1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. devon

    devon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay (18/10_ vào luc 17h30 phut, em đang trên đường Cát Linh ( ha noi) bỗng thấy 1 vệt sáng dài, rực lửa bay trên bầu trời trong khoảng 2-3 phut, không biết đấy là hiên tượng j nhỉ.
  2. huhq

    huhq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    The same to u ^_^ Đang đá bóng anh em dừng hết cả lại xem, thấy mọi người bảo đó là sao băng, hi` hi` ko bít có phải không, tiếc là ko có cái máy ảnh chụp 1 kiểu, huhu
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đáng giá đây, hi vọng là mai có tin trên báo. kéo dài 2-3 phút thì khó là sao băng hay thiên thạch.
    tận thế đến nơi rồi, mai anh em mua gạo nước trữ đi là vừa
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn @phet_phet_bum gửi lúc 18:30, 18/10/06
    ====
    E xl vì đã lập topic này. Nhưng mà chiều nay lúc 17h27 trên đường Lê Thanh Nghị, lúc đi học về, nhìn lên bầu trời e thấy có 1 vệt sáng như 1 vật gì đó bốc cháy đang rơi, mọi người đổ ra xem, có cả ng quay fim nữa.
    Có bác nào biết đó là cái gì ko??? Liệu có fải là ngày tận thế đến rồi ko? hay là Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân đây. OMG!!! "i dont want to miss a thing".
    The first step to knowledge is to know that we are ignorant
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Tiếc qúa mình ko được chứng kiến
    News 19/10/2006
    Kỹ thuật mới giúp định vị thiên thạch có niên đại 10.00 năm tại Kansas
    Các nhà khoa học tại Mỹ đã dùng radar thâm nhập lòng đất để định vị và kéo lên một tảng thiên thạch rộng 4 mét bên dưới một cánh đồng lúa mì tại Greensburg, Kansas.
    Đội nghiên cứu đã đào lên tảng thiên thạch Brenham vào thứ hai (16/10) bằng kỹ thuật hiện đại mà theo họ một ngày nào đó có thể được dùng trên sao Hỏa.
    Tiến sĩ Carolyn Summers thuộc Viện Bảo tàng Khoa học tự nhiên tại Houston cho biết: "Chúng tôi cần một tảng đá mà chúng tôi có thể đào lên và áp dụng mọi kỹ thuật nghiên cứu được dùng để đào các hóa thạch và thu thập những mẫu vật tự nhiên để tìm ra lộ trình của các thiên thạch. Thiên thạch Brenham đáp ứng hoàn hảo tiêu chuẩn này".
    Cũng theo Tiến sĩ Summers sự thành công của kỹ thuật mới định vị thiên thạch dưới lòng đất lần đầu tiên chứng tỏ kỹ thuật này có thể được sử dụng để tìm kiếm những vật thể bị chôn sâu dưới lòng đất và mang lại một hình ảnh 3 chiều chính xác nhất về nó.
    [​IMG][​IMG]
    Trong quá khứ GPR đã được dùng để định vị những thiên thạch nhỏ hơn tại Nam cực. Băng đá cho phép các sóng radio xâm nhập dễ dàng hơn.
    Tuy nhiên trước đó, kỹ thuật này đã không thành công trong phát hiện vật thể bên trong đất cứng như trên sao Hỏa.
    Lớp đất quanh thiên thạch cho thấy nó đã rơi cách nay khoảng 10.000 năm. Do đó, người da đỏ bản địa có thể đã nhìn thấy nó rơi xuống.
    -------------------------
    (khoahoc.com.vn)
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 20/10/2006
    Phát hiện mới về sự hình thành thiên hà
    Kính thiên văn Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa chụp được những hình ảnh hiếm hoi của 2 thiên hà đang cuốn vào nhau để hình thành một thiên hà mới.
    Andromeda, cách dải ngân hà của chúng ta 2 triệu năm ánh sáng, đã va chạm với thiên hà Messier 32 cách đây 210 triệu năm. Để tái tạo lại những ảnh hưởng từ sự va chạm trên, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình trên máy tính. Kết quả cho thấy Messier 32 đã đâm vào trục của Andromena kể từ khi loài khủng long ngự trị trên trái đất. Messier 32 đã mất hơn 1/2 khối lượng thực của mình trong khi một phần khổng lồ của Andromena đã bị phá vỡ.
    G.Fazio, giáo sư ngành vật lý học thiên thể thuộc Đại học Havard, đánh giá các bức hình trên đã cung cấp một cái nhìn hoàn toàn mới và rõ nét về tính chất luôn luôn thay đổi của các thiên hà trong vũ trụ. Liên quan đến vận mệnh của dải ngân hà của chúng ta trong tương lai, các nhà thiên văn học dự đoán Andromeda có thể sẽ bắt đầu tiến trình kết hợp với dải ngân hà vào khoảng 5 - 10 tỉ năm tới cho đến khi nào hình thành một thiên hà hình ê-líp.
    [​IMG]
    Thiên hà Andromeda (Ảnh: NASA)
    ------------------------------------
    (source:khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 20/10/2006
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tại sao truớc đây nguời ta không thấy, mà bây giờ mới thấy nhỉ.
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 25/10/2006
    Trung Quốc phóng thành công vệ tinh thăm dò môi trường vũ trụ
    Sáng qua (24-10), Trung Quốc đã phóng thành công 2 vệ tinh thăm dò môi trường vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 4B.
    Hai vệ tinh được phóng đi lúc 7 giờ 34 sáng (giờ địa phương) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc. Vệ tinh A đã được tách ra khỏi tên lửa 11 phút sau khi phóng, vệ tinh B được tách khoảng 1 phút sau đó. Cả hai đều đi thành công vào quỹ đạo đã được định trước.
    Hai vệ tinh này được thiết kế có thể hoạt động trong hơn 2 năm. Chúng sẽ thay thế cho 2 vệ tinh Thực Nghiệm-6 được phóng vào ngày 9-9-2004 để thực hiện việc thăm dò môi trường vũ trụ, sự bức xạ trong vũ trụ và ảnh hưởng của chúng, các thông số môi trường vật chất của vũ trụ và thực hiện các thí nghiệm có liên quan.
    Vào năm 1981, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới có khả năng phóng hơn 1 vệ tinh cùng lúc chỉ với một tên lửa đẩy. Từ đó đến nay họ đã nhiều lần phóng thành công nhiều vệ tinh trên một tên lửa đẩy.
    [​IMG]
    Hai vệ tinh thăm dò môi trường vũ trụ đã được Trung Quốc phóng thành công vào sáng ngày 24-10 (Ảnh: TTO)
    (source: khoahoc.com.vn)
    Ảnh hưởng của "bão từ" mặt trời lên trái đất
    Giống như các nhà địa chất miệt mài nghiên cứu các số liệu từ địa chấn kế để nhận biết dấu hiệu của một trận động đất sắp xảy ra, các nhà khoa học của trường đại học Minnesota đã sẵn sàng thăm dò mặt trời để tìm ra các dấu hiệu của hiện tượng bùng phát khổng lồ hào quang của mặt trời mà có thể sắp xảy ra không lâu nữa. Cái gọi là bùng phát khổng lồ hào quang hay CME có thể làm tê liệt các vệ tinh, làm hỏng hệ thống truyền dẫn điện hay thậm chí giết chết các phi hành gia trên trạm vũ trụ.
    Các thiết bị do trường đại học Minnesota thiết kế và chế tạo được đặt trên tàu vũ trụ đôi trong dự án STEREO của NASA ?" dự tính được phóng vào ngày 25 tháng 10 ở mũi Canaveral (bang Florida, Mỹ). Các thiết bị này có nhiệm vụ dò tìm các sóng năng lượng và các hạt tích điện do mặt trời phát ra từ các quá trình mà có thể tạo ra các CME.
    [​IMG]
    (Ảnh: futura-sciences)
    Giáo sư vật lý Paul Kellogg, một thành viên của nhóm vật lý không gian của trường đại học Minnesota phát biểu: ?oVì xã hội của chúng ta ngày càng điện tử hơn và tinh vi hơn nên các hiện tượng bùng nổ này sẽ có các ảnh hưởng ngày càng không tốt đến chúng ta. Vì thế, Hệ thống quan sát STEREO sẽ cho chúng ta biết khi nào một CME sẽ đến trái đất.?
    Dự án STEREO trị giá 400 triệu đô la là dự án đầu tiên sử dụng trọng lực của mặt trăng để ?obắn? các phi thuyền vào quỹ đạo.
    Khi hai phi thuyền này bay vòng quanh mặt trăng, đầu tiên mặt trăng sẽ ?oném? một chiếc vào quỹ đạo di chuyển phía sau trái đất và một tháng sau, sẽ ?ophóng? chiếc thứ hai vào quỹ đạo di chuyển phía trước trái đất. Vì lúc này, khoảng cách giữa các phi thuyền lớn hơn nên chúng sẽ tạo ra được mô hình lập thể trên mặt trời, cho phép camera và các thiết bị khác trên tàu vũ trụ dò tìm hướng di chuyển của bất cứ CME nào.
    Nhóm nghiên cứu của trường đại học Minnesota đã hợp tác chặt chẽ với các nhà nghiên cứu tại đài quan sát Paris để thiết kế và chế tạo các thiết bị cho dự án chung của họ, dự án có tên gọi là S/WAVES (viết tắt của STEREO WAVES). Các thiết bị của trường đại học Minnesota sẽ theo dõi các sóng xung kích khi chúng di chuyển trong vũ trụ vì các sóng này sẽ được phát ra trước một CME
    ?oTất cả chỉ là để hiểu và dự đoán mặt trời hoạt động như thế nào? Ông Keith Goetz, Nhà vật lý học của trường đại học Minnesota, giám đốc dự án S/WAVES phát biểu. ?ochúng tôi hy vọng sẽ chụp được các bức ảnh động của các CME và các vụ nổ hạt nhân trên bề mặt của mặt trời. Chúng tôi muốn nhìn thấy bề mặt của mặt trời và sẽ biết được, ví dụ như sắp có một vụ nổ xảy ra - ngay tại đó, trên bề mặt mặt trời, chẳng hạn?.
    (source: khoahoc.com.vn)

    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 25/10/2006
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tại vì trước đây đa số quan sát đối với thiên hà Andromeda là tại bước sóng biểu kiến. Gần đây, kính thiên văn Spitzer đã thực hiện khá nhiều quan sát thiên hà này tại bước sóng hồng ngoại. Các bức ảnh hồng ngoại của kính Spitzer cho thấy một vành bụi ẩn sâu trong Andromeda mà trước đây chưa hề quan sát được. Việc phát hiện ra vành bụi này kết hợp với các kết quả quan sát trước đây đối với vùng trống của một vành bụi phía bên ngoài cho phép dự đoán về một vụ va chạm của M32 với Andromeda cách đây khoảng 210 triệu năm.
    Nguyên bản bài viết tiếng Anh tại trang web của kính Spitzer: http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-025
    Lưu ý rằng, bức ảnh trong bài viết trích từ khoahoc.com.vn không phải là ảnh của Andromeda và M32, đây là bức ảnh chụp sự va chạm của 2 thiên hà NGC 4038 và NGC 4039 tại bước sóng biểu kiến do đài thiên văn Hoa Kỳ thực hiện
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=SSC2004-14a
    Thế mà mấy bác bên khoahoc.com.vn bê nó về, đổi tên nó thành Andromeda.jpg, cứ như là đây là bức ảnh ? Andromeda thật
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn perseur , nhưng ảnh bài này cũng chỉ có tính minh hoạ thôi chứ.

    Cái gọi là CME thổi ra từ mặt trời, bản chất của nó là H+ hay He+ vậy? hay là cái gì khác?
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 08:21 ngày 26/10/2006

Chia sẻ trang này