1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức thế giới - bình luận ... ATP WORLD TOUR FINALS 2009 trang 30

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 28/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Tin nhanh

    Jelena Dokic chuẩn bị cho Australian: Tuần tới Dokic sẽ đến Úc để tập luyện chuẩn bị cho Úc Mở rộng với HLV Matt Hornsby.

    Các tay vợt Nữ đua nhau lên bìa tạp chí: Ana Ivanovic lên trang bìa của tạp chí Regio Aktuell (Thụy Sĩ), tương tự Elena Dementieva lên bìa Marie Claire (Nga) và Maria Sharapova lên bìa của GQ (Tây Ban Nha).
    [​IMG] [​IMG]

    Ana Ivanovic nhận một vai trò trong chiến dịch tặng Quà Giáng sinh của Quỹ Nhi đồng LHQ (Unicef),
    [​IMG]

    Cựu số 1 TG (nữ) Justine Henin sẽ thi đấu? biểu diễn với Caroline Wozniacki tại Đan Mạch trong năm 2009 (chưa có ngày chính thức). Tại sao lại là Caroline Wozniacki? Câu trả lời là do cả hai đều đại diện cho hãng Adidas, là đơn vị tài trợ của sự kiện.
    AZ.
    [​IMG]
  2. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    10 câu hỏi và câu trả lời trước mùa giải 2009
    Kỳ 1: Mùa giải 2008 đã chính thức khép lại. Chúng ta còn nhớ những gì? Sự kiện Rafael Nadal ?otước? ngôi số 1 thế giới của Roger Federer, rồi Roger Federer phản công ở US Open. Ở WTA, điểm nổi bật chính là sự hiện diện của đến 5 gương mặt trên ngôi ?onữ hoàng?. Đó là những khoảnh khắc đầy xúc cảm, đầy bất ngờ. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, mùa giải 2009 sẽ diễn ra. Đây là 10 câu hỏi và 10 câu trả lời sẽ giúp độc giả phần nào ?ođịnh hình? được mùa giải 2009?
    1- Rafael Nadal có thể thắng Grand Slam trên mặt sân cứng?
    Đừng quá kỳ vọng Rafael Nadal sẽ đăng quang một Grand Slam trên mặt sân cứng mùa sau.

    - Với 4 danh hiệu Roland Garros, tay vợt người Tây Ban Nha được xem như là tay vợt sân đất nện giỏi nhất trong lịch sử. Nadal cũng đã ?olấn sân? sang mặt sân cỏ - sau khi đăng quang danh hiệu Wimbledon ở All England Club mùa hè này.
    Nhưng vẫn còn những ?okỳ công? mà anh chưa thể hoàn thành. Nadal chưa một lần lọt đến chung kết Grand Slam trên mặt sân cứng nào. Và anh chưa một lần giành ngôi vô địch ở Australia Open, hay ở US Open trong tổng số? 10 lần tham gia.
    Hai cái đầu gối băng cứng tiếp tục là vấn đề mà Nadal phải giải quyết, khi anh đã trải qua 11 trận thua (trong đó có đến 10 trận thua trên mặt sân cứng) ở mùa giải năm nay. Hai trong số 8 danh hiệu mà Nadal giành được trong năm 2008 là những danh hiệu trên mặt sân cứng.
    Với những gì đang diễn ra, hãy cứ hy vọng Nadal tiếp tục chiếm ưu thế ở mùa giải giữa mùa, nhưng không nên đặt nặng hy vọng anh sẽ giành danh hiệu ở Melbourne Park hay tại Flushing Meadows.
    2- Justine Henin sẽ? hết giải nghệ?

    - Đừng quá kỳ vọng gì nhiều, dù biết hành động tuyên bố giải nghệ của tay vợt nữ người Bỉ này ở đầu năm nay là một hành động ?ochưa suy nghĩ thấu đáo?. Dù sao, sự hy vọng từ giới hâm mộ vẫn rất cao, vì năm nay Henin mới chỉ có 26 tuổi, nghĩa là nếu quyết định quay trở lại, cô vẫn còn ít nhất từ 3 đến 4 năm tiếp tục thi đấu ở đẳng cấp đỉnh cao. Quay trở lại là tốt cho quần vợt nữ thế giới, nhưng như vậy chắc gì đã tốt đẹp với cô?
    3- James Blake sẽ sa sút?
    - 2008 là một năm khá kỳ lạ với tay vợt da màu người Mỹ. Anh lọt vào đến 2 trận chung kết trong năm nay và đều để thua trong cả 2 trận đấu này trước những tay vợt tưởng chừng ?okhông có cửa? đánh bại anh - Kei Nishikori và Marcel Granollers.
    Sau đó, Blake đến Olympic Bắc Kinh 2008 và đột ngột đánh bại Roger Federer lần đầu tiên trong sự nghiệp. Dĩ nhiên, sau đó Blake chẳng làm nên trò trống gì (anh không thắng nổi một tay vợt nào có thứ hạng cao hơn hạng 30 và quyết định rút lui không tham dự Davis Cup vì mệt mỏi).
    Tháng 12 này, Blake sẽ bước sang tuổi 29, và anh đang ở trong giai đoạn khô hạn danh hiệu dài dài kể từ khi đăng quang ở New Haven từ năm 2007. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói Blake đã ?otắt điện?.
    Anh là một trong những tay vợt có ?osức sống? mạnh nhất ở ATP, vậy nên, hãy chờ anh chấm dứt cơn khô hạn danh hiệu trong năm 2009. Sau đó, hãy tính đến Blake sẽ leo đến vị trí nào?
    4- Maria Sharapova có thể vượt qua ca chấn thương vai không?
    - Đại diện của cô gái tóc vàng người Nga này nói rằng cô đang hồi phục tốt và chắc chắn cô sẽ bảo vệ ngôi vô địch ở Australia Open vào tháng Giêng năm sau. Nhưng dù cô có thật sự quay trở lại hay không, ở đây lại nói đến một câu chuyện khác.
    Sharapova đã không đấu 1 trận nào từ tháng 7 đến nay, khi cô phát hiện mình bị đau dây chằng cơ đòn vai phải. Trước đó, Sharapova từng tiết lộ cô thường xuyên bị đau ở vai. Vết đau càng tồi tệ hơn khi cô dính chấn thương ở Indian Wells hồi tháng 3.
    Nhưng cô vẫn tiếp tục thi đấu cho đến khi phát hiện nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thật sự, chỗ đau ở vai của Sharapova đã tồn tại từ 2 năm nay, dù chẳng ai phát hiện ra là nó nghiêm trọng đến mức nào.
    Sau khi từ chối phẫu thuật, Sharapova phải tham gia một chương trình tập luyện trị liệu nghiêm ngặt. Vì thế, hãy hy vọng mọi thứ có hiệu quả. Việc gắn bó với quần vợt của Sharapova sẽ chỉ tiếp tục khi câu chuyện về chấn thương vai của cô được giải quyết!
    Theo sggp.org.vn

  3. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Một số giải tennis trong Tháng 1/2009:
    Mở hàng cho mùa bóng nỉ 2009 là 3 giải ngay đầu tháng (từ 5 đến 11 Tháng 1 Năm 2009):
    Qatar ExxonMobil Open (Doha, Qatar), các tay vợt sau đây đã có tên trong danh sách thi đấu:
    1 Nadal, Rafael ESP 1
    2 Federer, Roger SUI 2
    3 Murray, Andy GBR 4
    4 Roddick, Andy USA 8
    5 Andreev, Igor RUS 19
    6 Tursunov, Dmitry RUS 22
    7 Kohlschreiber, Philipp GER 28
    8 Youzhny, Mikhail RUS 32
    Chennai Open (Chennai, Ấn Độ)
    1 Davydenko, Nikolay RUS 5
    2 Wawrinka, Stanislas SUI 13
    3 Cilic, Marin CRO 23
    4 Karlovic, Ivo CRO 26
    5 Schuettler, Rainer GER 33
    6 Moya, Carlos ESP 42
    7 Ljubicic, Ivan CRO 44
    8 Tipsarevic, Janko SRB 49
    Brisbane International (Brisbane, Australia)
    1 Djokovic, Novak SRB 3
    2 Tsonga, Jo-Wilfried FRA 6
    3 Verdasco, Fernando ESP 16
    4 Soderling, Robin SWE 17
    5 Berdych, Tomas CZE 20
    6 Fish, Mardy USA 24
    7 Gasquet, Richard FRA 25
    8 Stepanek, Radek CZE 27
    Sau đó là 3 giải khác chưa có nhiều thông tin:

    Medibank International
    January 12-18, Sydney, Australia
    Heineken Open
    January 12-18, Auckland, New Zealand
    Australian Open
    January 19-February 1, Melbourne, Australia
    AZ.
    [​IMG]
  4. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Nhìn lại mùa giải 2008 đầy biến động của ATP

    Kỳ 1: Các tay vợt thắng giải lần đầu gây ấn tượng mạnh mẽ
    Mùa giải 2008 trên thế giới của ATP đã chính thức khép lại sau Masters Cup 2008 (không tính đến trận chung kết Davis Cup 2008 do ITF tổ chức). Đó là khoảng thời gian cực kỳ sôi động, khiến không ít người phải giật mình kinh ngạc! Một mùa giải của lịch sử, của bất ngờ, của những câu chuyện kịch tính và đình đám đã trôi qua. Chắc chắn, sẽ còn rất nhiều người mãi nhớ về... mùa giải năm nay!
    Tay vợt người Pháp Jo- Wilfried Tsonga, tay vợt người Argentina Juan Martin del Potro - một trong hai người mới lọt vào tốp 10 trên bảng điểm của ATP thời gian qua - là 2 trong số 11 tay vợt thắng các danh hiệu đầu tay trong mùa giải năm nay.
    Trong đó, ?otiểu tử Argentina? Del Potro (năm nay mới 20 tuổi) đã trở thành tay vợt thứ 13 trong lịch sử (và tay vợt thứ 3 tính trong danh sách những người còn đang thi đấu) thắng đến 4 danh hiệu trong 4 trận chung kết các giải đấu ATP đầu tiên - anh đã đăng quang ở Stuttgart, Kitzbuhel, Los Angeles và Washington.
    Còn tay vợt người Nhật Kei Nishikori, vô địch giải đấu ở Delray Beach, cũng đã trở thành tay vợt có bước nhảy vọt cao nhất trong số bất kỳ tay vợt nào từng đăng quang một danh hiệu ATP đầu tay - anh đã leo từ vị trí thứ 286 thế giới hồi đầu năm đến vị trí số 63 (tăng 63 bậc) khi mùa giải 2008 chính thức khép lại.
    Bên cạnh đó, nhà vô địch giải đấu ở Zagreb Sergiy Stakhovsky và nhà vô địch giải đấu ở Vienna Philipp Petzschner cũng đã leo hơn 100 bậc trên bảng xếp hạng ATP sau ngôi vô địch đầu tay? Kể từ năm 1983, khi người ta bắt đầu lưu lại các ?oký ức của lịch sử?, chỉ có 6 lần một mùa giải chứng kiến nhiều hơn 10 tay vợt lần đầu đăng quang. Và lần chứng kiến ?okỷ lục? là trong năm 1995, mùa giải có đến 18 tay vợt đăng quang lần đầu tiên. Trong mùa giải 2008, có đến 11 tay vợt lần đầu tiên đăng quang một ngôi vô địch thuộc ATP?
    Kei Nishikori:Danh hiệu đầu tay ở Delray Beach (ngày 17-2)

    [​IMG]

    Tay vợt 19 tuổi sống ở tỉnh Shimane (Nhật Bản) này đã leo 223 bậc để lọt vào tốp 100 (hạng 63 thế giới) khi mùa giải 2008 kết thúc. Anh là tay vợt trẻ nhất nằm trong tốp 100. Sau khi đăng quang ở Delray Beach, anh đã leo từ vị trí 244 thế giới lên vị trí 131 thế giới.
    Anh là người Nhật đầu tiên giành được 1 danh hiệu ATP từ sau Shuzo Matsuoka (ở Seoul tháng 4-1992). Anh cũng là tay vợt trẻ nhất (18 tuổi, 1 tháng, 18 ngày) thắng 1 danh hiệu ATP kể từ thời của Lleyton Hewitt ở Adelaide tháng 11-1989 (16 tuổi, 10 tháng, 18 ngày).
    Kei cũng lọt đến chung kết giải đấu ở Stockholm và hoàn tất mùa giải với thành tích 16 trận thắng, 12 trận thua!
    Sergiy Stakhovsky: Danh hiệu đầu tay ở Zageb (ngày 1-3)
    Tay vợt người Ucraina này đã trở thành tay vợt đầu tiên của quốc gia Đông Âu này hoàn tất một mùa giải trong tốp 100 - kể từ thời của Andrei Medvedev (hạng 58 thế giới năm 2000). Anh đăng quang ở Zagreb sau khi thắng Ivo Karlovic, Viktor Troicki, Janko Tipsarevic, Simone Bolelli và Ivan Ljubicic.
    Anh cũng là tay vợt nhận lá thăm may mắn đầu tiên (sau khi để thua ở vòng đầu) đăng quang sau thời Christian Miniussi hồi tháng 11-1991. Anh cũng là người Ucraina đầu tiên đăng quang một danh hiệu ATP kể từ thời của Medvedev vào tháng 5-1997 tại Hamburg. Sau đó, Stakhovsky đã leo từ vị trí 209 thế giới lên vị trí 123. Anh hoàn tất mùa giải với thành tích 7 trận thắng, 4 trận thua.
    Sam Querrey: Danh hiệu đầu tay ở Las Vegas (ngày 9-3)
    Tay vợt 19 tuổi người Mỹ này lần đầu tiên hoàn tất mùa giải 2008 ở tốp 50, chủ yếu nhờ vào chiến thắng đầu tay của anh ở Las Vegas. Anh cũng là nhà vô địch người Mỹ thứ 11 ở giải đấu sân cứng này. Ngoài ra, Querrey cũng lọt đến vòng 4 US Open, bán kết Delray Beach và bán kết Indianapolis. Anh hoàn tất mùa giải với thành tích 28 trận thắng, 26 trận thua.
    Marcel Granollers: Danh hiệu đầu tay ở Houston (ngày 20-4)
    Tay vợt 22 tuổi người Tây Ban Nha này đã trở thành tay vợt thứ 6 trong mùa giải 2008 thắng một danh hiệu ATP. Anh đăng quang ở Houston. Nhờ vậy, Granoller đã vượt qua 76 bậc trên bảng xếp hạng. Anh cũng đã lọt đến tứ kết ở Acapulco, Warsaw và Amersfoort, hoàn tất mùa giải với thành tích 15 trận thắng, 20 trận thua!
    Victor Hanescu: Danh hiệu đầu tay ở Gstaad (ngày 13-7)
    Tay vợt từ thủ đô Bucharest này đã hoàn tất mùa giải trong tốp 50 - lần đầu tiên sau 6 năm chơi chuyên nghiệp. Anh cũng đã leo được 26 bậc trên bảng xếp hạng. Với chiến thắng ở Gstaad, Hanescu trở thành người Rumani đầu tiên đăng quang một danh hiệu ATP kể từ thời Andrei Pavel (ở Masters 1000 Canada tại Montreal hồi năm 2001). Hanescu (năm nay 27 tuổi) cũng đã lọt đến bán kết giải đấu ở Kitzbuhel và St. Petersburg. Anh hoàn tất mùa giải với thành tích 23 trận thắng, 23 trận thua.
    Juan Martin Del Potro: Danh hiệu đầu tay ở Stuttgart (ngày 13-7)

    [​IMG]

    Tay vợt người Argentina này là một trong những tay vợt tiến bộ nhất trong mùa giải 2008, anh đã thắng đến 4 danh hiệu và lọt vào tốp 10 khi mùa giải hoàn tất.
    Tay vợt xuất xứ từ Tandil đã chứng tỏ năng lực của mình sau thất bại sớm ở Wimbledon (bị loại ngay ở vòng 2) khi thắng đến 36 trong 41 trận đấu cuối cùng, trong đó có chuỗi 23 trận thắng liên tiếp.
    Trong tháng 8, anh đã thắng 2 danh hiệu liên tiếp ở Los Angeles và Washington trước khi bị ngắt mạch chiến thắng ở tứ kết US Open.
    Anh cũng đã vào đến chung kết Tokyo và lọt vào tốp 10 hôm 6-10. Del Potro đã giành vé tham dự Masters Cup tại Thượng Hải. Anh hoàn tất mùa giải với thành tích 46 trận thắng, 16 trận thua.
    Albert Montanes: Danh hiệu đầu tay ở Amersfoort (ngày 20-7)
    Tay vợt xuất xứ ở Barcelona đã trở thành người Tây Ban Nha đầu tiên vô địch ở Amersfoort sau Alex Corretja hồi năm 2001. Anh cũng là 1 trong 6 tay vợt Tây Ban Nha giành được các danh hiệu đơn trong năm nay. Anh cũng đã lọt đến tứ kết Barcelona, Hamburg, Stuttgart và Stockholm. Đây là năm thứ 2 anh lọt vào tốp 50. Thành tích của anh trong mùa giải là 24 trận thắng, 23 trận thua.
    Marin Cilic: Danh hiệu đầu tay ở New Haven (ngày 23-8)
    Tay vợt 20 tuổi này đã trở thành tay vợt số 1 của Croatia lần đầu tiên khi hoàn tất mùa giải ở vị trí số 22 thế giới (hơn Ivo Karlovic hạng 25, Mario Ancic hạng 36, Ivan Ljubicic hạng 45 và Roko Karanusic hạng 96). Anh cũng lọt đến bán kết các giải đấu ở Chennai, Nottingham và vào đến vòng 4 Australian Open. Thành tích của anh với tốp 10 là thắng 2 trận, thua 6 trận. Anh hoàn tất mùa giải với thành tích 37 trận thắng, 25 trận thua.
    Jo-Wilfried Tsonga; Danh hiệu đầu tay ở Bangkok (ngày 28-9)
    [​IMG]

    Tay vợt 23 tuổi này là người Pháp có thứ hạng cao nhất (hạng 6) trong số 14 tay vợt Pháp thuộc tốp 100. Anh đã đăng quang ở Bangkok sau khi phục thù trận thua Noak Djokovic ở chung kết Australia Open. Anh cũng đã đăng quang ở Paris Masters và giành vé dự Masters Cup tại Thượng Hải.
    Đây là lần đầu tiên, nước Pháp có đến 2 đại diện nằm trong tốp 10 cuối một mùa giải (cùng với Gilles Simon hạng 7) kể từ năm 1986 - năm có Noah hạng 4 và Leconte hạng 6. Tsonga cũng đã lọt đến bán kết ở Adelaide, Casablanca và Lyon. Anh đã hoàn tất mùa giải với thành tích 34 trận thắng, 14 trận thua.
    Philipp Petzschner: Danh hiệu đầu tay ở Vienna (ngày 12-10)
    Tay vợt người Đức này lần đầu tiên lọt vào tốp 100 sau khi đăng quang ở Vienna. Sau Nishikori và Simon, anh trở thành tay vợt thứ 3 đăng quang một danh hiệu ATP mùa này sau khi vượt qua vòng đấu loại.
    Chỉ tính giải đấu ở Vienna, Petzschner trở thành tay vợt vòng loại giành ngôi vô địch lần đầu tiên kể từ thời của Filip Dewulf (Bỉ, hồi năm 2001). Anh leo từ thứ hạng 125 thế giới lên vị trí thứ 72 thế giới. Tay vợt sinh ra ở Bayreuth này cũng đã lọt đến tứ kết Bangkok và hoàn tất mùa giải với thành tích 10 trận thắng, 9 trận thua.
    Igor Kunitsyn: Danh hiệu đầu tay ở Moscow (ngày 12-10)
    Tay vợt 27 tuổi người Nga này đã cắt đứt chuỗi 3 trận thua liên tiếp trước Marat Safib khi giành ngôi vô địch ở giải đấu tại Moscow. Anh là tay vợt chủ nhà giành ngôi vô địch thứ 13 ở đây và là người Nga thứ 4 giành được một danh hiệu trong mùa này (cùng với Nikolay Davydenko - 3 danh hiệu, Dmitry Tursunov - 2 danh hiệu, và Mikhail Youzhny). Anh đã leo từ vị trí thứ 71 lên vị trí thứ 47 thế giới. Tay vợt xuất thân từ Vladivostok cũng đã lọt đến bán kết ở Poertschach và Washington (D. Troicki). Anh hoàn tất mùa giải với thành tích 15 trận thắng, 14 trận thua.

    Theo www.sggp.org.vn

    Được rocket1349 sửa chữa / chuyển vào 16:04 ngày 03/12/2008
  5. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 2: Người Pháp và người Tây Ban Nha chiếm ưu thế ở tốp 100 thế giới

    Jo-Wilfried Tsonga - ?ongọn cờ đầu? của quần vợt Pháp trong mùa giải 2008.
    [​IMG]

    Đây là mùa giải thứ 3 liên tiếp, người Pháp chiếm ưu thế ở bảng điểm tốp 100 thế giới, với số lượng các tay vợt hiện diện ở tốp 100 trên bảng điểm của ATP mỗi lúc một tăng cao.
    Tuy nhiên, không chỉ ?olượng nhiều, chất ít? như ở 2 mùa giải trước, đây là mùa giải ?olượng nhiều, chất cũng nhiều? với người Pháp, khi trong số 14 tay vợt hiện diện trong tốp 100, người Pháp có đến 2 đại biểu góp mặt trong tốp 10 - đó là 2 tay vợt hạng 6 thế giới Jo-Wilfried Tsonga (23 tuổi) và hạng 7 thế giới Gilles Simon (24 tuổi).
    Với 14 tay vợt thuộc tốp 100 (ngoài Tsonga và Simon còn có Gael Monfils hạng 14, Richard Gasquet hạng 25, Paul-Henri Mathieu hạng 31, Michael Llodra hạng 40, Julien Benneteau hạng 43, Fabrice Santoro hạng 52, Marc Giquel hạng 54, Florent Serra hạng 59, Nicolas Devilder hạng 73, Jeramy Chardy hạng 75, Arnaud Clement hạng 93 và Nicolas Mahut hạng 94), người Pháp chỉ để thua kỷ lục của chính mình tại mùa giải năm ngoái (với 15 tay vợt trong tốp 100), nhưng hơn mùa giải 2006 (với 13 tay vợt nằm trong tốp 100).
    Về phía Tây Ban Nha, ngoài Rafael Nadal (hạng 1 thế giới) thuộc tốp 10, họ còn có các đại biểu sau thuộc tốp 100 - đó là David Ferer (hạng 12), Fernando Verdasco (hạng 16), Nicolas Almagro (hạng 18), Tommy Robredo (hạng 21), Feliciano Lopez (hạng 30), Carlos Moya (hạng 42), Albert Montanes (hạng 45), Juan Carlos Ferrero (hạng 55), Marcel Granollers (hạng 56), Guillermo Garcia-Lopez (hạng 62), Oscar Hernandez (hạng 68), Ivan Navarro (hạng 74), Daniel Gimeno-Traver (hạng 94) và Alberto Martin (hạng 100).

    Gilles Simon - người Pháp thứ 2 nằm trong tốp 10.
    [​IMG]

    Cả Tsonga lẫn Simon đã làm rạng danh nước Pháp trong mùa giải năm nay khi đồng loạt góp mặt lần đầu tiên ở giải đấu tổng kết cuối mùa giải của ATP năm 2008 - Masters Cup tại Thượng Hải (dành cho 8 tay vợt mạnh nhất trong năm 2008).
    Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1986 (nghĩa là đã 22 năm trôi qua), người Pháp mới có được 2 đại diện kết thúc một mùa giải ở tốp 10 bảng điểm xếp hạng của ATP - Yannick Noah hạng 4 và Henri Leconte hạng 6 khi mùa giải 1986 chính thức khép lại. Đã có không ít cổ động viên Pháp hân hoan vì thành công tươi sáng này!
    Tsonga đã khởi đầu mùa giải với ngôi á quân ở Australia Open tại Melbourne Prak (nơi anh để thua số 3 thế giới Novak Djokovic trong trận bán kết sau khi đánh bại Andy Murray, đồng hương Richard Gasquet và Rafael Nadal).

    David Ferrer - tay vợt số 2 của Tây Ban Nha.
    [​IMG]

    Với thành tích đó, Tsonga đã leo từ vị trí 38 thế giới lên vị trí 18 thế giới. Tuy nhiên, anh đã bị chững lại trong 3 tháng vì phải phẫu thuật phục hồi chấn thương. Tsonga chỉ chính thức quay lại với ngôi vô địch ở Bangkok, sau đó là ngôi vô địch Paris Masters. Nhờ vậy, anh đã xuất sắc lọt vào tốp 10 và yên vị tại đây cho đến khi mùa giải khép lại.
    Về phần mình, Simon cũng ghi đậm dấu ấn khi giành đến 3 ngôi vô địch trong 4 trận chung kết mà anh tham gia (anh giành được nhiều danh hiệu trong mùa nhất so với các tay vợt Pháp đồng hương khác) - đăng quang ở mặt sân đất nện tại Casablanca và Bucharest và đăng quang ở mặt sân cứng tại Indianapolis.
    Tay vợt người Pháp này cũng đã lọt đến trận chung kết Masters Series đầu tiên ở Madrid, nơi anh để thua Andy Murray. Sau đó, Simon đã lọt vào tốp 10. Anh là 1 trong 3 tay vợt thắng cả Nadal, Roger Federer và Djokovic trong mùa giải 2008.

    Các quốc gia có số tay vợt nhiều nhất trong tốp 100 (mùa giải 2008 và mùa giải 2007)

    - Pháp: 14 tay vợt (15)
    - Tây Ban Nha: 14 tay vợt (12)
    - Argentina: 9 tay vợt (11)
    - Mỹ: 8 tay vợt (7)
    - Đức: 7 tay vợt (7)
    - Nga: 7 tay vợt (6)
    - Croatia: 5 tay vợt (4)
    - CH Séc: 4 tay vợt (3)
    - Italia: 4 tay vợt (5)
    - Bỉ: 3 tay vợt (3)
    - Serbia: 3 tay vợt (3)
    * Trong ngoặc là số tay vợt hoàn tất mùa giải 2007 trong tốp 100

    Llodra và Santoro cũng là những người Pháp khác giành được các danh hiệu trong mùa giải 2008. Llodra (năm nay đã 28 tuổi) là người Pháp duy nhất đăng quang cả ở các danh hiệu đơn lẫn danh hiệu đôi trong mùa - anh đăng quang ở Adelaide (thắng Jarkko Nieminen) và ở Rotterdam (thắng Robin Soderling).
    Trong khi đó, Santoro (năm nay đã 38 tuổi, tay vợt? già nhất trong tốp 100 thế giới) thì bảo vệ thành công ngôi vô địch trên mặt sân cỏ ở Adelaide sau khi đánh bại tay vợt người Ấn Độ Prakash Amritraj.
    Trong khi đó, tay vợt hạng 3 nước Pháp Monfils đã leo đến vị trí hạng 14 thế giới (thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của anh) sau khi lọt đến bán kết Roland Garros (để thua Roger Federer).
    Bất chấp việc phải vắng mặt 2 tháng đầu mùa vì chấn thương đầu gối chân phải (có vẻ chấn thương là tình trạng khó khăn chung của một số tay vợt Pháp trong mùa này), tay vợt 22 tuổi người Pháp này đã thắng đến 30 trận đấu trong mùa này, trong đó có chặng hành trình đến tận trận chung kết Vienna Open (và để thua Philipp Petzschner)
    .
    Thứ hạng cụ thể các tay vợt Pháp và Tây Ban Nha trong tốp 100

    1- Rafael Nadal (TBN)
    6- Jo-Wilfried Tsonga (Pháp)
    7- Gilles Simon (Pháp)
    12- David Ferrer (TBN)
    14- Gilles Simon (Pháp)
    16- Fernando Verdasco (TBN)
    18- Nicolas Almagro (TBN)
    21- Tommy Robredo (TBN)
    25- Richard Gasquet (Pháp)
    31- Paul Henri-Mathieu (Pháp)
    42- Carlos Moya (TBN)
    43- Julien Bennetau (Pháp)
    45- Alber Montanes (TBN)
    52- Fabrice Santoro (Pháp)
    54- Mard Giquel (Pháp)
    55- Juan Carlos Ferrero (TBN)
    56- Marcel Granollers (TBN)
    59- Florent Serra (TBN)
    62- Guillermo Garcia-Lopez (TBN)
    68- Oscar Hernandez (TBN)
    73- Nicolas Devilder (Pháp)
    74- Ivan Navarro (TBN)
    75- Jeremy Chardy (Pháp)
    93- Arnaud Clement (Pháp)
    94- Nicolas Mahut (Pháp)
    100- Alberto Martin (TBN)

    ?oThần đồng? hết thời? của Pháp Gasquet và Mathieu - 2 tay vợt Pháp có thứ hạng cao nhất trong mùa giải 2007 - cuối cùng chỉ có thể hoàn tất mùa giải năm nay ở vị trí số 25 và 31 thế giới.
    Đây là một bước thụt lùi đáng kể của Gasquet (từng leo đến vị trí hạng 7 thế giới hồi tháng 7-2007 trước khi hoàn tất mùa giải 2007 ở vị trí hạng 8 chung cuộc), một người từng được dự đoán sẽ là một huyền thoại quần vợt Pháp trong tương lai.
    Giờ đây, ai cũng nhận ra rằng, tương lai của nước Pháp sẽ thuộc về hoặc Tsonga, hoặc Simon, hoặc Monfils, chứ không phải Gasquet.
    Trong số những tay vợt Pháp khác nằm trong tốp 100 như Benneteau, Gicquel, Serra, Devilder, Chardy, Clement và Mahut, chỉ có tay vợt 21 tuổi Chardy là gương mặt mới duy nhất vừa lọt vào tốp 100 trong năm nay. Còn lại, tất cả đều là những thành viên ?ocựu trào?.
    Dù chiếm ưu thế đáng kể trên bảng xếp hạng, các tay vợt Pháp vẫn chưa thể tạo ra một ấn tượng đặc biệt, vì vẫn chưa có một người nào giành được Grand Slam kể từ thời của Noah - thắng Roland Garros trong năm 1983. Niềm hy vọng giờ đây đang nằm trong tay Tsonga và Monfils?
    Về phần mình, dù cũng có 14 tay vợt thuộc tốp 100, thứ hạng của các tay vợt Tây Ban Nha lại có vẻ vượt trội các tay vợt Pháp. Đương nhiên, ?ochất lượng? của họ thì khỏi phải nói. Ngoại trừ Nadal ?othiên hạ vô địch? trên mặt sân đất nện, ?othế lực mới? trên mặt sân cỏ, Tây Ban Nha còn có những ?ongười anh hùng? Davis Cup như Verdaso, Lopez, Almagro, Ferrer.
    Và chắc chắn, người Tây Ban Nha đã kiếm được nhiều danh hiệu hơn người Pháp trong mùa này. Các tay vợt Tây Ban Nha đã thâu tóm được cả thảy 23 danh hiệu (cả đơn lẫn đôi) trong mùa giải 2008.
    Như vậy, người Pháp và người Tây Ban Nha chiếm 28% số lượng tay vợt thuộc tốp 100 thế giới (mỗi quốc gia có tổng cộng 14 đại diện). 72 tay vợt nằm trong tốp 100 còn lại đến từ các quốc gia Argentina (9 đại diện), Mỹ (8), Đức (7), Nga (7), Croatia (5), CH Séc (4), Italia (4), Bỉ (3), Serbia (3), Bỉ (3), Thụy Sĩ (2), Chilê (2), Australia (2), Brazil (2), các quốc gia Anh, Thụy Điển, Áo, Phần Lan, Rumani, Latvia, Nhật, Đài Loan, Ecuador, Kazakhstan, Ucraina, Luxembourg, và Cyprus chỉ có 1 đại diện.

    Theo www.sggp.org.vn
  6. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Giải JB GROUP 2009 (Hong Kong)
    [​IMG]
    JB GROUP Classic năm 2009, một sự kiện Quần vợt (Nữ) mang tính biểu diễn ở Hong Kong sắp diễn ra từ 7 đến 10 tháng Giêng. Sẽ có bốn đội đại diện cho 4 khu vực trên thế giới và có 1 ngôi sao dẫn đầu mỗi đội: Jelena Jankovic (đội Châu Âu), Maria Sharapova (Đội Nga), Venus Williams (Đội Châu Mỹ) và Jie Zheng (đội Châu Á ?" Thái Bình Dương).
    Mỗi đội có 3 tay vợt và tay vợt thứ 3 là tay vợt trẻ - ngôi sao tương lai (Star of Tomorrow).

    Đội Châu Âu
    Jelena Jankovic (Serbia) ?" Số 1 TG
    Agnes Szavay (Hungary) ?" vô địch China Open 2007
    Michelle Larcher De Brito (Bồ Đào Nha) ?" Số 1 của Bồ.
    Đội Nga
    Maria Sharapova (Nga) ?" Vô địch Australian Open 2008
    Vera Zvonareva (Nga) ?" Số 7 TG
    Alexandra Panova (Nga) ?" Ngôi sao tương lai.
    Đội Châu Mỹ
    Venus Williams (Mỹ) ?" Vô địch Wimbledon 2008
    Gisela Dulko (Argentina) ?" Số 1 khu vực Nam Mỹ
    Coco Vandeweghe (USA) ?" Vô địch US Open Junior 2008
    Đội Châu Á - TBD
    Zheng Jie (TQ) ?" Bán kết Wimbledon 2008
    Sania Mirza (Ấn Độ) ?" Số 1 của Ấn Độ
    Zhang Ling (Hong Kong) ?" Số 1 của Hong Kong.
    Trận bán kết theo kết quả bắt thăm là
    Nga gặp Châu Á-TBD

    Châu Mỹ gặp Châu Âu
    Mỗi trận BK sẽ bao gồm hai trận đơn và một trận đôi. Đội thắng của hai trận BK sẽ vào nhóm ?oJB Vàng?; Đội thua sẽ vào nhóm ?oJB Bạc?, họ sẽ thi đấu tiếp để xác định Vô địch của nhóm.
    Trong nhóm ?oJ B Gold?, Vô địch J B ? GROUP Classic 2009 sẽ được xác định bởi 1 vòng có 5 trận (4 đơn và 1 đôi).
    AZ.
    (Theo Women Tennis Blog)
    [​IMG]
    Được azazel sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 03/12/2008
  7. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 3: ?oVua giao bóng? Ivo Karlovic!

    Mùa giải 2008 trên thế giới của ATP đã chính thức khép lại sau Masters Cup 2008 (không tính đến trận chung kết Davis Cup do ITF tổ chức). Đó là khoảng thời gian cực kỳ sôi động, khiến không ít người phải giật mình kinh ngạc. Một mùa giải của lịch sử, của bất ngờ, của những câu chuyện kịch tính và đình đám đã trôi qua. Chắc chắn, sẽ còn rất nhiều người mãi nhớ về? mùa giải năm nay!

    Karlovic - ?oVua giao bóng? của ATP mùa giải 2008.
    [​IMG]

    Có rất nhiều tay vợt xứng đáng được nói đến hơn Ivo Karlovic trong mùa giải 2008 này. Tuy nhiên, có một sự thật hiển hiện rất rõ ràng là khi nói đến quần vợt, người ta phải nhắc tới? các cú giao bóng - vì một khi bóng chưa được giao đi, một trận đấu trên sân quần vợt vẫn chưa thể diễn ra.
    Giao bóng là? cơ sở, là thời điểm khởi đầu của một trận đấu (chính xác hơn là trong mọi trận đấu của thế giới quần vợt nói chung và thế giới ATP nói riêng), mà tay vợt có biệt danh là ?otòa tháp? Karlovic lại chính là một ?otân vương? ?ochuyên ngành? về giao bóng?
    Trong cả 2 mùa giải 2007 và 2008, Karlovic (Croatia, cao 2,08 mét, tay vợt cao nhất ATP) đã qua mặt ?ocựu hoàng? giao bóng Andy Roddick trên bảng danh sách các tay vợt sở hữu nhiều cú giao bóng ăn điểm trực tiếp nhất trong mùa giải. Ở mùa giải 2007, Karlovic đã hoàn tất năm thi đấu với 1.318 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp (và trở thành tay vợt thứ 4 trong lịch sử vượt qua cột mốc 1.000 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong một mùa giải - kỷ lục thuộc về đàn anh đồng hương của Karlovic là Goran Ivanisevic với 1.477 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong mùa giải 1996).
    Còn trong năm nay, dù ?onăng suất? giao bóng đã bị ?ogiảm thiểu? đáng kể, ?otòa tháp? Karlovic vẫn kịp ghi tên mình lên đầu bảng danh sách các tay vợt sở hữu nhiều cú giao bóng ăn điểm trực tiếp nhất trong năm 2008 - với 961 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp (sau 54 trận đấu).
    Andy Roddick dù thi đấu nhiều hơn Karlovic đến 8 trận đấu vẫn không thể sánh bằng - ?ochỉ? có 889 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong 62 trận đấu. Vì vậy, có vài người từng thốt lên: ?oDù Roddick sở hữu cú giao bóng mạnh nhất thế giới, khả năng giao bóng của anh chỉ là thứ vũ khí đáng sợ thứ 2?.
    Như vậy, tính trung bình trong mỗi trận đấu, tay vợt cao 2,08 mét Karlovic tung ra được 17,8 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp. Trong một trận đấu với tay vợt người Pháp Florent Serra ở vòng 2 US Open 2008, Karlovic đã tung ra tổng cộng 42 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp và đây là số lần giao bóng ăn điểm trực tiếp nhiều nhất trong một trận đấu ở mùa giải năm nay, mùa giải 2008 của Karlovic.
    Trước đó, trong trận tứ kết 3 ván thắng 2 ở Queen?Ts Club 2008, Karlovic cũng đã rất ?onhiệt tình? hành hạ Rafael Nadal khi tung ra đến 35 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp về phía anh này.
    Đổi lại, tay vợt người Tây Ban Nha - khi đó vẫn còn đang xếp ở vị trí thứ 2 thế giới sau Roger Federer - chỉ tung ra được vỏn vẹn 6 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp (Karlovic cũng chỉ phạm 1 lỗi giao bóng kép so với 3 lỗi của Nadal).
    Dù vậy, Nadal vẫn là người giành được chiến thắng cuối cùng trong trận đấu kịch tính này (trận đấu dài 144 phút). Nadal đã thắng ở loạt tie-break ván 3 sau khi cả hai tay vợt hòa nhau 1-1 ở 2 loạt tie-break đầu tiên (điểm số ở từng loạt tie-break là 7-5, 5-7, 7-4; phần thắng nghiêng về phía Nadal).
    Sự thật là khi mùa giải 2008 của ATP chính thức khép lại, Karlovic đã hiện diện ở tốp 10 tại 4 trong số 6 bảng thông số kỹ thuật liên quan đến các cú giao bóng do Tiểu ban kỹ thuật của ATP thống kê.
    Ngoại trừ là tay vợt đứng đầu trên bảng danh sách những tay vợt sở hữu nhiều cú giao bóng ăn điểm trực tiếp nhất, Karlovic còn là tay vợt có điểm giao bóng một cao nhất và có điểm giao bóng 2 cao thứ nhì. Về tỷ lệ thành công khi cầm giao bóng 1, Karlovic xếp ở vị trí thứ 8. Anh cũng đã trải qua 61 loạt tie-break trong 54 trận đấu và thắng 30, thua 31 loạt.
    Tất nhiên, đây là một mùa giải chứng kiến khả năng giao bóng của Karlovic đi theo đồ thị chiều đi xuống. Đặc biệt, ở Monte Carlo Masters Series hồi tháng 4 năm nay, tay vợt 29 tuổi người Croatia này đã phải trải qua một trận đấu mà anh? không tung ra được một cú giao bóng ăn điểm trực tiếp nào - đó là trận đấu mà anh đã để thua một tay vợt người Pháp khác là Gael Monfils.
    Đây là lần đầu tiên sau 255 trận đấu trong sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp của mình, Karlovic không thể ?obói? đâu ra một cú giao bóng ăn điểm trực tiếp. Kỳ lạ thay!

    Karlovic đang tung ra cú giao bóng sấm sét của mình (ảnh chụp từ trên xuống).
    [​IMG]

    Tỷ lệ trung bình 17,8 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong một trận đấu cũng là tỷ lệ thấp nhất trong sự nghiệp giao bóng của Karlovic kể từ mùa giải 2003 (trong mùa giải 2003, Karlovic chỉ đạt tỷ lệ trung bình 17,6 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong một trận đấu).
    Ở mùa giải năm ngoái, sau 64 trận đấu, Karlovic đạt tỷ lệ trung bình 20,6 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong một trận đấu. Những cú giao bóng sấm sét từ tầm cao 2 mét của Karlovic luôn là thứ vũ khí tối thượng trong quần vợt, biến những cú giao bóng nhanh như điện chớp của Roddick trở thành thứ vũ khí? hạng 2!
    Tay vợt số 1 nước Mỹ Roddick, một thành viên của CLB 1.000 (câu lạc bộ dành cho các tay vợt từng vượt qua cột mốc 1.000 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp), chỉ xếp thứ nhì sau Karlovic sau khi đã hoàn tất mùa giải 2007 ở vị trí thứ 3.
    Trước đó, trong các mùa giải 2004 và 2005, anh luôn là người đứng thứ nhất với 1.017 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp và 912 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp một năm sau đó. Federer thì vượt lên vị trí thứ 3 với 695 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong 80 trận đấu.
    Tay vợt người Thụy Sĩ này cũng từng tung ra 39 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp nhắm vào tay vợt người Serbia Janko Tipsarevic trong một trận đấu ở Australian Open diễn ra vào đầu năm nay.

    Theo www.sggp.org.vn

  8. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Maria Sharapova và gia đình bị hăm dọa.
    [​IMG]
    Cựu cầu thủ bóng đá Leonardo Taylor Jr. của đội bóng Indianapolis vừa bị bắt hôm Thứ Sáu tuần qua về tội đe dọa Shara và gia đình của cô ta.
    Taylor cáo buộc Sharapova đã đối xử bất công chống lại anh ta và nói rằng anh ta muốn? cưới Shara rồi giết cô cùng với gia đình của cô (!) (He said he wanted to marry her and kill her and her family).
    Bố của Taylor cho biết con trai mình bị chẩn đoán là có bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng và anh ta đã ngưng uống thuốc điều trị từ 3 tháng nay.
    Taylor năm nay 32 tuổi và đang sống ở Indiana.
    AZ.
    Theo Womens Tennis Blog.
    [​IMG]
  9. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 4: Cuộc đối đầu Federer - Nadal
    Mùa giải 2008 trên thế giới của ATP đã chính thức khép lại sau Masters Cup 2008 (không tính đến trận chung kết Davis Cup do ITF tổ chức). Đó là khoảng thời gian cực kỳ sôi động, khiến không ít người phải giật mình kinh ngạc. Một mùa giải của lịch sử, của bất ngờ, của những câu chuyện kịch tính và đình đám đã trôi qua. Chắc chắn, sẽ còn rất nhiều người mãi nhớ về? mùa giải năm nay!
    Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến cuộc đối đầu giữa ?okỳ phùng địch thủ? Rafael Nadal và Roger Federer trong mùa giải 2008. Do không thường xuyên đánh bại Federer trong mùa giải 2007 (thắng 2 trận và để thua 3 trận), Nadal vẫn chưa thể làm được chuyện mà anh muốn làm - soán ngôi ?oVua? của Federer.
    Tuy nhiên, những chiến thắng quan trọng của anh trước Federer trong mùa giải 2008 (đặc biệt là ở chung kết Wimbledon) đã chính thức giúp Nadal lần đầu tiên leo lên ngôi số 1 thế giới. Đây sẽ là mùa giải mà Nadal nhớ nhất, và cũng là mùa giải Federer... không thể nào quên!
    Cuộc chiến đầu tiên -?oThuốc thử? ở Monte Carlo

    Nadal (phải) đang chia sẻ nỗi buồn của Federer sau khi? đánh bại anh này ở chung kết Wimbledon 2008.
    [​IMG]

    Đến với Monte Carlo Masters Series (ở Monaco), Federer đang có quãng thời gian ngắn nhất nhưng để thua nhiều trận nhất (4 trận) kể từ năm 2004. Tuy nhiên, chiến thắng ở trận chung kết Estoril (Bồ Đào Nha) phần nào giúp tay vợt người Thụy Sĩ lấy lại sự tự tin.
    Sau khi vượt qua Ruben Ramirez Hidalgo (Tây Ban Nha), Gael Monfils (Pháp), David Nalbandian (Argentina) và Novak Djokovic (Serbia), Federer lọt vào trận chung kết đối mặt với Nadal. Ở đây, anh đã để thua dễ 5/7, 5/7 sau 103 phút - và Federer đều để thua break-point (là set-point) trong thời điểm cuối ở cả 2 ván đầu. Thất bại này cho thấy một lần nữa, Federer khó lòng qua mặt được Nadal, nhưng chỉ là trên mặt sân đất nện.
    Tất nhiên, trận thua ở chung kết Monte Carlo Masters chỉ là dạng ?othuốc thử? cho cuộc đối đầu trường kỳ giữa Nadal và Federer ở mùa giải 2008. Cho đến thời điểm đó, dù đã để thua đến 5 trận trong vòng 4 tháng (một ?okỷ lục? mà Federer chưa bao giờ gặp phải từ khi trở thành số 1 thế giới hồi năm 2004), Federer vẫn chưa có biểu hiện sẽ bị truất ngôi, dù rằng phong độ của anh đang được dư luận soi xét khá gắt gao, và anh đã sử dụng thông tin anh bị ?ochứng dư bạch cầu đơn nhân hồi đầu mùa? để lý giải việc nhập cuộc chậm chạp và bị loại ?osớm? ở bán kết Australia Open hồi tháng Giêng năm nay (với Federer, việc bị loại ở bán kết một Grand Slam bất kỳ xem như là? bị loại sớm).
    Cuộc chiến thứ 2 - ?oChén đắng? ở Hamburg
    Thua ở Estoril, Federer có cơ hội cân bằng tỷ số với Nadal ở mùa giải năm nay khi bước đến giải Masters Series ở Hamburg, nơi anh đang là đương kim vô địch (sau khi đánh bại chính Nadal ở trận chung kết mùa giải năm ngoái). Federer tràn đầy lòng quyết tâm xóa đi mùa giải khó khăn, cũng như tiếp tục kéo gần khoảng cách với Nadal trên mặt sân đất nện.
    Hành quân đến tận trận chung kết, Federer cũng đã tìm được một chiến thắng trước Nadal, nhưng chỉ trong 1 ván đấu (sau loạt tie-break). Còn lại, anh để thua dễ trong 2 ván đấu khác. Tỷ số đối đầu giữa Federer và Nadal trong mùa giải 2008 được nới rộng lên thành 0-2.
    Cuộc chiến thứ 3 - ?oMối nhục? ở Paris
    Nadal vẫn là ?oVua sân đất nện? dù rằng năng lực của anh trên các mặt sân khác chỉ dừng ở mức? ?olãnh chúa?. Trước Roland Garros 2008, dư luận lại tiếp tục bủa vây các tay vợt với câu hỏi: liệu Nadal có tiếp tục ưu thế của mình trên mặt sân đất nện tại Paris hay không, và liệu Federer đã ?obước đến đâu? trong nỗ lực thu ngắn khoảng cách với Nadal trên mặt sân đất nện?
    Rất ít người nghĩ đến việc Nadal sẽ tiến gần đến việc lật đổ ngôi số 1 của Federer. Federer lại thể hiện bản lĩnh của một tay vợt lớn khi đánh bại hàng loạt đối thủ như Sam Querrey (Mỹ), Albert Montanes (Tây Ban Nha), Mario Ancic (Croatia), Julien Benneteau (Pháp), Fernando Gonzalez (Chilê), Gael Monfils (Pháp).
    Ở nhánh đối diện, Nadal tiếp tục thể hiện ưu thế áp đảo của mình khi ?ođàn áp? hàng loạt tay vợt như Thomaz Belluci (Brazil), Nicolas Devilder (Pháp), Jarkko Nieminen (Phần Lan), Fernando Verdasco (TBN), Nicolas Almagro (TBN) và Novak Djokovic (Serbia) chỉ sau vỏn vẹn 3 ván đấu.
    Bước vào trận chung kết với tinh thần dâng lên rất cao - dù thể lực không quá sung mãn sau khi bị Djokovic ?ohành hạ? trong trận bán kết - Nadal đã? nghiền bẹp Federer trong cả 3 ván đấu với điểm số 6/1, 6/3, 6/0.
    Đây là thất bại chua cay nhất trong sự nghiệp của Federer, và là một trong những trận đấu thế một chiều đáng sợ nhất ở chung kết một kỳ Grand Slam. Từ tham vọng chinh phục Grand Slam sân đất nện đầu tay, Federer đối diện với trận thua nhục nhã nhất trong sự nghiệp chuyên nghiệp của mình.
    Cuộc chiến thứ 4 - ?oVương triều? sụp đổ ở Luân Đôn
    ?oVương triều? trên thế giới ATP của Federer vẫn chưa sụp đổ, nhưng ?ovương triều? trên mặt sân cỏ của anh đã? đến hồi cáo chung. Đến Wimbledon ở All England Club (Luân Đôn) với khát vọng rửa đi mối nhục ?ođỏ quạch? ở Paris, Federer lại vướng thêm vào cái vòng ?oân oán? oan nghiệt với người liên tục hạ nhục anh trong mùa giải năm nay - Nadal.
    Cháy lên hy vọng đăng quang ngôi vô địch thứ 6 liên tiếp ở Wimbledon (sau khi đăng quang ở Halle - danh hiệu thứ 2 trong mùa của Federer), Federer lần lượt đanh bại Dominik Hrbatty (Slovakia), Robin Soderling (Thụy Điển), Marc Giquel (Pháp), Lleyton Hewitt (Australia), Mario Ancic (Croatia) và Marat Safin (Nga) đều sau vỏn vẹn 3 ván đấu. Trông anh rất sung mãn?

    Cuộc chiến Federer - Nadal trong mùa giải 2008, Federer thua trắng 0-4.
    [​IMG]

    Ở nhánh đấu bên kia, Nadal cũng hoàn thành tốt công việc của mình, dù không phải dễ dàng, khi vượt qua Andreas Beck (Đức), Ernest Gulbis (Latvia), Nicolas Kiefer (Đức), Mikhail Youzhny (Nga), Andy Murray (Anh), Rainer Schuettler (Đức).
    Dù khó khăn, Nadal vẫn chứng tỏ anh là? tay vợt mạnh thứ 2 thế giới trên mặt sân cỏ. Và anh đã biến mình trở thành người mạnh nhất, khi thi đấu một trận để đời luôn buộc Federer trong thế rượt đuổi ở chung kết.
    Thắng trước 6/4, 6/4 trong 2 ván đầu tiên, Nadal chỉ chấp nhận để Federer cân bằng tỷ số 2-2 nhờ 2 loạt tie-break ván sau (Federer thắng điểm 7-5 và 10-8).
    Ở ván đấu quyết định - ván mà người thắng buộc phải thắng bằng cách biệt 2 rơ - sau nhiều pha bóng giằng co ngoạn mục, cuối cùng Nadal đã kết thúc trận đấu - sau này được xem là một trong những trận đấu hay nhất và ngoạn mục nhất trong lịch sử thế giới quần vợt - với chiến thắng 9-7. Sau 288 phút, Nadal đã hạ bệ ?ovương triều? trên mặt sân cỏ của Federer trong một trận đấu kinh điển.
    Các cuộc chiến gián tiếp
    Tất nhiên, thất bại ở Wimbledon chưa thể lấy đi ngôi số 1 của Federer, nhưng việc anh liên tục để thua ở Canada Masters (ngay từ vòng 32), Cincinnati Masters (ở vòng 16) trong khi Nadal tiếp tục đăng quang ở Canada Masters và lọt đến bán kết Cincinnati Masters có nghĩa là? Federer mất ngôi số 1 thế giới. Anh chính thức mất ngôi số 1 thế giới 1 tuần sau khi Olympic Bắc Kinh khởi tranh.
    Đó là chuyện chắc chắn sẽ diễn ra và Federer đã đón nhận nó bằng một? thất bại tiếp theo ở tứ kết Olympic (Nadal sau này giành HCV ở đây). Nếu không có cú ?ophản công? ngoạn mục ở US Open, hẳn Federer đã suy sụp hoàn toàn. Nhưng cũng không cần những gánh nặng tinh thần phụ thêm, việc mất ngôi số 1 đã là một đòn giáng mạnh mẽ nhất.
    Nadal đã là ?otân vương?, nhưng Federer cũng thề sẽ quay trở lại. Còn Djokovic, Murray? đang cố gắng chen ngang ?otrật tự 2 cực Nadal - Federer?. Mùa giải 2008 đã khép lại, cuộc chiến ở mùa giải 2009 sẽ bắt đầu, sau hơn 1 tháng nữa?

  10. rocket1349

    rocket1349 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    0
    Kỳ cuối: Trường Giang sóng sau xô sóng trước

    Vương quốc rộng lớn? của ATP trong mùa giải 2008 đã chứng kiến một số lượng rất lớn các tay vợt trẻ trung và sung mãn thăng hoa, thi đấu rất thành công.
    Trong số các tay vợt mạnh và danh tiếng nằm ở trong tốp 10, có đến 6 người chưa bước qua tuổi 24, trong đó, có những gương mặt mới nổi hoặc đang ở giai đoạn chứng tỏ năng lực bản thân như Gilles Simon (Pháp, 24 tuổi), Jo-Wilfried Tsonga (Pháp, 23 tuổi), Andy Murray (Anh, 21 tuổi), Juan Martin del Potro (Argentina, 20 tuổi) bên cạnh những tay vợt trẻ ?ogạo cội? như Rafael Nadal (Tây Ban Nha, 22 tuổi) và Novak Djokovic (Serbia, 21 tuổi).
    Del Potro
    [​IMG]

    Chính sự hiện diện của họ đã khiến cho thế hệ ?ogià? như Roger Federer (Thụy Sĩ, 27 tuổi), Nikolay Davydenko (Nga, 27), Andy Roddick (Mỹ, 26) hay James Blake (Mỹ, 29)? phải sống với một sự thật rất chênh vênh - bất kỳ lúc nào, họ cũng có thể bị biến thành các tượng đài xưa cũ.
    Chỉ tính riêng Simon đã giành được 3 danh hiệu trong năm nay (ở Bucharest, Indianapolis và Casablanca). Tsonga cũng đã giành được 2 danh hiệu rất có giá trị (ở Bangkok và Paris Masters). Trong khi Murray thậm chí đã giành được đến 5 danh hiệu (St.Petersbourg, Madrid Masters, Cincinnati Masters và Marseille) - nhiều nhất trong số các tay vợt trẻ mới nổi.
    Còn ?otiểu tử Argentina? Del Potro cũng đã giành được 4 danh hiệu liên tục trong mùa (ở Washington, Los Angeles, Kitzbuhel và Stuttgart).
    Nếu tính chung với 8 danh hiệu đình đám của Nadal (2 Grand Slam và 1 HCV Olympic) và 4 danh hiệu của Djokovic (1 Grand Slam, 2 Masters Series và 1 Masters Cup), tổng cộng các tay vợt ?otừ 24 tuổi trở xuống? đã kiếm được đến 26 danh hiệu lớn nhỏ (vượt xa con số 10 danh hiệu do các ?olão tướng? gặt hái được - đặc biệt, ?olão tướng? già nhất là Blake không thắng nổi một danh hiệu nào trong năm nay).
    Đó là chưa kể đến những gương mặt trẻ tuổi khác như Stanislas Wawrinka (Thụy Sĩ, hạng 13 thế giới, 23 tuổi), Gael Monfils (Pháp, hạng 14, 22 tuổi), Robin Soderling (Thụy Điển, hạng 17, 24 tuổi, 1 danh hiệu), Nicolas Almagro (Tây Ban Nha, hạng 18, 23 tuổi, 2 danh hiệu), Tomas Berdych (CH Séc, hạng 20, 23 tuổi, 1 danh hiệu), Marin Cilic (Croatia, hạng 23, 20 tuổi, 1 danh hiệu), Richard Gasquet (Pháp, hạng 25, 22 tuổi), Sam Querrey (Mỹ, hạng 39, 21 tuổi, 1 danh hiệu), Simon Bolleli (Italia, hạng 41, 23 tuổi), Ernest Gulbis (Latvia, hạng 53, 20 tuổi)?

    Murray
    [​IMG]

    Chưa kể đến những tay vợt trẻ khác hiện diện đây đó trong các ?ongóc ngách? của tốp 100, ?ovương triều rộng lớn? của ATP trong mùa giải 2008 quả thật đã ?obội thu? nhân tài trẻ trung đầy hứa hẹn và họ chính là nòng cốt cho các cuộc lật đổ giới ?olão tướng? ở mùa giải năm sau.
    Dưới ngọn cờ mà Nadal khởi xướng, có vẻ như mọi thứ đang? đi vào đường ray của nó, đường ray của giới trẻ?
    ?oNo Country For Old Man? - xin mượn tựa đề bộ phim nổi tiếng của Hollywood năm 2007 để? dự báo trước về tương lai của thế giới quần vợt của ATP, một ?ovương triều rộng lớn? mênh mông sóng nước như dòng Trường Giang bát ngát, nơi sóng sau luôn sẵn sàng xô dạt sóng trước để nhanh chóng cập vào bến bờ.
    Trong tình thế ?odầu sôi lửa bỏng? này, có lẽ chỉ có mình ?ocây cao bóng cả? như kiểu Federer là có thể đứng vững, đứng vững chỉ để đạt được các mục tiêu cần thiết của mình (như hoàn thành giấc mơ đoạt ít nhất 14 danh hiệu Grand Slam) chứ không phải đứng vững để thách thức mọi tay vợt trẻ khác.
    Vậy nên, nếu ?ochẳng may? các bạn không thể thấy những tên tuổi quen thuộc lâu nay (như Roddick, Davydenko, Blake?) trong tốp 10 năm tới, đừng lấy làm ngạc nhiên. Vì quần vợt và cuộc sống đang bắt đầu xoay vần với cái quy luật đào thải của nó.
    ?oTre già, măng mọc?, ?osóng sau xô sóng trước?, hay ?ođã bước đến đỉnh cao thì? bước tiếp theo chính là vực sâu??, những quy luật của cuộc đời, của quần vợt mà không ai có thể cưỡng lại!


Chia sẻ trang này