1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Các nhà du hành tàu Atlantis thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian
    Ngày 12/9, hai nhà du hành tàu con thoi Atlantis đã thực hiện một trong ba chuyến đi bộ ngoài không gian được dự kiến để bổ sung hai modul lớn cho Trạm không gian quốc tế (ISS), trong đó có một ăng-ten mặt trời.
    Các hoạt động phức tạp này nhằm nối lại việc xây dựng Trạm ISS bị gián đoạn sau vụ tai nạn tàu Columbia ngày 1/2/2003.
    [​IMG]
    (Ảnh minh họa: NASA)
    Ngày 11/9, khi tàu con thoi Atlantis vừa được kết nối với Trạm ISS, phi hành gia Chris Ferguson và Dan Burbank, một trong bốn chuyên gia phụ trách sứ mệnh đã điều khiển cánh tay robot Canadarm 1 của tàu con thoi để đưa các bộ phận lắp ráp cân nặng 16 tấn ra khỏi tàu. Sau đó họ đã di chuyển các bộ phận này đến cánh tay robot Canadarm 2 của Trạm ISS được điều khiển bởi một nhà du hành khác.
    Hai modul P3/P4 trong đó có một ăng-ten mặt trời, hệ thống quay và các thiết bị điện tử khác đã được mắc trên cánh tay Candarm 2 cho đến sáng 12/9. Chúng đã được đặt trên modul P1 của Trạm ISS và được khóa chặt bởi bốn bù-loong.
    Khi được khóa chặt, cánh tay Canadarm 2 sẽ thả lỏng ra để cho phép Joe Tanner cùng nữ phi hành gia Heide Stefanyshyn-Piper thực hiên việc mắc nối ngoài không gian các thiết bị điện và điện tử giữa các bộ phận mới và trạm không gian.
    Sáng 13/9, Dan Burbank và Steve MacLean sẽ thực hiện chuyến đi bộ thứ hai ngoài không gian để chuẩn bị kích hoạt và triển khai hệ thống quay của ăn-ten mặt trời.
    Ngày 15/9, Joe Tanner và Heide Stefanyshyn-Piper sẽ thực hiện chuyến đi bộ thứ ba và cuối cùng nhằm hoàn tất các thao tác cuối cùng cho phép ăn-ten mặt trời và bộ tản nhiệt quang điện hoạt động.
    Sao Diêm Vương giờ chỉ là một con số: 134340
    Diêm Vương tinh đã được khoác một cái tên khác, tương xứng với địa vị mới được xác định lại của nó là một tiểu hành tinh.
    Ngày 7/9, cựu hành tinh thứ 9 của hệ mặt trời đã được ấn định số tiểu hành tinh 134340, do Trung tâm Minor Planet, cơ quan chính thức chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về các tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ mặt trời, đưa ra.
    Động thái này đã củng cố quyết định mới đây của Hiệp hội thiên văn quốc tế giáng chức Diêm Vương tinh xuống bằng vai với các vật thể nhỏ hơn trong hệ mặt trời.
    Các thiên thể cùng nhóm với nó là Charon, Nix và Hydra được xem là thuộc cùng một hệ thống và sẽ không được đăng ký như một con số độc lập. Thay vào đó, chúng được gọi lần lượt là 134340 I, II và III.
    Các vật thể khác cũng thuộc nhóm tiểu hành tinh bao gồm 2003 UB313 (còn gọi là Xena) và những vật thể mới phát hiện gần đây trong vành đai Kuiper là 2003 EL61 và 2005 FY9. Số tiểu hành tinh của chúng được gọi lần lượt là 136199, 136108 và 136472.
    [​IMG]
    Hệ mặt trời theo tiêu chí mới, chỉ gồm 8 hành tinh lớn truyền thống. Diêm Vương được xếp vào dạng "hành tinh lùn" cùng với Ceres, Charon và 2003 UB313. (Ảnh: BBC)
    -------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn---News 13/09/2006)
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện một ngôi sao đồng hành bí ẩn
    Đây là một trong những ngôi sao đồng hành nhỏ nhất, thậm chí là ngôi sao đồng hành nhỏ nhất chưa từng được chụp ảnh. Kính viễn vọng Hubble đã quan sát nó quay quanh một ngôi sao khối lượng thấp là sao lùn đỏ CHRX-73.
    [​IMG]
    CHRX-73B là một hành tinh hay sao lùn nâu? (Ảnh: HTV)
    Ngôi sao đồng hành này có thể đủ nhỏ để được gọi là một hành tinh, nhưng theo các nhà thiên văn đã phát hiện ra nó, đây là một sao lùn nâu, một ngôi sao quá nhỏ để chiếu sáng. Khối lượng của CHRX-73B, ngôi sao đồng hành của CHRX-73, được ước tính có khối lượng gấp 12 lần sao Mộc và có thể là một hành tinh.
    Nhà thiên văn Kevin Luhman (trường Đại học Penn State, Mỹ) dẫn đầu nghiên cứu ở ngôi sao đồng hành với CHRX-73 đã nhắc rằng kích thước chưa phải là tiêu chuẩn đủ để định nghĩa một hành tinh.
    Để xác định chính xác đặc tính của CHRX-73B, các nhà vật lý thiên văn sẽ truy tìm sự có mặt của một đĩa bụi xung quanh thiên thể này. Kính viễn vọng Spitzer đã từng quan sát những đĩa bụi này xung quanh nhiều sao lùn nâu. Tuy nhiên, CHRX-73 ở quá gần ngôi sao đồng hành để Spitzer có thể nhìn thấy rõ.
    Theo các nhà nghiên cứu, phải chờ việc phóng kính viễn vọng James Webb được dự kiến vào năm 2013 mới có thể thực hiện việc quan sát này.
    (source: khoahoc.com.vn---News 14/09/2006)
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Malaysia​
    Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi đã công bố tên của người được chọn là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Malaysia hôm thứ hai vừa qua (11/9/2006): bác sĩ Sheikh Muszaphar Shukor Al Masrie. Vị bác sĩ 34 tuổi này đã được chọn từ hơn 11000 ứng cử viên để trở thành nhà du hành vũ trụ làm việc trên trạm ISS tháng 10 năm 2007. Ngày 27/9/2006, Muszaphar Shukor và người dự bị - bác sĩ quân đội Faiz bin Khaleed sẽ lên đường đến trung tâm huấn luyện tại thủ đô Moscow, tham gia khóa huấn luyện kéo dài một năm.
    Nguồn:
    http://www.space-travel.com
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện hành tinh "nút bấc"
    Một hành tinh vừa được tìm thấy có tỷ trọng chỉ bằng 1/4 nước và sẽ nổi nếu được thả vào một bồn tắm đủ lớn để chứa nó. "Nó nhẹ như một quả bóng làm bằng gỗ bần", trưởng nhóm nghiên cứu Gaspar Bakos từ Trung tâm nghiên cứu Thiên văn học Harvard-Smithsonian cho biết.
    [​IMG]
    Minh họa hành tinh HAT-P-1, hành tinh chỉ nặng bằng nửa nhưng lại lớn gấp 1,76 lần sao Mộc của chúng ta. (Ảnh: NewScientist)
    Hành tinh mang tên HAT-P-1 này nặng bằng nửa sao Mộc nhưng lại to hơn gấp 1,76 lần, tương đương với việc lớn hơn 24% so với tiên đoán của các lý thuyết.
    Phát hiện, được công bố chi tiết trên tạp chí Astrophysical số sắp tới, có thể buộc người ta phải xem xét lại những lý thuyết về sự thành tạo hành tinh khi các nhà thiên văn đang cố gắng lý giải điều gì đã khiến chúng phồng ra như vậy.
    HAT-P-1 thuộc nhóm các hành tinh được gọi là "sao Mộc nóng", nghĩa là những hành tinh có quỹ đạo gần sao mẹ hơn so với khoảng cách từ sao Mộc tới mặt trời của chúng ta, dù chúng có kích cỡ tương đương nhau.
    Sử dụng mạng lưới các kính thiên văn tự động nhỏ có tên HAT, các nhà thiên văn đã nhận ra vật thể này khi nó đi qua phía trước ngôi sao mẹ ở cách chúng ta 450 năm ánh sáng.
    HAT-P-1 không phải là hành tinh nhẹ đầu tiên được tìm thấy bên ngoài thái dương hệ của chúng ta, nhưng là hành tinh lớn nhất.
    Các phi hành gia từ Atlantis đã hoàn thành nhiệm vụ
    Sau khi Atlantis được phóng thành công vào hôm thứ 2, các nhà du hành đã 2 lần ra ngoài để làm việc xung quanh trạm vũ trụ. Hôm 13-09, họ đã hoàn thành nhiệm vụ tạo một bộ "xương sống" mới vừa vặn cho trạm vũ trụ.
    [​IMG]
    2 phi hành gia thực hiện nhiệm vụ lần này là Steve maclean người Canada, và Dan Burbank người Mỹ. Họ đã lắp thêm cho trạm vũ trụ 2 cánh hứng năng lượng mặt trời dài 73m nhằm tăng gấp đôi phần năng lượng hiện có tại trạm vũ trụ. Đôi cánh này trong lần kiểm tra cuối cùng vào hôm qua đã hoạt động khá hiệu quả. Họ sẽ kiểm tra nó lần cuối cùng trong ngày hôm nay - thứ 5 để chắc chắn là nó hoạt động ổn định và không cần chỉnh sửa hay thay thế.
    NASA đã biểu lộ sự vui mừng trước những tiến triển khá lạc quan vừa qua. Họ cho biết, trục trặc tại trạm vũ trụ đã được khắc phục và không hề ảnh hưởng đến sự tồn tại của trạm cũng như trạm đỗ của tàu con thoi.
    Theo kế hoạch cuối cùng của NASA, Trạm vũ trụ quốc tế sẽ được lắp 11 tấm giá đỡ dài khoảng 108m. Chúng sẽ làm giá đỡ cho 4 hệ thống thu nhận năng lượng mặt trời, đồng thời có chức năng bức xạ giúp làm mát cho trạm vũ trụ.
    Theo dự tính, Atlantis sẽ rời trạm vũ trụ vào chủ nhật tuần này. Bệ đặt cần được giải phóng để đón tên lửa Soyuz của Nga mang theo nhóm phi hành mới cho trạm Vũ trụ quốc tế, và khách du lịch đầu tiên lên trạm. Dự kiến Soyuz sẽ đến đích vào giữa tuần sau.
    ---------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn---News 15/09/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 16/09/2006
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Những hình ảnh mới nhất từ trạm vũ trụ quốc tế
    2 phi hành gia từ tàu Atlantis đang chuẩn bị cho chuyến du hành thứ 3, cũng là chuyến du hành cuối cùng quanh trạm vũ trụ quốc tế, nhằm hoàn thiện hệ thống mạng hứng năng lượng mặt trời tại đây. Dưới đây là một số hình ảnh mới nhất được chụp qua vệ tinh của NASA.
    Các phi hành gia cho biết, không thể có một chuyến xuất phát nào tốt hơn thế. Họ đã có những hoạt động sửa chữa và lắp đặt rất thành công tại trạm vũ trụ. Và cho đến hôm nay, nhiệm vụ của các nhà du hành đã sắp hoàn thành.
    [​IMG]
    Các phi hành gia đang tiến hành sửa chữa tại trạm vũ trụ quốc tế
    (Ảnh: NASA)
    [​IMG]
    Cánh hứng năng lượng mặt trời của trạm Vũ trụ quốc tế
    (Ảnh: NASA)
    [​IMG]
    Điểm đỗ của tàu Atlantis sát cánh hứng năng lượng tại trạm vũ trụ
    (Ảnh: NASA)
    [​IMG]
    Những hoạt động cuối cùng của các phi hành gia trước khi rời trạm vũ trụ(Ảnh: NASA)
    Hình ảnh đầu tiên về nhật thực trên sao Thiên vương
    Trong khi nhật thực thường xảy ra ở hai hành tinh lớn hơn trong hệ Mặt trời là sao Mộc và sao Thổ thì đối với sao Thiên vương, đây là hiện tượng chưa bao giờ quan sát được cho đến nay.
    Kính thiên văn Hubble của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thu được hình ảnh đầu tiên về nhật thực trên sao Thiên vương (Uranus): vệ tinh Ariel bay qua khoảng cách giữa Mặt trời và sao Thiên vương.
    Thiên vương là một hành tinh rất đặc biệt. Được nhà thiên văn William Herschel phát hiện vào năm 1781, ?okhối khí khổng lồ? đường kính 25.500 km này có một trục quay nằm ngang trên mặt phẳng quỹ đạo của chính nó, trong khi các hành tinh khác có trục gần như vuông góc với quỹ đạo hoặc hơi nghiêng.
    Sự khác thường chưa giải thích được này khiến các vùng cực của sao Thiên vương là nơi nhận được nhiều năng lượng từ Mặt trời nhất, chứ không phải vùng xích đạo.
    [​IMG]
    (Ảnh: NASA)
    Sao Thiên vương có 29 vệ tinh bay theo quỹ đạo chung quanh xích đạo của hành tinh. Trong quá trình bay một vòng quanh Mặt trời hết 84 năm, ?ođường thẳng Mặt trời - vệ tinh ?" Thiên vương? chỉ xuất hiện 42 năm một lần (thời điểm A và B).
    [​IMG]
    (Ảnh: Tiền phong)
    Hiện tượng hiếm này được kính thiên văn Hubble ghi lại vào ngày 26-7 vừa qua, khi vệ tinh Ariel (một khối băng) bay qua phía trước sao Thiên vương và phủ bóng xuống bề mặt hành tinh.
    Trong lần nhật thực trước, năm 1965, các kính thiên văn trên mặt đất chưa có các thiết bị quang học để quan sát rõ nét hiện tượng này.
    Vệ tinh Ariel, lấy tên một nhân vật trong vở kịch ?oCơn bão? của William Shakespeare, có đường kính 1.162 km, tương đương 1/3 kích thước Mặt trăng của chúng ta.
    Nhật thực do Ariel che Mặt trời là mở đầu của một loạt các hiện tượng tương tự sẽ xảy ra vào năm 2007 hoặc 2008, khi các vệ tinh lớn khác như Umbriel, Titania, Oberon lần lượt bay qua khoảng cách giữa Mặt trời và sao Thiên vương.
    Và tất cả các hiện tượng này chỉ tái diễn vào năm? 2049.
    --------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn---News 16/09/2006)
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàu Soyuz đã kết nối thành công với trạm ISS ​
    Vào lúc 05h21 GMT (12h21 giờ Việt Nam) ngày thứ 4, 20/9/2006, tàu Soyuz đã kết nối thành công với trạm ISS. 3 nhà du hành vũ trụ: Michael Lopez - Alegria (Mỹ), Mikhail Tyurin (Nga) và Anousheh Ansari (Mỹ) đã rời tầu Soyuz sang làm việc tại trạm ISS.
    [​IMG]
    Anoushed Ansari đã trở thành nữ du khách vũ trụ đầu tiên. Sau 8 ngày làm việc trên trạm ISS, ngày 28/9/2006, tàu Soyuz sẽ chở Ansari cùng hai nhà du hành vũ trụ Pavel Vinogradov (Nga) và Jeffrey Williams (Mỹ) quay về Trái Đất. Lopez ?" Alegria và Tyurin sẽ ở lại ISS cùng với nhà du hành vũ trụ người Đức Thomas Reiter, người đã làm việc trên ISS từ đầu tháng 7.
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060920062921.k8bn31t9.html
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàu con thoi Atlantis đã hạ cánh thành công​
    Vào lúc 10h21 GMT (17h21 giờ Việt Nam) ngày thứ 5 (21/9/2006), tàu con thoi Atlantis đã hạ cánh thành công xuống sân bay vũ trụ Kenedy, Florida.
    [​IMG]
    Thời gian phóng Atlantis đã bị hoãn nhiều lần do các lý do thời tiết và kỹ thuật. Sau khi kết nối với trạm ISS, các nhà du hành đã thực hiện thành công việc xây dựng và triển khai thiết bị. Thời gian hạ cánh của Atlantis cũng bị hoãn lại 24h do gặp phải những vật thể lạ bay lướt qua trong các ngày thứ ba (19/9) và thứ 4 (20/9). Tuy nhiên, Atlantis đã trở về Trái Đất an toàn, kết thúc chuyến bay 12 ngày, 4.9 triệu dặm trong vũ trụ
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060921104258.7egm0spj.html
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện siêu tân tinh từng được Trung Quốc quan sát cách đây 2000 năm
    Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) vừa cho biết các nhà thiên văn khẳng định họ đã nhận dạng siêu tân tinh từng được quan sát bởi người Trung Quốc, thậm chí bởi người La Mã cách đây gần 2.000 năm.
    Theo một thông cáo của ESA, các quan sát do các Đài thiên văn XMM-Newton và Chandra thực hiện đã cho phép lùi lại thời điểm xảy ra vụ nổ của ngôi sao được biết dưới tên ?oRCW 86? cách đây khoảng 2.000 năm, trong khi cho tới nay người ta ước tính là cách đây 10.000 năm.
    Siêu tân tinh là một ngôi sao sắp tàn đã tiêu thụ hết năng lượng.
    Do toàn bộ năng lượng hạt nhân của nó được giải phóng cùng một lúc, ngôi sao tăng độ sáng đột nhiên, nhanh và mạnh tương đương 200 triệu Mặt Trời. Vì vậy một số siêu tân tinh có thể được nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, như trường hợp vào năm 185 trước Công Nguyên ở Trung Quốc.
    ?oTrước đây, người ta từng cho rằng RCW 86 có thể là những mảnh còn lại của siêu tân tinh 185 trước Công Nguyên. Các dữ liệu mới đã củng cố giả thuyết này?, nhà thiên văn Jacco Vink thuộc trường Đại học Utrecht (Hà Lan) cho biết.
    [​IMG]
    Ảnh phối hợp của siêu tân tinh ?oRCW 86? do các vệ tinh Chandra và XMM-Newton chụp và được ESA công bố ngày 18/9 (Ảnh: techno-science.net)
    Khi vụ nổ ngôi sao diễn ra, các mảnh vụn và vật chất gặp nhau đã tăng nhiệt độ lên đến hàng triệu độ và có thể phát ra trong suốt nhiều thiên niên kỷ những tia bức xạ X cực mạnh mà các vệ tinh XMM-Newton và Chandra có sứ mệnh quan sát.
    Cách đây 2 thiên niên kỷ, các nhà thiên văn Trung Quốc đã ghi nhận sự xuất hiện bất ngờ của một ngôi sao. Do bất động, nên nó không thể là một sao chổi. Họ cũng ghi nhận rằng nó đã dần dần biến mất trong vòng 8 tháng. Ngày nay nguời ta mới biết đây là một siêu tân tinh.
    -----------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn)

  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện một vành đai mới quanh sao Thổ
    Các camera trên tàu thăm dò Cassini đã phát hiện một vành đai mới quanh sao Thổ, theo thông báo của các nhà khoa học tại Cơ quan không gian Mỹ (NASA).
    [​IMG]
    Vị trí vành đai mới (dấu +)
    (Ảnh: NASA)
    Vành đai mới này khá mỏng, có thể nhìn thấy bên ngoài các vành đai lớn sáng hơn của sao Thổ. Nó nằm giữa các vành đai G và E, cùng quỹ đạo với các mặt trăng Janus và Epimetheus của Thổ tinh.
    Các nhà khoa học cho rằng sự va chạm giữa các thiên thạch lên Janus và Epimetheus có thể làm bắn ra các phân tử trên bề mặt các mặt trăng này và đưa chúng đi vào quỹ đạo sao Thổ, nhưng họ ngạc nhiên khi vành đai mới lại tồn tại ở vị trí này.
    Từ trước đến nay, theo các nhà khoa học, có 7 vành đai chính xung quanh sao Thổ được đặt tên từ A đến G. Trong vài tuần tới, nhiều nhóm nhà khoa học sẽ phân tích dữ liệu do Cassini thu thập được để tìm hiểu kỹ hơn về mối liên quan giữa các vành đai và các mặt trăng của sao Thổ.
    ---------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn---News 23/09/2006)

  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Một ngôi sao sắp nổ "không theo các quy tắc khoa học"
    Một ngôi sao sắp phát nổ theo cách dường như đi ngược lại các quy tắc vật lý đang làm đau đầu các nhà thiên văn học. Ngôi sao sắp nổ phát sáng gấp 2 lần so với dự kiến, cho thấy rằng vụ nổ sắp xảy ra khi một ngôi sao có khối lượng lớn đến mức không thể tồn tại được.
    Các quan sát về vụ nổ siêu tân tinh trước đây đã dẫn đến việc khám phá ra rằng sự giãn nở của vũ trụ đang diễn ra rất nhanh. Các nhà khoa học viết trong tạp chí Nature là các phát hiện đó có thể là đã ảnh hưởng đến việc sử dụng các vũ nổ siêu tân tinh như là các máy dò để dò năng lượng đen, thực thể bí ẩn nằm sau sự giãn nỡ.
    Chiếc hộp của Pandora
    Vật thể SNLS-03D3bb được phát hiện vào tháng 4 năm 2003, trong một hệ thống sao đang được hình thành có số năm tồn tại chưa lâu và có kích thước nhỏ. Nó được xếp vào nhóm 1a supernovae hay còn gọi là vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a, dựa trên các chất hóa học mà các nhà thiên văn học tìm thấy trong bầu khí quyển xung quanh nó.
    [​IMG]
    Vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a thường có độ sáng giống nhau. (Ảnh: science.org.au)
    Vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a (Siêu tân tinh, hay sao siêu mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn rồi tắt dần trong vài tuần hay vài tháng) luôn được cho là có độ sang như nhau và các nhà thiên văn học thường tính toán khoảng cách theo cách truyền thống là dựa trên độ sáng của các Type 1a supernovae phát ra ở mức nào khi nhìn qua kính thiên văn vũ trụ.
    Người ta nghĩ rằng các vụ nổ này được hình thành khi một ngôi sao lùn trắng, (phần còn lại của một ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình bị "chết", bao gồm một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và ôxi) lôi kéo đủ vật chất từ một ngôi sao đồng hành bên cạnh và phát nổ trong một phản ứng nhiệt hạch dữ dội.
    Theo nhà vật lý người Ấn Độ Subrahmanyan Chandrasekhar, không có ngôi sao lùn trắng nào có thể nặng hơn khoảng 1,4 khối lượng mặt trời trước khi nó tự huỷ. Tuy nhiên sao SNLS-03D3bb lại có vẻ là mâu thuẫn với quy tắc này.
    Nhà vật lý học thiên thể Peter Nugent của phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (California) thực hiện nghiên cứu này cho biết: Các nhà thiên văn học xem Vụ nổ sao siêu mới kiểu 1a như là những người tin cậy có khả năng giúp họ xác định khoảng cách bởi vì chúng có lượng nhiên liệu ở mức chuẩn, đó là lượng cacbon và oxi trong ngôi sao lùn trắng ?" và chúng có nguyên nhân gây nổ giống nhau.
    Người ta dự đoán là chúng sẽ phát nổ khi khối lượng của sao lùn trắng gần bằng giới hạn Chandrasekhar (tương đương 1,4 khối lượng Mặt Trời)
    Vấn đề là SNLS-03D3bb đã vượt qua khối lượng trên và đã có thể mở nắp chiếc hộp Pandora (Theo thần thoại Hy Lạp, Pandora là người phụ nữ đầu tiên được Hephaestus tạo ra theo yêu cầu của thần Zeus. Bà được giao cho một chiếc hộp có chứa tất cả những điều xấu xa nhất có thể hủy diệt loài người. Do tò mò, bà đã mở chiếc hộp đó ra, và do vậy, tất cả mọi sự xấu xa của loài người được phóng thích)
    "Các cây nến chuẩn"
    Các nhà thiên văn học giờ đây phải giải thích được làm thế nào một sao lùn trằng có thể đạt tới khối lượng lớn như vậy. Có khả năng là 2 ngôi sao lùn trắng đã di chuyển theo hình xoắn ốc và cuối cùng đã kết hợp lại với nhau.
    Một cách giải thích khác có khả năng xảy ra hơn đó là vật chất được tích luỹ bởi một ngôi sao lùn trắng từ ngôi sao đồng hành có thể thêm vào momen động lượng làm cho sao lùn trắng quay với tốc độ nhanh hơn.
    Điều này có thể cung cấp thêm bằng chứng chống lại quy tắc trọng lực và cho phép công nhận là sao lùn trắng có thể đạt tới khối lượng lớn hơn trước khi phát nổ.
    Các nhà thiên văn học giờ đây đang xem xét liệu họ có nên ngừng nghiên cứu các vật thể như SNLS-03D3bb về hiện tượng đi ngược lại quy tắc khoa học của chúng trong các nghiên cứu về vũ trụ hay không, để tránh chúng trở thành các kết quả "làm xấu mặt khoa học".
    Các nhà khoa học viết trong tạp chí Nature rằng: Vì ngôi sao sắp nổ này không tuân theo các mối tương quan mà cho phép type 1a supernovae có thể đo đạc được như là các ngọn nến ở mức chuẩn, và vì không có vật thể tương tự nào giống ngôi sao sắp nổ này được tìm thấy ở mức chuyển dịch đỏ (Red shift) thấp (Sự chuyển dịch về phía đỏ của ánh sáng phát ra từ một sao đang chuyển động xa dần bởi hiệu ứng Doppler) nên các nghiên cứu khoa học trong tương lai sẽ phải xem xét đến "hiện tượng làm xấu khoa học" có khả năng xảy ra trong các trường hợp như thế này.
    ------------------------
    (khoahoc.com.vn)

Chia sẻ trang này