1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Nữ du khách vũ trụ đầu tiên đã trở về Trái Đất​
    Anoushed Ansari cùng hai nhà du hành vũ trụ Pavel Vinogradov và Jeffrey William đã trở về Trái Đất an toàn trên thiết bị đổ bộ của tàu Soyuz tại phía bắc Arkalyk, Kazakhstan vào lúc 01h14 GMT (8h14 giờ Việt Nam) ngày thứ sáu 29/9/2006. Ansari đã làm việc trên trạm ISS 8 ngày, trong khi Vinogradov và Williams đã ở đó tổng cộng 183 ngày. Hai người bạn đồng hành của Ansari trong chuyến bay lên ISS là Michael Lopez - Alegria và Mikhail Tyurin sẽ làm việc tại đó đến mùa xuân năm 2007
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://www.spacedaily.com/2006/060929092659.w6gq5vex.html
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Robot của NASA tiếp cận miệng hố lớn nhất trên sao Hỏa
    Sau nhiều tháng thăm dò bề mặt sao Hỏa, các robot của NASA đã đi đến được rìa của một hố rất lớn có tên là Victoria.
    Hố này rộng gấp 5 lần so với hố rộng gần bằng sân vận động miệng hố Endurance mà Opportunity và Spirit đã nghiên cứu trong thời gian qua.
    Các nhà khoa học của NASA hy vọng những tường thành cao của miệng hố này sẽ giúp họ hiểu được những bí mật trong quá khứ của "hành tinh đỏ"
    [​IMG]
    Hố Endurance (Ảnh: nouvelobs.com)
    Việc di chuyển giữa hai miệng hố này được xem là một kỳ công, chặng đuờng dài 9.200m, nhưng địa hình rất phức tạp, robot phải vượt qua nhiều hố nhỏ và có những gợn cát liên tục. Có những lúc robot bị kẹt đến hơn 5 tuần liền.
    Hai robot Opportunity và Spirit đã nghiên cứu bề mặt sao Hỏa liên tục từ tháng 1/2004. Như vậy, cho đến nay, hai cỗ xe này đã hoạt động gấp 10 lần so với chỉ 3 tháng làm việc như dự tính bao đầu của các nhà chế tạo.
    Hiện các chuyên gia NASA đang chuẩn bị để Opportunity có thể chạy xuống và nghiên cứu hố Victoria, hố này có độ sâu đến 60m.
    [​IMG]
    bot Opportunity và Spirit đã nghiên cứu bề mặt sao Hỏa (Ảnh: romfart.no)
    Dự án xây kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới
    Kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới SKA (Square Kilometer Array) sẽ được đặt tại Australia hay Nam Phi. Giám đốc dự án Richard Schilizzi vừa cho biết điều này.
    [​IMG]
    Một kính viễn vọng vô tuyến ở sa mạc Atacama - Chile (Ảnh: HTV)
    Dự án quốc tế dự kiến trị giá 1 tỉ USD sẽ lắp đặt hàng trăm ăng-ten được phân bổ trong một khoảng cách hơn 3.000km. Hơn phân nửa số ăng-ten sẽ được đặt ở một khu vực trung tâm rộng 5km.
    SKA sẽ có độ chính xác gấp 50 lần kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất hiện nay đặt tại Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico.
    Trung Quốc và một hiệp hội Argentina-Brazil cũng ngấp nghé việc đón tiếp kính viễn vọng này. Việc khởi công sẽ bắt đầu tiến hành vào năm 2010. Kính viễn vọng sẽ hoạt động vào năm 2020.
    Điều kiện chọn lọc vị trí lắp đặt là không bị ô nhiễm bởi những sóng vô tuyến do con người có khả năng che khuất các sóng yếu từ vũ trụ. "Chỉ có Australia và Nam Phi có thể đáp ứng các yêu cầu của SKA?, giáo sư Schilizzi cho biết trong một bảng thông cáo gửi đến Paris.
    Quyết định cuối cùng về vị trí lắp đặt SKA sẽ được một ủy ban gồm 5 nhà khoa học thuộc 5 năm nước đưa ra vào cuối thập kỷ này. Australia đề nghị vị trí Mileura cách Meekathara 100km về phía Tây, trong khi Nam Phi đưa ra vị trí Karoo cách Carnavon 95km.
    Khi thu các sóng điện từ do các thiên thể phát ra, SKA sẽ cho phép cải thiện kiến thức về thời thơ ấu của vũ trụ, truy tìm năng lượng tối bí ẩn là nguyên nhân gây sự gia tăng nhanh của các thiên hà và dò tìm các sóng hấp dẫn được đề cập trong thuyết tương đối. Dự án này cũng góp phần truy tìm sự sống thông minh ngoài hệ Mặt Trời.
    Dự án SKA được tài trợ bởi các nước Mỹ (33%), châu Âu (33%), Australia (9,5%), Canada (9,5%), Trung Quốc (4,8%), Ấn Độ (4,8%) và Nam Phi (4,8%).
    ----------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn----News 30/09/2006)
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bão Sangxan: có bác nào giải thích hộ tôi : tại sao bão Sangxan không chịu quẹo lên huớng Bắc như bão Chanchu? hay là nó không chịu lực Corriolit ?
    Xin cảm ơn nhiều.
  4. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    uh
    em ko biet gi da
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    bác hỏi vậy thì chắc khó có câu trả lời. Đường đi của bão chịu nhiều yếu tố tổng hợp, các vùng khí áp, nhiệt độ, hoàn lưu (cái nay chưa biết là gì ), gió mùa.... Dự báo nhiều khi sai bét như trường hợp bão Chanchu.
    Tặng các bác ảnh mới nhất về cơn bão cập nhật bằng Starry Night. Ai ở Quãng Nam Đà Nẵng hãy chuẩn bị tinh thần... Lo Lo lắm
    [​IMG]
  6. lamquynhanh

    lamquynhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Theo như lời của fairy thì các cơn bão còn chịu nhiều yếu tố khác của thời tiết là đúng.Còn về lực coriolit thì xin nói thêm là:Khi Trái Đất tự quay quang trục thì mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau có vận tốc dài khác nhau ,và chuyển động từ Tây sang Đông theo chiều quay của Trái Đất.Do vậy các vật thể trên bề mặt TĐ sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.Cụ thể là ở bán cầu Bắc lệch về phía bên phải , ở phía nam lệch về bên trái theo huong chuyển động.Do đó ta có thể thấy lực coriolit này tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí,các dòng biển dòng sông,đường đạn bay...
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Năm 2007: Nga sẽ đưa vào không gian phòng thí nghiệm nghiên cứu sự sống ngoài Trái Đất
    Nghiên cứu sự sống ngoài Trái Đất sẽ là sứ mệnh chính của phòng thí nghiệm vật lý thiên văn Nga Radioastron. Theo Giáo sư Nikolai Kardachev ở Trung tâm Thiên văn thuộc Viện Vật lý Lebedev, phòng thí nghiệm không gian này sẽ được phóng đi vào năm 2007 từ sân bay vũ trụ Baikonur. [​IMG]
    Phòng thí nghiệm vật lý thiên văn Radioastron được trang bị những thiết bị khoa học cực mạnh và một ăng-ten parabol với đường kính 12m sẽ được một tên lửa phóng Zenith của Ukraine đưa vào quỹ đạo. Nga đã chi khoảng 3 triệu rúp để tạo phòng thí nghiệm này.
    ?oĐây là một dụng cụ đo giao thoa vô tuyến ?" tương đương với một kính viễn vọng vô tuyến - sẽ di chuyển ở độ cao cách Trái Đất 350.000km?, Giáo sư Kardachev giải thích.
    Quỹ đạo rất lệch tâm của Radioastron sẽ cho phép theo dõi liên tục và nghiên cứu chi tiết thể plasma (loại khí có số lượng các hạt mang điện âm, dương tương đương nhau trên Mặt Trời và phần lớn các sao) của gió Mặt Trời, các hạt nhân thiên hà, môi trường giữa các vì sao quay quanh các lỗ đen, cũng như các chuẩn tinh (quasar: nguồn phát ra một bức xã diện từ rất mạnh). Các thiên thể này ở xa Trái Đất đến nổi không thể tìm hiểu về cấu trúc của chúng với những dụng cụ hiện nay.
    --------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn----News 05/10/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 06/10/2006
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện một loại hành tinh mới
    Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một loại hành tinh mới với các hành tinh chỉ mất chưa đầy 1 ngày đã quay hết một vòng quanh các ngôi sao mẹ của chúng.
    [​IMG]
    Nhiều hành tinh trong số các hành tinh mới được phát hiện có kích thước tương đương sao Mộc (Ảnh: TTO)
    Tiến sĩ Kailash Sahu đến từ Viện khoa học thiên văn vũ trụ ở Baltimore, Mỹ, và đồng nghiệp cho biết họ phát hiện các hành tinh này ở một vùng nhiều sao mờ nhạt trong một khu vực của dải Ngân hà được gọi là chỗ phồng ngân hà.
    Họ phát hiện có 16 hành tinh gần với các ngôi sao mẹ của chúng, và 16 hành tinh này chỉ mất từ 0,4 - 3,2 ngày để đi hết một vòng quỹ đạo. Nhiều hành tinh trong số này có kích thước tương đương sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Hai trong số 16 hành tinh này có quỹ đạo chưa tới 1 ngày. Các nhà khoa học đã gọi các hành tinh này là ?oloại hành tinh mới có quỹ đạo cực ngắn?.
    Theo các nhà khoa học, phát hiện này mở ra một phạm vi mới trong việc nghiên cứu các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời, những hành tinh có quỹ đạo nhỏ hơn hành tinh của chúng ta.
    Từ tháng 10-1995 đến nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện 202 hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời, trong đó có nhiều loại hành tinh lạ chưa được biết đến như loại hành tinh "siêu nhẹ" có thể nổi trên mặt nước vừa được công bố hồi tháng trước.
    [​IMG]
    (Ảnh: adnmundo.com)
    ----------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn----News 06/10/2006)
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Xe tự hành Opportunity tiếp cận miệng hố lớn nhất tại sao Hỏa
    Các nhà khoa học hôm 06/10 cho biết họ đang vẽ sơ đồ chuyển động kế tiếp cho xe tự hành sao Hỏa Opportunity - sau khi Opportunity di chuyển đến gờ của một hố sâu giàu địa chất tại "hành tinh đỏ".
    [​IMG]
    Miệng hố Victoria trên sao Hỏa
    (Ảnh: futura-sciences.com)
    Robot 6 bánh Opportunity đã trải qua tuần lễ đầu tiên tại miệng hố lớn nhất sao Hỏa Victoria.
    Opportunity đã chụp các bức ảnh về kẽ nứt lởm chởm rộng 0,8km với những vách đá dày đặc địa tầng chứa đựng đầu mối về quá khứ của sao Hỏa.
    Các ảnh chụp từ tàu quỹ đạo khảo sát sao Hỏa được phóng đi hồi năm ngoái đã cho các nhà khoa học một tầm nhìn toàn cảnh miệng hố Victoria và vết tích của sự xói mòn quanh bờ mép.
    Bằng cách nghiên cứu cận cảnh vùng xung quanh xe tự hành Opportunity và các không ảnh chụp từ tàu quỹ đạo khảo sát sao Hỏa, các nhà khoa học hy vọng sẽ vẽ được đường đi an toàn nhất để xe tự hành Opportunity đi đến và khảo sát những vách bên trong miệng hố Victoria.
    Opportunity đã chạy suốt 21 tháng để đến miệng hố Victoria.
    Các nhà khoa học hy vọng những tầng lớp đá bị phơi bày ở hố Victoria hứa hẹn sẽ làm sáng tỏ câu hỏi có hay không sự sống trên sao Hỏa.
    Hiện các các nhà khoa học đang khảo sát những tầng lớp sâu của loại đá phơi bày tại gờ hồ Victoria và phân tích sơ khởi cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong các lớp đá trầm tích - chứng tỏ khí hậu tại vùng này đã từng thay đổi bất thường.
    (source:khoahoc.com.vn)

  10. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Liệu cái sao chổi này có đâm vào trái đất ta ko mấy bác? Gần cuối tháng 10 rồi . Bác nào có thông tin cụ thể không cho em xin.
    Link đây ạ: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=9346

Chia sẻ trang này