1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC - SỰ KIỆN: Chào mừng Liên hoan và Hội thi hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ I - Hội An 2011

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi nguoidungthoi, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Đi dọc Trường Giang xanh
    02/08/2007
    Tỉnh Quảng Nam có một con sông kỳ lạ: chạy song song với bờ biển - phía đông các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và nối liền hai cửa biển Kỳ Hà (huyện cực nam Núi Thành) với Cửa Đại, Hội An; dài hơn 70 km. Đó là sông Trường Giang.
    Nước sông Trường Giang luôn trong xanh và phẳng lặng tựa hồ chưa có bàn tay con người làm vẩn đục. Dọc hai bên sông là những làng chài, ruộng lúa, rừng dừa xanh ngát. Từ Bắc vào Nam, hai bên sông còn có những địa danh nổi tiếng: Làng mộc Kim Bồng, làng chiếu Bàn Thạch, làng khoai lang Trà Đõa, làng chài lưới Tịnh Thủy, các làng nước mắm Cửa Khe, An Hòa, làng chài Tam Hải, bãi biển Tam Thanh... Lại có nhiều chợ quê sầm uất, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử như chợ Lạc Câu, chợ Bà, chợ Được, chợ Tây Giang, chợ Bến Đá nức tiếng từ hàng trăm năm nay.
    Trong quy hoạch phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, từ năm 2010 trở đi vùng ven biển và dọc sông Trường Giang, từ phía đông thành phố Tam Kỳ đến giáp Hội An sẽ là các khu du lịch sinh thái cao cấp, các làng nghề được xây dựng theo phương châm thân thiện với môi trường. Để thực hiện mục tiêu này, hai tập đoàn kinh tế đa quốc gia (đề nghị chưa công bố danh tính) đã đồng ý đầu tư trên 60 triệu USD để xây dựng một hệ thống cầu đường hiện đại nối liền Hội An với vùng đông các huyện ở phía nam đô thị cổ. Đổi lại, họ được thuê trên 5.700 hecta đất vùng cát để đầu tư xây dựng các khu đô thị, du lịch sinh thái cao cấp mà vốn đầu tư dự tính lên trên 10 tỉ USD trong vòng 50 năm.
    Ngay từ bây giờ, đã có nhiều nhà đầu tư trong nước đang triển khai nghiên cứu mở các tour du lịch sông nước, tìm hiểu văn hóa các làng nghề dọc sông Trường Giang xuất phát từ Hội An và Tam Kỳ hoặc cảng Kỳ Hà. Đó là những dự án mang tính khả thi rất cao không chỉ cho người nước ngoài mà rất thú vị với du khách nội địa.
    Đi dọc Trường Giang xanh (tên một bút ký của nhà văn Hồ Duy Lệ) nhiều lần bằng ghe máy, nhưng lần nào tôi cũng thấy lạ lẫm với những khám phá và hiểu biết mới. Đó là chưa kể được tắm gội trong một môi trường tự nhiên trong lành, yên tĩnh và cảnh quan tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.
    (TNO)
  2. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    300 tỷ đồng xây dựng khu du lịch Novotel Imperial Hoi An Resort
    Ngày 11-7, tại bãi biển Cửa Đại (Hội An), Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ và phát triển đầu tư (IOC) đã động thổ xây dựng Khu Du lịch Novotel Imperial Hoi An Resort với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng (gồm các cổ đông chính góp vốn xây dựng là Công ty cổ phần Sân golf ngôi sao Chí Linh, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (G.P Bank) và Ngân hàng Đại Dương (OCEAN Bank).
    Khu du lịch có diện tích 4,3ha, do Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới ACCOR quản lý, điều hành xây dựng trong 18 tháng và chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 với 200 phòng nghỉ và khu biệt thự, hệ thống nhà hàng, bar, sân tennis, spa, hồ bơi, bãi biển riêng, các cửa hàng lưu niệm, hồ nuôi sinh vật biển? đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao.
    Quốc Hải - Báo Quảng Nam
  3. thietdienlaoquai

    thietdienlaoquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hội An, điểm đến tuyệt vời cho du khách MICE
    Sau 3 năm tìm hiểu, công ty tổ chức sự kiện hàng đầu của Thái Lan, CM Organizer Plc (CMO), đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch bước vào thị trường Việt Nam.
    Trả lời phỏng vấn của Báo giới tại trụ sở CMO ở Bangkok, Phó tổng giám đốc CMO Pichet Turongkinanon cho biết Hội An sẽ là nơi CMO chọn làm địa điểm thu hút khách quốc tế đến với các cuộc hội nghị, hội thảo kết hợp với du lịch và nghỉ dưỡng (gọi tắt là MICE).
    "Hội An là một nơi tuyệt vời, một phố cổ được xếp hạng di sản thế giới. Có biển, gần núi, giáp thánh địa Mỹ Sơn, gần cố đô Huế, Hội An trở nên một phức hợp di sản văn hóa của nhân loại. Đặc biệt, Hội An rất gần Thái Lan nhờ đường 9 và cầu Hữu nghị II nối liền Hành lang Đông-Tây giữa 3 nước Thái - Lào - Việt, đồng thời cũng gần sân bay Đà Nẵng. Nơi đây chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất của CMO, cũng như của du khách", ông Pichet cho biết.
    Ông Pichet cho biết CMO dự kiến đầu tư 10 triệu baht (gần 300.000 USD) để thành lập ở Việt Nam 2 chi nhánh dưới dạng liên doanh với một đối tác chủ nhà. Chi nhánh đầu tiên sẽ đặt ở TP.Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện quốc gia; còn cơ sở Hội An sẽ phụ trách loại hình MICE. Đây là mô hình tương tự như liên doanh Bayon CM Organizer giữa CMO và Bayon Radio & Television ở Campuchia. Bayon CM chính thức ra mắt cuối năm ngoái, gồm 2 chi nhánh, một ở thủ đô Phnom Penh chuyên phục vụ các sự kiện của chính phủ và các hội nghị thương mại quốc tế, và một ở Siem Reap chuyên tổ chức sự kiện MICE của các tập đoàn đa quốc gia. Bayon CM đang được Chính phủ Campuchia giao cho xây dựng một chương trình nghệ thuật với hiệu ứng âm thanh ánh sáng hiện đại có tên "Huyền thoại Angkor Wat - khi lịch sử đi vào cuộc sống" để quảng bá du lịch của đất nước Chùa tháp, dự kiến đến cuối năm nay sẽ ra mắt.
    Có kinh nghiệm 20 năm tổ chức những sự kiện tầm quốc gia và quốc tế ở Thái Lan, với các thiết bị âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật đa phương tiện hiện đại, CMO muốn tìm một đối tác "giàu có" về vốn văn hóa và nghệ thuật Việt Nam. "Chúng tôi đang có 2-3 đối tác triển vọng. Chúng tôi phải cân nhắc kỹ lưỡng, thậm chí phải tìm thêm. Vốn văn hóa bản địa là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của một nhà tổ chức sự kiện", ông Pichet nói.
    Theo ông Pichet, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng đông với mức tăng 22%/năm là con số đầy triển vọng. Hệ thống khách sạn cao cấp, nơi CMO có thể thuê để làm vị trí tổ chức sự kiện, ở Việt Nam hơn hẳn ở Campuchia. Nhưng điều quan trọng nhất đối với CMO là: "Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO đã có những tiến bộ vượt bậc về mặt luật lệ và chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy mà chúng tôi thấy cơ hội của mình đã đến", ông Pichet nói. Dự kiến, cuối năm 2008 liên doanh của CMO có thể ra mắt ở TP.Hồ Chí Minh.

    Theo Thanh niên
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Khu đền tháp Mỹ Sơn - Di sản văn hóa thế giới
    [​IMG]

    Bắt đầu từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên dải đất miền Trung - Việt Nam đã nảy sinh và phát sáng rực rỡ một nền văn hoá Champa độc đáo. Trong đó, vùng đất Quảng Nam với tên gọi xưa là Amaravati, được các văn bia cổ nhắc đến như là trái tim của vương quốc Champa trong một giai đoạn khá dài.
    [​IMG]
    Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy phú - huyện Duy Xuyên, nằm cách Hội An 45 km về phía tây, cách Đà Nẵng 70km về phía tây nam.
    Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp.Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Champa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm. Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14 dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Các đền tháp phần lớn quay về hướng đông - phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng tây hoặc cả hai hướng đông - tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.
    [​IMG]
    Do thiên tai, địch họa và sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, đến nay Mỹ Sơn chỉ giữ lại được khoảng gần 20 tháp. Tuy nhiên, tất cả tài liệu bia ký, kết quả khảo cổ, dấu tích vật chất còn lưu lại tại Mỹ Sơn và một số bảo tàng trong nước như bảo tàng Champa Đà Nẵng, bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh ... cũng đủ làm cho chúng ta vô cùng thán phục về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí của người Champa cổ xưa. Đăc biệt, cho đến nay kỹ thuật kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn vẫn là một bí ẩn luôn kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá của các nhà khoa học cũng như đối với mỗi chúng ta.
    [​IMG]
    Không đồ sộ, kỳ vĩ như Ăngkor (Campuchia), Pagan (Myanma), Borobudua (Indonesia)... nhưng Mỹ Sơn vẫn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Tháng 12 năm 1999, cùng với đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới. Mỗi năm, Mỹ Sơn đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan du lịch, nghiên cứu.
    Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú - huyện Duy Xuyên, nằm cách Hội An 45km về phía Tây, cách Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam.
  5. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Đào xác lợn dịch bán ra Hà Nội
    Chiều 13/8, 6 con lợn bị bệnh tai xanh của 2 nông dân Từ Ngọc Hường và Lê Trung Thoại (đều là dân thôn Hà Tây 2, xã Điện Hoà, Điện Bàn, Quảng Nam) đã được Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện châm điện cho chết hẳn để bỏ lên xe chở ra nghĩa địa Cây Sợp tiêu huỷ.
    Ông Nguyễn Hùng Phong, thôn trưởng Hà Tây 2 cho biết: "Khi bỏ 6 con xuống hố, có một con còn sống đã bị chính ông dùng gậy đập chết. Sau đó, chính tay ông Phong chất củi lên mình 6 con lợn rồi rưới 2 lít xăng, châm lửa đốt. Khi lửa tàn, chỉ thấy một đống than đen, khét lẹt, ông Phong và đội tiêu huỷ rải vôi lên trên, lấp đất lại. "Chúng tôi đào hố sâu 1,6 mét, thả lợn xuống rồi lấp lớp đất đến 0,7 mét, lèn chặt. Thế mà có kẻ vẫn "chịu khó" quật lên", ông Phong ngao ngán.
    Chôn lợn xong đã gần 16h, ông Phong quay đi tiêu huỷ lợn ở điểm khác. Đến 19h, khi ông đang ở nhà thì có người điện thoại báo chỗ chôn lợn ngoài nghĩa địa đã bị đào lên. Ông bàng hoàng, cầm đèn pin đến rủ công an thôn Trần Hoa cùng đi kiểm tra. Ra đến nơi, cả hai thấy cái hố khi chiều đắp ụ lên giờ trống hoác, có mấy lằn vôi từ dưới hố lên chạy tới con kênh gần đấy.
    "Tôi đoán, tụi hắn đào hố nắm lợn lôi lên, rồi đem ra kênh rửa, ông Phong kể. ?oKhi theo dấu vôi ra kênh thì thấy ruột, lòng lợn bị mổ vứt nhầy nhụa khắp nơi, máu vương cả vạt, tanh hôi không chịu được?. Bị "choáng" khi chứng kiến cảnh quật mộ khủng khiếp này, cả hai đi thẳng lên báo cho thú y xã. Đến sáng hôm sau, ông Phong mới nhờ hai chủ nhà có lợn chết đi lấp giùm ngôi ?omộ gió?.
    Xác heo chết được bán ra Hà Nội?
    Ngày 16/8, ra lại "mộ gió?, nơi tiêu huỷ và chôn 6 con lợn tại nghĩa địa Cây Sợp, chúng tôi không khỏi rùng mình khi tưởng tượng đêm hôm có kẻ dám lén lút đến nơi đầy âm khí thế này để moi đất lấy xác mấy con lợn dịch. Nếu đúng như dự đoán của UBND xã Điện Hoà, mục đích của kẻ quật "mộ" lợn là mổ và đem thịt ra bán tại Đà Nẵng, thì thật rủi ro cho những ai mua nhầm chúng.
    Theo công an thôn Trần Hoa, mấy trẻ em cho trâu ăn muộn tại bãi cỏ gần nghĩa trang có kể là đã thấy Lê Trung S. lúi húi làm gì đó tại hố chôn lợn lúc trời chạng vạng. Ông Hoa cho biết, S. làm nghề mổ lợn nhưng đã nghỉ kể từ khi dịch tai xanh bùng phát tại Quảng Nam. Gia đình anh ta bấy lâu sống nhờ quán bún.
    Ông đã trình báo nghi vấn này với công an xã, nhưng mấy hôm nay cơ quan này bận nên chưa tiện mời S. đến làm việc. "Xã chưa xử lý gì cả nhưng nhân dân trong thôn thì đã chắc mười mươi S. chính là kẻ quật "mộ" lợn. Họ tự trừng phạt kẻ làm cái chuyện kinh khủng này bằng cách đồng loạt không ăn hàng bún nhà anh ta. Hai hôm nay, anh ta ế dài?", ông Hoa cho biết.
    Đến nhà S., không mong chờ anh ta nói ra sự thật, chỉ là xem thử thái độ thế nào. Chẳng ngờ, vừa mở miệng, S. thừa nhận ngay: ?oTôi chỉ lấy một con thôi?. Chúng tôi hỏi lấy để làm gì? Không giống với suy đoán của xã, S. nói không phải lấy đem bán thịt mà bán cho 1 người tên là Cu Đen ở xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, cách Điện Hoà 10 km) để Cu Đen đưa đi Hà Nội, bán cho những người nuôi thú (các loại thú ăn thịt, như hổ, báo?).
    S. nói thêm rằng: "Cu Đen làm nghề buôn da bò ra Hà Nội, có quen với những người nuôi thú ngoài đó. Cu Đen bảo S. có lợn (bất kể dịch hay không) đem bán, nếu đã bị tiêm thuốc (điều trị dịch bệnh), thịt hôi, vài chục ngàn đồng/con; thịt không hôi thì được 100.000 đồng"? Tuy nhiên, S. chối quanh không nói địa chỉ Cu Đen ở đâu và một hai cho rằng, mình làm việc này lần đầu.
    (Theo Nông Thôn Ngày Nay)
  6. QuangNamNews

    QuangNamNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Quảng Nam: Cần một phương án "liên thông"​
    27/08/2007

    Ngày 24.8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cho biết, từ ngày 1.9 tới, cả tỉnh sẽ chính thức triển khai quyết định của Thủ tướng về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hằng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có phương án cụ thể để bộ máy hành chính "chạy trơn", đảm bảo hiệu quả công việc.
    Ông Nguyễn Đức Hải cho biết, đã ký văn bản từ ngày 16.8, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có kế hoạch tổ chức cho các phòng, ban, UBND xã... thực hiện làm việc vào ngày thứ bảy để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến 14 loại giấy tờ thường gặp như công chứng, hộ tịch, hộ khẩu, CMND, hộ chiếu, giấy phép, văn bằng, đăng ký kinh doanh...
    Đồng thời, căn cứ vào nhu cầu thực tế, các cơ quan, địa phương phải chủ động xem xét quyết định việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp vào ngày thứ bảy. Các địa phương, cơ quan phải sắp xếp bố trí lao động một cách khoa học để không tăng biên chế, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường vào các ngày khác trong tuần.
    Những thủ tục hành chính thuộc loại công việc giải quyết ngay thì bố trí cán bộ công chức giải quyết theo quy định, những thủ tục hành chính khác thì chỉ bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm việc, không bố trí các bộ phận liên quan làm việc vào ngày thứ bảy.
    Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, tất cả các đơn vị thuộc diện làm việc vào ngày thứ bảy đến nay đều chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai kế hoạch chung nêu trên. Ngay đến đơn vị có trách nhiệm "đầu mối" trong việc cải cách thủ tục hành chính là Sở Nội vụ cũng chưa thực hiện việc "kết nối" với các sở, ngành khác nhau. Trao đổi với chúng tôi, nhiều cán bộ công chức ở tỉnh cho rằng, với một kế hoạch chung như vậy thì việc thực hiện chỉ là "chạy theo chủ trương".
    Việc cán bộ công chức làm việc thứ bảy được bố trí nghỉ vào các ngày khác để đảm bảo làm việc 40 giờ trong tuần, mà không có kế hoạch cụ thể, thì chẳng khác nào "sáng 2 chiều 3" đổi thành "sáng 3 chiều 2". "Danh mục" bộ phận nào làm, bộ phận nào được nghỉ, thủ tục nào chỉ tiếp nhận và hoàn trả, thủ tục nào phải giải quyết ngay, cũng chưa được "lên mâm lên bát".
    Ngay đối với từng đơn vị, việc tách bạch bộ phận nào trực tiếp giải quyết, bộ phận nào chỉ có trách nhiệm tiếp nhận cũng đã khó, vì thực tế là nhiều thủ tục hành chính phải qua nhiều phòng, ban liên đới nhau. Thậm chí, việc liên đới không chỉ ở trong một đơn vị mà còn qua "nhiều cửa".
    Đơn cử, đối với một trong các thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết vào ngày thứ bảy là cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp, thì Sở Kế hoạch - Đầu tư là đơn vị chủ trì thực hiện, có thể giải quyết ngay trong ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ Sở Kế hoạch - Đầu tư thì chưa đủ, vì còn phải qua ngành thuế, chính quyền địa phương...
    Nhiều ý kiến cho rằng, muốn làm việc ngày thứ bảy đem lại hiệu quả, thì cái cần nhất là kế hoạch cụ thể, liên thông, không chỉ riêng một ngành nào mà phải các cấp, các ngành, mới đảm bảo "chạy việc".
    ? Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung: Việc cơ quan hành chính làm việc ngày thứ bảy là để đáp ứng những yêu cầu công việc mà ngày thường các đối tượng liên quan khó có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, khi làm việc ngày thứ bảy thì các cơ quan phải có sự sắp xếp nhân sự hợp lý, nhằm vừa làm việc có hiệu quả, vừa tiết kiệm nhân lực và chi phí khác. Bên cạnh đó, các cơ quan cần sắp xếp để thực hiện nghỉ bù. Về kinh phí, đây là nguồn tiền thuộc ngân sách nằm trong danh mục chi thường xuyên, chi hành chính. Vì thế, các cơ quan phải cân đối phụ cấp và điều tiết kinh phí. A.X ghi
    ? Thượng tá Ngô Thanh Hải - Trưởng phòng PC13, Công an Đà Nẵng: Từ thứ bảy - 25.8 trở đi, Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.Đà Nẵng (PC13) và các đội trực thuộc ở các quận, huyện thực hiện việc làm thêm ngày thứ bảy. Thượng tá Ngô Thanh Hải cho biết: Theo tôi, việc cải cách hành chính phải toàn diện, xuất phát từ ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức. Riêng với lực lượng công an thuộc PC13, CS113, chúng tôi quán triệt là phải cải thiện thái độ phục vụ nhân dân. Phải hướng dẫn tận tình, có trách nhiệm để cho công dân chỉ đến 1 lần là giải quyết được việc. Điều này quan trọng hơn việc kéo dài thêm ngày làm việc thứ bảy. Thanh Hải ghi
    ? Anh Trần Văn Tri - 28K Phạm Viết Chánh, Bình Thạnh, TPHCM: Tôi thấy việc một số đơn vị hành chính, sự nghiệp mở cửa làm việc vào ngày thứ bảy là một chủ trương rất hợp lòng dân. Trước đây, nếu muốn giải quyết bất cứ thủ tục hành chính nào, tôi hoặc vợ phải xin nghỉ phép. Nay thì khác, ngay trong ngày nghỉ tôi vẫn có thể đi làm thủ tục hành chính mà không cần phải nghỉ phép như trước đây. T.Quang ghi
    ? Anh Nguyễn Văn Thắng - ở xã An Thạnh I, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: "Hiện nay làm thủ tục chứng minh rất nhanh, phù hợp với yêu cầu của người dân. Trước đây, tôi làm giấy là phải tới lui ở đây ít nhất là 3 lần mới xong. Bây giờ sáng đi làm thì trưa đã xong". K.C ghi
    Trương Tâm Thư
    Theo Laodong
  7. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Những cây cầu chờ sập
    05/10/2007
    [​IMG]
    Hàng đoàn xe chen nhau qua cầu Hương An, bất chấp bảng khuyến cáo cầu yếu (Ảnh chụp sáng 1-10) - Ảnh: Đăng Nam
    Mỗi khi xe qua cầu rung lên bần bật, trên mặt cầu lại bong ra một vài cục nhựa đường hoặc bêtông to bự rơi tõm xuống sông; rất nhiều dầm, nhịp cầu bị nứt, chuyển vị. Đó là hiện trạng hết sức đáng lo ngại của cầu Hương An (Quảng Nam) và Nam Ô (Đà Nẵng) - hai trong số mười cây cầu yếu chờ sập trên quốc lộ 1A đoạn qua miền Trung.
    Thế nhưng mỗi ngày, những cây cầu này vẫn phải oằn mình cho khoảng 4.700 lượt xe qua lại.
    Rất nguy hiểm
    Từ nhiều năm trước, cầu Hương An đoạn qua huyện Quế Sơn (Quảng Nam) đã được ngành giao thông liệt vào danh sách cầu yếu, khả năng chịu tải kém. Nhưng đỉnh điểm là việc mặt cầu bị rách toạc một lỗ thủng lớn vào sáng 1-10. Với diện tích 1,5x1,5m, lỗ thủng tồi tệ này làm cho mặt cầu bị thu hẹp, khiến giao thông qua lại hết sức khó khăn. Ngay sau khi phát hiện lỗ thủng, đơn vị sửa chữa cầu đã sử dụng một tấm thép dày rộng chừng 6m2 đến ?ová? lại bằng cách đè lên lỗ thủng.
    Theo số liệu thống kê của Hạt Quản lý đường bộ Quế Sơn, bình quân mỗi ngày cầu Hương An phải gánh chịu không dưới 4.700 lượt xe qua lại, trong đó có hơn 1.000 xe có trọng tải lớn. "Ngày trước các trạm cân còn hoạt động thì xe qua cầu đúng tải. Từ ngày trạm cân nghỉ, cầu 25 tấn nhưng xe 50 tấn cũng qua tuốt. Thậm chí có khi cả chục xe cùng lúc qua cầu cũng chẳng thấy ai cản ngăn. Công an, thanh tra giao thông không thấy đâu" - một công nhân sửa chữa đường cho biết.

    Đây không phải là lần đầu tiên mặt cầu Hương An bị thủng mà ít nhất là lần thứ năm, thứ sáu bởi lẽ hiện có đến sáu tấm thép dày nằm trên mặt cầu dài chưa đầy 122m này. Ông Thành, một hộ dân sống gần cầu Hương An, cho biết: ?oCó khi xe đang chạy thì mặt cầu nứt ra, vậy là nhựa đường, bêtông từng cục bự rơi tõm xuống sông lòi cả sắt thép?. Quả đúng như lời ông nói: toàn bộ thân cầu Hương An lộ rõ hình hài của một cây cầu đang chờ ngày sập.
    Sự xuống cấp quá nặng của cầu Hương An được thể hiện rất rõ trong sổ theo dõi của Hạt Quản lý đường bộ Quế Sơn. ?oToàn bộ mặt cầu và đường cầu đã bị rạn nứt. Dầm cầu nhịp 4,5,6,7 bị nứt, bản mặt cầu các nhịp 4,5,6 bị thủng. Ngay cả mố cầu phía nam cũng bị nứt, hư hỏng nặng? - ông Đỗ Xuân Thông, cán bộ kỹ thuật của Hạt Quản lý đường bộ Quế Sơn, cho biết.
    Tương tự, cầu Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cũng nằm trong danh sách báo động đỏ bởi sự hư hỏng, xuống cấp quá nặng nề từ nhiều năm qua. Theo Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Quảng Nam - Đà Nẵng - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý cầu Nam Ô: hầu hết các liên kết ngang dọc của dầm cầu Nam Ô đã bị hư và chuyển vị sang hai bên. Mặt cầu bị nứt, thủng nhiều chỗ, hai dầm bên ở các nhịp bị nghiêng, cáp quang liên kết bị đứt, chùng, đặc biệt là hai nhịp 6 và 7. Ngoài ra không ít trụ cầu tại đây còn xuất hiện nhiều vết nứt rất nguy hiểm.
    Cầu ?oxếp hàng? chờ tiền
    Để cảnh báo và hạn chế tốc độ của các phương tiện khi qua cầu Hương An và Nam Ô, ngành giao thông đã cắm hàng chục tấm bảng chỉ dẫn ở hai đầu cầu. Nào là ?ocầu yếu, tốc độ tối đa 5 km/giờ?, ?ocầu yếu, từng xe một qua cầu?, ?otải trọng cầu cho phép 25 tấn?... Thế nhưng tất cả những lời khuyến cáo đó đều bị các tài xế ?obỏ quên?.
    Tại cầu Hương An, nhìn cảnh từng đoàn xe chen nhau qua cầu, nhiều người đi đường tỏ ra lo ngại. ?oĐã khuyến cáo là từng xe một qua cầu nhưng tại sao có cùng nhiều xe qua cầu một lần vậy?? - một cán bộ công tác tại TP Tam Kỳ bức xúc. Chị Vui, chủ một quán nước ven đường, bảo: ?oBan đêm mới khiếp, đường vắng, xe chạy tốc độ cao nên cầu cứ rung lên bần bật. Mỗi lần xe qua cầu là không sao ngủ được?.
    Theo ông Vũ Văn Hưng - tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ V: Hương An và Nam Ô là hai trong số mười cây cầu trên quốc lộ 1A đoạn qua miền Trung nằm trong danh sách báo động đỏ về nguy cơ sập đổ. Đơn vị này đã đề xuất với Cục Đường bộ về việc làm mới các mố trụ của cầu Nam Ô để đảm bảo tải trọng 30 tấn (H30) chứ không phải 25 tấn như hiện nay. Riêng với cầu Hương An, hiện đã giao cho một đơn vị sửa chữa trong ngành tiến hành gia cố mặt cầu. Trong đó hệ thống dầm cầu sẽ được néo, tời lại bằng cáp.
    ?oVậy khi nào các cầu trên sẽ được xây mới??, ông Hưng cho biết: hiện chưa có kế hoạch xây mới cầu Nam Ô, bởi lẽ trong nay mai khi tuyến tránh quốc lộ 1A đoạn nối từ hầm Hải Vân đến Túy Loan (Hòa Nhơn, Hòa Vang) hoàn tất thì cầu Nam Ô sẽ được giảm tải một phần. Riêng cầu Hương An đã có kế hoạch xây mới bằng vốn vay JBIC (Nhật Bản) nhưng khi nào xây dựng thì không rõ.
    Ngoài hai cầu nói trên, hiện miền Trung còn khoảng 58 cầu lớn nhỏ đang ?oxếp hàng? chờ vốn. ?oNăng lực tài chính của đơn vị chỉ dừng lại ở mức độ chắp vá, hỏng đâu sửa đấy chứ không đủ khả năng làm mới? - ông Hưng than vãn.
    ĐĂNG NAM
    Theo TTO
  8. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    ĐH Phan Châu Trinh tuyển sinh khóa đầu tiên
    (Dân trí) - ĐH Phan Châu Trinh, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh khoá đầu tiên với chỉ tiêu tối đa 700 sinh viên. Trường sẽ tiến hành tuyển sinh theo cả hai phương thức là xét tuyển và thi tuyển
    Cụ thể, trong niên học đầu tiên, 2007 - 2008, trường sẽ tuyển sinh khối D: các ngành Tiếng Anh: 50 SV, Tiếng Trung: 50 SV.
    Khối A: các ngành Tài chính ngân hàng tuyển 150 SV, ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông tuyển 100 SV, ngành Công nghệ thông tin tuyển 150 SV.
    Khối C: ngành Việt Nam học - Du lịch tuyển 150 SV.
    Trường sẽ nhận hồ sơ xét tuyển các thí sinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm vừa qua. Đối tượng là những thí sinh có tổng điểm trên 7,5 (không có môn nào bị điểm 0) đối với khối A, trên 7 điểm đối với khối C,D.
    Về thi tuyển, trường sẽ nhận hồ sơ dự thi của thí sinh đến hạn chót ngày 10/11/2007.
    Khánh Hiền
    http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/10/202746.vip
  9. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Quảng Nam: Thêm 1 người chết, cứu đói 2 xã vùng cát
    Ngày 31/10, em Nguyễn Viết Chung (sinh năm 1991, ở thôn Nhị Dinh 2, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn; học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu) đang kéo cá thì bị lật ghe do dòng nước chảy xiết, vài giờ sau mới tìm thấy xác. Như vậy đến thời điểm này, Quảng Nam đã có ít nhất 9 trường hợp chết và mất tích do mưa lũ.
    Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn Thân Đức Sửu cho biết, ngoài hơn 2.000 nhà dân đã bị ngập lụt, hàng trăm ha đất sản xuất và thổ cư ở thôn Nhị Dinh 2 (Điện Phước), thôn Cẩm Đồng (Điện Phong), thôn Kỳ Long, Bình Nhai (Điện Thọ)... bị cuốn trôi, đe doạ sinh mạng hàng trăm con người. Đặc biệt, do nước xoáy sâu vào móng, trạm bơm Lạc Thành nằm sát bờ sông Bình Phước (thuộc hệ thống sông Vu Gia) có thể bị cuốn trôi nếu tiếp tục xảy ra những đợt lũ lớn như vừa rồi. Được biết, đây là công trình thuỷ lợi trọng yếu, đảm nhận chủ động nước tưới cho khoảng 250ha lúa ở xã Điện Hồng...
    Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên Trần Công Tám cho biết, sự cố vỡ 20m đê hôm 17/10 chưa kịp khắc phục thì đợt lũ mới đã khiến tuyến đê ngăn mặn ở thôn 2, xã Duy Nghĩa tiếp tục bị triều cường phá. Tại thôn An Phước (Duy Phước), Đông Bình (Duy Vinh), Lệ Bắc và Thanh Châu (Duy Châu), hàng nghìn mét bờ sông bị xói lở nghiêm trọng, cuốn trôi hàng chục nghìn khối đất đá, đe doạ tính mạng nhiều gia đình.
    Mưa kéo dài, nước ngập sâu suốt 3 ngày qua đã làm 250ha lúa vụ đông của xã Duy Hải, Duy Nghĩa và gần 1.000ha rau màu trên toàn huyện bị hư hại hoàn toàn, ước thiệt hại hơn 5 tỷ đồng. Lúa và rau màu vụ đông mất trắng, chắc chắn trong thời gian tới, sẽ có hàng trăm hộ dân, nhất là ở 2 xã vùng cát... phải cứu đói!
  10. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Mưa lũ miền Trung diễn biến phức tạp
    00:03:39, 02/11/2007

    [​IMG]
    Thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) bị ngập trong nước từ rạng sáng 31.10 - ảnh: Doãn Hoàng​
    * Đã có 22 người chết và mất tích
    Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCHMF), ngày 1.11, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc. Ở Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ rải rác, bắc và trung Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
    Lượng mưa đo được trong ngày hôm qua phổ biến từ 50-150 mm, một số nơi mưa trên 300 mm như tại Trường Sơn (Quảng Trị) 310 mm, Phú Ốc (Thừa Thiên - Huế) 354 mm, Huế (Thừa Thiên - Huế) 469 mm. NCHMF dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm 1.11, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150 mm, có nơi trên 200 mm. Lũ các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có khả năng lên lại và ở mức cao.
    Ngoài ra theo dự báo của châu Âu, từ ngày 3 - 10.11, một khối gió mạnh từ biển phía Bắc sẽ tràn vào miền Trung và miền Nam. Khối gió này tạo nên 1-2 vùng thấp ven biển trước khi tiến vào đất liền, mang theo mưa to gió lớn. Như vậy tình hình thời tiết sẽ ngày càng xấu, mưa lũ có thể sẽ tiếp tục hoành hành.
    Tại Thừa Thiên - Huế đã có 6 người chết do lũ lụt và lốc xoáy. Trong đó, thành phố Huế 2 người: Lê Văn Trung, 42 tuổi, ở 15/11/187 Phan Đình Phùng, bị trượt chân ngã đêm 30.10 và cháu Trần Hoàng Anh, 3 tuổi ở phường Thuận Lộc, trượt ngã lúc 10 giờ 30 ngày 31.10; Huyện Hương Trà 3 người: Vợ chồng ông Trương Thưởng, 41 tuổi và Hà Thị Cúc, 43 tuổi ở thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong; bị lật thuyền chết đêm 30.10 (hiện mới tìm được thi thể ông Thưởng còn bà Cúc vẫn chưa tìm thấy. Vợ chồng ông Thưởng chết đi để lại 8 người con nhỏ nheo nhóc, trong đó cháu nhỏ nhất mới 3 tuổi) và Nguyễn Mạnh Tiến, 16 tuổi, xã Hương Vinh, bị lật thuyền lúc 15 giờ 30 ngày 31.10; Huyện Phú Vang 1 người: Huỳnh Văn Tý, 25 tuổi, thôn Đồng Miệu, xã Phú An, bị sẩy chân chết chiều 31.10. Toàn tỉnh đã có 231 nhà ở và 9 phòng học tốc mái. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xuất 380 tấn gạo, 26 tấn mì tôm từ nguồn dự trữ để phân bổ cho các địa phương, cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân.
    Tính đến chiều qua 1.11, tại Quảng Nam lũ bắt đầu rút mạnh, mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia chỉ còn ở mức báo động 1. Tình trạng cô lập ở vùng đồng bằng cơ bản được khắc phục, nhiều trường học đã mở cửa trở lại. Tổng hợp nhanh của Ban chỉ huy PCLB tỉnh cho biết khoảng 60 xã, phường bị ngập sâu 1-2 mét. Đã có 12 nghìn nhà dân ngập sâu trong lũ, hàng nghìn ha lúa và rau màu vụ đông mất trắng. Tại đô thị cổ Hội An, chính quyền thị xã đã huy động hàng trăm thanh niên xung kích chèn chống và gia cố đất, đá vào nền móng... để bảo vệ 63 di tích và hàng trăm ngôi nhà cổ có nguy cơ đổ sập.
    Tại vùng núi, tình hình khắc phục hậu quả khó khăn hơn bởi giao thông cách trở, nhiều điểm sạt lở, cá biệt Trường Tiểu học Pa Dấu (H.Nam Giang) bị nước ngập tận nóc, rất may học sinh được sơ tán kịp thời. Riêng tại H.Phước Sơn vẫn bị mất điện do máy phát điện Đăk Xa hỏng. Hàng trăm hộ dân khu vực nguy cơ sạt lở đã trở về, nhưng nhiều tài sản của người dân bị cuốn trôi. Tại H.Bắc Trà My và Phước Sơn, mưa lũ kèm theo gió lốc làm sập và hư hỏng 2 nhà dân, hơn 1.200m3 đất đá bị sạt lở, hơn 450 ha lúa đang chín bị ngã đổ.
    Để phòng ngừa dịch bệnh, chiều qua 1.11, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cung cấp hóa chất để vệ sinh phòng bệnh mùa mưa lũ cùng các dụng cụ máy phun, trang phục, khẩu trang... cho các địa phương. Đáng chú ý, đã xác định thêm 1 nạn nhân chết do lũ, đó là Trần Hữu Lê (công nhân khai thác đá 22 tuổi, ở đội 6 xã Bình Đào, H.Thăng Bình) bị lũ cuốn tại thị trấn Tắc Pỏ, H.Nam Trà My chiều 31.10. Riêng trường hợp em Lê Thị Sơn Trang (17 tuổi, Đại Phong, H.Đại Lộc) mất tích hôm 30.10, đến 8 giờ 15 sáng qua 1.11 đã tìm thấy xác. Như vậy trong đợt mưa lũ này, tính đến nay, Quảng Nam đã có 10 người chết và mất tích.
    Tại Đà Nẵng, nước đã rút dần tại 5 xã cánh Tây của huyện Hòa Vang. Tính đến 13 giờ ngày 1.11, mực nước đo được tại các sông trên địa bàn thành phố đã xuống dưới mức báo động 1. Đã có 400 hộ dân phải di dời khỏi những vùng trũng thấp và có nguy cơ sạt lở đất. Đáng chú ý, trong chiều ngày 31.10, tại khu vực thôn Yến Nê 1 (xã Hòa Tiến) vốn không bị ngập lụt nhưng đã xảy ra tai nạn thương tâm khiến hai học sinh chết đuối. Nạn nhân là em Nguyễn Văn Hùng (1997, học sinh lớp 5) và Nguyễn Văn Đức (1995, học sinh lớp 7) đã chết đuối khi cùng bạn bè đi tắm ở hố đào cát đọng nước do lũ. Như vậy Đà Nẵng đã có 3 người chết trong đợt này. Nhiều trường học vẫn tiếp tục nghỉ học và huy động học sinh, giáo viên để cùng thầy cô làm vệ sinh.
    Quảng Ngãi có thêm 1 người thiệt mạng do mưa lũ. Đó là học sinh Hồ Văn Thủy (15 tuổi, ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) bị chết do sập cống trên đường đi học về vào chiều tối 31.10. Cùng ngày, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, ngư dân Nguyễn Văn Trong, 35 tuổi, ở xã Phổ Quang (Đức Phổ) đi trên thuyền QNg 8332 được cho là mất tích trong đêm 30.10 trên vùng biển Quảng Ngãi vừa được ngư dân Bình Định cứu sống. Đến chiều 1.11, nhiều xã vùng cao ở huyện Tây Trà vẫn bị cô lập với trung tâm huyện. Việc chuyển 2,5 tấn gạo cứu trợ cho đồng bào xã Trà Thanh (vùng có nguy cơ bị nứt núi) vẫn bế tắc, vì đường giao thông bị cắt đứt...
    Cảnh báo thời tiết xấu
    Hôm qua 1.11, Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ cảnh báo thời tiết xấu trong những ngày tới ở khu vực từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Theo đó, ở nam biển Đông hiện có một vùng nhiễu động nhiệt đới đang phát triển, với độ xoáy rõ rệt. Theo phân tích trên ảnh mây vệ tinh và các mô hình dự báo số trị, cho thấy vùng xoáy thấp này sẽ tiếp tục mạnh dần lên, có khả năng thành áp thấp nhiệt đới. Trong khi đó, không khí lạnh đã tăng cường xuống Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật trên cấp 6, biển động. Không khí lạnh còn tiếp tục tăng cường xuống trung và nam Trung Bộ. Do ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc kết hợp với hoàn lưu vùng xoáy thấp nêu trên, nên trong vài ngày tới, thời tiết khu vực nam biển Đông, các vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau sẽ chuyển xấu, có mưa rào và giông, gió mạnh, biển động. Như vậy, vào cuối tuần này và đầu tuần sau, vùng áp thấp mạnh lên sẽ gây ra thời tiết xấu, cần đề phòng có lốc xoáy, gió giật và mưa to trên biển. Từ ngày 1.11, tàu thuyền không nên đi về phía Hoàng Sa, Trường Sa, nam biển Đông. Đối với tàu thuyền đang hoạt động trên biển cần giữ liên lạc, thông tin về đất liền để theo dõi hoạt động của vùng xoáy thấp trên.
    M.Vọng

    (Từ báo Thanhnien Online www.thanhnien.com.vn)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này