1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. USS_Enterprise

    USS_Enterprise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì Hypernova có cách hoạt động tương tự supernova, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều giả thiết tại sao hình thành hypernova, nhưng đại khái là được tạo ra từ 1 vụ nổ sao do:
    1/ là 1 ngôi sao rất lớn đã quay quá nhanh hoặc bị bao bọc bởi 1 từ trường rất lớn.
    2/là 1 ngôi sao ở trong một hệ có 2 ngôi sao và va chạm hoặc kết hợp với ngôi sao còn lại.
    Và kết quả là đều tạo ra 1 vụ nổ và hình thành hố đen hoặc sao Neutron, nhưng vụ nổ lại giải phóng ra một số lượng năng lượng khổng lồ nhưng chủ yếu dưới dạng tia Gamma.
    Nguồn được lấy từ web dưới đây:
    http://imagine.gsfc.nasa.gov/docs/features/news/20may99.html
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Lùi thời gian phóng tàu con thoi Atlantis lại một ngày​
    Sáng thứ 4 (6/9/2006), người phát ngôn của NASA đã thông báo quá trình phóng tàu con thoi Atlantis sẽ bị lùi lại 24h vì lí do kĩ thuật. Sau 3 lần hoãn vì lí do thời tiết không phù hợp trong tuần trước, lần này, sự cố kỹ thuật phát sinh từ một trong 3 nguồn điện của tàu
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060906091743.3kczgki9.html
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    8X giải mã bầu trời
    TP - Quán cà phê số 9, đường Láng Hạ, Hà Nội là địa điểm offline hàng tháng của câu lạc bộ. Có khoảng 30 người trẻ thường lui tới, ?ogià? nhất cũng thuộc dân 8X. Họ bàn luận sôi nổi về... bản đồ những vì sao.
    [​IMG]
    Đặng Vũ Tuấn Sơn

    Họ là ai mà bàn bạc những chuyện mang tầm vóc? vũ trụ vậy?
    CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (Vietnam Amateur Club of Astronomy- VACA) thành lập từ 29/03/2002, đến nay VACA đã thu hút được hơn 1.000 thành viên trên khắp cả nước.
    Hằng tháng, tại Hà Nội, CLB thường có một buổi họp mặt để trao đổi tư liệu, bàn bạc những điều họ chưa thể nói hết trong thời gian online tại 2 địa chỉ: Box Thiên văn của trang web TTVN (Trí tuệ Việt Nam) và http://www.thienvanvietnam.com.vn.
    CLB cũng nhận được sự tham gia của các nhà Vật lý thiên văn trong Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam như: Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Phan Văn Đồng- Thư ký Hội, Nguyễn Phúc Giác Hải- BCH Hội, GS. Đặng Mộng Lân...
    Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch CLB cho biết: ?oKhó khăn nhất với CLB là về nhân sự; hoạt động của VACA mới dừng lại ở trao đổi, học hỏi trên tinh thần tự nguyện. Các thành viên đều là sinh viên, học sinh, già nhất cũng đều là thế hệ 8X.
    Từ duy trì tài chính cho đến hoạt động của CLB đều một tay các bạn trong Ban quản trị lo liệu?. Được sự ủng hộ của các thành viên Hội Thiên văn vũ trụ VN, CLB cố gắng trở thành một Hội chính thức.
    Mong muốn của các thành viên là có thể ?odanh chính ngôn thuận? tổ chức các hoạt động nghiên cứu, trao đổi về Thiên văn học trong nước cũng như bên ngoài.
    Say mê bầu trời
    Đặng Vũ Tuấn Sơn, SV trường Đại học Kiến trúc HN, hào hứng kể về những ngày nhỏ, nằm một mình ngắm trời đầy sao.
    Cái duyên dẫn cậu đến với thiên văn là vào năm lớp 9 tại Nam Định, Tuấn Sơn tóm được quyển sách của tác giả Phạm Viết Trình, cố Chủ tịch Hội Thiên văn vũ trụ VN.
    ?oHồi đó mình rất nhát, đi ra ngoài tối còn sợ. Tình cờ, người bạn đưa cho quyển sách đã mất cả bìa, cũ rích, rách nhiều chỗ viết về thiên văn. Như bắt được vàng, mình đọc ngấu nghiến và bắt đầu săn lùng những sách thiên văn khác. Từ đó không thể nhớ bao nhiêu đêm mình đã thức trắng làm bạn với ?ochị Hằng?.
    Như Phúc, Tuấn, Ngọc Anh đều đang học lớp phổ thông nhưng đã thích ngắm sao từ khi còn nhỏ xíu.
    Bắt đầu từ niềm say mê ?omột ông sao sáng, hai ông sáng sao?, cậu bé Văn Tuấn (lớp 10 trường THPT Việt Đức) đã miệt mài dịch những tài liệu chuyên ngành thiên văn học để chia sẻ với các bạn trong CLB.
    Còn Ngọc Anh-một trong số không nhiều thành viên nữ của CLB tâm sự: ?oNhiều khi em muốn được đến một nơi nào đó vắng vẻ, không quá nhiều ánh đèn để ngắm sao.
    Nhưng là con gái nên cũng không dám đến những nơi vừa tối lại vừa vắng. Em hay lên sân thượng ngắm bầu trời và tìm hiểu các kiến thức về vũ trụ qua trang web của CLB?.
    Trần Quốc Thắng (kiến trúc sư) nổi tiếng với niềm say mê kính thiên văn. Anh đã chế tạo và sưu tập, trao đổi đến cả trăm chiếc kính. Ngoài ra, mọi người có nhu cầu tự tạo 1 chiếc kính thiên văn cho mình đều được các thành viên kỳ cựu của VACA giúp đỡ.
    Với số tiền chỉ khoảng 50.000 đồng, bạn có thể tự chế cho mình 1 chiếc kính thiên văn, với độ phóng đại 30 lần, độ phân giải có thể quan sát mặt trăng, 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc-Jupiter, các hành tinh Sao Kim (Vênus), Sao Hoả (Mars), Sao Thổ (Saturm)?
    Dù mỗi người một ngành nghề khác nhau nhưng Tuấn Sơn (SV ĐH Kiến trúc), Bùi Dương Hải (GV ĐH Kinh tế quốc dân), Trần Tuấn Tú (cán bộ trường ĐH Bách khoa)? đều chung niềm say mê bầu trời. Và rồi, họ chung tay xây dựng một CLB Thiên văn đầu tiên ở VN.
    Dốc sức làm từ điển Thiên văn học
    Từ đầu năm 2006, Đặng Vũ Tuấn Sơn (chủ biên) và các cộng sự Trần Tuấn Tú, Bùi Dương Hải, Trần Quốc Thắng, Nguyễn Trần Phú đã bắt tay vào viết Từ điển thiên văn học.
    Cuốn từ điển sẽ giải thích khoảng 6.000 từ và thuật ngữ thiên văn. Nhóm đã tham khảo nguồn tài liệu của nước ngoài, của NASA, CNRS, World Space Week?
    Hiện bản thảo của cuốn từ điển đã được chuyển đến các thành viên lão thành của Hội Thiên văn vũ trụ VN góp ý. Theo tiến độ, khoảng giữa năm 2007, cuốn từ điển sẽ được hoàn thành.
    Phải chăng, đây là một trong những nỗ lực của các bạn trẻ nhằm chinh phục những bí ẩn của tri thức vũ trụ và từng bước xoá đi chữ ?onghiệp dư? (amateur) trong tên gọi CLB?
    Ở VN hiện vẫn chưa một trường ĐH nào có khoa Thiên văn học, cũng chưa có một trung tâm nào chuyên nghiên cứu ngành khoa học đã có lịch sử lâu đời này.
    Cho đến nay Hội Thiên văn và Vũ trụ VN do các nhà Vật lý thiên văn hàng đầu tự thành lập cũng chưa có trụ sở. Khi còn quá nhiều những việc phải lo cho cuộc sống ?oduới mặt đất? thì những người theo đuổi niềm say mê bầu trời có phải quá viển vông?
    Anh Trần Tuấn Tú (thành viên CLB) trả lời chúng tôi bằng lời một bài hát: ?oHãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông?. Khi niềm say mê được đặt đúng chỗ những người trẻ này đã nhận ra: Khoa học không hề khô khan, trái lại rất lãng mạn.
    Bảo Phượng- Đường Loan (www.tienphongonline.com)
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài báo trên có một số thông tin không đúng về VACA. Tôi cảm thấy đôi chỗ bị phóng đại (hơn 1000 hội viên, hàng trăm kính thiên văn, ...).
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Khiếp thật ! Bọn nhà báo mà... anh em mà đông như rứa thì phúc đức 3 đời cho TV Việt nam
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    NASA tiếp tục hoãn thời gian phóng tàu Atlantis thêm 24 tiếng (hoãn đến ngày thứ 7 - 9/9/2006)​
    Thời gian phóng tàu con thoi Atlantis lại tiếp tục bị hoãn đến ngày thứ 7 (9/9/2006) do trục trặc tại bộ phận cảm biến các thùng nhiên liệu. Trục trặc này được phát hiện khi đang nạp nhiên liệu cho tàu trong sáng thứ 6 (8/9/2006).
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060908153731.0zw1d5c1.html
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàu con thoi Atlantis đã được phóng lên trạm ISS​
    NASA đã phóng tàu con thoi Atlantis lên trạm ISS vào lúc 15 giờ 14 phút 55 (GMT) ngày thứ 7 (9/9/2006) sau những lần hoãn vì lý do thời tiết và kỹ thuật. Nhiệm vụ chính của tàu Atlantis là tiếp tục quá trình xây dựng trạm ISS.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060909205130.tkolyqav.html
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàu con thoi Atlantis đang hướng đến trạm ISS ​
    Tàu con thoi Atlantis đang hướng đến trạm ISS. Sau khi được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất 225 km (140 dặm), 2 tên lửa đẩy nhỏ của tàu sẽ hoạt động để đạt đến quỹ đạo 350 km (218 dặm). Theo dự tính, tàu Atlantis sẽ kết nối với trạm ISS vào lúc 10h46 (GMT) thứ 2 (11/9/2006).
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060909205130.tkolyqav.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 01:15 ngày 11/09/2006
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục quá trình xây dựng trạm ISS​
    Thứ 2 (11/02/2006), tàu con thoi Atlantis đã kết nối thành công với trạm vũ trụ quốc tế ISS.
    Quá trình tiếp tục xây dựng trạm ISS được bắt đầu từ ngày hôm nay (thứ 3, 12/9/2006). Các nhà du hành đã dùng cánh tay robot trên trạm để lắp thêm 17.5 tấn trang, thiết bị cho phần 1. Hai nhà du hành Joe Tanner và Heidemarie Stefanyshyn-Piper mới đến từ tàu Atlantis sẽ thực hiện việc đi ra ngoài không gian để chuẩn bị cho phần khung của phần 3 và phần 4. Phần khung mới này sẽ là nơi cung cấp năng lượng, dịch vụ dữ liệu và liên lạc cho ISS.
    Nguồn:
    http://www.nasa.gov/mission_pages/shuttle/main/index.html
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàu thám hiểm Mars Reconnaissance hoàn thành việc chuyển dịch xuống quỹ đạo mới gần bề mặt Sao Hỏa​
    Tàu thám hiểm Mars Reconnaissance đã hoàn thành việc chuyển dịch xuống quỹ đạo mới gần bề mặt Sao Hỏa. Quá trình dịch chuyển này diễn ra trong vòng nửa năm. Điểm cao nhất của quỹ đạo Mars Reconnaissance trên bầu trời gần vùng cực bắc, điểm cao nhất của quỹ đạo Mars Reconnaissance trên bầu trời gần vùng cực nam của Sao Hỏa. Trên quỹ đạo mới này, khoảng cách từ Mars Reconnaissance đến bề mặt Sao Hỏa dao động trong khoảng từ 250 đến 316 km.
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.marsdaily.com/reports/NASA_Mars_Reconnaissance_Orbiter_Reaches_Planned_Flight_Path_999.html

Chia sẻ trang này