1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức thế giới - bình luận ... ATP WORLD TOUR FINALS 2009 trang 30

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 28/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    TBN và Mỹ đã sẵn sàng cho trận chung kết Davis Cup
    Cuối tuần này, trên sân đất nện tại Seville (Tây Ban Nha), đội chủ nhà và Mỹ sẽ cạnh tranh ngôi vô địch Davis Cup 2004. Đây là cuộc so tài hứa hẹn nhiều hấp dẫn, bởi các tay vợt xứ bò tót có lợi thế ở mặt sân, trong khi Mỹ luôn có thành tích cao ở giải đấu này.
    Tây Ban Nha sẽ trình làng hai cựu tay vợt số 1 thế giới là Carlos Moya và Juan Carlos Ferrero. Còn ở bên phía Mỹ, một cựu tay vợt số 1 thế giới khác, Andy Roddick, cũng sẽ góp mặt. Đây là cơ hội chứng minh sức mạnh của cựu vô địch Mỹ Mở rộng, sau khi anh không đạt được thành tích cá nhân trong năm 2004 như mong đợi.
    Roddick cho biết: "Không ai trong thành phần đội Davis Cup của Mỹ năm nay sở hữu được một danh hiệu Grand Slam. Chính vì vậy, chúng tôi thực sự muốn bù lại bằng chức vô địch Davis Cup. Đó là một niềm vui bất tận. Và nếu điều đó không thành công, chúng tôi sẽ rất buồn. Chức vô địch với một đội hình toàn những tay vợt trẻ sẽ còn ấn tượng hơn". Đồng đội của Roddick, Mardy Fish, thì có một mong muốn cá nhân khác, được chuộc lỗi cho thất bại đau đớn ở chung kết Olympic hồi tháng 8.
    Đội tuyển Mỹ tin rằng họ có lợi thế trong trận đánh đôi, với sự góp mặt của anh em sinh đôi nhà Bryan, Mike và Bob. "Roddick và anh em nhà Bryan chưa hề để thua một set nào tại Davis Cup năm nay. Và chúng tôi thực sự tự tin vào thành tích đó. Chúng tôi không muốn chiến thắng toàn bộ cả 5 trận. Cái quan trọng nhất mà Mỹ cần thời điểm này chỉ là 3 và đủ để mang Cup về nước".
    Cho tới thời điểm này, Mỹ là đội thành công nhất trong lịch sử Davis Cup, nhưng danh hiệu gần nhất của họ đã cách đây 10 năm (1995). Nên lần này, họ thực sự quyết tâm. Nếu xét về thành tích sau 6 lần đối đầu tại Davis Cup, Mỹ đang dẫn với tỷ số 4-2. Thế nhưng, cả hai chiến thắng của Tây Ban Nha đều trên sân đất nện. Đó là lý do tại sao, các tay vợt bò tót quyết định chọn mặt sân sở trường này.
    "Davis Cup năm nay sẽ là giải đấu tuyệt vời. Chơi tại sân nhà, chúng tôi có một lợi thế khá lớn về tâm lý. Nhưng trên thực tế, chúng tôi còn một lợi thế khác là sở hữu những tên tuổi lớn. Tôi chắc rằng không khí tại đây sẽ cực kỳ ấn tượng", Moya cho biết. Mối quan tâm chính của Tây Ban Nha vào thời điểm hiện nay chính là phong độ của Ferrero. 2004 có thể được coi là một năm tệ hại của tay vợt này. Anh bị những trận ốm liên miên và sau đó là các chấn thương kéo dài. Anh đã rút khỏi giải Masters Series tại Paris sau khi chịu đựng những thất bại nặng nề ở Madrid Masters trước đó vài tuần. Nhưng thời gian vừa qua có thể đủ để anh lấy lại năng lượng cho trận chung kết.
    H.L. (theo Eurosport, Davis Cup)
  2. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Tây Ban Nha lần thứ 2 đăng quang Davis Cup
    (VietNamNet) - Carlos Moya đã chơi một trong những trận đấu "hay nhất trong sự nghiệp" để đánh bại Andy Roddick trong 3 séc và mang về cho Tây Ban Nha chức vô địch Davis Cup thứ hai trong lịch sử.
    Trước khi diễn ra trận đấu giữa Roddick và Moya, từ giới chuyên môn lẫn người hâm mộ đều cho rằng, Tây Ban Nha ít có cơ hội vô địch ngay sau trận này do Roddick vẫn được đánh giá nhỉnh hơn Moya và chưa từng thua Moya trong các lần gặp nhau trước đây. Vì thế, tất cả đều chờ đợi trận đấu được dự đoán mang tính quyết định giữa Rafael Nadal và Mardy Fish.
    Thế nhưng Moya đã không bắt các CĐV Tây Ban Nha cuồng nhiệt phải đợi lâu. Trong lần thứ hai gặp Roddick trong năm 2004, Moya đã thi đấu một trận "hay nhất trong đời" như lời anh thừa nhận sau trận đấu để hạ cây vợt số 2 TG sau 3 séc với các tỷ số 6-2, 7-6 (7/1) và 7-6 (7/5). Chiến thắng của Moya chính thức đưa Tây Ban Nha giành chức vô địch Davis Cup 2004 mà không phải chờ trận đánh đơn cuối cùng.

    Moya chơi một trận để đời.
    Bước vào trận đấu, với lợi thế mặt sân và khán giả nhà, Moya đã ngay lập tức giành ưu thế trước Roddick bằng lối chơi tấn công không biết e ngại. Séc đầu tiên kết thúc nhanh chóng với tỷ số 6-2 nghiêng về Moya, sau khi tay vợt này đã dẫn trước đến 4-0.
    Roddick chỉ bừng tỉnh ở các séc tiếp theo và vẫn phát huy tốt những cú giao bóng cực mạnh của mình. Séc thứ hai phải phân định bằng loạt tie-break nhưng ở loạt đấu này, Roddick lại phạm quá nhiều lỗi tự đánh hỏng và thua với cách biệt điểm khá lớn (1-7). Kịch bản ở séc thứ ba tương tự khi hai đối thủ bám đuổi nhau từng ván đấu một.
    Nhưng sự khác biệt là ở chỗ, Moya đã biết thắng trong cả những ván đấu mà Roddick cầm giao bóng. Bất chấp tốc độ kinh hồn của những quả giao bóng (Roddick có 12 cú ăn điểm trực tiếp), Moya vẫn khôn kéo và lạnh lùng đưa bóng về các góc sân, buộc Roddick phải phạm lỗi hoặc đánh trả không hiểm.
    Điều dễ nhận thấy khác là Moya thi đấu với thần kinh vững vàng hơn Roddick rất nhiều. Trong 6 lần có cơ hội "break points", Moya tận dụng được 3 trong khi Roddick chỉ duy nhất 1 lần thành công dù đã có đến 8 cơ hội. Thần kinh thép chính là chìa khoá giúp Moya thắng tiếp séc thứ 3 sau loạt tie-break với tỷ số 7-6 (7/5) để qua đó giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 3-0.

    Những nhà vô địch mới của Davis Cup.​
    Khó mà tả hết niềm vui của các tay vợt Tây Ban Nha cũng như hơn 27.000 khán giả có mặt trên sân La Cartuja. Moya được các đồng đội tung lên như người hùng bởi chính anh đã mang về 2 trận thắng quý giá cho Tây Ban Nha (thắng cả Roddick và Fish). "Tôi đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi. Tôi không nghĩ sẽ còn điều gì vĩ đại hơn khoảnh khắc mà chúng tôi đang sống" - Moya nghẹn ngào.
    Chiến thắng này càng có ý nghĩa với Moya bởi 4 năm trước anh đã không thể có mặt trong ĐT Tây Ban Nha vô địch Davis Cup do chấn thương. Còn với Rafael Nadal, anh trở thành cậy vợt trẻ nhất trong lịch sử giành chức vô địch Davis Cup khi mới 18 tuổi, 187 ngày.
    "Thiên thời, địa lợi..."
    Tỷ số cuối cùng của trận chung kết Davis Cup 2004 là 3-2 nghiêng về Tây Ban Nha do Fish thắng Robredo trong trận đơn cuối không còn ý nghĩa. Đây mới là lần thứ hai trong lịch sử Tây Ban Nha vô địch Davis Cup. Cả hai lần đều trên sân nhà và cùng ở mặt sân đất nện (lần trước là năm 2000, thắng Australia tại Valencia).
    Có 2 nguyên nhân chính làm nên thắng lợi cho Tây Ban Nha: khán giả và mặt sân. Trong 3 ngày diễn ra trận chung kết Davis Cup, sân Cartuja ở Sevilla luôn ở trong tình trạng quá tải với con số thường trực hơn 27.000 khán giả mỗi trận, con số cao nhất trong lịch sử Davis Cup. Chính sự cổ vũ máu lửa của các CĐV Tây Ban Nha đã khiến các tay vợt Mỹ, điển hình là Roddick bị "cóng".

    Sau trận đánh đơn thua Nadal, Roddick đã phải thốt lên: "Thật điên rồ. Họ làm mọi thứ để cổ động VĐV của họ". Cũng chính khán giả nhà khiến những tay vợt tưởng như đang xuống dốc (Moya) hay còn thiếu kinh nghiệm (Nadal) chơi với tất cả khả năng và khát khao chiến thắng, điều mà các đối thủ Mỹ khó thể hiện được.
    Nguyên nhân thứ hai cực kỳ quan trọng giúp Tây Ban Nha chiến thắng, đó là mặt sân đất nện. Là chủ nhà của trận chung kết, Tây Ban Nha đã chọn một mặt sân "lì" nhất từ trước đến nay để hạn chế đến mức tối đa ưu thế sức mạnh và tốc độ trong lối chơi của Andy Roddick, chủ lực của ĐT Mỹ. Không còn áp đảo được bằng những pha giao bóng (do bóng nảy lên chậm hơn mặt sân cứng), Roddick buộc phải gác vợt trước sự già dặn của Moya hay sự máu lửa của Nadal.

    Ngoài 2 yếu tố nêu trên, Tây Ban Nha cũng chiến thắng xứng đáng nhờ thực lực đồng đều hơn. Trong khi cả Moya lẫn Nadal đều có phẩm chất cá nhân thì ĐT Mỹ lai chỉ trông chờ được vào Roddick.
    Anh em nhà Bryan dù có mạnh cũng chỉ đem về một trận thắng (đánh đôi), còn lại 4 trận đơn đều trông chờ vào Roddick do Mardy Fish đuối hơn hẳn 2 cây vợt Tây Ban Nha.
    Yêu cầu này quá sức với Roddick bởi cây vợt này chưa bao giờ chơi hay trên sân đất nện và về kinh nghiệm vẫn chưa thể già dặn bằng Carlos Moya.
    Tuy nhiên, Roddick vẫn có thể hiên ngang rời sân do anh đã thi đấu hết khả năng của mình. "Vấn đề là ĐT Mỹ cần cải thiện trình độ của mình hơn nữa" - Roddick nói. Chính xác là vậy.
    Các đội vô địch Davis Cup 10 năm gần đây
    2004 : Tây Ban thắng Nha Mỹ 3-2
    2003 : Australia thắng Tây Ban Nha 3-1
    2002 : Nga thắng Pháp 3-2
    2001 : Pháp thắng Australia 3-2
    2000 : Tây Ban thắng Nha Australia 3-1
    1999 : Australia thắng Pháp 3-2
    1998 : Thuỵ Điển thắng Italia 4-1
    1997 : Thuỵ Điển thắng Mỹ 5-0
    1996 : Pháp thắng Thuỵ Điển 3-2
    1995 : Mỹ thắng Nga 3-2
    1994 : Thuỵ Điển thắng Nga 4-1
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 05:49 ngày 06/12/2004
  3. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Tây Ban Nha lần thứ 2 đăng quang Davis Cup
    (VietNamNet) - Carlos Moya đã chơi một trong những trận đấu "hay nhất trong sự nghiệp" để đánh bại Andy Roddick trong 3 séc và mang về cho Tây Ban Nha chức vô địch Davis Cup thứ hai trong lịch sử.
    Trước khi diễn ra trận đấu giữa Roddick và Moya, từ giới chuyên môn lẫn người hâm mộ đều cho rằng, Tây Ban Nha ít có cơ hội vô địch ngay sau trận này do Roddick vẫn được đánh giá nhỉnh hơn Moya và chưa từng thua Moya trong các lần gặp nhau trước đây. Vì thế, tất cả đều chờ đợi trận đấu được dự đoán mang tính quyết định giữa Rafael Nadal và Mardy Fish.
    Thế nhưng Moya đã không bắt các CĐV Tây Ban Nha cuồng nhiệt phải đợi lâu. Trong lần thứ hai gặp Roddick trong năm 2004, Moya đã thi đấu một trận "hay nhất trong đời" như lời anh thừa nhận sau trận đấu để hạ cây vợt số 2 TG sau 3 séc với các tỷ số 6-2, 7-6 (7/1) và 7-6 (7/5). Chiến thắng của Moya chính thức đưa Tây Ban Nha giành chức vô địch Davis Cup 2004 mà không phải chờ trận đánh đơn cuối cùng.

    Moya chơi một trận để đời.
    Bước vào trận đấu, với lợi thế mặt sân và khán giả nhà, Moya đã ngay lập tức giành ưu thế trước Roddick bằng lối chơi tấn công không biết e ngại. Séc đầu tiên kết thúc nhanh chóng với tỷ số 6-2 nghiêng về Moya, sau khi tay vợt này đã dẫn trước đến 4-0.
    Roddick chỉ bừng tỉnh ở các séc tiếp theo và vẫn phát huy tốt những cú giao bóng cực mạnh của mình. Séc thứ hai phải phân định bằng loạt tie-break nhưng ở loạt đấu này, Roddick lại phạm quá nhiều lỗi tự đánh hỏng và thua với cách biệt điểm khá lớn (1-7). Kịch bản ở séc thứ ba tương tự khi hai đối thủ bám đuổi nhau từng ván đấu một.
    Nhưng sự khác biệt là ở chỗ, Moya đã biết thắng trong cả những ván đấu mà Roddick cầm giao bóng. Bất chấp tốc độ kinh hồn của những quả giao bóng (Roddick có 12 cú ăn điểm trực tiếp), Moya vẫn khôn kéo và lạnh lùng đưa bóng về các góc sân, buộc Roddick phải phạm lỗi hoặc đánh trả không hiểm.
    Điều dễ nhận thấy khác là Moya thi đấu với thần kinh vững vàng hơn Roddick rất nhiều. Trong 6 lần có cơ hội "break points", Moya tận dụng được 3 trong khi Roddick chỉ duy nhất 1 lần thành công dù đã có đến 8 cơ hội. Thần kinh thép chính là chìa khoá giúp Moya thắng tiếp séc thứ 3 sau loạt tie-break với tỷ số 7-6 (7/5) để qua đó giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 3-0.

    Những nhà vô địch mới của Davis Cup.​
    Khó mà tả hết niềm vui của các tay vợt Tây Ban Nha cũng như hơn 27.000 khán giả có mặt trên sân La Cartuja. Moya được các đồng đội tung lên như người hùng bởi chính anh đã mang về 2 trận thắng quý giá cho Tây Ban Nha (thắng cả Roddick và Fish). "Tôi đã chờ đợi giây phút này quá lâu rồi. Tôi không nghĩ sẽ còn điều gì vĩ đại hơn khoảnh khắc mà chúng tôi đang sống" - Moya nghẹn ngào.
    Chiến thắng này càng có ý nghĩa với Moya bởi 4 năm trước anh đã không thể có mặt trong ĐT Tây Ban Nha vô địch Davis Cup do chấn thương. Còn với Rafael Nadal, anh trở thành cậy vợt trẻ nhất trong lịch sử giành chức vô địch Davis Cup khi mới 18 tuổi, 187 ngày.
    "Thiên thời, địa lợi..."
    Tỷ số cuối cùng của trận chung kết Davis Cup 2004 là 3-2 nghiêng về Tây Ban Nha do Fish thắng Robredo trong trận đơn cuối không còn ý nghĩa. Đây mới là lần thứ hai trong lịch sử Tây Ban Nha vô địch Davis Cup. Cả hai lần đều trên sân nhà và cùng ở mặt sân đất nện (lần trước là năm 2000, thắng Australia tại Valencia).
    Có 2 nguyên nhân chính làm nên thắng lợi cho Tây Ban Nha: khán giả và mặt sân. Trong 3 ngày diễn ra trận chung kết Davis Cup, sân Cartuja ở Sevilla luôn ở trong tình trạng quá tải với con số thường trực hơn 27.000 khán giả mỗi trận, con số cao nhất trong lịch sử Davis Cup. Chính sự cổ vũ máu lửa của các CĐV Tây Ban Nha đã khiến các tay vợt Mỹ, điển hình là Roddick bị "cóng".

    Sau trận đánh đơn thua Nadal, Roddick đã phải thốt lên: "Thật điên rồ. Họ làm mọi thứ để cổ động VĐV của họ". Cũng chính khán giả nhà khiến những tay vợt tưởng như đang xuống dốc (Moya) hay còn thiếu kinh nghiệm (Nadal) chơi với tất cả khả năng và khát khao chiến thắng, điều mà các đối thủ Mỹ khó thể hiện được.
    Nguyên nhân thứ hai cực kỳ quan trọng giúp Tây Ban Nha chiến thắng, đó là mặt sân đất nện. Là chủ nhà của trận chung kết, Tây Ban Nha đã chọn một mặt sân "lì" nhất từ trước đến nay để hạn chế đến mức tối đa ưu thế sức mạnh và tốc độ trong lối chơi của Andy Roddick, chủ lực của ĐT Mỹ. Không còn áp đảo được bằng những pha giao bóng (do bóng nảy lên chậm hơn mặt sân cứng), Roddick buộc phải gác vợt trước sự già dặn của Moya hay sự máu lửa của Nadal.

    Ngoài 2 yếu tố nêu trên, Tây Ban Nha cũng chiến thắng xứng đáng nhờ thực lực đồng đều hơn. Trong khi cả Moya lẫn Nadal đều có phẩm chất cá nhân thì ĐT Mỹ lai chỉ trông chờ được vào Roddick.
    Anh em nhà Bryan dù có mạnh cũng chỉ đem về một trận thắng (đánh đôi), còn lại 4 trận đơn đều trông chờ vào Roddick do Mardy Fish đuối hơn hẳn 2 cây vợt Tây Ban Nha.
    Yêu cầu này quá sức với Roddick bởi cây vợt này chưa bao giờ chơi hay trên sân đất nện và về kinh nghiệm vẫn chưa thể già dặn bằng Carlos Moya.
    Tuy nhiên, Roddick vẫn có thể hiên ngang rời sân do anh đã thi đấu hết khả năng của mình. "Vấn đề là ĐT Mỹ cần cải thiện trình độ của mình hơn nữa" - Roddick nói. Chính xác là vậy.
    Các đội vô địch Davis Cup 10 năm gần đây
    2004 : Tây Ban thắng Nha Mỹ 3-2
    2003 : Australia thắng Tây Ban Nha 3-1
    2002 : Nga thắng Pháp 3-2
    2001 : Pháp thắng Australia 3-2
    2000 : Tây Ban thắng Nha Australia 3-1
    1999 : Australia thắng Pháp 3-2
    1998 : Thuỵ Điển thắng Italia 4-1
    1997 : Thuỵ Điển thắng Mỹ 5-0
    1996 : Pháp thắng Thuỵ Điển 3-2
    1995 : Mỹ thắng Nga 3-2
    1994 : Thuỵ Điển thắng Nga 4-1
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 05:49 ngày 06/12/2004
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Quần vợt Australia - Chỉ còn một cánh én
    Chưa bao giờ Australia lại thiếu ngôi sao quần vợt như lúc này. Trong top 100 tay vợt hàng đầu thế giới, chỉ còn một mình Lleyton Hewitt đến từ xứ sở Kanguroo.
    Tay vợt số 3 thế giới Lleyton Hewitt đơn độc đại diện cho Australia giữa những ngôi sao quần vợt Tây Ban Nha, Mỹ, Argentina? sau khi người đồng hương Wayne Arthurs tụt xuống vị trí 102. Tay vợt kỳ cựu Mark Philippoussis, người từng lọt vào chung kết các giải Wimbledon và Mỹ mở rộng, thậm chí còn có kết quả tồi hơn khi lặn ngụp ở vị trí 109. Mùa giải trước, Philippoussis đã dẫn dắt đội Australia giành chức vô địch Davis Cup lần thứ 28. Nhưng năm nay, anh chỉ còn là cái bóng mờ của chính mình.


    Chỉ còn LLeyton Hewitt. ​

    Khi giành chức vô địch giải các tay vợt trẻ tại Wimbledon, Todd Reid từng là niềm hy vọng của quần vợt Australia. Song với những ảnh hưởng của chứng viêm các tuyến bạch cầu và chấn thương ở chân dai dẳng, thành tích của Todd Reid cũng rất nghèo nàn. Anh xếp thứ 128 thế giới, cao hơn một tay vợt Úc khác là Peter Luczak 20 bậc.
    Chỉ ít năm trước đây, Australia đã có cả tá tay vợt trong top 100 thế giới. Và xa hơn nữa, những năm 50, 60 thế kỷ trước, họ giành được 15 chức vô địch Davis Cup trong vòng 20 năm.
    Nhưng giờ thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Thực trạng đáng báo động của quần vợt Australia càng thể hiện rõ khi người ta làm phép so sánh giữa các tay vợt xứ sở Kanguroo với những người đồng nghiệp đến từ xứ sở bò tót, nhà tân vô địch Davis Cup.
    Tay vợt xếp thứ 10 của Australia là Jaymon Crabb hiện xếp thứ 404 thế giới. Trong khi đó, Tây Ban Nha có 14 tay vợt lọt vào top 100 ATP. Thậm chí, David Sanchez, tay vợt số 10 của họ cũng có được thứ hạng 74 thế giới.

    Philippoussis chợt lóe sáng rồi...mất hút.​

    Sự tụt dốc của quần vợt Australia còn được đo bằng hố sâu ngăn cách trong kết quả thi đấu giữa Hewitt và những tay vợt còn lại. Trên bảng xếp hạng ATP, Hewitt hiện có 3590 điểm trong khi Arthurs chỉ có 433 điểm, Philippoussis có 400 điểm. Với việc giành được 4 gianh hiệu cùng với hai ngôi á quân tại giải Mỹ mở rộng và Masters Cup trong năm nay, số điểm của Hewitt còn nhiều hơn tổng số điểm của 64 tay vợt khác của Australia.
    Uỷ ban Thể thao Australia vừa mới lên tiếng chỉ trích chương trình phát triển quần vợt của nước này. Họ yêu cầu hệ thống đào tạo quần vợt trẻ của mình phải được cải tiến. Động thái đầu tiên cho công việc cải tổ là việc một người đứng đầu mới trông nom công tác phát triển quần vợt trẻ của Australia sắp được chỉ định.
  5. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Quần vợt Australia - Chỉ còn một cánh én
    Chưa bao giờ Australia lại thiếu ngôi sao quần vợt như lúc này. Trong top 100 tay vợt hàng đầu thế giới, chỉ còn một mình Lleyton Hewitt đến từ xứ sở Kanguroo.
    Tay vợt số 3 thế giới Lleyton Hewitt đơn độc đại diện cho Australia giữa những ngôi sao quần vợt Tây Ban Nha, Mỹ, Argentina? sau khi người đồng hương Wayne Arthurs tụt xuống vị trí 102. Tay vợt kỳ cựu Mark Philippoussis, người từng lọt vào chung kết các giải Wimbledon và Mỹ mở rộng, thậm chí còn có kết quả tồi hơn khi lặn ngụp ở vị trí 109. Mùa giải trước, Philippoussis đã dẫn dắt đội Australia giành chức vô địch Davis Cup lần thứ 28. Nhưng năm nay, anh chỉ còn là cái bóng mờ của chính mình.


    Chỉ còn LLeyton Hewitt. ​

    Khi giành chức vô địch giải các tay vợt trẻ tại Wimbledon, Todd Reid từng là niềm hy vọng của quần vợt Australia. Song với những ảnh hưởng của chứng viêm các tuyến bạch cầu và chấn thương ở chân dai dẳng, thành tích của Todd Reid cũng rất nghèo nàn. Anh xếp thứ 128 thế giới, cao hơn một tay vợt Úc khác là Peter Luczak 20 bậc.
    Chỉ ít năm trước đây, Australia đã có cả tá tay vợt trong top 100 thế giới. Và xa hơn nữa, những năm 50, 60 thế kỷ trước, họ giành được 15 chức vô địch Davis Cup trong vòng 20 năm.
    Nhưng giờ thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Thực trạng đáng báo động của quần vợt Australia càng thể hiện rõ khi người ta làm phép so sánh giữa các tay vợt xứ sở Kanguroo với những người đồng nghiệp đến từ xứ sở bò tót, nhà tân vô địch Davis Cup.
    Tay vợt xếp thứ 10 của Australia là Jaymon Crabb hiện xếp thứ 404 thế giới. Trong khi đó, Tây Ban Nha có 14 tay vợt lọt vào top 100 ATP. Thậm chí, David Sanchez, tay vợt số 10 của họ cũng có được thứ hạng 74 thế giới.

    Philippoussis chợt lóe sáng rồi...mất hút.​

    Sự tụt dốc của quần vợt Australia còn được đo bằng hố sâu ngăn cách trong kết quả thi đấu giữa Hewitt và những tay vợt còn lại. Trên bảng xếp hạng ATP, Hewitt hiện có 3590 điểm trong khi Arthurs chỉ có 433 điểm, Philippoussis có 400 điểm. Với việc giành được 4 gianh hiệu cùng với hai ngôi á quân tại giải Mỹ mở rộng và Masters Cup trong năm nay, số điểm của Hewitt còn nhiều hơn tổng số điểm của 64 tay vợt khác của Australia.
    Uỷ ban Thể thao Australia vừa mới lên tiếng chỉ trích chương trình phát triển quần vợt của nước này. Họ yêu cầu hệ thống đào tạo quần vợt trẻ của mình phải được cải tiến. Động thái đầu tiên cho công việc cải tổ là việc một người đứng đầu mới trông nom công tác phát triển quần vợt trẻ của Australia sắp được chỉ định.
  6. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    ITF tôn vinh Roger Federer và Anastasia Myskina


    Tay vợt nam người Thụy Sĩ và tay vợt nữ của Nga đã vinh dự nhận những danh hiệu cao quý nhất năm 2004 của Liên đoàn Quần vợt thế giới. Đây là sự ghi nhận xứng đáng những thành tích mà hai tay vợt này đạt được trong năm vừa qua.
    ?oRoger Federer là sự lựa chọn không thể bàn cãi. Những màn trình diễn của anh ấy trong năm vừa qua đã tự nói lên tất cả?, Chủ tịch ITF, Francesco Ricci Bitti, cho biết. ?oCòn việc lựa chọn Anastasia Myskina được quyết định sau khi tay vợt này lọt vào bán kết Olympic và chiến thắng cả 7 trận đấu đơn tại Fed Cup 2004. Chúng tôi tự hào khi cả hai là những hình ảnh tiêu biểu nhất của quần vợt thế giới năm 2004".
    2004 thực sự là một năm không thể nào quên của Roger Federer. Hầu hết các danh hiệu lớn trong năm anh đều không bỏ qua. 11 danh hiệu nằm trong quyền sở hữu của Federer, 74 chiến thắng trong số 80 trận đấu. Anh còn toàn thắng cả 18 trận trước những tay vợt trong top 10 thế giới. Chưa hết, Federer đã đại diện cho Thụy Sĩ ở cả Davis Cup lẫn Olympic Games. Tại thế vận hội này, anh vinh dự được cầm cờ cho đoàn thể thao Thụy Sĩ. Anh còn là chủ nhân của vô số các danh hiệu cá nhân khác.
    Khi còn chơi ở nhóm trẻ, Federer cũng đã từng được chọn là tay vợt tiêu biểu nhất của ITF. Cho đến nay, anh mới chỉ là người thứ 5 giành cả hai vinh dự cho hai lứa tuổi, kể từ lần bầu chọn đầu tiên năm 1978, tiếp sau Ivan Lendl, Stefan Edberg, Martina Hingis và Andy Roddick.
    Ít thành tích hơn người đồng nghiệp nam, nhưng Myskina cũng xứng đáng với danh hiệu này nhờ chức vô địch Pháp Mở rộng, Fed Cup... Chị còn lập được kỳ tích là tay vợt Nga đầu tiên nhận vinh dự của ITF.
    Hệ thống tính điểm cho danh hiệu cuối năm của ITF dựa vào thành tích của hầu hết các giải đấu, bao gồm cả Grand Slam, các giải cuối năm, Olympic, Cup đồng đội...
    Cũng theo thông báo của ITF, các tay vợt nam Bob và Mike Bryan (Mỹ), các tay vợt nữ Virginia Ruano Pascual (Tây Ban Nha) và Paola Suarez (Argentina) là những đôi vợt xuất sắc của năm 2004.
    Buổi lễ tôn vinh các tay vợt đạt thành tích cao trong năm 2004 sẽ được tổ chức ngày 31/5/2005 ở Paris, trong thời gian diễn ra giải Pháp Mở rộng.
  7. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    ITF tôn vinh Roger Federer và Anastasia Myskina


    Tay vợt nam người Thụy Sĩ và tay vợt nữ của Nga đã vinh dự nhận những danh hiệu cao quý nhất năm 2004 của Liên đoàn Quần vợt thế giới. Đây là sự ghi nhận xứng đáng những thành tích mà hai tay vợt này đạt được trong năm vừa qua.
    ?oRoger Federer là sự lựa chọn không thể bàn cãi. Những màn trình diễn của anh ấy trong năm vừa qua đã tự nói lên tất cả?, Chủ tịch ITF, Francesco Ricci Bitti, cho biết. ?oCòn việc lựa chọn Anastasia Myskina được quyết định sau khi tay vợt này lọt vào bán kết Olympic và chiến thắng cả 7 trận đấu đơn tại Fed Cup 2004. Chúng tôi tự hào khi cả hai là những hình ảnh tiêu biểu nhất của quần vợt thế giới năm 2004".
    2004 thực sự là một năm không thể nào quên của Roger Federer. Hầu hết các danh hiệu lớn trong năm anh đều không bỏ qua. 11 danh hiệu nằm trong quyền sở hữu của Federer, 74 chiến thắng trong số 80 trận đấu. Anh còn toàn thắng cả 18 trận trước những tay vợt trong top 10 thế giới. Chưa hết, Federer đã đại diện cho Thụy Sĩ ở cả Davis Cup lẫn Olympic Games. Tại thế vận hội này, anh vinh dự được cầm cờ cho đoàn thể thao Thụy Sĩ. Anh còn là chủ nhân của vô số các danh hiệu cá nhân khác.
    Khi còn chơi ở nhóm trẻ, Federer cũng đã từng được chọn là tay vợt tiêu biểu nhất của ITF. Cho đến nay, anh mới chỉ là người thứ 5 giành cả hai vinh dự cho hai lứa tuổi, kể từ lần bầu chọn đầu tiên năm 1978, tiếp sau Ivan Lendl, Stefan Edberg, Martina Hingis và Andy Roddick.
    Ít thành tích hơn người đồng nghiệp nam, nhưng Myskina cũng xứng đáng với danh hiệu này nhờ chức vô địch Pháp Mở rộng, Fed Cup... Chị còn lập được kỳ tích là tay vợt Nga đầu tiên nhận vinh dự của ITF.
    Hệ thống tính điểm cho danh hiệu cuối năm của ITF dựa vào thành tích của hầu hết các giải đấu, bao gồm cả Grand Slam, các giải cuối năm, Olympic, Cup đồng đội...
    Cũng theo thông báo của ITF, các tay vợt nam Bob và Mike Bryan (Mỹ), các tay vợt nữ Virginia Ruano Pascual (Tây Ban Nha) và Paola Suarez (Argentina) là những đôi vợt xuất sắc của năm 2004.
    Buổi lễ tôn vinh các tay vợt đạt thành tích cao trong năm 2004 sẽ được tổ chức ngày 31/5/2005 ở Paris, trong thời gian diễn ra giải Pháp Mở rộng.
  8. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Federer, Maria Sharapova và Anastasia Myskina có tên trong danh sách VĐV tiêu biểu nhất thế giới 2004 của Reuters
    Federer và Holmes - hai VĐV tiêu biểu nhất thế giới 2004

    Với ba danh hiệu Grand Slam và chức vô địch Masters Cup, tay vợt Thụy Sĩ Federer xứng đáng về nhất trong cuộc bầu chọn của Reuters cho danh hiệu nam vận động viên nổi bật nhất của thể thao thế giới 2004. Vinh quang của phái nữ thuộc về Kelly Holmes.
    33 phóng viên và biên tập viên Reuters ở hơn 20 quốc gia đã tham gia cuộc bầu chọn này. Mỗi người chọn 3 gương mặt vào các vị trí từ thứ nhất đến thứ ba. Dẫn đầu được 3 điểm, 2 điểm cho vị trí thứ hai và vị trí thứ ba nhận 1 điểm. Cuộc bầu chọn được tiến hành trong thời gian từ 15 đến 20/12.
    Roger Federer tiếp tục khẳng định vị thế số một của mình trên đấu trường thể thao thế giới khi đạt được 53 điểm (số điểm tối đa là 99). Với 32 điểm, vận động viên tiêu biểu nhất của Thế vận hội Athens, kình ngư người Mỹ, Michael Phelps, xếp ở vị trí thứ hai. Anh là chủ nhân của 6 HC vàng và 2 HC đồng ở môn bơi lội Olympic 2004. Người về nhất trong cuộc bầu chọn năm ngoái, tay đua nổi tiếng của Tour de France, Lance Armstrong, chỉ đứng thứ ba năm nay. Anh đạt được 26 điểm.
    Vị trí thứ tư thuộc về vận động viên chạy 1.500 và 5.000 m, El Guerrouj (Marốc), với 24 điểm. Tay đua F1 từng 7 lần vô địch thế giới, Michael Schumacher, và tay golf, Vijay Singh, với số phiếu lần lượt là 22 và 20 đứng thứ 5 và 6.
    Với hai chiến thắng tại cự ly chạy 800 m và 1.500 m tại Athens, vận động viên điền kinh người Anh, Kelly Holmes, đã đạt 68 điểm, xếp thứ nhất trong cuộc bầu chọn nữ vận động viên tiêu biểu nhất thế giới 2004.
    Vị trí thứ hai được dành cho người đẹp Nga, Maria Sharapova. Danh hiệu Wimbledon, chức vô địch giải đấu cuối năm và một số đấu trường khác đã đưa tay vợt trẻ mới 17 tuổi vượt qua hàng loạt tên tuổi gạo cội khác trong làng thể thao thế giới. Đồng hương của Sharapova, tay vợt vô địch Pháp Mở rộng, Anastasia Myskina, cũng có tên trong danh sách này với vị trí thứ 5.
    Vị trí thứ ba và tư lần lượt thuộc về vận động viên điền kinh người Thụy Điển, Carolina Kluft (28 điểm) và Annika Sorenstam (23 điểm). Tay golf Sorenstam là người đứng vị trí thứ nhất trong cuộc bầu chọn năm ngoái.
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 24/12/2004
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Federer, Maria Sharapova và Anastasia Myskina có tên trong danh sách VĐV tiêu biểu nhất thế giới 2004 của Reuters
    Federer và Holmes - hai VĐV tiêu biểu nhất thế giới 2004

    Với ba danh hiệu Grand Slam và chức vô địch Masters Cup, tay vợt Thụy Sĩ Federer xứng đáng về nhất trong cuộc bầu chọn của Reuters cho danh hiệu nam vận động viên nổi bật nhất của thể thao thế giới 2004. Vinh quang của phái nữ thuộc về Kelly Holmes.
    33 phóng viên và biên tập viên Reuters ở hơn 20 quốc gia đã tham gia cuộc bầu chọn này. Mỗi người chọn 3 gương mặt vào các vị trí từ thứ nhất đến thứ ba. Dẫn đầu được 3 điểm, 2 điểm cho vị trí thứ hai và vị trí thứ ba nhận 1 điểm. Cuộc bầu chọn được tiến hành trong thời gian từ 15 đến 20/12.
    Roger Federer tiếp tục khẳng định vị thế số một của mình trên đấu trường thể thao thế giới khi đạt được 53 điểm (số điểm tối đa là 99). Với 32 điểm, vận động viên tiêu biểu nhất của Thế vận hội Athens, kình ngư người Mỹ, Michael Phelps, xếp ở vị trí thứ hai. Anh là chủ nhân của 6 HC vàng và 2 HC đồng ở môn bơi lội Olympic 2004. Người về nhất trong cuộc bầu chọn năm ngoái, tay đua nổi tiếng của Tour de France, Lance Armstrong, chỉ đứng thứ ba năm nay. Anh đạt được 26 điểm.
    Vị trí thứ tư thuộc về vận động viên chạy 1.500 và 5.000 m, El Guerrouj (Marốc), với 24 điểm. Tay đua F1 từng 7 lần vô địch thế giới, Michael Schumacher, và tay golf, Vijay Singh, với số phiếu lần lượt là 22 và 20 đứng thứ 5 và 6.
    Với hai chiến thắng tại cự ly chạy 800 m và 1.500 m tại Athens, vận động viên điền kinh người Anh, Kelly Holmes, đã đạt 68 điểm, xếp thứ nhất trong cuộc bầu chọn nữ vận động viên tiêu biểu nhất thế giới 2004.
    Vị trí thứ hai được dành cho người đẹp Nga, Maria Sharapova. Danh hiệu Wimbledon, chức vô địch giải đấu cuối năm và một số đấu trường khác đã đưa tay vợt trẻ mới 17 tuổi vượt qua hàng loạt tên tuổi gạo cội khác trong làng thể thao thế giới. Đồng hương của Sharapova, tay vợt vô địch Pháp Mở rộng, Anastasia Myskina, cũng có tên trong danh sách này với vị trí thứ 5.
    Vị trí thứ ba và tư lần lượt thuộc về vận động viên điền kinh người Thụy Điển, Carolina Kluft (28 điểm) và Annika Sorenstam (23 điểm). Tay golf Sorenstam là người đứng vị trí thứ nhất trong cuộc bầu chọn năm ngoái.
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 24/12/2004
  10. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Quần vợt thế giới: một năm nhìn lại
    (Tuổi trẻ Online) - Làng quần vợt thế giới năm 2004 đã chứng kiến sự lên ngôi của Tân Vương Roger Federer ở nội dung đơn nam và sự thống trị của các búp bê Nga ở nội dung đon nữ, tuy nhiên đó chỉ là 2 trong vô số những sự kiện đã xảy ra trong năm nay.
    Đôi trai tài gái sắc Lleyton Hewitt và Kim Clijster đã mở đầu năm 2004 bằng việc công khai mối quan hệ tình cảm của họ. Nhưng đáng tiếc là chỉ 10 tháng sau, đôi uyên ương này buộc phải chia tay nhau.
    Có đến 3/4 các trận chung kết Grand Slam nội dung đơn nữ là chuyện nội bộ của 2 nước Bỉ và Nga: Úc mở rộng: Kim Clijster >< Justin Henin-Hardenne (Bỉ); Roland Garros: Anastasia Myskina >< Elena Dementieva (Nga); Mỹ mở rộng: Svetlana Kuznetsova >< Elena Dementieva (Nga).
    Tay vợt người Mỹ Andy Roddick đã thiết lập kỷ lục thế giới mới về vận tốc giao bóng sau khi anh thực hiện được một quả giao bóng đạt vận tốc 153 dặm/giờ.
    Tại giải Roland Garros 2004, trận đấu giữa 2 tay vợt chủ nhà Fabrice Santoro >< Arnaud Clement đã diễn ra trong một thời gian kéo dài kỷ lục: 6 giờ 36 phút. Fabrice Santoro đã giành được chiến thắng chung cuộc với tỷ số 6-3, 6-4, 6-7, 3-6 và 16-14.
    Roger Federer đã đánh bại tất cả những đội thủ cạnh tranh trực tiếp và bước lên ngôi Vương trong sự tâm phục khẩu phục của các tay vợt khác. Năm 2005 hứa hẹn sẽ diễn ra những trận đấu cực kỳ gay go giữa Federer, Safin, Hewitt và Roddick. Cả 3 tay vợt Safin, Hewitt và Roddick đều xác định mục tiêu chính của mình trong năm tới là sẽ xóa bỏ sự thống trị của Federer. Nhưng liệu họ có thực hiện được mục tiêu đó?
    Các cô gái Nga đã thổi một luồng gió mới cho làng quần vợt nữ thế giới sau khi người hâm mộ bắt đầu có dấu hiệu chán sự thống trị của 2 chị em nhà Williams. Với sự áp đảo về số lượng, các tay vợt Nga đã tạo thành 1 thế chân vạc cạnh tranh quyết liệt các chức vô địch Grand Slam.
    Đội Davids Cup của TBN do Carlos Moya dẫn đầu đã vượt qua đội Mỹ do Roddick dẫn đầu và đăng quang ngay trên sân nhà. Đội Fed Cup Nga do Myskina dẫn dắt đã lần đầu tiên trong lịch sử đoạt được chiếc cup này.
    Đáng thất vọng nhất trong năm 2004 phải kể đến 2 chị em nhà Williams, tay vợt người Bỉ Kim Clijster và Jennifer Capriati. Những chấn thương liên miên đã ngăn cản sự thành công của 4 tay vợt này.
    Trong số những tay vợt thành công trong năm 2003 thì trong năm 2004 chỉ còn lại Mauresmo và Justin Henin-Hardenne còn vớt vác được chút ít ánh hào quang còn sót lại khi cả 2 tay vợt này đã giành được huy chương bạc và vàng tại Olympic Athens. Ngoài ra Henin cũng giành được 1 chức vô địch Grand Slam, Úc mở rộng. Trong khi đó thì Emilie Mauresmo đã trở thành tay vợt thứ 2 trong lịch sử giành được vị trí thứ 1 trong bảng xếp hạng WTA mà không giành được bất cứ chức vô địch Grand Slam nào.
    Năm 2005 hứa hẹn một mùa thi đấu rất căng thẳng giữa rất nhiều những tay vợt hàng đầu trên thế giới. Người hâm mộ đang chờ đón nhiều sự bất ngờ trong năm 2005.
    ĐG. KINH LUÂN

Chia sẻ trang này