nên có thùng rác mà lại gây mất vệ sinh đô thị và mỹ quan đường phố. Trong khi mạng lưới kiểm tra và xử phạt ở địa phương lại mỏng và chưa làm tròn trách nhiệm. Trong xử lý rác thải thì nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp chưa được xử lý triệt để. Rác thải công nghiệp, nhất là các chất thải nguy hại chưa được thu gom và quy hoạch địa điểm để xử lý. Việc quản lý lực lượng thu gom rác thải dân lập vẫn chưa làm tốt và việc thu phí dịch vụ giải quyết rác đô thị từ khâu thu gom vận chuyển và xử lý rác góp phần giảm ngân sách Nhà nước vẫn chưa làm được để góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước.
    Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải
    Trước tình hình này, Tp.HCM sẽ phải thực hiện hàng loạt công việc để đẩy mạnh quá trình quản lý chất thải rắn. Theo đó từ nay đến 2005 sẽ thực hiện xong việc lập Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị, đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh, hình thành các khu xử lý rác ở các hướng của thành phố. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp để đưa vào sử dụng tại thành phố. Tp.HCM cũng tiến tới trang bị đầy đủ các loại thiết bị và xe máy chuyên dùng cho ngành vệ sinh với kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Hoàn tất cơ bản chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tiến tới thu gom và xử lý triệt để rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến và bước đầu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng công nghệ thích hợp. Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của ngành vệ sinh, thực hiện từng bước xã hội hóa công tác đầu tư và dịch vụ trong lĩnh vực thu gom,vận chuyển và xử lý rác. Việc thu phí dịch vụ giải quyết rác thải cũng sẽ được thực hiện bên cạnh việc phối hợp với các ban ngành và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra xử phạt và nghiên cứu các trường hợp vi phạm chất lượng vệ sinh.
    Về các dự án xử lý rác, Tp.HCM sẽ triển khai hàng hoạt dự án từ nay đến 2005. Ngoài công trường xử lý rác thải Gò Cát 25 ha đang hoạt động tiếp nhận và xử lý rác đến 2006, công trường Đông Thạnh sẽ hoạt động hết năm nay thì sẽ làm các dự án mới. Đó là xây dựng bãi chôn lấp rác 44 ha tại KCN xử lý rác Tây Bắc ở Phước Hiệp - Củ Chi, đảm bảo năm 2003 có thể thay thế Đông Thạnh. Đầu tư xây dựng dự án khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước với quy mô vừa phải và là địa điểm xử lý rác thải dự bị của Tp.HCM. Xúc tiến dự án vận chuyển rác bằng đường thuỷ và xử lý rác tại Tân Thành - Thủ Thừa - Long An của Công ty Đức Hạnh. Một nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khu Liên hiệp xử lý rác thải tại Phước Hiệp - Củ Chi quý mô lớn hơn 500 ha cũng sẽ được thực hiện để bố trí các dự án xử lý rác thải theo các công nghệ khác nhau. Đồng thời sẽ triển khai thực hiện kiểu dự án thu gom vận chuyển rác và tiểu dự án xây dựng công trường rác quy mô 133 ha do Ngân hàng ADB đầu tư tại Củ Chi. Tiếp đó là dự án phân loại rác tại nguồn và dự án vớt rác trên sông rạch cùng một số dự án xử lý rác theo các công nghệ khác như sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất năng lượng do các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia theo hướng xã hội hóa.
    Anh Thi
    <:3~~ <:3~~ <:3~~ <:3~~
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tp.HCM sẽ thu phí nước thải công nghiệp
    ?oSở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM sắp hoàn tất các văn bản liên quan để kiến nghị UBND Thành phố tiến hành thu phí nước thải công nghiệp từ đầu năm 2003?. Bà Ðoàn Thị Tới, Trưởng phòng Quản lý môi trường đã thông báo như vậy tại cuộc họp góp ý về việc Tp.HCM sẽ thu phí nước thải công nghiệp, do Sở KH&CN Thành phố tổ chức mới đây.
    ?Thủ phạm? chính gây ô nhiễm Thành phố
    Cơ sở của việc ban hành quy định thu phí nước thải công nghiệp, theo bà Tới, là Quy định về việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp do Bộ KH&CN ban hành mới đây. Theo Quy định này, đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp là các đơn vị sản xuất, kinh doanh xả nước thải công nghiệp có chứa các chất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài. Các doanh nghiệp đã được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (trước đây) hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường không phải nộp phí nước thải công nghiệp.
    Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Sở KH&CN Tp.HCM, "thủ phạm" chính gây ra sự ô nhiễm trầm trọng môi trường Thành phố là các cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có phương tiện sản xuất cũ kỹ, lạc hậu. Mỗi ngày, các cơ sở SXCN và TTCN trên địa bàn Thành phố thải ra hệ thống kênh, rạch, sông ngòi khoảng 155.250 m3 nước thải.
    Tại nhiều khu vực trên địa bàn Tp.HCM như suối Cái, Trường Thọ, suối Nhúm (Thủ Ðức), kênh Tân Hoá - Lò Gốm (quận 6)... nước mặt đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, tầng nước ngầm cũng đã bị biến chất. Nhiều giếng đào ở Xuân Hiệp (Linh Trung, Thủ Ðức), khu phố 1 (phường Phước Long A, quận 9) đã không thể dùng cho sinh hoạt.
    Ông Bùi Văn Quyền, Trưởng đại diện phía Nam của Bộ KH&CN nhận định: "Trước tình hình ô nhiễm ở Tp.HCM như hiện nay, việc thu phí nước thải công nghiệp là cần thiết". Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, Thành phốsẽ thu phí nước thải công nghiệp như thế nào cho hợp lý?
    Tiêu chí nào?
    Tiêu chí nào để xác định mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp, trong khi Việt Nam đang thiếu những phương tiện kiểm định đạt độ chính xác?
    --------------------------------------------------------------------------------

    Theo bà Tới, việc thu phí nước thải công nghiệp sẽ căn cứ vào tổng lượng nước thải do cơ sở SXCN, TTCN thải ra, hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp và suất phí bảo vệ môi trường do Nhà nước quy định. DN có trách nhiệm nộp phí nước thải 6 tháng một lần tại kho bạc tỉnh, thành. Mặc dù vậy, điều khiến nhiều chuyên gia quan tâm là tiêu chí nào để xác định mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp, trong khi Việt Nam đang thiếu những phương tiện kiểm định đạt độ chính xác?
    Trước những khó khăn trên, theo mộtsố quan chức của Sở KH&CN Tp.HCM, theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở KH&CN đang tổ chức thu thập ý kiến từ các doanh nghiệp về việc thu phí nước thải công nghiệp. Tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Singapore, Philippin, Trung Quốc..., tiền thu phí nước thải công nghiệp được đưa vào quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và quỹ bảo vệ môi trường địa phương. Số tiền này được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch để tiết giảm chất thải trong sản xuất.

    Đầu tư
    B.T.V - (07/11/2002)

Chia sẻ trang này