1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 03/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Uh mình cũng chưa thấy hình thiên hà đó nên post ko chính xác...nếu ko cũng chỉ lấy thông tin từ khoahoc.com.vn thôi còn đâu post hình thật của nó và M32
    Thành phần của nó thực ra cũng khó tính một cách chính xác do ảnh hưởng của hiện tượng dao động(fluctuation) diện rộng. Nhưng có thể biết nó gồm 73% là Hiđrô ion hóa, 25% là Heli ion hóa, phần còn lại là các ion tạp chất.
    News 26/10/2006
    NASA: Phóng đài quan sát nghiên cứu mối quan hệ Mặt Trời - Trái Đất
    Hai đài quan sát Mặt Trời hầu như giống nhau sẽ được phóng đi từ Mũi Canaveral tại bang Florida vào hôm qua 25/10, trong một sứ mệnh quan sát các mối quan hệ Mặt Trời - Trái Đất mang tên STEREO.
    [​IMG]
    Hình ảnh Mặt trời do NASA thu được (Ảnh: adnmundo)
    Trong một cuộc họp báo hôm qua, quản lý dự án Stereo của NASA Nicholas Chrissotimos, cho biết lần đầu tiên những hình ảnh 3 chiều của Mặt Trời sẽ được ghi lại.
    Những hình ảnh này có thể tiết lộ các tia vật chất trên vành Mặt Trời hay CME xảy ra như thế nào và tác động ra sao khi di chuyển qua.
    Nhờ đó, các nhà khoa học dự báo được thời tiết không gian và tác động của thời tiết không gian trên các nhà du hành vũ trụ cũng như các hệ thống của Trái Đất như các vệ tinh liên lạc, các mạng lưới điện.
    Các CME có sức mạnh tương đương những quả bom nguyên tử một tỉ megaton.
    Trong sứ mệnh STEREO, lần đầu tiên 2 tàu vũ trụ được phóng trên cùng một tên lửa và xoay quanh Mặt Trăng trước khi đi vào 2 quỹ đạo riêng.
    Nhà khoa học thuộc dự án Stereo là Michael Kaser nói nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ dự đoán tốt hơn khi nào các CME đến Trái Đất và hướng di chuyển chính xác của chúng.
    Trên sao Hỏa có sự sống?
    Theo một nghiên cứu mới về loài vi khuẩn sống trong môi trường khắc nghiệt, một số loài vi khuẩn có thể chịu được các điều kiện sống trên sao Hỏa. Theo một nghiên cứu khác, các tàu thăm dò Viking do Cơ quan NASA phóng đi vào năm 1975 không đủ nhạy cảm để phát hiện ra chúng.
    [​IMG]
    Bề mặt sao hỏa (universetoday.com)
    Sứ mệnh Viking đã không tìm ra chứng cứ về một hoạt động sinh học trên đất sao Hỏa. Quang phổ kế GC-MS đã làm nóng các mẫu đất nhằm biến chúng thành một hỗn hợp khí để phân tích. Dụng cụ GC-MS không đủ nhạy cảm để phát hiện các dấu vết nhỏ nhất của chất hữu cơ.
    Các nhà nghiên cứu Rafael Navarro-Gonzalez và các cộng sự thuộc Trường Đại học Mexico đã phân tích các mẫu đất ở sa mạc Atacama hoặc Rio Tinto ở Tây Ban Nha với quang phổ kế của các tàu Viking và không hề phát hiện dấu vết sinh học, trong khi các dụng cụ khác đã tìm thấy những phân tử hữu cơ.
    Các sứ mệnh khác có thể một ngày nào đó cho phép phát hiện những con vi khụẩn chịu được điều kiện khắc nghiệt, như Tiến sĩ Neill Reid và các cộng sự đã nghiên cứu. Nhóm các nhà nghiên cứu này đã thử nghiệm trong suốt hai năm những giới hạn của các sinh vật đơn bào ưa mặn sinh sản ở nhiệt độ -1oC hoặc sản xuất methane sinh sản ở nhiệt độ -2oC trong những điều kiện tương tự như dưới lòng đất sao Hỏa.
    Cơ quan NASA dự kiến vào năm 2009 sẽ đưa lên sao Hỏa phòng thí nghiệm Mars Science cũng trang bị một quang phổ kế GC-MS nhưng nhạy cảm hơn so với dụng cụ của những năm 70.
    (source: khoahoc.com.vn)
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Nếu cứ để nguyên bức ảnh đó không chú thích gì hoặc chú thích là ?ominh họa sự va chạm của các thiên hà? thì đúng là chẳng sao, tuy nhiên mấy bác bên khoahoc.com.vn lại bê bức ảnh đó về, đổi tên nó thành Andromeda.jpg, rồi lại táng thêm cái chú thích ?oThiên hà Andromeda (Ảnh: NASA) ?o ở phía dưới. Không tin bác cứ ấn chuột phải vào nó, chọn property, sẽ thấy địa chỉ của nó là:
    http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/10/20/Andromeda.jpg
    Thế mới hay chứ.
    Các bức ảnh về Andromeda (M 31) và M32 thì trên mạng đầy, có lẽ xem cả ngày cũng không hết:
    [​IMG]
    M 32 là đốm sáng nhỏ nằm ngay phía dưới vùng nhân của thiên hà Andromeda (M 31), đốm sáng ở góc trên bên phải tâm của Andromeda là thiên hà M 110. Đây là hai thiên hà vệ tinh của Andromeda, có dạng elíp lùn. M 32 có đường kính khoảng 8000 năm ánh sáng, khối lượng bằng khoảng 3 tỷ lần Mặt Trời (so sánh với đường kính 200000 năm ánh sáng và khối lượng từ 300 đến 400 tỷ lần Mặt Trời của thiên hà Andromeda). Mặc dù nhỏ nhưng mật độ các sao ở vùng nhân M 32 rất lớn, khoảng 5000 ngôi sao trong 1 parsec khối. M 32 là thiên hà sáng nhất trong số các thiên hà vệ tinh của Andromeda.
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 27/10/2006
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 27/10/2006
    NASA lập bản đồ các lỗ đen trong vũ trụ
    Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng vệ tinh SWIFT để chụp không gian ở nhiều góc độ và lập bản đồ các lỗ đen trong khoảng cách dưới 400 triệu năm ánh sáng. [​IMG]
    Bản đồ này bao gồm hơn 200 lỗ đen siêu lớn được gọi là AGN (Active Galactic Nuclei - các hạt nhân ngân hà hoạt động), nhiều nhất so với mọi cuộc nghiên cứu từ trước đến nay.
    Các AGN có khối lượng tương đương hàng triệu tỷ lần khối lượng Mặt trời nhưng tập trung trong một không gian có kích thước như hệ Mặt trời.
    Khái niệm ?ohoạt động? trong tên của các lỗ đen này thể hiện qua việc chúng hút một số lượng lớn khí và các sao ở gần và phát ra năng lượng khổng lồ.
    Vệ tinh SWIFT được NASA phóng lên năm 2004, với nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu các luồng tia gamma trong vũ trụ nhưng cũng có thể dùng để quan sát các tia X năng lượng cao như trong trường hợp nghiên cứu các lỗ đen lần này.
    Kết quả nghiên cứu sau 9 tháng của NASA cho thấy hầu như toàn bộ các dải ngân hà trong vũ trụ của chúng ta đều có một lỗ đen nhưng một số đang ?ongủ? trong khi một số khác hoạt động như các AGN.
    [​IMG]
    Bản đồ các lỗ đen trong khoảng cách 400 triệu năm ánh sáng
    (Ảnh: TTO)
    Hi?nh a?nh ba chiê?u cu?a Mặt trơ?i
    Cơ quan Ha?ng không Vuf trụ Hoa Ky? (Nasa) vư?a phóng hai phi thuyê?n đê? quay cuốn phim ba chiê?u đâ?u tiên vê? Mặt trơ?i. Phi vụ Stereo sef nghiên cứu các vụ nô? mạnh trên bê? mặt ha?nh tinh, gọi tắt la? CME.
    Các vụ nô? na?y tạo ra nhưfng đám mây năng lượng, gây bafo tư?, ngắt đươ?ng dây điện va? la?m gián đoạn giao thông liên lạc. Chuyến kha?o cứu na?y sef giúp các khoa học gia dự báo được bafo tư? trong tương lai.
    [​IMG]
    Nghiên cứu mới sef giúp đê? pho?ng bafo tư? (Ảnh: BBC)
    Ông Mike Kaiser, chuyên gia vê? dự án Stereo tại Trung tâm Du ha?nh Vuf trụ Goddard cu?a Nasa nói: "Qua phi vụ Stereo, chúng tôi muốn ti?m hiê?u CME hi?nh tha?nh như thế na?o va? di chuyê?n trong Thái dương hệ ra sao".
    Phi vụ na?y phóng hai phi thuyê?n bă?ng tên lư?a Delta-2 tư? Cape Canaveral, Florida. Hai phi thuyê?n na?y sef cập va?o quyf đạo Mặt trơ?i, một chiếc trước một chiếc sau đê? tạo ra hi?nh a?nh ba chiê?u.
    Quan ngại lớn
    Các vụ nô? xa?y ra khi các "vo?ng'' vật chất phía trên bê? mặt mặt trơ?i bất ngơ? nô?, tung nham thạch nóng ha?ng nga?n độ C va?o không trung.
    Nham thạch na?y được cấu tha?nh tư? các chất hydrogen va? helium. Một vụ nô? CME chứa ha?ng ty? tấn vật chất na?y va? di chuyê?n kho?i mặt trơ?i với tốc độ 400km/giây. Đa số các vụ na?y không có liên quan gi? tới Trái đất, nhưng có một số hướng vê? phía ha?nh tinh cu?a chúng ta.
    Dự bafo được di chuyê?n cu?a chúng có thê? giúp dự báo được bafo tư? đê? có biện pháp pho?ng vệ. Hiện tại, các trạm quan sát Mặt trơ?i rất khó khăn trong việc xác định chính xác hướng đi cu?a CME.
    Bă?ng việc sư? dụng hai phi thuyê?n trên quyf đạo đê? quan sát Hệ Mặt trơ?i, các khoa học gia có thê? nhận biết ngay lập tức khi đám mây nham thạch di chuyê?n vê? hướng trái đất. Trên môfi phi thuyê?n có 16 dụng cụ thiên văn như kính viêfn vọng, cu?ng các thiết bị đê? phân tích hạt CME.
    (source: khoahoc.com.vn)
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Spirit tròn 1.000 ngày trên sao Hỏa
    Robot thăm dò Spirit vừa kỷ niệm tròn 1.000 ngày trên sao Hỏa. ?oThành tích? này rất đáng khen ngợi vì lúc đầu, các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ hy vọng Spirit làm việc được trong? 3 tháng.
    Có mặt trên hành tinh đỏ ngày 4-1-2004, Spirit cùng với robot Opportunity sau này đã cung cấp những bằng chứng thuyết phục về việc trên bề mặt sao Hỏa có nước thông qua 165.000 hình ảnh rõ nét được truyền về.
    Giới khoa học cho rằng tuổi thọ của một robot kéo dài như Spirit là rất đáng ngạc nhiên. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Spirit đã đi tổng cộng 6,8 km trên sao Hỏa. Hiện robot đang đậu trên miệng Victoria, chỗ đất lõm khổng lồ, nơi mà các nhà khoa học đang định cho Spirit xuống khám phá bên dưới.
    [​IMG]
    Robot thăm dò Spirit trên sao Hỏa (Ảnh: apctp.org)
    (source: khoahoc.com.vn)
  5. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 01/11/2006
    Bảo trì kính thiên văn vũ trụ Hubble
    Giám đốc cơ quan Nasa - Mike Griffin nói sef gư?i ta?u con thoi cu?ng phi ha?nh đoa?n lên ba?o tri? kính thiên văn Hubble đang nằm trên quỹ đạo gần trái đất. Tư? khi được phóng lên không trung Hubble đaf gư?i vê? nhiê?u hi?nh a?nh quý giá nhưng nếu không được ba?o dươfng sef chóng hư ho?ng.
    [​IMG]
    Giám đốc cơ quan Nasa - Mike Griffin (Ảnh: cfnews13)
    Tiến syf Griffin nói với các nhân viên Nasa ră?ng với hệ thống phóng ta?u con thoi hiện nay, ông nghif ră?ng việc gư?i phi ha?nh gia lên ba?o tri? kính Hubble nay có thê? thực hiện không gặp nguy hiê?m gi?. Phi vụ na?y sef sư? dụng ta?u con thoi Discovery va? có thê? được tiến ha?nh va?o năm 2008.
    Không có ba?o dươfng, Hubble sef thôi hoạt động trong chư?ng hai hoặc ba năm nữa. Các bộ phận nạp điện va? máy nâng cu?a Hubble đang xuống cấp, câ?n được thay thế. Các phi ha?nh gia cufng sef lắp đặt hai dụng cụ mới la? máy chụp hi?nh Wide Field Camera 3 (WFC3), va? máy ghi Cosmic Origins Spectrograph (COS). Các dụng cụ mới na?y sef ca?i thiện trông thấy kha? năng nhi?n xa va? nhi?n rof cu?a Hubble.
    Không nguy hiê?m
    Việc ba?o dươfng sef kéo da?i tuô?i thọ cu?a Hubble tới ít nhất la? năm 2013, va? va?o lúc đó Nasa sef có thê? săfn sa?ng đê? phóng kính thiên văn James Webb thay thế. Quyết định cu?a tiến syf Griffin trái ngược với ý kiến cu?a ngươ?i tiê?n nhiệm la? Sean O''''Keefe, ngươ?i đaf hu?y phi vụ tương tự sau tha?m họa ta?u con thoi Columbia năm 2003.
    Tấm cách nhiệt cu?a ta?u Columbia bị hư hại trong lúc phóng lên va? ta?u na?y đaf bị phá hu?y khi quay vê? bâ?u khí quyê?n 16 nga?y sau. Ông O''''Keefe đaf quyết định áp dụng chính sách an toa?n, quy định các ta?u bị hư hại sef pha?i đôf lại Trạm Không gian cho tới khi có ta?u lên gia?i cứu.
    Tư? đó không có chuyến ta?u na?o được phóng lên đê? sư?a chưfa kính Hubble vi? các ta?u con thoi thươ?ng không chứa đu? nhiên liệu đê? bay vo?ng quanh quyf đạo cu?a trạm quan sát va? trạm không gian. Nay với quyết định cu?a ông Griffin, Nasa câ?n chuâ?n bị chính sách mới đê? đê? pho?ng ta?u con thoi gặp hư hại khi va?o quyf đạo.
    [​IMG]
    (Ảnh: cfnews13)
    [​IMG]
    (Ảnh: cfnews13)
    (source: khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 01/11/2006
  6. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 02/11/2006
    NASA đầu tư vào cuộc "Cách mạng không gian"
    Theo nguồn tin của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết với hy vọng phát động một "cuộc cách mạng" nghiên cứu không gian và sinh hóa ngoài vũ trụ có nhiều rủi ro, NASA đã thành lập một quỹ nghiên cứu khoa học có tên gọi "Quỹ Hành tinh Đỏ" (Red Planet Capital) với số vốn trong năm đầu là 75 triệu USD.
    Theo các quan chức NASA, đây là lần thứ 3 Chính phủ Mỹ đồng ý rót vốn thử nghiệm cho một nghiên cứu mang tính rủi ro cao sau khi Bộ Quốc phòng và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) từng tài trợ các dự án tương tự. NASA là cơ quan dân sự đầu tiên của Mỹ được phép thực hiện dự án về lĩnh vực này.
    [​IMG]
    "Bệ phóng biển" (Sea Launch) tại Thái Bình Dương bằng tên lửa đẩy Zenit-3SL của Nga
    (Ảnh: www.planetarium)
    Giám đốc dự án Quỹ Hành tinh Đỏ, bà Lisa L. Lockyer, cho biết ban lãnh đạo NASA ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng của dự án với mong muốn các chương trình nghiên cứu vũ trụ được xúc tiến nhanh hơn, tốt hơn và sáng tạo hơn trong những cuộc cách mạng công nghệ.
    Quỹ Hành tinh Đỏ là một phần trong dự án thực hiện "Sáng kiến không gian" mà Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra năm 2004, theo đó Mỹ sẽ tiếp tục đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại Mặt Trăng vào năm 2020 và chuẩn bị khả năng đưa người lên Sao Hỏa vào những năm tiếp theo. Quỹ không chỉ đầu tư cho các công ty mũi nhọn thuộc NASA mà còn rót vốn cho các các dự án tư nhân để tạo sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các công ty. Mục tiêu đề ra của dự án là chinh phục Sao Hỏa trong tương lai.
    * Trung tâm điều khiển dưới mặt đất của Nga ngày 31/10 cho biết vệ tinh viễn thông XM-4 của Mỹ đã được phóng thành công từ "Bệ phóng biển" (Sea Launch) tại Thái Bình Dương bằng tên lửa đẩy Zenit-3SL của Nga và Ucraina. XM-4 là vệ tinh viễn thông thứ tư được phóng lên từ "Bệ phóng biển" trong năm nay. Vệ tinh này sẽ truyền dẫn tín hiệu vô tuyến tại khu vực Mỹ, Canada và dự kiến hoạt động trong 15 năm.
    "Bệ phóng biển", được xây dựng năm 1995, là công trình hợp tác giữa các tập đoàn của Nga, Mỹ, Na Uy và Ucraina.
    (source: khoahoc.com.vn)
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 02/11/2006
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 06/11/2006
    Tiểu hành tinh Apophis sẽ không va vào Trái Đất
    [​IMG]
    (Ảnh: techno-science.net)
    Giám đốc Viện Hàn lâm khoa học Nga Boris Choustov vừa khẳng định rằng, xác suất va chạm giữa tiểu hành tinh Apophis và Trái Đất vào ngày thứ sáu 13/4/2029 là không.
    Theo ông Choustov, vào năm 2029, tiểu hành tinh Apophis sẽ lướt nhẹ qua Trái Đất với khoảng cách 38.000 đến 40.000km. Sai sót có thể cao nhất là 10.000km.
    Nhưng một mối đe dọa nghiêm trọng hơn sẽ rình rập Trái Đất vào năm 2036, khi Apophis lại bay gần hành tinh chúng ta. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Nga, xác suất va chạm vẫn ?othấp? vào thời điểm này.
    Tiểu hành tinh mang tên ?oApophis?, vị thần bóng tối và sự hỗn độn trong thần thoại Ai Cập, có chiều dài 320m. Tiểu hành tinh này đã được phát hiện vào tháng 6/2004
    (source:khoahoc.com.vn)
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 07/11/2006
    Vệ tinh Solar-B gửi những hình ảnh đầu tiên về Mặt Trời
    Vệ tinh Solar-B được phóng đi ngày 22/9 từ Nhật Bản đã thu những hình ảnh đầu tiên của Mặt Trời nhằm thử nghiệm và điều chỉnh ba dụng cụ mang theo. Các bức ảnh đầu tiên của kính viễn vọng quang học SOT cho phép nhìn thấy với độ chính xác cao các hạt li ti bảo phủ toàn bộ bề mặt Mặt Trời.
    Sự tạo hạt là kết quả của hiện tượng đối lưu: vật chất nóng đi ngược lên bề mặt, nguội đi, trở thành dày đặc và rơi xuống. Mỗi hạt li ti có kích thước trung bình là 1.500km với tuổi thọ kéo dài khoảng 10 phút.
    Theo Cơ quan Không gian Nhật Bản (JAXA), độ phân giải của các bức ảnh là 0,2 giây cung tương đương với kích thước một sợi tóc người ở cách xa 10m.
    [​IMG]
    Hiện tượng tạo hạt của Mặt Trời nhìn từ kính viễn vọng SOT (Ảnh: sciences.nouvelobs.com)
    Vệ tinh Solar-B được JAXA đặt tên lại là Hinode (tiếng Nhật có nghĩa là Mặt Trời mọc) có sứ mệnh nghiên cứu từ trường Mặt Trời ở không gian 3 chiều, nhằm tìm hiểu nguồn gốc sự phun trào của Mặt Trời. Ngoài SOT, Hinode còn được trang bị một kính viễn vọng tia X (XRT) đã chụp bức ảnh đầu tiên vào ngày 25/10 và một quang phổ kế (EIS) đã hoạt động vào ngày 28/10.
    Hinode là một sứ mệnh phối hợp giữa JAXA, NASA và PPARC của Anh. Việc điều chỉnh các dụng cụ sẽ được tiếp tục trong tháng này và vệ tinh sẽ đi vào giai đoạn quan sát khoa học vào đầu tháng 12.
    (source: khoahoc.com.vn)
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 10/11/2006
    Mặt trăng Titan có thể nuôi dưỡng sự sống
    Lớp sương mù được nhìn thấy trên mặt trăng Titan của sao Thổ có thể là một thành phần hóa học cung cấp những chất hữu cơ nuôi dưỡng sự sống, tương tự như lớp sương mù mà các nhà khoa học cho rằng đã từng bao phủ Trái đất cách đây hàng tỷ năm, tuyên bố của các nhà khoa học Trường ĐH Colorado (Mỹ).
    Một số nhà khoa học từng cho rằng khí quyển mặt trăng Titan - tập hợp các phần tử hữu cơ được hình thành khi ánh sáng mặt trời phản ứng với khí mêtan - có thể là manh mối giải thích sự xuất hiện môi trường sống trên Trái đất khi các sinh vật đầu tiên được hình thành cách nay 3,6 tỷ năm.
    Nhà khoa học Margaret Tolbert cùng các cộng sự Trường ĐH Colorado đã tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm dựa trên các đo đạc do tàu thăm dò Huygens ghi nhận từ bầu khí quyển Titan hồi năm ngoái trong chuyến thám hiểm của tàu Cassini (hợp tác giữa Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ - NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu - ESA). Họ đã trộn khí carbon dioxide với mêtan được chiếu đèn cực tím để theo dõi xem liệu có sự tồn tại của sương mù hữu cơ trên Trái đất cách đây hàng tỷ năm trong cùng điều kiện hay không.
    [​IMG]
    Lớp sương mù nhìn thấy trên mặt trăng Titan của sao Thổ
    có thể nuôi dưỡng sự sống (Ảnh: googlepages)
    Kết quả, họ phát hiện hỗn hợp khí mêtan và carbon dioxide đã tạo ra loại sương mù như vậy trong phòng thí nghiệm. Theo bà Tolbert, thành phần hóa học của lớp sương mù này gồm các phân tử hữu cơ dễ được tiêu hóa đối với sinh vật sống ngày nay và có thể chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật sống đơn giản trên Trái đất cách đây hàng tỷ năm.
    (source: khoahoc.com.vn)
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    News 13/11/2006
    Phát hiện ?obão? trên sao Thổ
    Tàu thăm dò Cassini của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hiện tượng chưa từng được nhìn thấy trên một hành tinh khác ngoài Trái đất - giống như một cơn bão - ở cực nam sao Thổ.
    ?oCơn bão? này làm thành một vùng tối bên trong lớp mây dày, sáng. Nó kéo dài trong phạm vi khoảng 8.000 km, tức gấp 2 lần đường kính Trái đất.
    Một đoạn băng do camera của Cassini quay được trong 3 giờ đã phát hiện gió xung quanh cực nam sao Thổ thổi theo chiều kim đồng hồ với vận tốc 550 km/g. Camera này cũng phát hiện nó có mắt bão và đầy đủ các đặc điểm của một cơn cuồng phong.
    Cơn bão này khác với bão ở Trái đất do nó bị kẹt ở vùng cực và không di chuyển ra xung quanh, còn các đám mây lại nằm bên trên tâm bão 30-70 km, cao hơn 2-5 lần so với mây của các cơn bão ở Trái đất... Một điểm khác nữa là nó hình thành mà không dựa vào các điều kiện ở đại dương như bão ở Trái đất bởi sao Thổ là một hành tinh thể khí.
    Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về cơn bão này cũng như những thay đổi theo mùa ở vùng cực của sao Thổ nhằm tìm hiểu vai trò của các mùa trong việc giữ cơn bão này ở cực nam.
    [​IMG]
    (Ảnh: Sciencedaily)
    (source: khoahoc.com.vn)

Chia sẻ trang này