1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hì. Bài này lấy từ báo "Sự thật" của Nga mà báo này về trình độ lá cải thì là sư phụ của ANTG Việt Nam.
    Tớ có check trên mạng rồi. có một số forum bàn luận về chủ đề này. hầu hết đều cho là tin "xạo". Vì bảo là "Giant Comet" mà ngoài ông người Nga này ra chẳng có ai quan sát được hết kể cả Nasa. (Buồn cười trong forum có ý kiến cho rằng các chính phủ giấu nhẹm để là yên lòng dân). Tóm lại tin này chỉ lan trên các site tiếng Nga, các blog và mấy ông báo việt nam "bộp chộp" cũng đủ thấy mức độ tin cậy rồi.
    Mà đằng nào cũng đang là tháng 10. Bạn cứ chờ xem
  2. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Va phải một mảnh rác không gian, tàu Atlantis bị thủng một lỗ nhỏ
    Cơ quan NASA vừa cho biết, trong sứ mệnh không gian cuối cùng kéo dài 11 ngày vào tháng 9 vừa qua, tàu con thoi Atlantis đã bị va bởi một mảnh rác không gian làm thủng một lỗ nhỏ ở bộ tản nhiệt đặt trên một cánh cửa khoang tàu.

    Lỗ thủng do mảnh rác không gian tạo ra trong bộ tản nhiệt ở một cánh cửa khoang tàu (Ảnh: HTV)
    [​IMG]

    Một nhóm các kỹ thuật viên đã phát hiện điều này trong tuần qua khi thực hiện việc kiểm tra thường lệ tàu Atlantis tại Trung tâm Không gian Kennedy gần Cape Canaveral ở Florida.
    Theo NASA, mảnh rác không gian này chưa xác định được. Nó đã để lại lỗ thủng nhỏ với đường kính 2,5mm nhưng không gây nguy hiểm đến tàu con thoi và phi hành đoàn gồm 6 nhà du hành, cũng như không ảnh hưởng đến sứ mệnh.
    Tàu Atlantis đã hạ cánh an toàn vào ngày 21/9 tại bang Florida mà vụ hỏng hóc trên không hề được phát hiện trong 3 lần kiểm tra chi tiết trên quỹ đạo. Những đợt kiểm tra này đã trở thành thông lệ sau vụ tai nạn tàu Columbia vào tháng 2/2003. Thảm họa đã xảy ra khi tàu trở lại bầu khí quyển Trái Đất, một mảnh xốp cách nhiệt bung ra từ bồn nhiên liệu ngoài va vào cánh trái tàu khiến tàu nổ tung 80 giây sau khi cất cánh.
    Các kỹ sư NASA đang tìm cách thu thập những mẫu của mảnh rác không gian đã làm thủng bộ tản nhiệt để xác định đây là mảnh rác gì. Họ cũng sẽ tìm cách xác định mảnh rác đã đâm vào tàu con thoi với tốc độ là bao nhiêu và dước góc độ nào
    khoahoc.com.vn
    _________________________________________________________________________________________________________________________
    [​IMG]
    Được mintaka sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 10/10/2006
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Lỗ đen lớn ở cụm thiên hà Virgo phát "nhạc"
    [​IMG]
    Các lỗ đen khổng lồ là những khoảng trống ở trung tâm của đa số các thiên hà, bao gồm nhiều triệu cho đến nhiều tỷ mặt trời, tất cả đều nằm trong một khu vực có kích thước như hệ mặt trời của chúng ta (Ảnh: xinhuanet)
    Các nhà khoa học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện một vụ nổ lớn cùng những âm thanh như "nhạc" phát ra từ một lỗ đen khổng lồ ở cụm thiên hà Virgo.
    "Chúng tôi có thể nói rằng có nhiều âm thanh trầm và rất khác nhau phát ra từ thiên hà Virgo trong hầu hết khoảng thời gian của vũ trụ", nhà khoa học William Forman thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian nói.
    Bằng cách sử dụng đài quan sát tia X Chandra của NASA, các nhà khoa học đã thu thập được các dữ liệu về M87 - một thiên hà hình elip khổng lồ nằm trong cụm thiên hà Virgo và được xem là một trong các lỗ đen lớn nhất của vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra hiện tượng trên.
    Các nhà khoa học cho rằng vụ nổ cùng âm thanh này xảy ra khi các vật chất rơi vào lỗ đen. Đa số các vật chất sẽ bị lỗ đen nuốt chửng, tuy nhiên cũng có một số bị tống mạnh ra ngoài.
    Theo giải thích của các nhà khoa học, các vụ nổ như thế thường xảy ra vài triệu năm/1 lần, ngăn khí nguội đi và hình thành các ngôi sao mới, và đây cũng là nguyên nhân khiến M87 vẫn giữ nguyên hình dạng elip.
    [​IMG]
    Thiên hà M87 (Ảnh: c-science.com)
    (source:khoahoc.com.vn----News 11/10/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 11/10/2006
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học nhìn thấy phần bên trong của một chuẩn tinh.
    Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã quan sát được phần bên trong của các chuẩn tinh - những vật thể sáng nhất trong vũ trụ - và tìm thấy bằng chứng về các lỗ đen.
    [​IMG]
    Một bức ảnh quang học của chuẩn tinh RXJ1131-1231 được phóng đại bằng thấu kính hấp dẫn. Chấm đỏ ở giữa là dải ngân hà hoạt động như một thấu kính trong khi các chấm sáng (3 chấm ở trên và một chấm ở dưới) là những hình ảnh được phóng đại của cùng chuẩn tinh này. (Ảnh: Trường đại học bang Ohio)
    Phát hiện này như là một xác nhận thêm cho những gì mà các nhà khoa học đã từ lâu nghi ngờ - đó là các chuẩn tinh được hình thành từ các lỗ đen và các đĩa vật chất có nhiệt độ siêu cao di chuyển theo đường xoắn ốc đi vào chúng.
    Kết quả của dự án do trường đại học bang Ohio đứng đầu được báo cáo vào ngày 5 tháng 10 tại cuộc họp của Ban Vật Lý Học Thiên Thể Năng Lượng Cao thuộc Hiệp Hội Thiên Văn Học Mỹ (AAS) ở San Fransisco.
    Nhà khoa học sau tiến sĩ Xinyu Dai ở bang Ohio phát biểu: "trước đây có rất nhiều khái niệm để cố gắng làm sao mô tả được những gì đang diễn ta bên trong một chuẩn tinh và trước khi một chuẩn tinh hình thành nhưng không biết phải loại bỏ khái niệm nào cả. Chúng ta có thể bắt đầu đưa ra những khái niệm chính xác hơn về chuẩn tinh và cái nhìn hoàn chỉnh hơn về các lỗ đen."
    Nhìn từ trái đất, các chuẩn tinh nhìn giống như những ngôi sao. Chúng rất sáng và đó là lý do vì sao chúng ta có thể nhìn thấy chúng mặc dù chúng nằm cùng với các vật thể xa nhất trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học đã nghiên cứu rất nhiều về các chuẩn tinh qua nhiều thập kỷ trước khi đi đến kết luận rằng các chuẩn tinh rất có thể chứa các lỗ đen được hình thành cách đây hàng tỉ năm và có khối lượng siêu lớn.
    [​IMG]
    Hiện tượng "Thấu kính hấp dẫn": Ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua một vật thể vũ trụ. Mũi tên vàng chỉ vị trí biểu kiến của nguồn sáng đối với người quan sát. Mũi tên trắng chỉ đường đi của tia sáng từ vị trí thực của nguồn sáng. (Ảnh: xray.ast.cam)
    Không thể quan sát trực tiếp các lỗ đen bởi vì chúng quá lớn và nặng đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể "thoát ra" khỏi trọng lực của chúng. Mặt khác, các vật chất mà rơi vào lỗ đen lại phát sáng. Tuy nhiên, trong trường hợp của chuẩn tinh, mọi vật chất đều vượt qua được nó với một dải năng lượng rộng từ ánh sáng nhìn thấy được, các sóng vô tuyến đến các tia X.
    Trước đây, Nhà khoa học Dai, giáo sư thiên văn học Christopher Kochanek và các đồng nghiệp đã nghiên cứu ánh sáng phát ra từ hai chuẩn tinh.
    Các chuẩn tinh ở quá xa nên thậm chí ngay cả khi quan sát bằng các kính thiên văn hiện đại nhất, chúng cũng chỉ trông như một điểm sáng nhỏ xíu. Cấu trúc bên trong của hai chuẩn tinh trong nghiên cứu trước đó chỉ có thể nhìn thấy được khi một dải ngân hà vô tình thẳng hàng ngay giữa 2 chuẩn tinh và trái đất, và phóng đại ánh sáng của 2 chuẩn tinh y như nó là một thấu kính vậy.
    Các nhà thiên văn học so sánh hiện tượng này giống như quan sát hai chuẩn tinh dưới kính hiển vi.
    Nhà bác học Einstein dự đoán rằng các vật thể có kích thước và khối lượng cực lớn trong vũ trụ thỉnh thoảng có thể hoạt động như những thấu kính, bẻ cong và phóng đại ánh sáng của các vật thể đằng sau chúng. Hiện tượng này được gọi là thấu kính hấp dẫn (gravitational lensing), và nó giúp các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu một vài vật thể một cách chi tiết mà nếu không có hiện tượng này thì không thể thực hiện được.
    "Thật là may mắn cho chúng tôi khi thỉnh thoảng các ngôi sao và dải ngân hà hoạt động như các kính thiên văn có độ phân giải cao." Giáo sư Kochaneck phát biểu: "Giờ đây chúng tôi không chỉ nhìn thấy một chuẩn tinh mà chúng tôi còn thăm dò được ngay tận phần bên trong của một chuẩn tinh và tập trung chú ý đến lỗ đen nằm ở vị trí nào."
    Họ đã có thể đo đạc kích cỡ của cái gọi là đĩa bồi đắp dần (accretion disk) xung quanh lỗ đen bên trong mỗi chuẩn tinh.
    [​IMG]
    Đĩa bồi đắp dần (Ảnh: physicsweb.org)
    Trong mỗi chuẩn tinh, đĩa bồi đắp dần bao quanh một vùng nhỏ hơn, vùng mà phóng ra các tia X như thể là đĩa vật chất đang được nung nóng lên khi nó rơi vào giữa lỗ đen.
    Nhà khoa học Dai cho biết đó là những gì các nhà khoa học mong chờ được nhìn thấy trước đó, và nó đã cho họ những khái niệm hiện thời về các chuẩn tinh. Nhưng việc quan sát được phần bên trong của chuẩn tinh sẽ giúp họ có thể bắt đầu ?ochuẩn hóa? các khái niệm đó.
    Chìa khóa cho dự án này chính là Đài quan sát Chandra X-Ray của NASA, đài quan sát này cho phép họ đo đạc chính xác độ sáng của vùng phát ra các tia X của mỗi chuẩn tinh. Họ kết hợp những số đo đó với số đo có được từ các kính thiên văn quang học, kính thiên văn này của tổ chức SMARTS (Small and Moderate Aperture Research Telescope System).
    Các nhà thiên văn học nghiên cứu tính biến thiên của cả tia X và ánh sáng nhìn thấy được phát ra từ các chuẩn tinh và so sánh các số đo này để tính toán kích thước của đĩa bồi đắp dần trong mỗi chuẩn tinh. Họ sử dụng chương trình máy tính được giáo sư thiên văn học Kochanek thiết kế đặc biệt dành cho các tính toán như thế này và chạy chương trình máy tính này trên máy tính có 48 bộ xử lý. Mất khoảng một tuần để hoàn thành các tính toán cho mỗi chuẩn tinh.
    Hai chuẩn tinh mà các nhà thiên văn học nghiên cứu trước đây có tên RXJ1131-1231Q2237+0305 và giáo sư Kochanek cho biết rằng không có gì đặc biệt về 2 chuẩn tinh này ngoại trừ chúng có hiện tượng thấu kính hấp dẫn. Giáo sư Kochanek và các cộng sự hiện tại đang nghiên cứu 20 chuẩn tinh có tính thấu kính hấp dẫn như thế này và họ mong muốn sau đó sẽ tổng hợp tất cả các dữ liệu về chúng.
    [​IMG]
    Chuẩn tinh Q2237+0305 (Ảnh: ari.uni-heidelberg.de)
    Dự án này là một phần của sự cộng tác hiện tại giữa bang Ohio và Trường đại học bang Penn.
    Dự án được tài trợ bởi NASA. Máy tính được sử dụng trong nghiên cứu là máy tính nằm trong dự án Cluster Ohio, một sáng kiến của trung tâm Ohio Supercomputer (OSC), hội đồng quản trị các trường đại học bang Ohio và ban cố vấn SUG (Statewide Users Group) của OSC.
    (source:khoahoc.com.vn------News 11/10/2006)

    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 10:05 ngày 11/10/2006
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Kính thiên văn Hubble chứng minh lý thuyết hình thành hành tinh
    Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ công bố trên Tạp chí Thiên văn học số ra tháng 10-2006, những hình ảnh do Kính thiên văn vũ trụ Hubble thu được đã cung cấp bằng chứng đầy đủ chứng minh lý thuyết cho rằng các hành tinh được hình thành từ những "đĩa" bụi và khí bay xung quanh ngôi sao của nó.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa hành tinh Epsilon Eridani b (Ảnh: spaceflightnow)
    Trưởng nhóm nghiên cứu Fritz Benedict thuộc trường Đại học Texas, Mỹ cùng các đồng nghiệp đã lần đầu tiên phát hiện một hành tinh hiếm, có chung quỹ đạo với "đĩa" bụi và khí bên cạnh ngôi sao của nó. Hành tinh trên, có tên gọi là Epsilon Eridani b, được phát hiện vào năm 2000 với quỹ đạo gần với ngôi sao Epsilon Eridani. Epsilon Eridani b thuộc chòm sao Eridanus và cách Trái đất 10,5 năm ánh sáng. Quỹ đạo của hành tinh này nghiêng 30 độ so với Trái đất, cùng góc với "đĩa" bụi và khí xung quanh ngôi sao của nó.
    Kết quả nghiên cứu mới này đã gây ra sự chú ý một cách đặc biệt, bởi đây là lần đầu tiên giới khoa học quan sát được hành tinh và "đĩa" bụi, khí trong quỹ đạo của cùng một ngôi sao, qua đó đã chứng minh được học thuyết về sự hình thành nên các hành tinh.
    Theo các nhà khoa học, những hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta có sự liên kết chung, và nghiên cứu mới đã cho thấy chúng đã được hình thành trong cùng thời điểm từ "đĩa" bụi và khí của Mặt trời. Hiện Mặt Trời là một ngôi sao ở "độ tuổi trung niên" khoảng 4,5 tỷ năm và đĩa bụi của nó đã tan đi từ lâu. Tuy nhiên, "Mặt Trời" Epsilon Eridani vẫn còn "trẻ", chỉ khoảng 800 triệu năm tuổi, do đó nó vẫn còn lớp "đĩa" bụi và khí bay xung quanh quỹ đạo của nó.
    Những hình ảnh thu được từ kính thiên văn Hubble cũng giúp các nhà nghiên cứu xác định được khối lượng thực sự của hành tinh trên, bằng khoảng 1,5 lần khối lượng sao Mộc, lớn hơn khá nhiều so với kết quả dự đoán trước đó.
    [​IMG]
    (Ảnh: hubblesite.org)
    Hành tinh quay quanh mặt trời trong một ngày
    Các nhà thiên văn học Mỹ vừa phát hiện thêm một bí mật của vũ trụ. Đó là những hành tinh có khoảng cách cực gần với các ngôi sao chủ (mặt trời) đến mức chỉ mất chưa đầy một ngày để quay một vòng quanh quĩ đạo sao chủ.
    Bằng kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học Viện Khoa học thiên văn tại Baltimore quan sát được khoảng
    16 hành tinh ở trung tâm dải Ngân hà, có kích thước bằng sao Mộc (hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời), và quay quanh quĩ đạo sao chủ chỉ trong khoảng thời gian từ
    0,4-3,2 ngày. Trong khi đó, sao Thủy, hành tinh chuyển động nhanh nhất trong hệ Mặt trời, cũng phải mất đến 88 ngày mới quay được một vòng quanh Mặt trời.
    (source: khoahoc.com.vn)
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Vén màn vật chất tối
    Sự kiện được giới nghiên cứu vũ trụ quan tâm nhất trong tháng tám vừa qua là 70 năm sau khi khái niệm "vật chất tối" (dark matter) được đưa ra, lần đầu tiên các nhà khoa học mới có được một bằng chứng về thứ vật chất này trong vũ trụ.
    Vật chất tối - bóng ma của vũ trụ?
    [​IMG]
    Bullet Cluster được tạo ra bởi sự đụng độ giữa hai đám thiên hà (Ảnh: SGTT)
    Người ta đã từng ví việc hiểu được vật chất tối giống như chúng ta giải thích được nguồn gốc của vũ trụ hay diễn giải lỗ đen đã hoạt động ra sao. Sự ví von đó vừa cho thấy tính chất cơ bản của thứ vật chất này nhưng đồng thời cũng nói lên nó là một trong những điều bí ẩn nhất vẫn làm các nhà thiên văn học đau đầu. Vật chất tối là thứ không phát ra ánh sáng hoặc không phản chiếu đủ ánh sáng để có thể thấy được. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, nó chiếm khoảng 25% vũ trụ. Hiểu được cấu tạo và những tính chất của thứ vật chất này có ý nghĩa vô cùng lớn, nó sẽ giúp lý giải rất nhiều vấn đề khác và mở ra hướng để chúng ta có thể hiểu được bản chất của vũ trụ này.
    Nhưng vật chất tối là một thể vô hình và không thể nắm bắt. Chính vì thế thậm chí một bằng chứng về sự tồn tại thực sự của nó chúng ta cũng chưa hề có được. Tiến sĩ vật lý thiên văn người Mỹ Maxim Markevitch miêu tả: "Nó như một bóng ma. Một bóng ma thực sự trong vũ trụ. Nhưng chúng ta lại khát khao nắm bắt được, mổ xẻ được bóng ma đó!".
    Bài toán Bullet Cluster vén màn bí mật
    [​IMG]
    Kính thiên văn Hubble được sử dụng để quan sát hiện tượng Bullet Cluster đã định hướng ánh sáng phát ra từ những vì sao như thế nào (Ảnh: SGTT)
    Nhưng cuối cùng điều bí ẩn đã bắt đầu lộ diện với một sự kiện thiên văn mới xảy ra được các nhà khoa học đặt tên là Bullet Cluster. Bullet Cluster là sự đụng độ giữa 2 đám thiên hà có số hiệu 1E 0657-57. Một cơ hội ngàn vàng đã xuất hiện! "Trong một thiên hà điển hình, tất cả vật chất chiếm cứ một không gian duy nhất", tiến sĩ Maxim Markevitch từ Trung tâm Vật lý thiên thể Harvard - Smithsonian, Mỹ, giải thích. "Trong trường hợp này, khí và các thiên hà lại bị tách rời. Các thiên hà bay xuyên qua nhau trong khi các đám mây khí của chúng lại không di chuyển dễ dàng như vậy".
    Có lẽ cách giải thích của nhà khoa học Mỹ còn khiến chúng ta chưa hiểu được hết hiện tượng. Nhưng các nhà khoa học Việt Nam đã có cách giải thích đơn giản hơn. Bạn hãy tưởng tượng hai chiếc bánh đúc có nhân đậu phộng lao vào nhau với tốc độ hàng triệu dặm mỗi giờ. Ở đây các ngôi sao và vật chất tối là các hạt đậu phộng và các khối khí chính là phần bột bánh đúc. Như vậy hiện tượng sẽ là các hạt đậu phộng thì lao xuyên qua nhau (với rất ít sự đụng độ) còn các khối khí hay phần bột bánh thì quấn vào nhau ở giữa.
    Hai phần khác nhau được hình thành trong không gian. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Maxim Markevitch "cân" khối lượng tổng của vùng sáng nơi hai nhóm thiên hà đụng độ. Kết quả là họ thấy rằng nó nặng hơn nhiều so với khối lượng các ngôi sao và khối khí liên hành tinh. Phép trừ đơn giản cho chúng ta bằng chứng đầu tiên và rõ ràng về vật chất tối!
    "Điều này chứng minh một cách đơn giản và trực tiếp rằng vật chất tối có tồn tại", ông Markevitch khẳng định. Tuy việc quan sát hiện tượng Bullet Cluster chưa đủ để giúp các nhà khoa học giải thích về vật chất tối, nhưng với một thứ vật chất đặc biệt như vậy, chỉ chứng minh nó có tồn tại đã là một bước tiến thật dài.
    Người ta phỏng đoán rằng dù là gì đi chăng nữa, các hạt vật chất tối cũng phân bố rất xa nhau, giống như các vì sao hoặc có những cách thức khác để tránh va chạm với nhau.
    [​IMG]
    Ảnh của đài quan sát tia X Chandra cho thấy chòm thiên hà 1E 0657-57, hay Bullet Cluster hình thành sau vụ va chạm dữ dội của hai đám thiên hà. Màu hồng là khí nóng của chòm, chứa chủ yếu vật chất thường.
    Hầu hết khối lượng của chòm biểu hiện bằng màu xanh, chủ yếu chứa vật chất tối. Sự tách biệt rõ ràng giữa vật chất thường và vật chất tối như vậy chưa từng được quan sát trước đây, và là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy hầu hết vật chất trong vũ trụ ở dạng "tối"
    ---------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn----News 14/10/2006)

  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện hành tinh nửa nóng, nửa lạnh
    Nhờ vào kính thiên văn Spitzer của Cơ quan không gian Mỹ (NASA), lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được nhiệt độ trên một hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời và phát hiện nó có một bên cực nóng và một bên cực lạnh.
    [​IMG]
    Hành tinh Upsilon Andromeda b
    (Ảnh: black-cat-studios)
    Phát hiện này được công bố tại một cuộc họp của Hiệp hội thiên văn Mỹ ở Pasadena, California và được đăng tải trên tạp chí Science số ra tháng 10.
    Hành tinh nói trên, cách Trái đất 40 năm ánh sáng (400 nghìn tỷ km), được đặt tên Upsilon Andromeda b, nặng hơn sao Mộc khoảng 75% và quay hết quỹ đạo ngôi sao của nó trong vòng 4,6 ngày.
    Upsilon Andromeda b được phát hiện vào năm 1996 và có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm trong chòm sao Andromeda.
    Các nhà nghiên cứu đã xác định sự khác biệt về nhiệt độ ở nửa phần sáng và nửa phần tối của hành tinh này có thể lên đến 1.600 độ C: phía được chiếu sáng của nó có thể nóng đến 1.400-1.650 độ C trong khi phía còn lại có nhiệt độ âm 20-230 độ C.
    ?oSự khác biệt nhiệt độ giữa hai khu vực ngày và đêm cho chúng tôi biết cách năng lượng lưu chuyển trong khí quyển hành tinh này. Về cơ bản, chúng tôi đang nghiên cứu thời tiết ở một hành tinh kỳ lạ?, nhà khoa học Joe Harrington thuộc Trường ĐH Central Florida, Orlando nói.
    Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của các nhà khoa học về các hành tinh khí khổng lồ. Đa số các nhà thiên văn học cho rằng chúng nóng như sao Mộc, nhưng hành tinh này rõ ràng có một bên nóng và một bên lạnh.
    ---------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn---News 17/10/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 17/10/2006
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn là 1 ngày trên đó dài bằng 1 năm trên đó (4,6 ngày trái đất). giống như măt trăng của trái đất, luôn luôn huớng 1 mặt về phía trái đất. Hành tinh này cũng luôn luôn huớng 1 mặt về phía mặt trời của nó, vì nó tự quay quanh mình 1 vòng thì cũng quay quanh mặt trời 1 vòng.
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 17/10/2006
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News
    Thông tin mới nhất về sao Hỏa
    Các nhà khoa học NASA cho biết tàu vũ trụ sao Hỏa mới nhất đã và đang phát hiện những đầu mối mới về môi trường cổ xưa và môi trường gần đây trên hành tinh đỏ trong tuần lễ quan sát đầu tiên của nó từ quỹ đạo thấp.
    Từ ngày 29/9 đến ngày 6/10, các thiết bị khoa học trên tàu vũ trụ này đã quan sát hàng chục vị trí phản ánh những giai đoạn địa chất khác nhau trong lịch sử sao Hỏa.
    Theo các quan chức NASA, camera thử nghiệm khoa học hình ảnh phân giải cao của tàu đã cho xem những chi tiết chưa từng thấy trong các hình ảnh chụp từ quỹ đạo sao Hỏa.
    Camera có độ phân giải cao - quang phổ kế hình ảnh và camera bối cảnh góc rộng hơn của tàu quỹ đạo khảo sát sao Hỏa đã tập trung vào khu vực Mawrth Vallis.
    Tiến sĩ Scott Murchie, người thẩm tra chính của quang phổ kế hình ảnh, cho biết các hình ảnh đã cung cấp vết tích về sự thay đổi trong những điều kiện thời tiết.
    Tiến sĩ Murchie nhấn mạnh đây đích thực là lịch sử của sự thay đổi khí hậu đã được ghi lại trong các tầng lớp băng đá.
    Những chi tiết thấy được trong đợt quan sát mới như các kênh nhỏ phù hợp với những điều kiện ẩm ướt của thời quá khứ.
    Các nhà khoa học NASA hy vọng tàu quỹ đạo khảo sát sao Hỏa sẽ trả lời các câu hỏi về lịch sử và quá trình phân bổ nước của sao Hỏa, điều này có thể thực hiện bằng cách phối hợp các dữ liệu từ một loạt các thiết bị của nó.
    Tàu quỹ đạo khảo sát sao Hỏa sẽ bắt đầu giai đoạn sứ mệnh khoa học chủ yếu của nó vào đầu tháng 11/2006, lúc sao Hỏa hiện ra lại sau khi gần như đã đi qua phía sau Mặt trời.
    [​IMG]
    Khu vực Mawrth Vallis (Ảnh: sg.hu)
    --------------------------------------------------------------
    (source: khoahoc.com.vn---New 18/10/2006)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 11:27 ngày 18/10/2006
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hồi sao Hoả có nuớc chảy, có sự sống, thì nhiệt độ của nó khoảng như trái đất bây giờ. Và như vậy trái đất mình hồi đó rất nóng, không thể ở đuợc, giống như sao Kim bây giờ. Sau này mặt trời nguội dần đi, Sao Hoả trở nên giá lạnh, các loài sinh vật di cư xuống trái đất ( có thể do 1 thiên thạch va chạm với Hoả tinh làm văng ra vũ trụ 1 số đất đá , trong đoc có mảnh rơi xuống trái đất, đem theo mầm sống. Ngày nay nguời ta có nhặt đưọc những mảnh đá Hoả tinh) .
    Trong hàng trăm triệu năm nữa, có thể chúng ta sẽ phải di cư sang Kim tinh, vì trái đất đã bị băng giá bao phủ. Nếu khoa học không thực hiện cuộc di cư này thì sẽ có 1 thiên thạch khác làm việc ấy.

Chia sẻ trang này