1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC - SỰ KIỆN: Chào mừng Liên hoan và Hội thi hợp xướng Quốc tế Việt Nam lần thứ I - Hội An 2011

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi nguoidungthoi, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Chùm ảnh: Lũ tại Quảng Nam
    16:23:00, 01/11/2007
    (TNO) Tại Quảng Nam, nước lũ cuồn cuộn tràn về trên sông Vĩnh Điện, cầu Câu Lâu, cầu Bà Rén... Dọc quốc lộ 1A, đoạn từ Thanh Quýt đến Tam Kỳ nước trắng băng những cánh đồng. Một số thôn xóm ven đường bắt đầu bị cô lập, phải dùng ghe thuyền di chuyển.
    Dưới đây là chùm ảnh PV TNO ghi lại trong ngày 31.10:
    [​IMG]
    Một đền thờ trong bọc nước

    [​IMG]
    Nghĩa trang liệt sĩ ngập lối vào

    [​IMG]
    Ngôi nhà ngập giữa cánh đồng

    [​IMG]
    Ngoại ô TP Tam Kỳ cũng đầy nước

    [​IMG]
    Tàu to nép mình bên sông rộng

    [​IMG]
    Bè chuối vạch đường dưới đồng sâu
    [​IMG]
    Lũ cuồn cuộn ven sông Vĩnh Điện

    [​IMG]
    Trong mưa lũ làng quê vẫn đẹp
    Đặng Ngọc Khoa
    (Từ Thanhnien Online www.thanhnien.com.vn)
  2. QuangNamNews

    QuangNamNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Quảng Nam: 16 người chết và mất tích, 19 người bị thương
    07:31'' 15/11/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tính đến 18h ngày 14-11, cơn đại hồng thuỷ tại Quảng Nam đã làm 16 người chết và mất tích, 19 người bị thương. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu hơn 1.500 tỷ đồng. Hàng nghìn hộ dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
    Báo cáo thống kê từ Ban phòng chống lụt bão Quảng Nam, tính đến 18 giờ ngày 14/11, trên địa bàn tỉnh đã có thêm 5 người chết và mất tích, nâng tổng số người chết và mất tích toàn tỉnh lên 16 người. Ngoài ra còn có 19 người bị thương.
    [​IMG]
    Người dân Quảng Nam chạy lũ ngày 12/11. Ảnh: Vũ Trung.​
    Toàn tỉnh đã có trên 9.600 ngôi nhà, phòng học và trạm y tế bị sập đổ, lũ cuốn trôi, xiêu vẹo và hư hỏng. Trong đó, 1.450 nhà bị sập đổ và lũ cuốn trôi, số còn lại bị lũ nhấn chìm làm hư hỏng nghiêm trọng. Đã có 25.000 tấn lương thực và 3.000 tấn giống cây trồng các loại bị lũ làm hư hại và trôi theo nước lũ.
    Trên 2.000 ha lúa, 5.000 ha màu, 3.000 ha đất canh tác cùng trên 2,2 triệu con gia súc, gia cầm cũng bị lũ cuốn trôi và gây hư hỏng nặng do đất đá bồi lấp.
    Hơn 48 tàu đánh bắt của ngư dân bị chìm, trôi mất tích, 550 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ cùng 5.000 m bờ kè bị xói lở hư hỏng nặng, kênh mương thuỷ lợi bị sạt lở, bồi lấp hơn 254.000 m3.
    Đặc biệt công trình hồ chứa nước Trà Cân (huyện Đại Lộc) bị nước lũ làm sạt lở 12m bờ đập tràn xả lũ. Hơn 452 công trình nước sinh hoạt nông thôn, 250 cầu cống các loại, 52 trạm biến áp điện cùng 30 km đường dây trung hạ thế cùng hàng trăm km đường dây thông tin liên lạc bị hư hỏng...Tổng thiệt hại ban đầu ước tính hơn 1.500 tỷ đồng.
    Ngoài ra, hiện còn hàng nghìn hộ dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, Quảng Nam cần khoảng 120 nhà bạt, 3.000 phao cứu sinh cùng một số phương tiện cứu hộ khác để chuẩn bị đối phó với những cơn lũ.
    "Hiện hàng trăm nghìn hộ dân Quảng Nam đang phải đối mặt với đói, đau, bệnh tật có nguy cơ hoành hành ngay sau khi lũ rút. Nếu như không được sự trợ giúp của Chính phủ cũng như sự chia sẻ của nhiều cấp nhiều ngành Trung ương và của đồng bào cả nước..." Chủ tịch UBND Quảng Nam Nguyễn Đức Hải bày tỏ.
    Trước những nguy cơ đói, dịch bệnh đã được báo trước, tỉnh Quảng Nam trong những ngày qua đã dốc toàn bộ lực lượng và hiện đang kiệt lực để chống chọi với cơn đại hồng thuỷ hoành hành trong những ngày qua.
    Vũ Trung
    (theo Việt Nam Net www.vnn.vn )

  3. zuila9

    zuila9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chảy, đau mắt đỏ rượt dân vùng lũ miền Trung​
    15:59'''' 21/11/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) ?" 5 cơn lũ liên tiếp đang làm bùng phát dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành miền Trung. Trong khi việc khống chế, dập dịch đang gặp rất nhiều khó khăn!
    Đà Nẵng: Bùng phát đủ loại dịch
    [​IMG]
    Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng xử lý các giếng nước bị ngập lụt để đảm bảo nguồn nước sạch cho dân Ảnh: CTV​

    Ngày 21/11, Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cho hay, từ sau lũ đến nay, toàn TP đã có 385 ca mắc bệnh tiêu chảy thông thường. Qua phân tích, tất cả các trường hợp mắc bệnh đều ở dạng nhẹ và nguyên nhân chủ yếu là nguồn nước, thức ăn bị ô nhiễm.
    Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cũng cho biết, sau đợt lũ lớn vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn đã tiếp nhận chữa trị cho 83 trường hợp đau mắt đỏ, 275 người bị viêm da do bị ngâm lâu ngày trong nước nhiễm bẩn. Trên thực tế, số người mắc các bệnh này còn cao hơn nhiều.
    Ở các địa phương cũng có trên 95 ca sốt siêu vi, 5 ca viêm phổi, đưa số bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp tăng lên 845 ca, tính từ đầu năm đến nay. Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng đã tăng lên 550 ca, tuy nhiên dịch bệnh này đang được kiềm chế. Bởi tính đến ngày 4/11, toàn TP đã có 474 ca mắc sốt xuất huyết nhưng chỉ trong 2 tuần đầu tháng 11, trên địa bàn Đà Nẵng đã có gần 100 ca mắc sốt xuất huyết, bằng cả tháng 10 là tháng có số ca sốt xuất huyết cao nhất kể từ đầu năm 2007 đến thời điểm đó.
    Quảng Nam: Các loại dịch rình rập
    Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Phan Nguyễn Cẩn Thạch cho biết, ngay sau lũ rút, toàn bộ nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm do bùn đất, xác chết súc vật... Đây là những nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh. Ngoài việc ô nhiễm nguồn nước, tình trạng thiếu lương thực, kiệt sức sau lũ và ăn uống không đảm bảo vệ sinh của bà con cũng đang là cơ hội để dịch bệnh tấn công.
    Theo báo cáo nhanh của ngành y tế Quảng Nam, ngay sau khi lũ rút dịch bệnh đã và đang bùng phát mạnh tại các vùng bị ngập lũ.

    [​IMG]
    Hệ thống nước tự chảy vùng lũ tại Quế Sơn (Quảng Nam) vừa được phục hồi cung cấp nước sạch cho nhân dân. Ảnh: Vũ Trung​
    Thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh đã hiện có 599 trường hợp bị bệnh tiêu chảy thông thường, chưa có trường hợp tiêu chảy cấp, hơn 2.141 trường hợp bị bệnh mắt đỏ và 89.663 trường hợp bị nước ăn chân do bị ngâm trong nước lũ lâu ngày.
    Theo bác sĩ Huỳnh Công Quang, Trung tâm y tế dự phòng Quảng Nam cho biết, đến nay đã xử lý hơn 35.90/46.196 giếng nước bị ngập, ô nhiễm nguồn nước và nhà vệ sinh bị ngập đã được xử lý 71.696/83.939 cái. Hiện ngành y tế đang tăng cường cán bộ, nhân viên y tế về các địa phương để xử lý nguồn nước, hướng dẫn bà con nhân dân phòng chống dịch bệnh đồng thời phun hoá chất khử trùng.
    Tuy nhiên, do lượng máy bơm phun hoá chất quá thiếu, nên việc phun thuốc khử trùng tại các địa phương vùng lũ không thể thực hiện nhanh được (dù lượng hoá chất không thiếu).
    Đáng ngại nhất, theo lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, dịch sốt xuất huyết tại một số địa phương như Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Phước Sơn, Hiệp Đức và các huyện miền núi vẫn chưa được chặn đứng và hiện có nguy cơ bùng phát.
    Tỉnh Quảng Nam đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn của tình trạng thiếu đói diễn ra khắp nơi.
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả khẳng định, dù khó khăn đến mấy, chính quyền và nhân dân Quảng Nam sẽ huy động hết sức mình để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, sớm ổn định đời sống nhân dân.
    Quảng Ngãi: Muỗi tấn công người
    Tại Quảng Ngãi, mưa lũ cũng đã làm ngập hàng chục ngàn giếng nước khiến nguồn nước sạch cho sinh hoạt, ăn uống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Riêng huyện Nghĩa Hành đã có 500 giếng nước ở các xã Hành Minh, Hành Đức và thị trấn Chợ Chùa bị ngập lũ. Tuy ngành y tế huyện đã kịp thời cấp thuốc cho dân xử lý nhưng vẫn có 42 ca bị dịch bệnh tiêu chảy?
    Đặc biệt, từ sau lũ đến nay, trên địa bàn TP Quảng Ngãi đã nảy sinh tình trạng muỗi xuất hiện dày đặc. Từ những vũng nước ứ đọng dài ngày, số lượng muỗi tăng đột biến khiến người dân lo lắng về nguy cơ dịch sốt xuất huyết. Từ đầu năm đến nay, ở Quảng Ngãi đã có hơn 800 ca mắc bệnh này và con số này đang có nguy cơ tăng lên từng ngày. Hiện mỗi tuần riêng Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã tiếp nhận cấp cứu khoảng 20 ca mắc bệnh sốt xuất huyết.
    [​IMG]
    Phun thuốc khử trùng tiêu đọc cho các vùng bị ngập lụt Ảnh: HC​
    Nỗ lực chống dịch trong khó khăn
    Trước tình hình này, trong nỗ lực khắc phục hậu quả lũ lụt, các địa phương miền Trung cũng đang tập trung ngăn chặn tình trạng dịch bệnh bùng phát. Bác sĩ Nguyễn Tam Lãm (Trưởng khoa Dịch tễ, Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng) cho hay, UBND TP đã tạm ứng khẩn cấp 250 triệu đồng cho ngành y tế để nhanh chóng xử lý môi trường và điều trị bệnh sau lũ.
    Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng đã cấp thuốc sát trùng Chloramine B cho hơn 70 trường học, 26.000 hộ dân cư để xử lý nguồn nước, đồng thời phun thuốc diệt muỗi cho 300 điểm ngập lụt. Ngoài ra, trung tâm y tế các quận huyện cũng tiến hành xử lý trên 3.000 hố xí bị ngập, khử trùng 15.000 giếng nước.
    Bác sĩ Huỳnh Công Quang (Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam) cho biết, Sở Y tế tỉnh đã chi tiền mua và vận chuyển khẩn cấp đến các vùng trọng điểm lũ 6.000kg phèn chua, 50 cơ số thuốc để phòng chống dịch bệnh sau lũ. Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng và Viện Pasteur Nha Trang cũng hỗ trợ cho tỉnh 2.000 viên Chloramine, gần 500kg Chloramine B bột để phục vụ cho nhiệm vụ cấp bách này.
    Tại Quảng Ngãi, UBND tỉnh đã chi khẩn cấp cho ngành y tế 500 triệu đồng để mua thuốc, hoá chất phục vụ phòng chống dịch tiêu chảy, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp. Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hồ Minh Nên cho biết đang tích cực phun thuốc diệt muỗi ở các vùng ẩm thấp. Đồng thời tăng cường tuyên truyền người dân làm sạch môi trường sống để góp phần cùng cơ quan chức năng phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
    Tuy nhiên, cơ số thuốc đưa về các địa phương vùng lũ vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu, chỉ mới như ?ođem muối bỏ biển?. Chưa kể, rất nhiều nơi vừa được phun thuốc khử trung tiêu độc sau cơn lũ lịch sử vượt đỉnh lũ năm 1999 (cơn lũ thứ 4 kể từ cuối tháng 10) thì lại bị cơn lũ thứ 5 kéo đến cuốn sạch.
    Mặt khác, lũ lớn cũng làm ngập hàng loạt cơ sở y tế. Tại Quảng Nam, chỉ tính riêng đợt lũ thứ 4 đã có 250 trạm y tế, trụ sở UBND xã bị ngập lụt. Tại Quảng Ngãi cũng có 170 cơ sở nằm trong tình trạng tương tự. Ngập lụt kéo dài đã gây hư hỏng nặng nhiều thiết bị y tế khiến công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn.
    Hiện nay, theo phản ảnh từ các địa phương, chỉ riêng chuyện thiếu bình phun hoá chất cũng đã khiến việc xử lý môi trường ở nhiều nơi tiến hành rất chậm, trong khi dịch bệnh thì vẫn tăng lên từng ngày.
    Hải Châu - Vũ Trung
    Được vietseism sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 21/11/2007
  4. QuangNamNews

    QuangNamNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh:
    Hệ thống chính trị phải vào cuộc khắc phục hậu quả lũ!​
    21:21 24/11/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sáng ngày 24/11, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam về công tác khắc phục hậu quả những trận lũ lụt vừa qua.

    [​IMG]
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm bà con bị thiệt hại nặng do lũ lụt tại huyện Đại Lộc. Ảnh: Vũ Trung​
    Báo cáo với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại cuộc làm việc, lãnh đạo UBND huyện Đại Lộc cho biết: lũ lụt liên tiếp diễn ra đã làm cho huyện Đại Lộc bị thiệt hại nặng nề. Toàn huyện có 13 người chết, 137 người bị thương, trên 700 ngôi nhà bị sập, hư hại nặng? Tổng thiệt hại ước trên 358 tỷ đồng.
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân Quảng Nam trong công tác phòng chống và khắc phục hậu quả nặng nề do những đợt lũ lụt vừa qua, đồng thời chỉ đạo chính quyền từ Trung ương đến các bộ, ngành cần tập trung mọi nguồn lực cứu trợ khẩn cấp cho dân.
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chỉ đạo: "Cần sớm khôi phục chỗ ở cho những hộ dân bị mất nhà cửa, khẩn trương chuẩn bị tốt nhất cho vụ sản xuất Đông Xuân. Công việc khắc phục hậu quả lũ lụt hiện nay cần lưu ý việc xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Không chủ quan lơ là mà phải sẵn sàng phương án 4 tại chỗ trước tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp từ nay đến cuối năm".
    Về lâu dài, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nói riêng, miền Trung nói chung cần phải được quy hoạch, sắp xếp dân cư vùng trũng thấp, ven sông suối, vùng hay xảy ra lũ quét, núi lở theo phương án chủ động ứng phó với thiên tai.
    Chiều cùng ngày, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền thị xã Hội An và đến thăm nhân dân vùng thiệt hại tại xã Cẩm Kim, Hội An.
    Trong những cơn lũ vừa qua, đô thị cổ Hội An có gần 900 ngôi nhà cổ bị hư hại hoặc xuống cấp nghiêm trọng.
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh biểu dương và đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền và người dân thị xã đã chủ động phòng chống lũ, không để thiệt hại về người trong lũ dữ.
    Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Đô thị cổ Hội An giờ là tài sản của cả nhân loại nên việc bảo quản, trùng tu chống xuống cấp các di tích trở thành vấn đề quan trọng cấp thiết. Trung ương sẽ ủng hộ Quảng Nam về các dự án trùng tu tôn tạo di tích, đặc biệt là các kiến trúc cổ ở Hội An".

    [​IMG]
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Bà mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thêm tại xã Cẩm Kim, Hội An. Ảnh: Vũ Trung​
    Trong chuyến thăm và làm việc tại các vùng bị thiệt hại nặng nề do lũ ở xã Đại Cường (Đại Lộc - Quảng Nam), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến thăm, tặng quà gia đình ông Phạm Độ có con là liệt sĩ, hộ bà Mai Thị Phụ là vợ liệt sĩ, hộ Trương Thị Hoa và hộ Nguyễn Thị Thảo là đối tượng xã hội; thăm thân nhân gia đình ông Nguyễn Hữu Nhẫn thiệt mạng trong lũ.
    Tổng Bí thư gửi lời chia buồn sâu sắc tới những gia đình có người thân thiệt mạng trong lũ, chia sẻ những mất mát, khó khăn mà nhiều gia đình vùng lũ phải gánh chịu, động viên bà con nhân dân những lúc như thế này cần đùm bọc, thương yêu nhau, cùng chính quyền địa phương khắc phục khó khăn vươn lên, ổn định cuộc sống, tiếp tục lao động sản xuất nhanh chóng hàn gắn những mất mát do thiên tai gây ra.
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đi kiểm tra tình hình thiệt hại do lũ ở vùng sạt lở ven sông Thu Bồn xã Cẩm Kim (Hội An); thăm, tặng quà gia đình bà Nguyễn Thị Thêm, mẹ liệt sĩ và các hộ gia đình chính sách là Lê Thị Lùn, Trần Thị Liễu, Lê Thị Lư.
    Vũ Trung
    Được quangnamnews sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 25/11/2007
  5. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Quảng Nam xuất hiện dấu chân hổ giữa thị trấn
    Hơn 10 ngày nay, dấu chân của hai con hổ giữa cánh đồng Đông Khương, thuộc khối phố Bình An, thị trấn Nam Phước, Quảng Nam, khiến người dân hoang mang không dám ra đồng, chăn thả trâu bò.
    Chiều 21/12, trung tá Trần Cầu, Trưởng Công an thị trấn Nam Phước, xác nhận thông tin trên là có thật. Theo ông, hiện trường cho thấy nhiều dấu chân giống như hổ trên cánh đồng là cù lao giữa cồn bãi sông Thu Bồn. Một con bò của dân bị chết và chôn tại đây cũng đã bị con thú này đào lên ăn thịt.
    Chính quyền thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, và lực lượng kiểm lâm hôm nay vào cuộc xác minh. "Chúng tôi đã cử cán bộ kiểm lâm tỉnh xuống hiện trường, chụp ảnh, ghi nhận dấu chân. Tuy vậy, hiện giờ vẫn chưa xác định được là hổ hay báo vì loài này có dấu chân giống nhau", ông Diệp Thanh Phong, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, cho biết.
    Cũng theo ông Phong, trước đó, tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, đã xuất hiện 2 con báo mẹ và báo con bị trôi từ rừng xuống đồng bằng sau đợt lũ tháng 11. Hiện báo con đã chết, báo mẹ vẫn còn lưu lạc trong cánh đồng Điện Thắng. Nếu dấu chân trên cánh đồng Đông Khương không phải là con báo bên Điện Thắng bơi qua sông thì nhiều khả năng hổ đã bị trôi dạt từ thượng nguồn xuống trong đợt lũ lớn vừa rồi.
    Trà Bang
  6. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Dân cần biết thú "lạ" là con gì ?
    23:18:58, 23/12/2007
    Hữu Trà - Hồ Trọng

    Người dân Duy Xuyên (Quảng Nam) liên tục đề nghị ngành kiểm lâm sớm có kết luận về con thú "lạ" đang luẩn quẩn ở bãi bồi Đông Khương để có cách loại trừ hiểm họa. Nhưng đến nay, phía kiểm lâm vẫn án binh bất động.
    Không nói đó là con thú gì đang trú ngụ tại bãi bồi Đông Khương, ông Diệp Thanh Phong - Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Nam chỉ cho Thanh Niên biết: "Chúng tôi đã thông báo không được đến khu vực bờ tre nơi nghi vấn có thú dữ đang ở. Ai đến đó nếu xảy ra việc gì chúng tôi không chịu trách nhiệm".
    Trong khi đó, với những dấu chân thú (có móng vuốt sắc, dài hơn 2 cm) hiện diện khắp bãi bồi, thì nhiều người dân làng Bình An đều tin rằng đây chính là thú dữ đã trưởng thành, có thể nặng trên 50 kg. Ông Đoàn Văn Bảy - 67 tuổi ở xã Duy Trinh (Duy Xuyên) nhận xét: "Tôi sống ở rừng ở núi cũng trên 20 năm. Chưa bao giờ tôi nghe có chuyện hổ hay beo trôi lũ, chỉ có trăn núi là thường theo nước lũ về xuôi thôi. Thế nên dân mình ở dưới này cũng hay bắt được trăn núi. Chứ còn hổ hay beo trưởng thành thì không bao giờ bị lũ cuốn trôi. Chỉ có hổ con, beo con do còn nhỏ nên bị nước lũ đẩy đi, thế là hổ mẹ, beo mẹ tìm cách bám theo. Trong chuyện này, tôi khẳng định đây là cặp mẹ con hổ hay beo gì đó chứ không còn thứ nào khác". Ông Bảy nói thêm: "Mà đã là hổ hay beo thì đều nguy hiểm như nhau, đặc biệt khi chúng có con thì rất hung dữ".
    "Thú "lạ" chính là beo !". Đó là khẳng định của một cán bộ trong Ban Quản lý dự án bảo tồn hổ Đông Dương. Từ dấu chân của 2 con thú do Thanh Niên cung cấp, vị chuyên gia này cho rằng đó là 2 con beo: một mẹ và một con, con lớn nặng từ 40 - 45 kg.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Lành, đang canh tác trên bãi bồi nằng nặc xin kiểm lâm và chính quyền cho phép người dân sử dụng "biện pháp mạnh" như đặt bẫy, săn lùng, thậm chí đốt cả 5 bụi tre để tiêu diệt thú dữ. Khi chúng tôi chuyển lời của người dân đến lãnh đạo Công an thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên) thì được trả lời: "Không được ! Nếu đó là hổ, ai mà ra tay thì pháp luật xử lý ngay". Ngày 23.12, trao đổi với Thanh Niên về 2 con thú lạ xuất hiện tại bãi bồi Đông Khương, ông Đặng Đình Nguyên - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam - khẳng định đây là loài thú thuộc bộ móng vuốt, ăn thịt. Ông Nguyên cho rằng còn phải chờ đợi kiểm định chính xác dấu chân mới có thể công bố là con thú gì. Người dân ở Bình An càng lo lắng hơn khi thú ở đây đã lâu, nguồn thức ăn của chúng tại bãi bồi Đông Khương chủ yếu là chuột đồng cũng đang cạn kiệt. Trong ngày 23.12, nhiều người dân ở thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên) và xã Điện Phương (huyện Điện Bàn) vùng giáp ranh bãi bồi Đông Khương phát hiện một số người lạ mặt mà theo họ, đó có thể là thợ săn.
    Bãi bồi Đông Khương rộng hơn 10 ha là nơi sản xuất, tìm kế sinh nhai của hàng ngàn nhân khẩu ở làng Bình An (Nam Phước, Duy Xuyên) và một số xã ở huyện Điện Bàn. Sáng 23.12, những dấu chân mới của con thú dữ đói mồi tiếp tục in dày khắp các thửa đất quanh bãi bồi Đông Khương. Thời điểm này cũng là lúc người dân tập trung ra đồng gieo trồng các loại hoa màu, nên rất cần ngành kiểm lâm có kết luận thú dữ là con gì, bao nhiêu con và nhanh chóng xử lý dứt điểm để người dân an tâm sản xuất.
    Hữu Trà - Hồ Trọng
    (Báo Thanh Niên Online)
  7. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ hỗ trợ các tỉnh vùng lũ thêm 47 tỷ đồng
    22:34'' 24/12/2007 (GMT+7)
    24/12, Thủ tướng *************** đã ký Quyết định hỗ trợ 47 tỷ đồng và 26.165 tấn gạo cho các tỉnh để khắc phục hậu quả mưa lũ trong thời gian vừa qua.
    [​IMG]
    Quảng Nam gồng mình chống lũ.​
    Các tỉnh được hỗ trợ gồm: Ninh Bình 3,3 tỷ đồng, Quảng Trị 1,7 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 5 tỷ đồng, Quảng Nam 11 tỷ đồng, Quảng Ngãi 7 tỷ đồng, Bình Định 9 tỷ đồng, Phú Yên 5 tỷ đồng để mua giống cây trồng và tỉnh Kon Tum 5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả về dân sinh.
    26.165 tấn gạo được xuất từ nguồn Dự trữ quốc gia hỗ trợ với mức hỗ trợ các tỉnh cụ thể là: Ninh Bình 3.275 tấn, Thanh Hóa 3.000 tấn, Nghệ An 2.000 tấn, Hà Tĩnh 1.000 tấn, Quảng Bình 3.000 tấn, Quảng Trị 1.000 tấn, Thừa Thiên Huế 7.390 tấn, Quảng Nam 3.000 tấn, Phú Yên 2.000 tấn và Kon Tum 500 tấn.
    Trước đó, 31/10, Thủ tướng *************** cũng đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xuất không thu tiền 470 tấn lúa giống cho 10 tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 5 và lũ lụt.
    Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND các tỉnh trên chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ số gạo, kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng quy định hiện hành; đồng thời chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định để khắc phục hậu quả mưa lũ.
    Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc các địa phương sử dụng kinh phí, lương thực được hỗ trợ từ Trung ương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    (Theo TTXVN)
  8. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ dấu chân beo , cọp thành dấu chân chó Becgiê sao ko thông báo để bà con yên tâm mà đi làm thế nhỉ?
  9. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Thú lạ" ở Quảng Nam là... chó?
    Hồ Trọng

    [​IMG]
    Dấu chân này là dấu chân của chó berger? (ảnh: Hữu Trà) ​
    Ông Nguyễn Nhung, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) nói rằng, do người dân khối phố Bình An, thị trấn Nam Phước quá bức xúc về dấu chân dày đặc của "2 con thú lạ" ở bãi bồi Đông Khương nên chiều hôm qua, 24.12, Kiểm lâm huyện đã đưa chó berger ra kiểm chứng.
    Cách kiểm chứng như ông Nhung miêu tả là: mượn con chó berger của anh Trần Sang, ở tổ 11, khối phố Bình An, đưa ra bãi Đông Khương. Sau đó cho chó chạy trên bãi và so sánh với dấu chân thú lạ. Cuối cùng kết luận: dấu chân "thú lạ" không có gì lạ, mà chính là dấu chân của một con chó berger nào đó. Ông Nhung còn nói: "chắc con chó berger này (con berger của ông Sang - PV) tối bơi qua sông, sáng bơi về". Về dấu chân con thú nhỏ (chỉ xuất hiện ở ngay khu vực lùm tre duy nhất trên bãi), ông Nhung bảo đó là dấu chân con chó nhỏ của ông Nguyễn Đình Quáng, ở cùng thôn Bình An. Và vào lúc 17 giờ 20 cùng ngày, ông Diệp Thanh Phong, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Nam cũng khẳng định, đó không phải là dấu chân thú dữ. Ông Phong nói đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thông báo đến người dân cứ đi làm việc bình thường, không sợ sệt gì cả, bởi đây không phải là thú dữ.
    Kết luận của đại diện các cơ quan Kiểm lâm tại Quảng Nam không biết có vội vàng quá không, hay chỉ muốn "làm cho xong" để không ai còn phải thắc mắc tại sao ngành kiểm lâm không vào cuộc, rồi đây sẽ rõ. Duy có một điều làm mọi người còn nghi hoặc là không biết tại sao con chó berger của ông Sang hơi bị... "rảnh" mà cứ phải tối tối bơi sang sáng bơi về?
    Hồ Trọng
    (Báo Thanh Niên Online)
    Được vietqna sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 25/12/2007
  10. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    pó tay.com =====>thú lạ là chó bà con ơi.
    =========================================
    Đề nghị truy tố 20 thanh niên đập phá Chùa Cầu



    (Dân trí) - Cơ quan điều tra thị xã Hội An đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển Viện KSND thị xã đề nghị truy tố 20 thanh niên đập phá tan nát di tích Chùa Cầu - biểu tượng của đô thị cổ Hội An.
    Trước đó, liên tục trong 3 ngày đêm, từ 7-9/10, di tích Chùa Cầu bị đập phá trong đêm khiến chính quyền địa phương ?ođau đầu?. Cửa bị hỏng, ***g đèn trang trí bị vứt xuống sông Hoài, thùng phước sương bị cạy và mất hết tiền?

    Sau hai tháng lẩn trốn, kẻ cầm đầu nhóm phá hoại gồm 20 thanh niên, tên Nguyễn Đình Hòa (sinh năm 1991, trú khối phố An Hội, phường Minh An) đã ra đầu thú tại cơ quan công an, hôm 21/12.

    20 thanh niên này bị đề nghị truy tố với tội danh ?oxâm hại di sản trái phép? và ?ocố ý phá hoại di sản?.

    Tường Vy

Chia sẻ trang này