1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức thế giới - bình luận ... ATP WORLD TOUR FINALS 2009 trang 30

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 28/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Khởi sắc các tay vợt nữ Trung Quốc
    Quần vợt TQ đã có những bước tiến dài khi có đến bảy tay vợt lọt vào vòng đấu chính và hai trong số đó đã đi tiếp vào vòng hai ở Giải Úc mở rộng 2006.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Li Na, Shuai Peng, Zi Yan và Jie Zheng (đánh đôi)
    Dù trong hai ngày thi đấu đầu tiên, lần lượt Lý Đình (195 TG), Bành Soái (53), Lý Nã (52), Tôn Điềm Điềm (103) và Trịnh Khiết (55) đều đã gác vợt sớm ngay từ vòng một; nhưng quần vợt Trung Quốc vẫn có thể ngẩng cao đầu khi Lý Nã và Tôn Điềm Điềm chỉ chịu dừng bước trước ĐKVĐ Serena William (Mỹ) và hạt giống số 3 người Pháp Amelie Mauresmo với cùng tỉ số 1-2, hay Trịnh Khiết cũng dẫn trước tay vợt hạng 36 TG Anna Chakvetadze (Nga) 7-5 ở ván đầu trước khi thua ngược chung cuộc 1-2.
    Nhưng các cô gái Trung Quốc không chỉ để lại ấn tượng bằng những trận thua sít sao! Họ đã có hai tay vợt lần đầu tiên dự giải nhưng đã lọt vào vòng hai là Yến Tử (101 TG), người đã hạ hạt giống số 11 Nathalie Dechy (Pháp) 2-1. Tiếp đến Viên Mộng (152) thắng dễ dàng tay vợt người Hungary Melinda Czink 2-0.
    Đây quả là bước nhảy đáng ngạc nhiên của quần vợt Trung Quốc bởi ở năm 2002, quần vợt Trung Quốc còn "xin" tham dự giải này bằng suất đặc cách... ở giải đôi! Thậm chí họ còn không có một tay vợt nữ nào chen chân nổi vào top 100 TG trong năm đó.
    Vậy mà chưa đầy bốn năm sau, họ đã có ba tay vợt nữ nằm trong top 50 và bốn nằm trong top 200 vào cuối năm 2005.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Tiantian Sun, Meng Yuan, Ting Li
    Tiêu biểu nhất là Bành Soái, khi cô gái 20 tuổi này đã vươn lên hạng 31 TG trong năm 2005, sau khi đánh bại hai tay vợt tên tuổi Kim Clijsters (Bỉ) và Elena Dementieva (Nga). Dù vậy, theo Sun Junfang - giám đốc điều hành Trung tâm Đào tạo quần vợt nước này (CTA): "Chúng tôi đã phát triển khá nhanh nhưng như thế vẫn chưa đủ".
    Mục tiêu mà CTA đặt ra cho các tay vợt chính là việc phải tham dự đủ bốn giải Grand Slam trong năm 2006 và các giải trong hệ thống thi đấu của WTA để tích lũy điểm số cho việc nhảy vọt trong bảng xếp hạng thế giới.
    Chẳng hạn Trịnh Khiết, tay vợt 23 tuổi này dự kiến tham dự khoảng 25 giải đấu quốc tế trong vòng chín tháng để cải thiện thứ hạng của mình. Đây quả là con số khủng khiếp, bởi ngay các tay vợt hàng đầu thế giới cũng không tham dự nhiều như thế. Cụ thể Davenport cũng chỉ tham dự khoảng 16 giải, Sharapova khoảng 15 và Pierce cũng chỉ 14.
    (Tuổi trẻ)
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Báo Tuổi trẻ phiên âm làm đọc xong chẳng hình dung được ai là ai, trong khi tin tức thế giới phiên âm tiếng Anh hết. Tớ chuyển sang tên tiếng Anh cho dễ theo dõi nhé (cộng luôn thứ hạng hiện nay luôn) :
    52 - LI, NA = Lý Nã
    53 - PENG, SHUAI = Bành Soái
    55 - ZHENG, JIE = Trịnh Khiết
    88 - YAN, ZI = Yến Tử
    103 - SUN, TIANTIAN = Tôn Điềm Điềm
    152 - YUAN, MENG = Viên Mộng
    195 - LI, TING (SR) = Lý Đình

  2. yeutennisct

    yeutennisct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2006
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    WTA 2005: Cuộc chơi không của riêng ai

    (VietNamNet) - Daveport ổn định, chị em nhà Williams thất thường, bộ đôi người Bỉ Clijsters - Henin trở lại ngoạn mục, dàn sao Nga chững lại, Mirza gây bất ngờ... Quần vợt nữ thế giới trải qua một mùa giải không của riêng ai.
    Không có ngôi sao nào đủ sức áp đảo mùa giải quần vợt nữ 2005. 4 danh hiệu Grand Slam chia đều cho 4 tên tuổi đã thành danh: Serena Williams (Australian Open), Justine Henin (Roland Garros), Venus Williams (Wimbledon) và Kim Clijsters (US Open). Cục diện cân bằng ấy được khẳng định thêm bằng ngôi vị số một trên bảng xếp hạng WTA cho Lindsay Davenport, người hai lần "về nhì" sau chị em nhà Williams.
    Với bước lùi của dàn sao mới (dẫn đầu bởi Maria Sharapova), các lão tướng như Davenport, Mary Pierce, Amelie Mauresmo và Patty Schnyder có điều kiện "hồi xuân". Họ cùng kết thúc năm trong tốp 10 thế giới. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn ra những gương mặt tiêu biểu của năm không phải là một việc dễ dàng.
    Tay vợt xuất sắc nhất: Kim Clijsters
    Dù Davenport kết thúc năm ở vị trí số một trên bảng xếp hạng WTA nhưng Clijsters mới là ngôi sao xuất sắc nhất năm 2005. Trong khi đàn chị người Mỹ chưa thể bổ sung thêm một danh hiệu lớn nào, cô gái giàu nghị lực đến từ nước Bỉ chạm một mốc vô cùng quan trọng: lần đầu tiên vô địch Grand Slam. Chiến thắng 6-3, 6-1 trước Mary Pierce trong trận chung kết US Open đặc biệt có ý nghĩa với Clijsters. Từ chỗ tưởng như phải giải nghệ vì chấn thương đến vinh quang tột đỉnh của làng quần vợt, Clijsters khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và khâm phục.

    Kim Clijsters đã có 1 năm thành công rực rỡ
    Ngoài thành công ở Flushing Meadows, tay vợt số 2 thế giới còn có 8 lần đăng quang trong năm nay. Đáng chú ý, với thành tích vô địch tại Bank of the West Classic, JPMorgan, Rogers Cup để dẫn đầu hệ thống giải US Open Series, Clijsters được nhân đôi khoản tiền thưởng 1,1 triệu USD tại US Open.
    9 danh hiệu cá nhân và thành tích thắng thua ấn tượng 67-9, đến bản thân Clijsters cũng không thể mong chờ một kết quả tốt hơn thế. Nếu có gì phải đáng tiếc cho "thỏi chocolat Bỉ", đó chỉ có thể là việc cô chưa thể trở thành người đầu tiên trong lịch sử kết thúc năm ở vị trí số một thế giới khi phải bắt đầu mùa giải ngoài tốp 100.
    Tạo được bước ngoặt: Nicole Vaidisova
    Giống như những tay vợt trẻ khác, Vaidisova chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để vượt qua những thời điểm quyết định (ví dụ tiêu biểu là thất bại trước Nadia Petrova tại vòng 4 US Open). Nhưng cô gái 16 tuổi đến từ Cộng hoà Czech vẫn có được bước nước rút ngoạn mục.

    3 chức vô địch liên tiếp tại Seoul, Tokyo và Bangkok nâng số danh hiệu trong sự nghiệp của Vaidisova lên con số 5. Cho đến trận thua Amelie Mauresmo tại bán kết Advanta Championships, Vaidisova đã trải qua mạch 18 chiến thắng liên tiếp. Kết thúc năm ở vị trí 15 thế giới, Vaidisova hoàn toàn có quyền mơ tới một suất dự WTA Tour Championships 2006 tại Madrid.
    Sự trở lại ấn tượng nhất: Mary Pierce
    Trước khi mùa giải 2005 bắt đầu, có lẽ không một cây bút quần vợt nào dám dự đoán Mary Pierce sẽ có một mùa giải thành công đến thế: hai lần giành ngôi á quân Grand Slam, vào chung kết WTA Tour Championships và kết thúc năm ở vị trí số 5 thế giới.
    Nhìn Pierce lần lượt hạ Mauresmo, Dementieva, Clijsters và Davenport tại Staples Center, Los Angeles, người hâm mộ không có cảm giác cô đã bước sang tuổi 30. Có thể nói, người chị cả của quần vợt Pháp là minh chứng sinh động nhất cho câu nói "gừng càng già càng cay".
    Tay vợt tiến bộ nhất: Anna-Lena Groenefeld
    Tương tự trường hợp Svetlana Kuznetsova hai năm trước, Groenefeld đã trưởng thành nhiều dưới sự dìu dắt của huyền thoại đồng thời là bạn đánh đôi Martina Navratilova. Trong năm thứ 3 thi đấu chuyên nghiệp, tay vợt 20 tuổi người Đức leo lên vị trí 21 thế giới, nhảy 54 bậc so với mùa giải 2004.
    Ưu thế chiều cao giúp Groenefeld mạnh mẽ trong cả giao bóng, đánh thuận tay và trái tay. Sau 3 danh hiệu đôi (bao gồm cả chức vô địch lịch sử cùng Navratilova tại Rogers Cup), việc Groenefeld đăng quang nội dung đơn chỉ còn là vấn đề thời gian. Từ khi Steffi Graf rời sân đấu, giờ người Đức mới lại có dịp hy vọng.
    Gương mặt mới: Sania Mirza

    Tại US Open 2005, chỉ có lý lịch cá nhân của Maria Sharapova được độc giả internet "ghé thăm" nhiều hơn bản khai về Mirza. Chi tiết trên cũng đủ nói lên tốc độ nổi tiếng chóng mặt của ngôi sao mới đến từ Ấn Độ.
    Câu chuyện cổ tích được cô gái 19 tuổi vẽ bằng "cuộc cách mạng" trên bảng xếp hạng WTA. Mirza nhảy liền 175 bậc, từ 206 năm 2004 lên 31 năm 2005.
    Trong một năm đẹp như mơ, Mirza có danh hiệu WTA Tour đầu tiên ở quê nhà Hyderabad và từng đánh bại 3 gương mặt sáng giá của nước Nga Kuznetsova, Petrova, Zvonareva. Tại US Open, Mirza cũng trở thành tay vợt Ấn Độ đầu tiên lọt tới vòng 4 một giải Grand Slam. Hẳn là năm tới, mỗi chiến thắng của Mirza không còn được coi là bất ngờ nữa.
    Đôi xuất sắc nhất: Lisa Raymond và Samantha Stosur
    Cuộc đua nội dung đôi nữ 2005 cũng diễn ra khá cân bằng. 4 chức vô địch Grand Slam lần lượt thuộc về 4 cặp chủ nhân khác nhau: Svetlana Kuznetsova - Alicia Molik (Australian Open), Virginia Ruano Pascual - Paola Suarez (Roland Garros), Cara Black - Liezel Huber (Wimbledon), Lisa Raymond - Samantha Stosur (US Open).
    Chiến thắng của Raymond - Stosur trước Black - Rennae Stubbs tại chung kết WTA Tour Championships đã tạo ra sự khác biệt. Trên bảng xếp hạng nội dung đôi của WTA, Stosur và Raymond lần lượt chiếm lĩnh các vị trí số 2 và 3. Nhưng sự kết hợp giữa họ xứng đáng được xếp số một.
    Tinh thần thi đấu tốt nhất: Amelie Mauresmo
    Thật khó để giữ nụ cười trên môi và cái nhìn lạc quan về phía trước sau mỗi thất bại quyết định. Vậy mà, Mauresmo đang làm được điều đó trong sự nghiệp "học tài thi phận" của mình. Sau khi Clijsters đăng quang tại Flushing Meadows, chỉ còn lại Mauresmo là tay-vợt-xuất-sắc-nhất-vô-duyên-với-Grand-Slam.
    Người hâm mộ đang rất hy vọng ngôi sao người Pháp này sẽ tiếp bước may mắn của Clijsters. Chức vô địch WTA Tour Championships 2005 sẽ là cú hích quan trọng cho Mauresmo trước khi mùa giải 2006 bắt đầu.
    Trận đấu của năm: chung kết Wimbledon giữa Venus Williams và Lindsay Davenport

    Cô chị nhà Williams đã coi chức vô địch Wimbledon 2005 là danh hiệu đáng nhớ nhất trong sự nghiệp. Venus đã đăng quang sau một trong những trận chung kết dài nhất của lịch sử quần vợt nữ. Sau khi set hai phải giải quyết bằng loạt tie-break, set quyết định đã kéo dài tới 16 ván.
    Phần thắng 9-7 cuối cùng thuộc về Venus. Williams chị hoàn tất có được danh hiệu lớn đầu tiên kể từ năm 2001. Còn Davenport để tuột chiến thắng quan trọng trong gang tấc.

  3. yeutennisct

    yeutennisct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2006
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch ATP muốn giảm lịch thi đấu môn tennis
    Hôm qua ngài Etienne de Villiers, chủ tịch của ATP, đã nói rằng ông muốn giảm thời gian của mùa giải tennis xuống còn 10 tháng. Theo ông giải đấu Master Cup cuối cùng trong năm nên diễn ra vào cuối tháng 10 chứ không phải tháng 12 như hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc các tay vợt sẽ có ít nhất 2 tháng nghỉ ngơi trước khi tranh tài tại Australia mở rộng.
    Ngài de Villiers cho biết ông hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ có hiệu lực kể từ mùa giải năm 2008. Tuy công nhận rằng ATP cần quan tâm hơn nữa tới các ngôi sao của mình, ông cho hay hiện tại họ vẫn chưa có ý định thành lập Hiệp hội các vận động viên quần vợt.
    "Rất nhiều vận động viên muốn có một kỳ nghỉ dài hơn, và tôi hiểu rằng đó là một mong muốn chính đáng", ông phát biểu. "Đâu phải chúng tôi muốn có tới 4 tháng nghỉ ngơi, chúng tôi chỉ muốn kéo dài lịch nghỉ từ 6 tuần như hiện nay lên thành 8 hoặc 9 tuần. Và tôi nghĩ rằng việc đó sẽ không phát sinh ra vấn đề gì cả."
    Tuy nhiên mọi thay đổi về lịch thi đấu cần nhận được sự đồng thuận từ phía các nhà tổ chức giải Grandslam, Liên đoàn quần vợt Quốc tế cũng như từng giải đấu riêng biệt. Vị chủ tịch ATP mong rằng sẽ đưa ra được chi tiểt cụ thể cho việc này vào cuối năm nay.
    "Có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với sự thay đổi này từ năm sau, hiện tại thì lịch thi đấu đã được ấn định rồi. Hy vọng rằng lịch thi đấu mới sẽ có hiệu lực từ mùa giải 2008."
  4. yeutennisct

    yeutennisct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2006
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Roger Federer - nhà vô địch của các nhà vô địch

    Roger Federer và bạn gái Mirka đến Doha (Qatar) dự giải quần vợt đầu tiên của năm. Ảnh: AP
    Nhật báo thể thao danh tiếng của Pháp, L''Equipe, đã bầu chọn tay vợt người Thụy Sĩ, Roger Federer, cho danh hiệu "Nhà vô địch của các nhà vô địch năm 2005", nhờ thành tích xuất sắc anh giành được trên sân bóng nỉ.
    Tay vợt số một thế giới nhận được 676 điểm từ phiếu bầu của các nhà báo thể thao. Federer có 11 danh hiệu trong năm 2005, chiến thắng 81 trận và chỉ để thua 4. Anh còn gom hầu hết những phần thưởng cá nhân giá trị khác của quần vợt thế giới năm vừa qua. Trong lịch sử 25 năm của cuộc bầu chọn, Federer mới chỉ là VĐV quần vợt thứ hai đạt được vinh dự này, sau Andre Agassi năm 1999.
    "Roger Federer được hâm mộ không chỉ bởi thành công của anh ấy. Tay vợt Thụy Sĩ còn là hiện thân của một sự hoàn hảo, mạnh mẽ và lịch lãm. Không còn nghi ngờ gì nữa, Federer chính là gương mặt tiêu biểu nhất cho thế hệ các nhà nhà vô địch ở mọi môn thể thao trong thế kỷ mới", đại diện L?TEquipe bình luận.
  5. yeutennisct

    yeutennisct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2006
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Vì sao các VĐV quần vợt hay ăn chuối vào giờ giải lao?

    Tim Henman ăn chuối trong giờ giải lao.
    Khi theo dõi một trận quần vợt, bạn thường thấy các tay vợt ăn chuối trong thời gian nghỉ giữa các set. Họ làm việc đó không phải vì quên chưa kịp nạp năng lượng trước trận đấu mà đơn giản bởi chuối là một loại hoa quả rất bổ.
    Chuối cung cấp một nguồn kali dồi dào. Một số tay vợt tin rằng khi ăn chuối, họ có thể giảm bớt nguy cơ bị chuột rút và thanh thản tinh thần. Ngoài ra, với carbohydrate, loại quả này còn giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.
    Tay vợt người Mỹ gốc Trung Quốc Michael Chang luôn được nhắc đến là một tay vợt hay ăn chuối trong các trận đấu của mình. Chiến thắng của anh tại Pháp Mở rộng năm 1989 có đóng góp rất lớn của thứ quả nhiệt đới này.
  6. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Chung kết Giải quần vợt Montreal Masters 2007:
    Djokovic đánh bạiFederer ​
    Tay vợt 20 tuổi người Serbia Novak Djokovic đã đánh bại tay vợt số 1 thế giới Roger Federer trong trận chung kết với tỉ số 2-1 (7-6, 2-6, 7-6) để đăng quang tại Giải quần vợt Montreal Masters 2007.
    Đây là lần đầu tiên Djokovic vượt qua Federer trong năm lần gặp gỡ giữa họ. Chiến thắng này của Djokovic không hề do may mắn, bởi trên đường đến trận chung kết anh đã vượt qua những tên tuổi lừng lẫy như Andy Roddick ở tứ kết, rồi ?ovua đất nện? Rafael Nadal ở bán kết.
    Djokovic là tay vợt tiến bộ nhất năm 2006 (nhảy từ vị trí thứ 83 vào top 20 tay vợt hàng đầu thế giới). Và trên bảng xếp hạng hiện tại của Hiệp hội Quần vợt chuyên nghiệp nam thế giới (ATP), Djokovic được xếp ở vị trí thứ ba.
    Với phong độ hiện tại của Djokovic, giới chuyên môn nhận định anh sẽ là đối thủ lớn nhất của Nadal và Federer trong cuộc chạy đua đến chức vô địch Giải Mỹ mở rộng - Grand Slam cuối cùng trong năm khởi tranh ngày 27-8. Djokovic cũng không giấu tham vọng trở thành tay vợt số 1 thế giới khi nói: ?oĐó là mục tiêu của cuộc đời tôi
    [​IMG]
    Một Federe mới chăng ????
  7. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Mời các mem Box Tennis đọc bài:
    "THỜI TRANG QUẦN VỢT"
    Đăng trên báo Thanh Niên số CN 09/9/2007.
    [​IMG]
    [​IMG]
    AZ.
  8. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Tay vợt xếp hạng 7 thế giới Fernando Gonzales (Chile) đã đánh bại Tommy Robredo (TBN) 2-1 (61 36 61) chỉ trong 105 phút và giành danh hiệu vô địch China Open 2007 vào ngày hôm qua (Chủ Nhật 16/9/2007).
    Đây là danh hiệu đầu tiên cho anh trong 2 năm trở lại đây .
    Xét thành tích đối đầu, Gonz đã thắng 3/2 so với Robredo, trong đó có 2 trận gần đây nhất và đều trên mặt sân đất nện.
    Trong năm nay, Gonz đã 3 lần vào đến trận CK. Hai lần trước anh thua Federer (Australia Open) và thua Nadal (Rome).
    Trận này còn ý nghĩa quan trọng nữa để Gonz và Robredo dành được 1 suất trong 5 suất còn lại của 8 tay vợt hàng đầu thế giới tham dự giải Master Cup Thượng Hải (Master cuối cùng trong năm) sẽ tổ chức vào Tháng 11 năm nay.
    3 suất đã có chủ gồm: Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic.
    Lược dịch từ www.chinaopen.com
    AZ.
  9. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy từ http://tennisplanet.wordpress.com, post lên cho vui.
    -Nalbandian - over weight.
    -Davydenko - too light and petite.
    -Nadal - too muscular.
    -Federer - too much talent.
    -Gasquet - neck too long and disproportionate.
    -Robredo - short on clothes.
    -Murray - jaggered tooth line.
    -Canas - too halloweenish.
    -Safin - too big and strong.
    -Karlovic - too tall.
    -Blake - too bald.
    -Rochus - too short.
    -Roddick - too touchy and feely kind.
    -Djokovic - too much porcupinish hair.
    -Gonzalez - too much fore (play) hand. No action.
    -Berdych - too tall.
    -Ljubicic - too dinosaurish. Is he even from this century?
    -Bartoli - too obese.
    -Justine - too short and petite.
    -Hingis - too foreheady.
    -Petro - perpetually startled.
    -Sharapova - too loud.
    -Serena - too bootilicious.
    -Venus - too nippy.
    -Mauresmo - too much into carpet.
    -Jankovic - too alienish.
    -Chakvetadze - too decent, beautiful and cute.
    AZ.
  10. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    THU NHẬP CỦA 20 TAY VỢT CHUYÊN NGHIỆP CAO NHẤT THẾ GIỚI (tính đến 15 Oct 2007):
    (Xin lưu ý là xếp theo tiền thưởng qua các giải đấu chứ không phải xếp hạng theo điểm của ATP)
    [​IMG]
    Ta cũng thấy được 5 thứ hạng (trên bảng) cũng trùng với xếp hạng của ATP.
    và cũng lưu ý hạng 18 và 19 của hai anh em Bryan (số 1 thế giới về đôi nam, vừa vô địch Master Madrid 2007): Đánh đôi (tiền thưởng thấp hơn đánh đơn rất nhiều) mà kiếm được chừng đó tiền thưởng thì khiếp thật!
    AZ.

Chia sẻ trang này